ĐÀ LẠT --Nhóm Bông Hồng Xanh chúng tôi vừa có một chuyến công tác lên vùng tây nguyên, thăm “nhà thờ mì gói”, đó là nhà thờ Lán Tranh, giáo phận Đà Lạt. Tạm quên dòng thời sự với chuyện buồn về cây thánh giá ở Việt Nam và chuyện động đất tang thương ở Haiti, tôi xin phép được tường thuật chuyến đi khá nhiều ấn tượng này.
Chuyến xe bão táp
Chúng tôi có năm người nhưng nhất định đi xe khách để tiết kiệm tiền. Nào ngờ số bị sui, cái xe có 50 chỗ bị hỏng hóc gì đó nên chỉ có xe nhỏ chạy thẳng đến vùng Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng mà thôi. Xe chật chội, lại vừa đi vừa đón khách, lúc đầu tôi còn hăng hái đọc kinh, sau bị nhồi nhét đến ngộp thở, tôi chẳng còn đọc được nữa nhưng cũng cố vui cho quên cái mùi “tổng hợp” đang quyện quanh người. Đang riu riu ngủ, tôi bỗng nghe:
“ - Sao ông lại ngồi lên đùi tôi?”
- Xe chật thì phải “thân mật” như vậy chứ sao!
- Thôi, bác thông cảm!- Phụ xe nói
- Thông cảm cái gì! Lên đến Bảo Lộc tôi gẫy mẹ nó chân rồi!”
Tôi bật cười híc híc. Ngồi cạnh tôi là một người đàn ông có bế theo đứa cháu gái, ông hỏi phụ xe:
“ - Thế xe có chạy vào tận nhà tôi không?
- Được rồi, đến tận nhà, con sẽ “bế” cả “bố” lẫn cháu của “bố” vào nhà, được chưa?!”
Tôi vừa bật cười híc híc vừa thông cảm cho phụ xe khi anh bạn trẻ ấy phải đứng suốt chặng đường dài, lại phải trông trước nhìn sau rất vất vả, xe lại còn dừng lại hai lần vì cảnh sát thổi. Thế mới biết có người thì kiếm tiền dễ dàng, có người lại đổ mồ hôi sôi nước mắt để sinh nhai. Tôi nghĩ, ai sống hoang phí là có lỗi với tất cả mọi người trong xã hội.
Trời sẩm tối, xe đi vào cổng nhà thờ (vì chủ xe quen với cha), vừa đến nơi, tôi bị lạnh, người mềm như cọng bún. Rồi tôi biết mình…còn sống và chợt xúc động, tỉnh hẳn lên khi thấy cha và 50 bạn trẻ người dân tộc ra đón. Đi xe khách công cộng tiết kiệm được 80 USD, tuy cực quá song tôi cũng nhận ra sự hy sinh của mình đáng giá.
Mọi người đang háo hức chờ chúng tôi cùng dùng bữa tối và vui lửa trại. Cha chánh xứ cho biết, 50 bạn trẻ này từ bảy làng của người dân tộc ra đây đón nhóm Bông Hồng Xanh, cha phải cho ăn cơm tối, các bạn ngủ lại nhà xứ để sáng mai hát lễ.
Đêm lửa trại vui đơn sơ
Đống củi nhỏ được xếp trên nền xi-măng trong một không gian hẹp. Cha chánh xứ Giuse Nguyễn Công Danh tuyên bố lý do, tôi hân hạnh châm ngọn lửa trong tiếng vỗ tay. Trong lúc lửa trại, các em được thưởng thức tiệc trà do chúng tôi thiết đãi; ở vùng này người ta thích ăn bánh kẹo thật! Phần đầu các bạn gái người dân tộc nhảy múa tập thể với các bài hát sinh hoạt của “nhà đạo chúng ta” trông rất hay, đơn sơ dễ thương.
