MỜI THEO DÕI CUỘC CHƠI XƯỚNG HỌA - 16
BÀI XƯỚNG VÀ ĐỊA CHỈ
SEN GIỮA LẦY
Về thăm vườn cũ thuở Ê-đen
Thanh thoát ô kìa một đóa sen.
Trong trắng giữa lầy trong trắng gọi
Lặng thầm trên sóng lặng thầm khen.
Gọi mời ai giữ gìn cao quý
Khen ngợi Ai thương đoái mọn hèn.
Hướng tạ ơn Trời chưa nháy mắt
Ngoảnh nhìn sen đã nở đua chen.
Trăng Thập Tự
Bài dự thi xin gởi cùng lúc về cả hai điện chỉ:
ttmvcssr@gmail.com và gopnhattho@yahoo.com
Muốn theo dõi chương trình đoan hứa khiết tịnh và tòan bộ các thông báo về cuộc thi từ đầu, có thể xem tại hai điện chỉ:
http://huongvedaihoidanchua.net/doanhuakhiettinh/3445.html
hoặc
http://www.dunglac.org/index.php?m=home&v=subject&is=35
GIỚI THIỆU CÁC BÀI MỚI
351-375
Trong 25 bài đợt này, có hai bài văn xuôi, số 273 và 275. Ước mong sẽ có thêm nhiều vị tham gia viết văn xuôi cổ võ đoan hứa khiết tịnh.
Những tác giả có thứ tự bài là bội số của 25 được nhận coupon mua hàng trên mạng www.Fatimacompany.com, trị giá 200.000 VNĐ. Lần này là tác giả Trần Hữu Thuần, bài số 375.
Xin lưu ý: Quí vị ở nước ngoài được tặng quà của Fatimacompany.com vui lòng cho một địa chỉ tại Việt Nam để nhận quà.
Muốn tìm hiểu thêm về “sản phẩm công giáo trực tuyến”, xin hỏi info@fatimacompany.com
Bài 351
XƯỚNG HOẠ
ĐOAN NGUYỀN KHIẾT TRINH.
Phong trào chiếu sáng giữa đêm đen
Giục giã muôn người bắt chước sen
Đoan hứa, nhất thi khởi xướng chúc
Thệ nguyền, vạn phụ hoạ thi khen
Chúc gìn trong sạch đời cao quý
Khen giữ khiết trinh kiếp mọn hèn
Muôn vạn mỹ từ, muôn mỹ ý
Triển khai thi hoạ nở đua chen.
Giu-se Nguyễn văn Sướng.
suongoc5254@gmail.com
Bài 352
TRÒ ĐỜI
Trò đời đổi trắng lại thay đen,
Hoa súng lập lờ tưởng đóa sen.
Khôn dại tình đời thương với ghét
Nên hư miệng thế tiếng chê khen.
Của tiền lừa đão là gian dối,
Danh lợi bon chen cách thấp hèn.
Thiện ác đáo đầu, chung hữu báo,
Bình tâm tỉnh thức chớ bon chen.
Phaolo NGUYỄN GIỚI
Bài 353
SAO MAI
Lấp lánh trên cao giữa bóng đen
Sao Mai sáng tỏ ngỡ hoa sen
Kính mừng Đức Mẹ đầy Ơn phước
Cảm tạ Chúa Trời đáng ngợi khen
Năm tháng trần gian luôn có Mẹ
Phút giây cuộc sống cố không hèn
Xin thương chỉ dẫn đường thanh khiết
Dẫu có ngậm ngùi khi lệ chen
Trầm Thiên Thu
Bài 354
GÓT SEN E-VÀ
Nằm mơ mộng giữa thuở Ê-đen
Chợt thấy E-và tựa đóa sen.
Bao kẻ say sưa, bao kẻ gọi
Một người ngây ngất, một người khen.
Gọi bà dáng ngọc, hoa nên mọn
Khen vợ gót tiên, nguyệt phải hèn.
Ấy vậy mà sao thân trót dại
Làm con người mãi kiếp đua chen.
Phêrô Đỗ Khắc Minh Khoa
peterkhoakhacdo@yahoo.com
Bài 355
HOÀI CẢM
Trở về ngày ấy thuở Ê-đen
Nguyên tội nhơ bùn bám gót sen.
Thiên Chúa thương tình, Thiên Chúa hứa
Thế nhân hoài cảm, thế nhân khen.
Hứa ơn cứu độ: ôi cao cả
Khen Mẹ trinh nguyên: ấy mọn hèn.
Khấn nguyện từ nay vâng Thánh Ý
Hoa lòng khiêm hạ, chẳng bon chen.
Phêrô Đỗ Khắc Minh Khoa
peterkhoakhacdo@yahoo.com
Bài 356
TÌNH BUỔI Ê-ĐEN
Tình yêu buổi ấy ở Ê-đen
Đẹp đẽ, thanh bình tựa đóa sen.
