Hội nghị thượng đỉnh về khí hậu của Liên liệp quốc (LHQ) đã khai mạc tại Copenhagen, thủ đô của Đan mạch ngày 7 tháng 12. Hơn 15000 đại biểu và hơn 100 lãnh đạo của 192 quốc gia trên thế giới tham gia hội nghị, kéo dài trong hai tuần. Tòa thánh cũng gửi một phái đoàn tới tham dự hội nghị.
Hội nghị Copenhagen cũng thu hút sự chú ý đặc biệt của các phương tiện truyền thông, giới khoa học, và của mọi tầng lớp trong xã hội. Từ trước tới nay, ít khi có một hội nghị quốc tế nào có sự tham gia đông, kéo dài lâu và được dư luận quan tâm như vậy.
Với tầm quan trọng và ý nghĩa của nó, có thể nói đây là hội nghị thượng đỉnh Copenhagen là hội nghị quốc tế lớn nhất, quan trọng nhất kể từ Thế chiến thứ hai. Hội nghị này cũng được coi là ‘cơ hội cuối cùng’ để thế giới cứu hành tinh khỏi những thảm họa trong tương lai.
Hậu quả nghiêm trọng
Những hậu quả của hiện tượng ‘ấm nóng toàn cầu’ hay ‘biến đổi khí hậu’ đã được các nhà khoa học chứng minh và cảnh báo rất nhiều trong thời gian qua. Các cuộc thăm dò dư luận cũng cho thấy đa số dân chúng rất quan ngại về biến đổi khí hậu và những hậu quả nguy hại mà hiện tượng này gây nên.
Thực tế, nhiều nơi trên thế giới người dân đang phải đối diện với những hậu quả nghiêm trọng, trực tiếp và cụ thể của hiện tượng này. Những hậu quả đó cũng không xa lạ gì với người dân Việt Nam khi họ phải đối đầu với hạn hán, lũ lụt bất thường. Những trận lụt ở miền Trung Việt Nam trong thời gian qua không chỉ phá hoại hoa màu, các cơ sở vật chất mà còn cướp đi mạng sống của nhiều người.
Nếu xét về mức độ nguy hiểm và quy mô, hiện tượng ấm nóng toàn cầu không khác gì một cuộc chiến, nếu không muốn nói là những hậu quả mà nó gây nên còn nặng hơn những cuộc xung đột, những cuộc chiến khác. Chiến tranh hay xung đột chỉ gây tổn hại cho những nước tham gia hay liên quan. Biến đổi khí hậu gây tác hại đến mỗi người, mỗi quốc gia trên toàn cầu dù trực tiếp hay gián tiếp, ở mức độ ít hay nhiều. Hơn nữa, nếu không được ngăn chặn ‘hiện tượng ấm nóng toàn cầu’ sẽ gây nên những tai họa, hậu quả khôn lường trong tương lai.
Theo một nghiên cứu mới đây do Lord Stern và Đại học Kinh tế London (London School of Economics) cùng nhiều nhà khoa học hàng đầu khác ở Anh thực hiện, nếu không tìm được một thỏa thuận chung để giới hạn hiện tượng ấm nóng toàn cầu, trái đất sẽ nóng thêm 5 độ C vào cuối thể kỷ này. Và điều đó sẽ gây nên tình trạng di dân hàng loạt, chiến tranh và nạn đói cho toàn thế giới.
Chương trình Thực phẩm thế giới (WFP), một cơ quan trực thuộc của LHQ, cũng cảnh báo rằng biến đổi khí hậu sẽ làm cho 100 triệu người nữa phải đối diện với nạn đói vào giữa thế kỷ này, vì nhiệt độ tăng và nguồn nước giảm sẽ làm cho sản lượng lúa gạo, lúa mì và các loại thực phẩm khác giảm 10%.
‘Cơ hội cuối cùng’
Nghiên cứu của Lord Stern cũng cảnh báo rằng hội nghị Copenhagen là ‘cơ hội cuối cùng’ cho thế giới cứu vãn hành tinh khỏi thảm họa. Bài viết của Bryan Walsh, được đăng trên trang website của tờ tuần báo Time, ngày 7 tháng 12 cũng cho rằng đây là cơ hội cuối cùng để giảm hiện tượng ấm nóng toàn cầu và ngăn chặn những thảm họa mà hiện tượng này gây nên.