Khi anh trưởng giáo lý viên mời chúng tôi góp vui văn nghệ thì tôi xin phép cha cho hát nhạc “ngoài đời”, cha đồng ý. Tôi cao giọng: “Kính thưa quí vị, sau đây là phần liveshow Bông Hồng Xanh!” Tôi cầm mic-rô hát liền mấy bài “giựt gân”, bầu khí sôi động hẳn lên. Không ngờ một vài em cũng ra nhảy điệu cha cha cha cùng chúng tôi. Chị phó giáo lý viên là một bà có bốn con, nấu cơm tối cho chúng tôi ăn cũng ra nhảy theo; nhìn thân hình mập tròn của bà mà tôi không nín được cười. Thấy mọi người vui quá, tôi kết thúc liveshow bằng bài hát “Sáu mươi năm cuộc đời”. Tôi đang hát thì mọi người thật bất ngờ vì cha xứ bước ra giữa vòng tròn và nhảy điệu “tuýt”! Thấy cha “bật đèn xanh” tôi hát to hơn: “Cha ơi, có bao nhiêu, sáu mươi lăm cuộc đời…!”. Và cha còn hát bài “Và con tim đã vui trở lại” rất truyền cảm. Vui quá!
Kết thúc đêm lửa trại là phần xổ số của chúng tôi. Người trúng chỉ nhận số tiền Việt tương đương 1 USD, thế mà tôi gào to là 20 ngàn đô-la, mọi người lại cười nghiêng ngả.
Tại sao lại gọi là nhà thờ mì gói?
Xin thưa, vì mỗi Chúa nhật hàng tuần, giáo dân người dân tộc từ bảy làng của sáu xã cách xa nhà thờ từ 9 km đến 17 km, đến nhà thờ dự lễ, có người đi xe gắn máy, có người đi xe buýt, thậm chí có người đi bộ, không có cái gì cho họ làm quà thì thấy tội nghiệp quá. Lúc đầu thì còn được nhiều gói mì, sau này cha chỉ cho người lớn 2 gói, trẻ em một gói mà thôi! Lâu dần thành quen, thôi thì cứ cho tí quà mà động viên lòng sốt sắng; Thế là nhà thờ Lán Tranh thành “nhà thờ mì gói”.
Có 40 gia đình quá nghèo, ở rải rác trong 7 làng, họ được trợ cấp 10 kg gạo hàng tháng, số gạo này do một nhóm từ thiện ở Mỹ cho một nửa, một nửa còn lại do Tòa Giám Mục Đà Lạt và cha xứ lo liệu.
Dựa vào hoàn cảnh của giáo xứ, chúng tôi cũng cho 40 phần quà đặc biệt gồm gạo, đường, mì gói và hộp. Trao tận tay một số gia đình, số còn lại chúng tôi nhờ quí ông trùm phân phát. Những người dự lễ tập trung đại trà ở nhà thờ được phát mì gói và tiền, còn trẻ em được bánh kẹo và 1 gói mì như thường lệ, một số được áo pull. Thật tình mà nói, Chúa làm phép lạ năm chiếc bánh và hai con cá thì người ta ăn no nê, còn mình thì có bao nhiêu chia bấy nhiêu, biết làm thế nào cho người ta no đủ đây?! Chúng tôi an ủi lòng như vậy.
Đi vào trong làng
Giáo xứ Lán Tranh có 5.000 giáo dân người Kinh và 2.000 người dân tộc trên địa bàn rộng khoảng 40 km vuông. Người dân tộc ở rải rác trong 7 làng. Chúng tôi chỉ vào thăm hai làng để trao quà. Con đường đất đỏ Bazan vào làng Kòn- Phăng lởm chởm đá khó đi, bụi bay mù mịt, vắng tanh. Hai bên đường là những cây cà phê nở hoa trắng trông cũng đẹp. Ông trùm chánh nói, đường này mùa mưa đi rất khổ, xe đạp đi cũng không được.
Chúng tôi dừng chân tại nhà người phụ nữ tên K’Thơm. Ở đây nhà nào cũng trống trải từ trong ra ngoài. Bất ngờ chúng tôi gặp một tốp học sinh đi học về, thế là chúng tôi chia kẹo bánh và làm quen. Chúng hiền lành đến độ ngây ngô. Cho các em này áo pull, áo lạnh hay dép thì thật là phù hợp vì áo quần chúng cũ mèm, chân khá bẩn. Chắc là chúng tôi sẽ nhờ K’Thơm làm việc này.
Vào đến làng thứ hai, làng Lâm Bô, quang cảnh có vẻ thơ mộng hơn. Một nửa đoạn đường có tráng nhựa, đoạn sau là đường đất; có lúc tôi nhìn thấy hồ nước rộng, chỗ cao chỗ thấp, nhìn vào là biết cảnh Đà Lạt. Chúng tôi cũng trao quà cho một vài gia đình và thăm một lớp học nhỏ nằm giữa khu nhà dân, trường chẳng ra trường mà nhà chẳng ra nhà. Phát một chút bánh kẹo cho các cháu mà lòng tôi xao xuyến cho sự đơn độc của một giáo viên vùng sâu, cũng ăn lương Nhà Nước như tôi nhưng sao mà cảnh làm việc buồn quá!