Thiên Chúa thương người, Thiên Chúa chúc
Con người mến Chúa, con người khen.
Chúc người triển nở bao điều quý
Khen Chúa tạo nên mọi kiếp hèn.
Muôn thuở thành tâm xin cảm tạ
Trung trinh theo Mẹ, há đua chen.
Phêrô Đỗ Khắc Minh Khoa
peterkhoakhacdo@yahoo.com
Bài 357
VÔ NHIỄM TRINH VƯƠNG
Theo lời Chúa hứa thuở Ê-đen
Nhân loại rực lên một đóa sen.
Thanh khiết, mỹ miều, Thiên Chúa chọn
Phúc ân chan chứa, thế nhân khen.
Chọn làm Mẹ Chúa, ôi cao quý
Khen tiếng Xin Vâng quá mọn hèn.
Vô Nhiễm Trinh Vương xin trợ giúp
Đoàn con lạc lối chốn chân chen.
Phêrô Đỗ Khắc Minh Khoa
peterkhoakhacdo@yahoo.com
Bài 358
LỜI NGUYỆN THẦM DÂNG MẸ
Kìa trông trên cả đám bùn đen
Rực rỡ muôn phần một đóa sen.
Con muốn nhủ lòng, con muốn hứa
Mẹ thương soi trí, Mẹ thương khen.
Hứa đời khiết tịnh, sinh tâm quý
Khen kiếp thanh tân, sống dạ hèn.
Ngắm Mẹ, con nhìn chưa nháy mắt
Sen Trời ân phúc đã đua chen.
Phêrô Đỗ Khắc Minh Khoa
peterkhoakhacdo@yahoo.com
Bài 359
THOẢNG ÁNH SEN VỀ
Lòng con nhơ nhớp vướng bùn đen
Buổi sớm Mẹ về thoảng ánh sen.
Thương Mẹ, con ngâm bài chúc tụng
Yêu con, Mẹ hát khúc ca khen.
Con rằng con chỉ là tro đất
Mẹ nói Mẹ đây cũng vật hèn.
Thôi thế Mẹ con ta đỡ bước
Trong tình thương Chúa nở đua chen.
Phêrô Đỗ Khắc Minh Khoa
peterkhoakhacdo@yahoo.com
Bài 360
MẸ NGÀN SEN
Hỡi người mê mải chốn bùn đen
Ngoảnh mặt trông về này đóa sen.
Cứ ngỡ chơ vơ không tiếng tụng
Tưởng rằng lạc lõng chẳng lời khen.
Thế nhưng thơm ngát niềm cao quý
Mà lại thanh cao nỗi mọn hèn.
Lạy Mẹ ngàn sen, Vô Nhiễm Tội
Xin noi gương Mẹ, chẳng bon chen.
Phêrô Đỗ Khắc Minh Khoa
peterkhoakhacdo@yahoo.com
Bài 361
KHẤN MẸ
Giữa khoảng không gian bóng tối đen
Hào quang chiếu sáng một bông sen
Thiên cung các thánh hân hoan chúc
Dưới thế đàn con cất tiếng khen
Khấn Mẹ thương ban ơn can đảm
Cho con thoát khỏi cảnh hư hèn
Tình thương của Chúa cao vời vợi
Tội lỗi con nguyền quyết chẳng chen
Nam Giao-thica
namgiaouc@yahoo.com.au
Bài 362
CHỦ VƯỜN Ê ĐEN (Phần I)
Ngài là Ông Chủ vườn Ê Đen
Xin tiến dâng Người một đóa sen
Danh Thánh Ngài, vô cùng Quý Trọng
Thánh Danh Cha, mãi mãi ca khen
Đừng chê tôi tớ quá hèn mạt
Chớ chấp cùng đinh rất mọn hèn
Chúa hỡi !! yêu con xin nhận lấy
Cứu con trên bước đường đua chen
PAUL NGUYỄN MINH THÔNG
paulnguyenminhthong@yahoo.com
Bài 363
CHỦ VƯỜN Ê ĐEN (Phần II)
Người là Bà Chủ vườn Ê Đen
Tức tối Sa Tan cắn gót sen
Nhờ Chúa Nữ Tỳ được chúc tụng
Bởi Trời Tớ Nữ được ca khen
Từ nay danh Me rất cao quý
Mã mãi tên con quá mọn hèn
Mẹ hỡi !! thương con xin dẫn dắt
Trên đường dương thế phải đua chen
PAUL NGUYỄN MINH THÔNG
paulnguyenminhthong@yahoo.com
Bài 364
CHỦ VƯỜN Ê ĐEN (Phần kết)
Con không phải chủ vườn Ê Đen
Xin hỏi, Địa Đàng chỉ có sen….??
Nơi ấy có ai bị rẻ rúm…??
