-Sau những tuần lễ rét mướt và có phần ảm đạm của ‘ngày ngắn đêm dài’ – mùa đông của 3 phần tư cư dân trái đất này và mùa Vọng của Giáo Hội – đêm nay, thế giới như lung linh, lộng lẫy hơn và được thắp sáng lên hơn, với hàng triệu hang đá Noen lớn nhỏ, đủ kiểu và bằng đủ thứ chất liệu, trong các nhà thờ, nhà nguyện, tại các nhà riêng, và cả ở nhiều nơi công cộng nữa.
-Một hang đá Noen thường có gì? Có màu sắc, ánh sáng và âm thanh đặc trưng của Noen – và tất cả được phối hợp cách hài hoà khéo léo sao cho người nhìn cảm nhận rằng: đẹp!. .. Nhưng ta sẽ lầm nếu nghĩ rằng vẻ rực rỡ hoành tráng của các hang đá Noen ngày nay là sự tả thực về khung cảnh máng cỏ Bêlem vào cái đêm cách đây hơn hai ngàn năm ấy. Luca viết rằng đêm đó có sứ thần Chúa đến bên các người chăn chiên và vinh quang Chúa chiếu toả chung quanh họ. Nhưng đó là điều xảy ra với các người chăn chiên, ở chỗ các người chăn chiên. Còn ngay tại máng cỏ Bêlem thì không có thiên thần bay lượn phấp phới, không có đuôi sao lạ toả chiếu, cũng không có lời ca tiếng nhạc réo rắt, không có bất cứ gì là sang trọng hay rực rỡ. Không có gì đặc biệt cả.
Không có gì đặc biệt, nên cư dân thị trấn Bêlem vẫn vô tư ngủ vùi: đêm nay, với họ, thì cũng như bất cứ đêm nào. Không có gì đặc biệt, nên tất cả dấu hiệu mà thiên thần cung cấp để các người chăn chiên đi tìm và nhận ra Đức Chúa chỉ là: “một trẻ sơ sinh, bọc tã, nằm trong máng cỏ.” Dù Luca không tả chi tiết hơn cái khung cảnh xung quanh “đứa trẻ bọc tã nằm trong máng cỏ” này, ta cũng có thể hình dung: Đó là một chuồng bò xiêu vẹo tối tăm (vì không điện không đèn, giỏi lắm thì Giuse chỉ đốt được một đống lửa nho nhỏ); đó là một chuồng bò ẩm ướt (không ướt vì mưa cũng ướt vì sương đêm, nhất là ở giữa đồng trống); và đó là một chuồng bò hôi hám (vì chuồng bò thì chẳng thể nào mà không. .. hôi hám được!) Nằm trong một chuồng bò như thế chắc chắn là không dễ chịu bằng bất cứ giường chiếu sơ sài nhất nào của chúng ta!
-Nhưng tại sao? Tại sao Con Thiên Chúa, Đấng Cứu Độ, lại phải chào đời trong một hoàn cảnh khốn khổ thế này? Phải chăng vì Người thích vậy, như một thú đau thương, hay vì Người hờn dỗi điều gì? Không, em bé này không muốn chào đời như thế, Mẹ em cũng không muốn, và bố em cũng không. Đôi vợ chồng trẻ đã rảo bước gõ cửa hết các hàng quán trọ, mong tìm được một chỗ trú nhờ, mà không được. Em bé bọc tã được đặt nằm trong máng cỏ, bởi vì – như Luca kể – bố mẹ em “không tìm được chỗ trong nhà trọ.”
Ta hãy hình dung những lời năn nỉ của Giuse, của Maria, và những lời từ khước của các chủ quán. Ta hãy hình dung hai người lầm lũi lê bước hết nhà này đến nhà khác suốt cả buổi tối – với những tiếng thở dài và những bước chân khó khăn, vì Maria đã bắt đầu trở dạ. Cuối cùng, hai bóng người lặng lẽ rời thị trấn, đi ra đồng trống... chỉ vì hai người “không tìm được chỗ trong nhà trọ.”
Thế đấy, chuồng bò Bêlem đầu tiên chẳng có gì. Rất sơ sài. Rất xấu xí. Nó không có gì đáng kể, ngoài “một em bé sơ sinh bọc tã nằm trong máng cỏ.” Em bé này thật bé bỏng, mong manh, nhưng em bé này là tất cả. Em bé này là đối tượng duy nhất của niềm mong đợi hàng ngàn năm của cả dân tộc It-ra-en (dù khi em đến thì người ta bắt hụt). Em bé này là điểm đến của chặng đường mấy tuần lễ Mùa Vọng vừa qua của các Kitô hữu. Em bé này là linh hồn, là ý nghĩa của hàng triệu cánh thiệp, hàng triệu món quà người ta trao nhau trong dịp này (dù nhiều khi người ta không hề ý thức như thế). Em bé này, đêm nay, là nguồn vui, là an bình của bao tâm hồn. Và em bé này, đêm nay, cũng đang bị lạm dụng thê thảm: người ta nhân danh mừng sinh nhật em để ăn chơi hưởng thụ phung phí nhiều khi đến mức thác loạn khắp nơi. Em bé này là trung tâm của mọi cử hành của Giáo Hội đêm nay – và cũng là cử hành đang diễn ra đây của chúng ta, trong nguyện đường này.