Giáo xứ Lán Tranh hiện nay có hai điểm sinh hoạt phụng vụ thường xuyên mỗi tuần. Một căn nhà gỗ nhỏ được làm giáo điểm Làng Hai, thuộc xã Phúc Thọ, cách nhà thờ chính 17 km, có một thánh lễ vào 10 giờ sáng thứ 7; và giáo điểm Tân Đức thuộc xã Hoài Đức. Nơi này thường tổ chức lễ giỗ, lễ hôn phối, mỗi tháng vài lần chứ không có lễ nhất định vào ngày nào, giờ nào.
Người dân tộc hay giận dỗi, thế nên có ai mời đám cưới, cha xứ phải đi đủ thì mới công bằng, dự tiệc nhà này mà bỏ nhà kia là không được, mà họ giận dỗi thì sẽ bỏ đạo, thế mới khổ cho cha xứ. Còn đám tang thì cha sẽ đến tận nhà dâng lễ an táng rồi cùng gia đình tiễn biệt tận nơi chôn. Ở vùng này, nếu người dân tộc không theo đạo Chúa thì cuộc sống họ buồn biết bao!
Ấn tượng đẹp của chuyến đi
Một ấn tượng đẹp xen vào lòng chúng tôi sau chuyến đi: bước chân rao giảng Tin Mừng thì trải dài trên quê hương đất nước dẫu nơi đó là vùng cao mênh mông cách mặt nước biển đến 800 mét hay vùng sông nước với những con đò nhỏ. Có thể nói đây là chuyến đi chia quà tết của nhóm chúng tôi, trễ so với tết Tây, sớm so với tết ta, sớm hay trễ cũng là chia đi một tấm lòng mà thôi.
Trước mắt chúng tôi là chương trình mùa chay với mục tiêu, một căn nhà vùng sông nước là 800 USD, một nhà vệ sinh phù hợp với vùng thôn quê là 70 USD. Nhiều bàn tay góp lại sẽ có những căn nhà mới và nhiều nhà vệ sinh thuận lợi cho người già. Nhóm Bông Hồng Xanh xin hẹn một chuyến đi khác.
Chúng tôi có năm người nhưng nhất định đi xe khách để tiết kiệm tiền. Nào ngờ số bị sui, cái xe có 50 chỗ bị hỏng hóc gì đó nên chỉ có xe nhỏ chạy thẳng đến vùng Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng mà thôi. Xe chật chội, lại vừa đi vừa đón khách, lúc đầu tôi còn hăng hái đọc kinh, sau bị nhồi nhét đến ngộp thở, tôi chẳng còn đọc được nữa nhưng cũng cố vui cho quên cái mùi “tổng hợp” đang quyện quanh người. Đang riu riu ngủ, tôi bỗng nghe:
“ - Sao ông lại ngồi lên đùi tôi?”
- Xe chật thì phải “thân mật” như vậy chứ sao!
- Thôi, bác thông cảm!- Phụ xe nói
- Thông cảm cái gì! Lên đến Bảo Lộc tôi gẫy mẹ nó chân rồi!”
Tôi bật cười híc híc. Ngồi cạnh tôi là một người đàn ông có bế theo đứa cháu gái, ông hỏi phụ xe:
“ - Thế xe có chạy vào tận nhà tôi không?
- Được rồi, đến tận nhà, con sẽ “bế” cả “bố” lẫn cháu của “bố” vào nhà, được chưa?!”
Tôi vừa bật cười híc híc vừa thông cảm cho phụ xe khi anh bạn trẻ ấy phải đứng suốt chặng đường dài, lại phải trông trước nhìn sau rất vất vả, xe lại còn dừng lại hai lần vì cảnh sát thổi. Thế mới biết có người thì kiếm tiền dễ dàng, có người lại đổ mồ hôi sôi nước mắt để sinh nhai. Tôi nghĩ, ai sống hoang phí là có lỗi với tất cả mọi người trong xã hội.