Trong bất cứ hội nghị quốc tế về một cuộc chiến nào đó, ngừng chiến hay không phù thuộc rất nhiều vào ‘kẻ mạnh’. Tương tự, hội nghị thượng đỉnh Copenhagen chỉ có thể đạt được một thỏa thuận chung và tốt nhất trong việc ngăn chặn biến đổi khí hậu khi các quốc gia lớn có thiện chí và quyết tâm làm điều đó.
Trong số những nước lớn có thể nói Mỹ, Trung Quốc và Ấn Độ là ba quốc gia đóng vài trò quyết định đối với thành công hay thất bại của hội nghị này. Mỹ hiện là nước xả khí thải lớn nhất (chiếm hơn một phần tư tổng khí thải thế giới). Nhưng với mức độ phát triển hiện tại, có thể trong tương lai Trung Quốc và Ấn Độ lại là những nước xả khí thải lớn nhất.
Nói thế không có nghĩa là chỉ có những quốc gia lớn đó chịu trách nhiệm về ‘số phận’ của hành tinh.
Hạn hán lũ lụt bất thường ở miền Trung gây những hậu quả nghiêm trọng, hay tình trạng triều cường dâng cao làm thiệt hại cho hoa màu, gây khó khăn cho cuộc sống người dân ở dọc theo sông Mekong trong những năm gần đây một phần, nếu không muốn nói là phần lớn, do nạn phá rừng, do thiếu sự hiểu biết, thiếu quan tâm đến yếu tố môi trường trong việc phát triển kinh tế.
Kể từ Hội nghị về Môi trường và Phát triển của LHQ diễn ra tại thành phố Rio de Janeiro, Brazil năm 1992, và đặc biệt trong những năm gần đây, LHQ luôn nhấn mạnh sự bền vững (sustainability) trong phát triển kinh tế. Và đối với các nước phát triển, đặc biệt là Liên hiệp châu Âu, phát triển bền vững (sustainable development) là một trong những ưu tiên hàng đầu.
Một sự phát triển chỉ được coi là bền vững khi nó không chỉ đạt những tiêu chuẩn kinh tế (chất lượng, sản lượng) mà còn hội đủ những tiêu chí xã hội và đặc biệt là môi trường. Nếu một công trình, một dự án, hay một nền kinh tế chỉ chạy theo những lợi nhuận kinh tế mà quên những yếu tố môi trường thì dự án hay nền kinh tế đó không thể được coi là bền vững.
‘Tôn trọng sáng tạo’
Hơn ai hết, Tòa Thánh ý thức được những hậu quả mà hiện tượng ấm nóng toàn cầu gây nên cũng như tầm quan trọng của Hội nghị Copenhagen. Do đó một phái đoàn của Tòa Thánh, do ĐTGM Celestino Migliore, Quan sát viên thường trực của Tòa Thánh tại LHQ dẫn đầu, đã tham dự hội nghị.
Về phần mình, Đức Giáo Hoàng Benedict XVI cũng luôn nhấn mạnh tầm quan trọng của việc gìn giữ môi trường, bảo vệ hành tinh.
Hôm Chủ nhật 6 tháng 12, một ngày trước khi khai mạc hội nghị thượng đỉnh Copehagen, sau khi đọc kinh Truyền, Đức Thánh Cha đã nhắn gửi một thông điệp đến hội nghị. Ngài hy vọng rằng hội nghị sẽ ‘nhận diện được những hành động tôn trọng sự sáng tạo và khuyến khích một sự phát triển dựa trên tình liên đới, biết đặt trên nhân phẩm và quy hướng về ích lợi chung’.
ĐTC cũng nhấn mạnh rằng bảo vệ môi trường ‘cần có một lối sống điều độ, có trách nhiệm, và đặc biệt phải có sự tôn trọng đối với người nghèo và các thế hệ mai sau’. Để làm được điều đó, Ngài kêu gọi thế giới ‘tôn trọng những luật tự nhiên mà Thiên Chúa đã ấn định và khám phá lại khía cạnh nhân bản của đời sống con người’.
