Ở Việt Nam, người dân vui chơi Giáng sinh đông đủ và náo nhiệt, thường là đêm 24, ngày 25 sẽ là một chút níu kéo không gian còn lại và cũng là cách đưa tiễn một Giáng sinh đi qua.
Sau đêm 24, nhiều nhận xét từ người dân cũng như từ báo chí, cho thấy dù vẫn ồn ào như mọi khi nhưng Giáng sinh năm nay ở Saigon có phần nhạt hơn.
Nền kinh tế khó khăn, thất nghiệp tràn lan, thiên tai còn để lại nhiều nỗi cơ cực ở khắp nơi nên Giáng sinh Việt Nam mất đi phần ngọt ngào trong cảm giác của mọi người.
Ngay trên bài chính luận nhận định của báo Thanh Niên, cũng có viết rằng “Cũng phải nói thật là Giáng sinh năm nay không thật vui với các tỉnh miền Trung vừa chịu bão lụt. Vẫn có các hoạt động mừng đón Giáng sinh, nhưng không khí ngoài đường, trong lòng người dân vẫn hơi trầm lắng”.
Từ lâu, lễ Giáng sinh là ngày hội mà chính quyền CSVN không mấy ưa chuộng, vì nói một cách nào đó, lễ Giáng Sinh tập hợp được một đám đông khổng lồ, nhưng hoàn toàn không chịu sự điều khiển của ý thức hệ Cộng sản.
Vào thập niên 90, sau 12g đêm lễ Giáng sinh, người dân đã từng chứng kiến các toán công an, xe tuần tiểu đi dẹp dân chúng đang vui chơi trên đường phố, ngăn không cho tụ tập đông người.
Nhưng dần dần số đông của người hưởng ứng ngày lễ này đã là một áp lực ôn hòa khiến việc giải tán dân chúng phải chấm dứt.
Tin sốt dẻo mà mọi người truyền tai nhau trong Giáng Sinh năm nay là chuyện Đức Giáo Hoàng bị một người lạ mặt xô ngã khi đang làm lễ Misa. Hầu như ngay trong ngày Giáng Sinh, rất nhiều người Công giáo nói với nhau câu chuyện này như những điềm báo chuyện chẳng lành sắp tới.
Ngay sau ngày lễ Giáng Sinh, nỗi lo đời sống khó khăn lại ập đến. Điều mỉa mai nhất là trong cùng một ngày, người ta tìm thấy thông tin lượng người thất nghiệp tại Việt Nam tăng vọt, trong khi công nhân Trung Quốc thì tràn ngập Việt Nam, đặc biệt là không giống như mọi năm, lễ Giáng Sinh năm nay họ xuất hiện vui chơi ở nhiều nơi một cách công khai, không còn giấu mặt như mọi năm.
Tình trạng thất nghiệp của người Việt tràn lan đến mức ngay tại Saigon, chính quyền đã phải mở 5 điểm tiếp nhận, ghi danh người thất nghiệp. Đây là chuyện hết sức bất thường chưa từng có. Cũng theo thống kê nói trên báo Tuổi Trẻ, thì trong năm 2010 này sẽ có khoảng 240.000 người thất nghiệp nhưng ngay tại Saigon, cơ quan có trách nhiệm chỉ mới đủ sức trợ cấp thất nghiệp cho 20.000 người.
Trong khi đó, dù Nhà nước VN có gắng bao che, nhưng sự thật lại phơi bày một cách tàn nhẫn trên tờ New York Times hôm 21-12-2009. Tờ báo dẫn lời cảnh báo của bà Phạm Chi Lan, cựu Phó Giám Đốc Phòng Thương Mại và Kỹ Nghệ VN thì, tình hình công nhân Trung Quốc tại Việt Nam đã tới mức đáng ngại: có nhiều làng bây giờ toàn là công nhân Trung Quốc cư ngụ. Báo New York Times còn kể lời ông Nguyễn Thái Bằng, một thợ điện Việt Nam 29 tuổi, nói rằng “Công nhân Trung Quốc đông tràn ngập so với công nhân VN ở đây”.