Trời sẩm tối, xe đi vào cổng nhà thờ (vì chủ xe quen với cha), vừa đến nơi, tôi bị lạnh, người mềm như cọng bún. Rồi tôi biết mình…còn sống và chợt xúc động, tỉnh hẳn lên khi thấy cha và 50 bạn trẻ người dân tộc ra đón. Đi xe khách công cộng tiết kiệm được 80 USD, tuy cực quá song tôi cũng nhận ra sự hy sinh của mình đáng giá.
Mọi người đang háo hức chờ chúng tôi cùng dùng bữa tối và vui lửa trại. Cha chánh xứ cho biết, 50 bạn trẻ này từ bảy làng của người dân tộc ra đây đón nhóm Bông Hồng Xanh, cha phải cho ăn cơm tối, các bạn ngủ lại nhà xứ để sáng mai hát lễ.
Đêm lửa trại vui đơn sơ
Đống củi nhỏ được xếp trên nền xi-măng trong một không gian hẹp. Cha chánh xứ Giuse Nguyễn Công Danh tuyên bố lý do, tôi hân hạnh châm ngọn lửa trong tiếng vỗ tay. Trong lúc lửa trại, các em được thưởng thức tiệc trà do chúng tôi thiết đãi; ở vùng này người ta thích ăn bánh kẹo thật! Phần đầu các bạn gái người dân tộc nhảy múa tập thể với các bài hát sinh hoạt của “nhà đạo chúng ta” trông rất hay, đơn sơ dễ thương.
Khi anh trưởng giáo lý viên mời chúng tôi góp vui văn nghệ thì tôi xin phép cha cho hát nhạc “ngoài đời”, cha đồng ý. Tôi cao giọng: “Kính thưa quí vị, sau đây là phần liveshow Bông Hồng Xanh!” Tôi cầm mic-rô hát liền mấy bài “giựt gân”, bầu khí sôi động hẳn lên. Không ngờ một vài em cũng ra nhảy điệu cha cha cha cùng chúng tôi. Chị phó giáo lý viên là một bà có bốn con, nấu cơm tối cho chúng tôi ăn cũng ra nhảy theo; nhìn thân hình mập tròn của bà mà tôi không nín được cười. Thấy mọi người vui quá, tôi kết thúc liveshow bằng bài hát “Sáu mươi năm cuộc đời”. Tôi đang hát thì mọi người thật bất ngờ vì cha xứ bước ra giữa vòng tròn và nhảy điệu “tuýt”! Thấy cha “bật đèn xanh” tôi hát to hơn: “Cha ơi, có bao nhiêu, sáu mươi lăm cuộc đời…!”. Và cha còn hát bài “Và con tim đã vui trở lại” rất truyền cảm. Vui quá!
Kết thúc đêm lửa trại là phần xổ số của chúng tôi. Người trúng chỉ nhận số tiền Việt tương đương 1 USD, thế mà tôi gào to là 20 ngàn đô-la, mọi người lại cười nghiêng ngả.
Tại sao lại gọi là nhà thờ mì gói?
Xin thưa, vì mỗi Chúa nhật hàng tuần, giáo dân người dân tộc từ bảy làng của sáu xã cách xa nhà thờ từ 9 km đến 17 km, đến nhà thờ dự lễ, có người đi xe gắn máy, có người đi xe buýt, thậm chí có người đi bộ, không có cái gì cho họ làm quà thì thấy tội nghiệp quá. Lúc đầu thì còn được nhiều gói mì, sau này cha chỉ cho người lớn 2 gói, trẻ em một gói mà thôi! Lâu dần thành quen, thôi thì cứ cho tí quà mà động viên lòng sốt sắng; Thế là nhà thờ Lán Tranh thành “nhà thờ mì gói”.
Có 40 gia đình quá nghèo, ở rải rác trong 7 làng, họ được trợ cấp 10 kg gạo hàng tháng, số gạo này do một nhóm từ thiện ở Mỹ cho một nửa, một nửa còn lại do Tòa Giám Mục Đà Lạt và cha xứ lo liệu.
Dựa vào hoàn cảnh của giáo xứ, chúng tôi cũng cho 40 phần quà đặc biệt gồm gạo, đường, mì gói và hộp. Trao tận tay một số gia đình, số còn lại chúng tôi nhờ quí ông trùm phân phát. Những người dự lễ tập trung đại trà ở nhà thờ được phát mì gói và tiền, còn trẻ em được bánh kẹo và 1 gói mì như thường lệ, một số được áo pull. Thật tình mà nói, Chúa làm phép lạ năm chiếc bánh và hai con cá thì người ta ăn no nê, còn mình thì có bao nhiêu chia bấy nhiêu, biết làm thế nào cho người ta no đủ đây?! Chúng tôi an ủi lòng như vậy.