Hội nghị Copenhagen cũng thu hút sự chú ý đặc biệt của các phương tiện truyền thông, giới khoa học, và của mọi tầng lớp trong xã hội. Từ trước tới nay, ít khi có một hội nghị quốc tế nào có sự tham gia đông, kéo dài lâu và được dư luận quan tâm như vậy.
Với tầm quan trọng và ý nghĩa của nó, có thể nói đây là hội nghị thượng đỉnh Copenhagen là hội nghị quốc tế lớn nhất, quan trọng nhất kể từ Thế chiến thứ hai. Hội nghị này cũng được coi là ‘cơ hội cuối cùng’ để thế giới cứu hành tinh khỏi những thảm họa trong tương lai.
Hậu quả nghiêm trọng
Những hậu quả của hiện tượng ‘ấm nóng toàn cầu’ hay ‘biến đổi khí hậu’ đã được các nhà khoa học chứng minh và cảnh báo rất nhiều trong thời gian qua. Các cuộc thăm dò dư luận cũng cho thấy đa số dân chúng rất quan ngại về biến đổi khí hậu và những hậu quả nguy hại mà hiện tượng này gây nên.
Thực tế, nhiều nơi trên thế giới người dân đang phải đối diện với những hậu quả nghiêm trọng, trực tiếp và cụ thể của hiện tượng này. Những hậu quả đó cũng không xa lạ gì với người dân Việt Nam khi họ phải đối đầu với hạn hán, lũ lụt bất thường. Những trận lụt ở miền Trung Việt Nam trong thời gian qua không chỉ phá hoại hoa màu, các cơ sở vật chất mà còn cướp đi mạng sống của nhiều người.
Nếu xét về mức độ nguy hiểm và quy mô, hiện tượng ấm nóng toàn cầu không khác gì một cuộc chiến, nếu không muốn nói là những hậu quả mà nó gây nên còn nặng hơn những cuộc xung đột, những cuộc chiến khác. Chiến tranh hay xung đột chỉ gây tổn hại cho những nước tham gia hay liên quan. Biến đổi khí hậu gây tác hại đến mỗi người, mỗi quốc gia trên toàn cầu dù trực tiếp hay gián tiếp, ở mức độ ít hay nhiều. Hơn nữa, nếu không được ngăn chặn ‘hiện tượng ấm nóng toàn cầu’ sẽ gây nên những tai họa, hậu quả khôn lường trong tương lai.
Theo một nghiên cứu mới đây do Lord Stern và Đại học Kinh tế London (London School of Economics) cùng nhiều nhà khoa học hàng đầu khác ở Anh thực hiện, nếu không tìm được một thỏa thuận chung để giới hạn hiện tượng ấm nóng toàn cầu, trái đất sẽ nóng thêm 5 độ C vào cuối thể kỷ này. Và điều đó sẽ gây nên tình trạng di dân hàng loạt, chiến tranh và nạn đói cho toàn thế giới.
Chương trình Thực phẩm thế giới (WFP), một cơ quan trực thuộc của LHQ, cũng cảnh báo rằng biến đổi khí hậu sẽ làm cho 100 triệu người nữa phải đối diện với nạn đói vào giữa thế kỷ này, vì nhiệt độ tăng và nguồn nước giảm sẽ làm cho sản lượng lúa gạo, lúa mì và các loại thực phẩm khác giảm 10%.
‘Cơ hội cuối cùng’
Nghiên cứu của Lord Stern cũng cảnh báo rằng hội nghị Copenhagen là ‘cơ hội cuối cùng’ cho thế giới cứu vãn hành tinh khỏi thảm họa. Bài viết của Bryan Walsh, được đăng trên trang website của tờ tuần báo Time, ngày 7 tháng 12 cũng cho rằng đây là cơ hội cuối cùng để giảm hiện tượng ấm nóng toàn cầu và ngăn chặn những thảm họa mà hiện tượng này gây nên.