Chốn nầy có kẻ được ca khen…??
Tuyệt vời đất nước đầy cao quý
Tuyệt hảo non sông không mọn hèn
Vạn vạn tuế mong Cha hãy đến
Chúng con hết vất vã đua chen
PAUL NGUYỄN MINH THÔNG
paulnguyenminhthong@yahoo.com
Bài 365
BÀI CA DÂNG Mẹ
Bao năm con bước giữa bùn đen
Nay về dâng Mẹ một đóa sen
Mắt đẫm ăn năn mắt đẫm lệ
Lời ca thống hối lời ca khen
Thiên cung Mẹ ngự nơi cao trọng
Địa giới con vươn kiếp mọn hèn
Từ đây Mẹ dẫn con nên Thánh
Hoa lòng hớn hở nở đua chen.
Hoàng Thị Kim Gương
giotrenvungthaonguyen@yahoo.com
Bài 366
KHẤN ƯỚC 1
Thế giới quay cuồng trong vũng đen
Con người khao khát được như sen
Khiết tịnh, đời ai câu chúc tụng
Thanh cao, bước Mẹ khúc mừng khen
Xin vâng thánh ý nêu gương sáng
Nguyện sống ơn thiêng thoát phận hèn
Với Mẹ đồng hành luôn tiến bước
Quê Trời vĩnh phúc quyết đua chen
Lê Đăng Ngôn
Bài 367
KHẤN ƯỚC 2
Lòng dạ con người trắng thay đen
Ứoc gì thanh khiết tựa như sen
Một đóa tinh khôi trong xanh ngọc
Ngàn lời vẹn tín sáng ngời khen
Vang khấn nguyện chiều hôm tha thiết
Vọng tâm linh tối sớm mọn hèn
Mẹ ơi trọn đời con dâng hiến
Vâng lời Khiết tịnh mặc bon chen
Lê Đăng Ngôn
Bài 268
THIÊN TÌNH SỬ
Từ thuở hồng hoang trời đất đen
Chúa cho vũ trụ đẹp như sen
Phàm nhân được tạo từ tro bụi
Thiên Chúa tự sinh đáng chúc khen
Trời đất giao hòa nhờ Thánh Tử
Hồng ân thánh hóa dẫu phàm hèn
Tri ân ghi nhớ Thiên Tình Sử
Ba đức đối thần cùng nở chen
TRẦM THIÊN THU
tramthienthu@gmail.com, tramthienthu@musician.org
Bài 369
SỐNG NGAY CHÍNH THEO PHÚC ÂM.
Lòng ta minh bạch sợ chi đen
Dẫu giữa bùn lầy trắng tợ sen
Miệng thế xỏ xiên, miệng thế trách
Lưỡi đời mai mỉa, lưỡi đời khen
Trách không cùng đảng, ra cao quý
Khen chẳng đồng phe, rõ thấp hèn
Chết đứng cây ngay còn chẳng sợ
Sợ gì những kẻ chỉ bon chen.
Giu-se Nguyễn văn Sướng.
suongoc5254@gmail.com
Bài 370
VỀ CÕI PHÚC (I)
Từ nguyên thủy, thuở vườn Ê Đen
Đã có muôn loài cùng với sen
Ở đó loài người được chúc phúc
Nơi đây Thần Thánh được ca khen
Địa Đàng Thiên Quốc đầy cao quý
Trần thế dương gian quá thấp hèn
Mơ ước cùng tìm về cõi phúc
Bao giờ nhân loại hết đua chen
Paul Nguyễn Minh Thông
paulnguyenminhthong@yahoo.com
paulnguyenminhthong@gmail.com
Bài 371
VỀ CÕI PHÚC (II)
Thời Ê Đen, thuở vườn Ê Đen
Đua nở, muôn hoa nở với sen
Ở đó loài người được chúc phúc
Nơi đây Thần Thánh được ca khen
Địa đàng ơi !! Địa đàng cao quý
Trần thế hỡi !! trần thế thấp hền
Hãy ước mơ, mơ về cõi phúc
Đua chen đi, cố gắng đua chen
Paul Nguyễn Minh Thông
paulnguyenminhthong@yahoo.com
paulnguyenminhthong@gmail.com
Bài 372
Họa bài “Sen giữa lầy”
Giữa cõi phong trần, đen tối đen,
Bỗng bừng lên, ngát một đài sen.
Thị phi chẳng quản lời chê trách,
Đàm tiếu không màng giọng ngợi khen.
“Chúc tụng,” trăm câu, ơn thánh cả
“Xin vâng,” hai tiếng, phận tôi hèn.
Giữa bùn, Sen chẳng hề vương bẩn,
Khiêm hạ, màng chi đua với chen.
Trần Hữu Thuần
bachai2007@hotmail.com,
Bài 373
HOA LÒNG GỞI ANH
Anh yêu dấu !