Mừng sinh nhật ai, điều đầu tiên không thể thiếu là sắm một món quà – dù đơn sơ – cho người ấy. Ước gì mỗi chúng ta, đêm nay, mùa này, cũng có một món quà cho em bé bọc tã nằm trong máng cỏ Bêlem, vì em đã không tìm được chỗ trong nhà trọ. Amen.
-Một hang đá Noen thường có gì? Có màu sắc, ánh sáng và âm thanh đặc trưng của Noen – và tất cả được phối hợp cách hài hoà khéo léo sao cho người nhìn cảm nhận rằng: đẹp!. .. Nhưng ta sẽ lầm nếu nghĩ rằng vẻ rực rỡ hoành tráng của các hang đá Noen ngày nay là sự tả thực về khung cảnh máng cỏ Bêlem vào cái đêm cách đây hơn hai ngàn năm ấy. Luca viết rằng đêm đó có sứ thần Chúa đến bên các người chăn chiên và vinh quang Chúa chiếu toả chung quanh họ. Nhưng đó là điều xảy ra với các người chăn chiên, ở chỗ các người chăn chiên. Còn ngay tại máng cỏ Bêlem thì không có thiên thần bay lượn phấp phới, không có đuôi sao lạ toả chiếu, cũng không có lời ca tiếng nhạc réo rắt, không có bất cứ gì là sang trọng hay rực rỡ. Không có gì đặc biệt cả.
Không có gì đặc biệt, nên cư dân thị trấn Bêlem vẫn vô tư ngủ vùi: đêm nay, với họ, thì cũng như bất cứ đêm nào. Không có gì đặc biệt, nên tất cả dấu hiệu mà thiên thần cung cấp để các người chăn chiên đi tìm và nhận ra Đức Chúa chỉ là: “một trẻ sơ sinh, bọc tã, nằm trong máng cỏ.” Dù Luca không tả chi tiết hơn cái khung cảnh xung quanh “đứa trẻ bọc tã nằm trong máng cỏ” này, ta cũng có thể hình dung: Đó là một chuồng bò xiêu vẹo tối tăm (vì không điện không đèn, giỏi lắm thì Giuse chỉ đốt được một đống lửa nho nhỏ); đó là một chuồng bò ẩm ướt (không ướt vì mưa cũng ướt vì sương đêm, nhất là ở giữa đồng trống); và đó là một chuồng bò hôi hám (vì chuồng bò thì chẳng thể nào mà không. .. hôi hám được!) Nằm trong một chuồng bò như thế chắc chắn là không dễ chịu bằng bất cứ giường chiếu sơ sài nhất nào của chúng ta!
-Nhưng tại sao? Tại sao Con Thiên Chúa, Đấng Cứu Độ, lại phải chào đời trong một hoàn cảnh khốn khổ thế này? Phải chăng vì Người thích vậy, như một thú đau thương, hay vì Người hờn dỗi điều gì? Không, em bé này không muốn chào đời như thế, Mẹ em cũng không muốn, và bố em cũng không. Đôi vợ chồng trẻ đã rảo bước gõ cửa hết các hàng quán trọ, mong tìm được một chỗ trú nhờ, mà không được. Em bé bọc tã được đặt nằm trong máng cỏ, bởi vì – như Luca kể – bố mẹ em “không tìm được chỗ trong nhà trọ.”
Ta hãy hình dung những lời năn nỉ của Giuse, của Maria, và những lời từ khước của các chủ quán. Ta hãy hình dung hai người lầm lũi lê bước hết nhà này đến nhà khác suốt cả buổi tối – với những tiếng thở dài và những bước chân khó khăn, vì Maria đã bắt đầu trở dạ. Cuối cùng, hai bóng người lặng lẽ rời thị trấn, đi ra đồng trống... chỉ vì hai người “không tìm được chỗ trong nhà trọ.”
Thế đấy, chuồng bò Bêlem đầu tiên chẳng có gì. Rất sơ sài. Rất xấu xí. Nó không có gì đáng kể, ngoài “một em bé sơ sinh bọc tã nằm trong máng cỏ.” Em bé này thật bé bỏng, mong manh, nhưng em bé này là tất cả. Em bé này là đối tượng duy nhất của niềm mong đợi hàng ngàn năm của cả dân tộc It-ra-en (dù khi em đến thì người ta bắt hụt). Em bé này là điểm đến của chặng đường mấy tuần lễ Mùa Vọng vừa qua của các Kitô hữu. Em bé này là linh hồn, là ý nghĩa của hàng triệu cánh thiệp, hàng triệu món quà người ta trao nhau trong dịp này (dù nhiều khi người ta không hề ý thức như thế). Em bé này, đêm nay, là nguồn vui, là an bình của bao tâm hồn. Và em bé này, đêm nay, cũng đang bị lạm dụng thê thảm: người ta nhân danh mừng sinh nhật em để ăn chơi hưởng thụ phung phí nhiều khi đến mức thác loạn khắp nơi. Em bé này là trung tâm của mọi cử hành của Giáo Hội đêm nay – và cũng là cử hành đang diễn ra đây của chúng ta, trong nguyện đường này.
Mừng sinh nhật ai, điều đầu tiên không thể thiếu là sắm một món quà – dù đơn sơ – cho người ấy. Ước gì mỗi chúng ta, đêm nay, mùa này, cũng có một món quà cho em bé bọc tã nằm trong máng cỏ Bêlem, vì em đã không tìm được chỗ trong nhà trọ. Amen.