Và như vậy, sau Giáng Sinh, người dân VN đang đối mặt với những gì, câu trà lời có lẽ không mấy đẹp đẽ và vui mừng như hình ảnh lễ Giáng Sinh vừa mới đi qua trên đất nước mình.
Sau đêm 24, nhiều nhận xét từ người dân cũng như từ báo chí, cho thấy dù vẫn ồn ào như mọi khi nhưng Giáng sinh năm nay ở Saigon có phần nhạt hơn.
Nền kinh tế khó khăn, thất nghiệp tràn lan, thiên tai còn để lại nhiều nỗi cơ cực ở khắp nơi nên Giáng sinh Việt Nam mất đi phần ngọt ngào trong cảm giác của mọi người.
Ngay trên bài chính luận nhận định của báo Thanh Niên, cũng có viết rằng “Cũng phải nói thật là Giáng sinh năm nay không thật vui với các tỉnh miền Trung vừa chịu bão lụt. Vẫn có các hoạt động mừng đón Giáng sinh, nhưng không khí ngoài đường, trong lòng người dân vẫn hơi trầm lắng”.
Từ lâu, lễ Giáng sinh là ngày hội mà chính quyền CSVN không mấy ưa chuộng, vì nói một cách nào đó, lễ Giáng Sinh tập hợp được một đám đông khổng lồ, nhưng hoàn toàn không chịu sự điều khiển của ý thức hệ Cộng sản.
Vào thập niên 90, sau 12g đêm lễ Giáng sinh, người dân đã từng chứng kiến các toán công an, xe tuần tiểu đi dẹp dân chúng đang vui chơi trên đường phố, ngăn không cho tụ tập đông người.
Nhưng dần dần số đông của người hưởng ứng ngày lễ này đã là một áp lực ôn hòa khiến việc giải tán dân chúng phải chấm dứt.
Tin sốt dẻo mà mọi người truyền tai nhau trong Giáng Sinh năm nay là chuyện Đức Giáo Hoàng bị một người lạ mặt xô ngã khi đang làm lễ Misa. Hầu như ngay trong ngày Giáng Sinh, rất nhiều người Công giáo nói với nhau câu chuyện này như những điềm báo chuyện chẳng lành sắp tới.
Ngay sau ngày lễ Giáng Sinh, nỗi lo đời sống khó khăn lại ập đến. Điều mỉa mai nhất là trong cùng một ngày, người ta tìm thấy thông tin lượng người thất nghiệp tại Việt Nam tăng vọt, trong khi công nhân Trung Quốc thì tràn ngập Việt Nam, đặc biệt là không giống như mọi năm, lễ Giáng Sinh năm nay họ xuất hiện vui chơi ở nhiều nơi một cách công khai, không còn giấu mặt như mọi năm.
Tình trạng thất nghiệp của người Việt tràn lan đến mức ngay tại Saigon, chính quyền đã phải mở 5 điểm tiếp nhận, ghi danh người thất nghiệp. Đây là chuyện hết sức bất thường chưa từng có. Cũng theo thống kê nói trên báo Tuổi Trẻ, thì trong năm 2010 này sẽ có khoảng 240.000 người thất nghiệp nhưng ngay tại Saigon, cơ quan có trách nhiệm chỉ mới đủ sức trợ cấp thất nghiệp cho 20.000 người.
Trong khi đó, dù Nhà nước VN có gắng bao che, nhưng sự thật lại phơi bày một cách tàn nhẫn trên tờ New York Times hôm 21-12-2009. Tờ báo dẫn lời cảnh báo của bà Phạm Chi Lan, cựu Phó Giám Đốc Phòng Thương Mại và Kỹ Nghệ VN thì, tình hình công nhân Trung Quốc tại Việt Nam đã tới mức đáng ngại: có nhiều làng bây giờ toàn là công nhân Trung Quốc cư ngụ. Báo New York Times còn kể lời ông Nguyễn Thái Bằng, một thợ điện Việt Nam 29 tuổi, nói rằng “Công nhân Trung Quốc đông tràn ngập so với công nhân VN ở đây”.
Và như vậy, sau Giáng Sinh, người dân VN đang đối mặt với những gì, câu trà lời có lẽ không mấy đẹp đẽ và vui mừng như hình ảnh lễ Giáng Sinh vừa mới đi qua trên đất nước mình.