Em viết cho anh những dòng này, dẫu biết rằng rất có thể anh chẳng đọc. Tuy nhiên trong Thiên Chúa, em biết Người sẽ làm điều Người muốn khi giờ đã điểm. Giờ này, có lẽ anh đã ngủ say và chẳng còn nhớ những gì anh đã nói; nhưng sao trong em mọi sự như mới vừa xảy ra.
Em không bao giờ nghĩ rằng đêm chia tay để anh đi học lại là đêm anh bỏ rơi em trong lặng lẽ nhất. Tại sao anh lại muốn em chứng tỏ tình yêu dành cho anh bằng những điều lạ lùng như thế…?! Em không trách anh vì em hiểu rằng anh thương em và anh muốn em dành cho anh điều quý giá nhất như là một dấu chứng của tình yêu. Có phải như thế là đúng không anh ? Em mong muốn thời gian xa nhau này như một khoảng lặng để chúng ta nhìn lại tình yêu mình dành cho nhau.
Tình yêu của chúng ta chỉ đẹp khi được Thiên Chúa chúc phúc, vì Ngài là Tình Yêu hoàn hảo và tuyệt đối. Chúng ta nhìn về đâu để xây dựng tình yêu của chúng ta ? Nếu không phải nhìn về Tình yêu Giêsu ! Người đã hiến dâng trọn vẹn phẩm tính và trái tim vì chúng ta và cho chúng ta, cho anh và cho em. Anh đã từng nói với em những điều như thế và em luôn tin anh vì những điều như thế.
Điểm đến đầu tiên trong cuộc đời công khai của Chúa Giêsu không phải là đền thánh Giêrusalem, không phải là giữa đám đông náo nhiệt, nhưng là trong một tiệc cưới đầm ấm tại Cana, miền Galilê như là một bàn tiệc Nước Trời hiện diện giữa trần gian. Người chúc phúc cho đôi tân hôn, duy trì và gìn giữ tình yêu của họ trong niềm vui ân sủng, khi chính Người đã làm cho những vò rượu tình rỗng không trở thành rượu ngon trong Người (Ga 2, 1-12).
Điều quan trọng để niềm vui ân sủng được tỏ bày là "Người bảo gì, các anh cứ việc làm theo" (Ga 2, 5). Anh thấy không ? Chỉ cần chúng ta biết lắng nghe và đặt tình yêu của chúng ta trong Tình Người, tất cả sẽ nên trọn vẹn và lâu bền. Người trân quý tình yêu hôn nhân vì nó phản ánh một phần nào tình yêu Thiên Chúa dành cho nhân loại. Cung lòng anh và cung lòng em phải trở nên những bình rượu không chiếm hữu nhau để chính Người sẽ rót đầy Tình Yêu Người trong chúng ta. Như thế anh và em, tình yêu của chúng ta sẽ nồng ấm trong tình Người.
Anh và em đã từng quỳ trước Thánh Thể để nguyện xin Người kết hiệp trái tim chúng ta nên Một trong Trái Tim Người, để anh và em cùng biến đổi nên tinh tuyền, thánh thiện và lớn lên trong ân sủng của Thần Khí Tình Yêu. Trái tim của em đã thuộc về anh và nó thuộc về anh mãi mãi. Trái tim của người nữ rất tinh tế và nhạy cảm. Nó rung nhịp tình yêu tâm linh trước khi cảm nhận thực thể. Dù có nói gì đi nữa trái tim em vẫn luôn dành cho anh. Tình yêu đâu phải chỉ là ham muốn, là thoả mãn, là chiếm hữu. Tình yêu là tiếng nói của trái tim và tự nó sẽ có cách nói riêng kỳ diệu. Bài thơ anh tặng em thật tuyệt vời khi nói rằng:
Tình yêu không phải là tất cả cho một đam mê trần trụi
Tình yêu không là vật chiếm hữu cho riêng một trái tim
Tình yêu tự nó là sự trao ban để tất cả cùng vươn tới ánh sáng
Tâm hồn vẫn mãi là kho tàng kỳ diệu của thiên nhiên
Mà bảo vật quý giá nhất là Tình Yêu luôn lấp lánh
……
Ta để tình yêu lớn lên trong trái tim Người
Dù thế nào!!!
Tình yêu ấy vẫn mãi vươn mình lớn lên trong trái tim ta.