Đi vào trong làng
Giáo xứ Lán Tranh có 5.000 giáo dân người Kinh và 2.000 người dân tộc trên địa bàn rộng khoảng 40 km vuông. Người dân tộc ở rải rác trong 7 làng. Chúng tôi chỉ vào thăm hai làng để trao quà. Con đường đất đỏ Bazan vào làng Kòn- Phăng lởm chởm đá khó đi, bụi bay mù mịt, vắng tanh. Hai bên đường là những cây cà phê nở hoa trắng trông cũng đẹp. Ông trùm chánh nói, đường này mùa mưa đi rất khổ, xe đạp đi cũng không được.
Chúng tôi dừng chân tại nhà người phụ nữ tên K’Thơm. Ở đây nhà nào cũng trống trải từ trong ra ngoài. Bất ngờ chúng tôi gặp một tốp học sinh đi học về, thế là chúng tôi chia kẹo bánh và làm quen. Chúng hiền lành đến độ ngây ngô. Cho các em này áo pull, áo lạnh hay dép thì thật là phù hợp vì áo quần chúng cũ mèm, chân khá bẩn. Chắc là chúng tôi sẽ nhờ K’Thơm làm việc này.
Vào đến làng thứ hai, làng Lâm Bô, quang cảnh có vẻ thơ mộng hơn. Một nửa đoạn đường có tráng nhựa, đoạn sau là đường đất; có lúc tôi nhìn thấy hồ nước rộng, chỗ cao chỗ thấp, nhìn vào là biết cảnh Đà Lạt. Chúng tôi cũng trao quà cho một vài gia đình và thăm một lớp học nhỏ nằm giữa khu nhà dân, trường chẳng ra trường mà nhà chẳng ra nhà. Phát một chút bánh kẹo cho các cháu mà lòng tôi xao xuyến cho sự đơn độc của một giáo viên vùng sâu, cũng ăn lương Nhà Nước như tôi nhưng sao mà cảnh làm việc buồn quá!
Giáo xứ Lán Tranh hiện nay có hai điểm sinh hoạt phụng vụ thường xuyên mỗi tuần. Một căn nhà gỗ nhỏ được làm giáo điểm Làng Hai, thuộc xã Phúc Thọ, cách nhà thờ chính 17 km, có một thánh lễ vào 10 giờ sáng thứ 7; và giáo điểm Tân Đức thuộc xã Hoài Đức. Nơi này thường tổ chức lễ giỗ, lễ hôn phối, mỗi tháng vài lần chứ không có lễ nhất định vào ngày nào, giờ nào.
Người dân tộc hay giận dỗi, thế nên có ai mời đám cưới, cha xứ phải đi đủ thì mới công bằng, dự tiệc nhà này mà bỏ nhà kia là không được, mà họ giận dỗi thì sẽ bỏ đạo, thế mới khổ cho cha xứ. Còn đám tang thì cha sẽ đến tận nhà dâng lễ an táng rồi cùng gia đình tiễn biệt tận nơi chôn. Ở vùng này, nếu người dân tộc không theo đạo Chúa thì cuộc sống họ buồn biết bao!
Ấn tượng đẹp của chuyến đi
Một ấn tượng đẹp xen vào lòng chúng tôi sau chuyến đi: bước chân rao giảng Tin Mừng thì trải dài trên quê hương đất nước dẫu nơi đó là vùng cao mênh mông cách mặt nước biển đến 800 mét hay vùng sông nước với những con đò nhỏ. Có thể nói đây là chuyến đi chia quà tết của nhóm chúng tôi, trễ so với tết Tây, sớm so với tết ta, sớm hay trễ cũng là chia đi một tấm lòng mà thôi.
Trước mắt chúng tôi là chương trình mùa chay với mục tiêu, một căn nhà vùng sông nước là 800 USD, một nhà vệ sinh phù hợp với vùng thôn quê là 70 USD. Nhiều bàn tay góp lại sẽ có những căn nhà mới và nhiều nhà vệ sinh thuận lợi cho người già. Nhóm Bông Hồng Xanh xin hẹn một chuyến đi khác.