Trong bất cứ hội nghị quốc tế về một cuộc chiến nào đó, ngừng chiến hay không phù thuộc rất nhiều vào ‘kẻ mạnh’. Tương tự, hội nghị thượng đỉnh Copenhagen chỉ có thể đạt được một thỏa thuận chung và tốt nhất trong việc ngăn chặn biến đổi khí hậu khi các quốc gia lớn có thiện chí và quyết tâm làm điều đó.
Trong số những nước lớn có thể nói Mỹ, Trung Quốc và Ấn Độ là ba quốc gia đóng vài trò quyết định đối với thành công hay thất bại của hội nghị này. Mỹ hiện là nước xả khí thải lớn nhất (chiếm hơn một phần tư tổng khí thải thế giới). Nhưng với mức độ phát triển hiện tại, có thể trong tương lai Trung Quốc và Ấn Độ lại là những nước xả khí thải lớn nhất.
Nói thế không có nghĩa là chỉ có những quốc gia lớn đó chịu trách nhiệm về ‘số phận’ của hành tinh.
Hạn hán lũ lụt bất thường ở miền Trung gây những hậu quả nghiêm trọng, hay tình trạng triều cường dâng cao làm thiệt hại cho hoa màu, gây khó khăn cho cuộc sống người dân ở dọc theo sông Mekong trong những năm gần đây một phần, nếu không muốn nói là phần lớn, do nạn phá rừng, do thiếu sự hiểu biết, thiếu quan tâm đến yếu tố môi trường trong việc phát triển kinh tế.
Kể từ Hội nghị về Môi trường và Phát triển của LHQ diễn ra tại thành phố Rio de Janeiro, Brazil năm 1992, và đặc biệt trong những năm gần đây, LHQ luôn nhấn mạnh sự bền vững (sustainability) trong phát triển kinh tế. Và đối với các nước phát triển, đặc biệt là Liên hiệp châu Âu, phát triển bền vững (sustainable development) là một trong những ưu tiên hàng đầu.
Một sự phát triển chỉ được coi là bền vững khi nó không chỉ đạt những tiêu chuẩn kinh tế (chất lượng, sản lượng) mà còn hội đủ những tiêu chí xã hội và đặc biệt là môi trường. Nếu một công trình, một dự án, hay một nền kinh tế chỉ chạy theo những lợi nhuận kinh tế mà quên những yếu tố môi trường thì dự án hay nền kinh tế đó không thể được coi là bền vững.
‘Tôn trọng sáng tạo’
Hơn ai hết, Tòa Thánh ý thức được những hậu quả mà hiện tượng ấm nóng toàn cầu gây nên cũng như tầm quan trọng của Hội nghị Copenhagen. Do đó một phái đoàn của Tòa Thánh, do ĐTGM Celestino Migliore, Quan sát viên thường trực của Tòa Thánh tại LHQ dẫn đầu, đã tham dự hội nghị.
Về phần mình, Đức Giáo Hoàng Benedict XVI cũng luôn nhấn mạnh tầm quan trọng của việc gìn giữ môi trường, bảo vệ hành tinh.
Hôm Chủ nhật 6 tháng 12, một ngày trước khi khai mạc hội nghị thượng đỉnh Copehagen, sau khi đọc kinh Truyền, Đức Thánh Cha đã nhắn gửi một thông điệp đến hội nghị. Ngài hy vọng rằng hội nghị sẽ ‘nhận diện được những hành động tôn trọng sự sáng tạo và khuyến khích một sự phát triển dựa trên tình liên đới, biết đặt trên nhân phẩm và quy hướng về ích lợi chung’.
ĐTC cũng nhấn mạnh rằng bảo vệ môi trường ‘cần có một lối sống điều độ, có trách nhiệm, và đặc biệt phải có sự tôn trọng đối với người nghèo và các thế hệ mai sau’. Để làm được điều đó, Ngài kêu gọi thế giới ‘tôn trọng những luật tự nhiên mà Thiên Chúa đã ấn định và khám phá lại khía cạnh nhân bản của đời sống con người’.