(Dấu Bước Tìm Người – Bài 11)
Chính Thiên Chúa đã cho em cuộc sống trác tuyệt này và chính song thân đã nuôi dưỡng, nâng niu em như một bông hoa diễm lệ. Tất cả điều này là gì ? chẳng phải tất cả là để dành riêng cho anh và chỉ một mình anh đó sao ! Thế sao chúng ta không trân trọng nó như là tất cả mọi người đã trân trọng. Xin anh hãy hiểu và đừng phá vỡ sự hài hoà và lòng quý mến diệu kỳ của Thiên Chúa, cho đến khi Ngài chúc phúc cho trái tim anh và em trước Thánh nhan Người qua bí tích hôn nhân; khi đó tình yêu chúng ta trọn vẹn, hòa điệu và hiệp nhất trong Tình Yêu bao la của Người. Anh có nhớ anh hỏi em thích nhất phúc nào trong Tám Mối Phúc và em đã trả lời thật lòng với anh rằng “Em muốn sống thật thanh khiết trước Thiên Chúa, trước anh và trước bản thân em trong mối Phúc thứ sáu”.
(8) Phúc thay ai có tâm hồn trong sạch,
vì họ sẽ được nhìn thấy Thiên Chúa (Mt 5, 8).
Anh đã cầm tay em và nhìn thật sâu vào mắt em để cảm nhận điều em nói. Em muốn trái tim em và tình yêu của chúng ta trong sáng như giọt sương buổi sớm. Nơi đó Thiên Chúa và anh có thể nhìn xuyên qua mà không bị một bức màn giả dối nào che đậy. Khi anh nhìn thấy trái tim chân thật và tình yêu tinh tuyền em dành cho anh, khi ấy anh đã nhìn thấy nét phác hoạ Chân Dung của Thiên Chúa trong em. Anh ạ ! trong Thiên Chúa em gìn giữ tất cả cho anh và chỉ cho anh mà thôi.
Có thể anh và em chưa hiểu nhau trọn vẹn về tình yêu cũng như về cách hành xử đối với tình yêu dành cho nhau. Đối với em, Tình yêu là nghiêng mình trao sự sống như chính Chúa Giêsu đã trao cho anh và em sự sống của Người, để anh và em được sống và được sống dồi dào sung mãn (Ga 10,10). Chúng ta không còn sống cho mình nhưng sống cho Người mình yêu. Tình yêu phải nói bằng tiếng nói của trái tim chứ không phải bằng ngôn ngữ của khoái cảm xác thịt, vật chất, không phải bằng giọng nói mặc cả của tiền tài hay danh vọng. Tình yêu là cách đón nhận nhau và tôn vinh các giá tri của mỗi nhân vị, đồng thời để các giá trị ấy được triển nở trong chính trái tim của ta.
Tình yêu là cách Người nói với ta
Bằng ngôn ngữ của trái tim thần thiêng huyền nhiệm
Tình Yêu là cách người đón nhận ta
Như chính bản thân ta với muôn vàn khiếm khuyết
(Dấu Bước Tìm Người – Bài 12)
Anh còn nhớ, sau lễ chủ nhật nào chúng ta cũng đến trước hang đá Đức Mẹ để cầu nguyện và cả hai ta đã dâng cho Mẹ Maria bó hoa thiêng là cung lòng và tình yêu tinh trắng của chúng ta. Chúng ta cầu nguyện thật nhiều cho nhau để xin Mẹ nâng niu và gìn giữ tình yêu chúng ta như ngày xưa mẹ nâng niu Con Thiên Chúa trong cung lòng dấu ái của Mẹ. Anh đã đọc cho em nghe bài thơ thật hay ca tụng Mẹ như Đóa Sen thanh khiết giữa cuộc trần bụi bẩn và lắm đa đoan và anh nói với em hãy cố gắng sống như Mẹ.
Về thăm vườn cũ thuở Ê-đen
Thanh thoát ô kìa một đóa sen.
Trong trắng giữa lầy trong trắng gọi
Lặng thầm trên sóng lặng thầm khen.
Gọi mời ai giữ gìn cao quý
Khen ngợi Ai thương đoái mọn hèn.
Hướng tạ ơn Trời chưa nháy mắt
Ngoảnh nhìn sen đã nở đua chen.
(Trăng Thập Tự - Sen Giữa Lầy)
Làm sao em có thể quên được những giây phút đó. Tình Chúa, Tình Mẹ và tình anh hòa quyện vào trong trái tim em trong cơn gió Thần Khí Tình Yêu dịu mát. Tất cả làm em say đắm và bỡ ngỡ. Trái tim em reo lên vui sướng như Mẹ trong ngày truyền tin khi đón nhận một ân sủng quá lớn lao và tròn đầy. Mẹ chỉ sống bình dị và giản đơn trong khiêm nhường và khiết tịnh và Thiên Chúa đã ban cho Mẹ diễm phúc hơn tất cả mọi diễm phúc. Thiên Chúa đã đoái thương phận mọn hèn và đóa sen đã nở hoa ân sủng cho nhân gian là chính Giêsu – Con lòng Mẹ đầy ân phúc. Em cũng chọn cách sống như Mẹ trong khiêm nhượng và khiết tịnh như đóa sen và Thiên Chúa đã chúc phúc cho trái tim em nở hoa khi gặp anh. Em là đoá sen là hương lòng mến của anh mà. Đừng vì một chút thoả mãn làm đam mê vượt giới hạn để hối tiếc cúi đầu trong lặng lẽ. Em yêu anh nhưng anh và em phải ngẩng cao đầu trong tình yêu của mình, chứ không phải thẹn thùng ẩn nấp như Adam và Eva nơi trái cấm mông muội ngày nào.
Anh ạ ! chẳng lẽ tất cả những kỷ niệm vui buồn của những năm quen rồi yêu nhau không đủ để minh chứng tình yêu của chúng ta sao ?! Em đã hạnh phúc biết bao khi nghe những lời yêu thương nồng cháy của anh trên con đường đến Thánh Đường trong cơn mưa phùn lất phất ! Em đã ngỡ ngàng biết bao khi đôi mắt của anh dành cho em những điều ngọt ngào hơn bao điều muốn nói ! Rồi những buổi đón đưa, những trưa chở nhau vòng vèo qua những con phố nhỏ để tìm quán cơm bụi rẻ nhất, ăn trong tiếng cười và nói trong niềm vui. Lúc nào trái tim cũng mong ngóng gặp nhau, dù đôi khi gặp chỉ để giận dỗi vô cớ, lẳng lặng bỏ về cho đêm thao thức trước gió trăng. .. mong sao mau gặp lại... Vâng, còn bao nhiêu kỷ niệm dịu dàng của chúng ta mà bây giờ mỗi khi bước ra đường em phải ngại ngần để không phải ngang qua những con đường thân quen còn vương hình bóng. Sao anh lại nói “Phải cho anh cái gì để mang theo lúc đi xa”. Anh đã mang trái tim của em trong đôi mắt của anh rồi đó !
Anh ! chẳng lẽ mình mất nhau vì con đường một chiều của đam mê nông nỗi sao ?! Anh, người mà em chợt nhận ra là một nửa của mình trong cái nhìn đầu tiên. Người mang em bay vào xứ sở thần tiên với bao câu chuyện dí dỏm, duyên dáng. Người vẫn thường khen em đẹp nhất trong những ngày Chủ Nhật khi em diện chiếc áo dài trắng đi Lễ cùng anh. Anh hay bảo rằng mỗi lần nhìn thấy em chắp tay cầu nguyện, anh như thấy một thiên thần vừa xuống thế. Em sẽ luôn là một thiên thần trinh trắng của anh, em hứa với lòng như thế.
Vậy sao hôm nay ??? Lần đầu tiên em thẳng thắn với anh. Lần đầu tiên em bỏ về mà anh không đạp xe một bên để dỗ dành. Anh đã lặng lẽ ra đi mà chẳng cho em một tin. Em hiểu anh ! Nhưng anh ạ ! Tình yêu chân chính có cần chứng minh như vậy không ? Có thật nhiều cách để nói lên tình yêu của chúng mình phải không anh ? Trái tim em đã thuộc về anh và đó là điều quý nhất và tinh tuý nhất của người con gái. Rồi một ngày nào đó em tin rằng trái tim đó sẽ lớn lên trong anh như nó đã lớn lên từ sự thao thức của em. Anh sẽ nhận ra trái tim của em vẫn cháy bỏng trong anh dù anh đã cố tình quên lãng vì một nghiêng chiều nhục cảm.
Cơn gió không biến đam mê thành lý tưởng
Để tiếng lòng khỏi ray rứt mỗi chiều thu
Khát vọng ơi! hãy dừng bước bên này bờ thỏa mãn
Để vầng mây không gục đầu
Dấu tim mình giữa cơn choáng hoang vu
(Dấu Bước Tìm Người – Bài 4)
Nếu vì sợ mất anh và sợ anh buồn mà em chìu theo đam mê dại khờ ấy, liệu bây giờ em còn dám ngồi đây để viết cho anh những lời thật lòng này. Và khi đi thật xa, tâm hồn anh có thanh thản không, khi để lại trên mảnh hồn em những đêm dài dằn vặt, trăn trở ?! Liệu chúng ta có còn nhớ về nhau với bao điều êm đềm hay chỉ còn lại trong nhau sự nuối tiếc và có thể là trách nhiệm của những hệ quả của một phút nông nỗi. Liệu anh có còn tin em nữa không trong sự dễ dãi nuông chìu bản thân... ?! Em không muốn anh buồn vì bất cứ điều gì. Hãy tin vào anh. Hãy tin vào em. Hãy tin vào tình yêu thánh thiện và thanh khiết của chúng ta trong Thiên Chúa anh nhé !
Cuộc sống của ta và chỉ có một
Người đã trao tặng ta
Hãy giữ lấy nét vẽ cho chiều sâu cảm nhận muôn thực thể
Cho giấc mơ thanh thoát hiện lên màu ánh sáng tĩnh không
Cho ý nghĩa một vùng đất hồi sinh muôn cỏ lá
Cho cõi lòng một âm vọng huyền siêu.
(Dấu Bước Tìm Người – Bài 4)
Anh ạ ! Em có thể làm cho anh không hài lòng với cảm tính của anh nhưng em tin anh sẽ hiểu điều em làm. Em tôn trọng giá trị của anh vì em nhìn nơi đó giá trị cao đẹp của Sự Thiện Thiên Chúa đặt vào trong anh và anh đã trao cho em một tình yêu dịu vợi. Em không muốn anh phải hổ thẹn vì chính tình yêu tuyệt vời ấy. Những điều mình nói đến và những điều mình sống luôn là cây cầu rất dài mà thời gian đã bào mòn chân móng. Em không trách điều đó vì trong em cũng mỏng dòn và yếu đuối. Em chỉ cố sao để giữ tình yêu chúng ta đẹp ngời như anh và em đã nguyện khấn. Em luôn nâng niu đóa huệ tinh trắng và đóa sen sắt son cho tình đầu.
Em tin vào lời cầu nguyện của em và em tin vào tình yêu của anh. Thiên Chúa sẽ làm cho tình yêu của chúng ta tỏa ngát hương. Em luôn cầu nguyện như thế và mãi là như thế khi em đặt tất cả tình yêu của chúng ta trong trái tim Người. Hãy hiểu điều trái tim em trong Tình Yêu Thánh Thể.
Người làm ta ngỡ ngàng
Khi Người nghiêng mình thắp lại Ngọn Lửa Khí Thiêng trong ta
Ta sáng rực lên theo Ánh Sáng của Người
Sự thoát thai của Thần Khí từ Trái Tim huyền nhiệm
Ta như đóa hoa đẹp lên nhờ Chân Dung Người
Sức sống vuơn mình trên đỉnh cao linh thánh
Thế giới mở cánh cửa cho bóng Người lướt qua
Ta đang biến đổi trong Người từ Đêm tịch lặng thuở ấy
(Đoản Khúc Viết Về Người – Bài 49)
Hãy biến đổi trong Thiên Chúa anh ạ và tất cả anh và em sẽ đẹp ngời trong Chân Dung Sự Thiện của Người. Gởi đến anh Hoa Lòng của em. Nhớ về anh trong tình yêu của Người – Thiên Chúa Tình Yêu.
TB: Anh sẽ ngạc nhiên sao em biết được địa chỉ của anh dù anh đã dấu kín. Trái tim mách bảo hết đó anh à !
ĐÓA SEN NHỎ CỦA ANH
15/01/2010
ATM
vu@navhcm.com.vn,
Bài 374
HỒNG ÂN THÁNH
Hụp lặng ngầm bùn thật thấm đen.
Hào quang chiếu sáng một hoa sen
Trinh truyền khiết tịnh hồng ân thánh
Đẹp qúa người trinh nử đáng khen
Sóng vổ bèo trôi đời khốn khổ
Trầm mỉnh sống thật qúa hư hèn
Từ nay mến Chúa nhìn lên mẹ
Tội lổi kêu mời quyết chẵng chen
Nam Giao Uc
Bài 375
Hai tiếng “xin vâng”: Luận về Đức Maria
Mẹ ôi! Đời con dõi bước theo Mẹ. Chúng ta bây giờ hát câu hát của Cha Mi Trầm nghe dễ dàng vì lời ca quen thuộc và điệu ca thánh thót, mà lắm khi không nghĩ, liệu có dễ dàng dõi bước theo Mẹ hay không? Hai tiếng “Xin vâng” nằm trên đầu lưỡi sẵn sàng bật ra mà thiếu mất suy tư sâu thẳm kèm theo sau đó. Đặt mình vào vị trí của Đức Maria, một thiếu nữ mười lăm mười sáu chưa lập gia đình—chưa nói đến việc Người đã tự hứa không lập gia đình để phụng sự Thiên Chúa—chúng ta có dám thưa hai tiếng nhẹ nhàng đó để mang thai khi chưa có chồng như cô thiếu nữ Maria đã thưa không? Rồi suốt cuộc đời, chúng ta có can đảm thưa hai tiếng “Xin vâng” theo ý Thiên Chúa không? Theo tôi, thật khó, vì phải bỏ đi nhiều thứ quá. Ta thử điểm qua sự mất mát Đức Maria phải gánh chịu qua hai giai đoạn cuộc đời: Khi thưa “Xin vâng” với sứ thần để Ngôi Lời nhập thể, và khi thưa “Xin vâng” với ý định của Thiên Chúa trong chương trình cứu độ của Đức Giêsu.
A. Lời “Xin vâng” thưa với sứ thần:
Tân Ước—Phúc âm Luca— tường thuật cuộc đối đáp giữa sứ thần từ bắt đầu cho đến khi Đức Maria thưa hai tiếng “Xin vâng” vỏn vẹn từ câu 28 đến câu 38. Chúng ta ngày nay đọc lại tường thuật mười câu ngắn gọn đó, có cảm giác chẳng chút khó khăn nào khi cô Maria trinh nữ tuân hành thụ thai theo quyền lực của Chúa Thánh Linh. Có lẽ không thiếu người trong chúng ta cho rằng, Đức Maria “đầy ơn phúc” như vậy nên chuyện thưa “Xin vâng” là chuyện dĩ nhiên khi nghe tiếng sứ thần mời gọi.
Suy nghĩ lại cho thấu đáo, tôi nghĩ không đơn giản như vậy. Tôi cho rằng tâm tư của cô trinh nữ Maria phải dằn vặt rất nhiều vì biết bao nhiều điều phải mất đi khi thuận theo ý Chúa qua hai tiếng “Xin vâng” đơn giản đó:
1) Mất sự trinh khiết tự nguyện:
Sứ thần liền nói: “Thưa bà Maria, xin đừng sợ…. Và này đây bà sẽ thụ thai, sinh hạ một con trai, và đặt tên là Giêsu” (Lc. 1, 30-31 ). Có lẽ phải nói là thưa cô Maria, vì không ai gọi một thiếu nữ còn trẻ chưa lập gia đình bằng bà. Sứ thần không hề hứa cô sẽ thụ thai, cô sẽ sinh con, và cô sẽ còn trinh khiết. Nhưng ở đây, vấn đề không phải là cô Maria sợ hãi và đau khổ vì sẽ mất đi sự trinh khiết, mà chính là vì cô sẽ mất đi một điều cô đã lựa chọn.
Một người khi đã chọn lựa một điều gì, điều đó sẽ trở thành một phần của bản thể, một phần của tài sản tinh thần hoặc vật chất. Mất đi sự chọn lựa đó là mất đi chính bản thể, chính tài sản của mình. Tại sao? Vì chính sự chọn lựa đã là một công việc khó khăn, dằn vặt. Tôi có một số tiền, và tôi muốn mua một bộ xalông. Hình ảnh của món đồ tôi muốn mua hiện ra mập mờ trong trí tôi. Tôi dọ giá nơi này dọ giá nơi khác, cân nhắc chất lượng và kiểu dáng, cân nhắc nơi sản xuất, bàn bạc với người này người khác. Cuối cùng, tôi đem về nhà món hàng vừa túi tiền của tôi mà tôi cho là vừa ý. Liền đó, khi bộ xalông được đặt vào phòng khách, tôi đã thấy nó làm sao ấy. Tôi bực bội vì đã không chọn lựa đúng theo ý tôi muốn, cho đến khi một ai đó nói, “Thôi được rồi, thế cũng được!” Trong muôn ngàn người con trai con gái tôi để mắt chọn lựa để kiếm được một người tâm đầu ý hợp, rốt cuộc tôi trở thành vợ thành chồng của một ai đó. Thế nhưng, chắc không ít người trong chúng ta nếu có cơ hội sẽ làm lại khác đi!
Nếu sự chọn lựa của tôi là một chọn lựa hoàn toàn tuyệt bích theo ý tôi muốn, thử hỏi tôi còn trân quí đến chừng nào. Vì thế, chúng ta có thể hiểu được thiếu nữ Maria đã phải đau đớn chừng nào khi thưa hai tiếng “Xin vâng” đơn giản đó. Giữa nhiệm vụ cao cả thụ thai và làm mẹ Con Đấng Tối Cao (Lc. 1, 32) với việc giữ sự trinh khiết đã chọn lựa và trân quí, cô thiếu nữ Maria không cho vinh dự cao cả trước có thể sánh được với điều cô đã chọn lựa sau. Vì vậy nên cô đã ngại ngùng: “Việc ấy sẽ xẩy ra cách nào, vì tôi không biết đến việc vợ chồng!” (Lc. 1, 34) Cuối cùng, cô đã thuận thưa “Xin vâng” không phải vì vinh dự làm mẹ Con Đấng Tối Cao, mà chỉ vì vâng phục thánh ý của Thiên Chúa, “Vâng, tôi đây là nữ tỳ của Chúa, xin Chúa cứ làm cho tôi như lời sứ thần nói” (Lc. 1, 38). Và trong sự vâng phục, cô Maria tin rằng sự trinh khiết mà cô đã chọn lựa sẽ không mất đi do quyền năng của Chúa Thánh Linh qua lời sứ thần bảo đảm, cho dẫu không nói ra rõ ràng, “Vì đối với Thiên Chúa, không có gì là không thể làm được” (Lc. 1, 37; nhấn mạnh của bản dịch)
2) Mất danh dự và mạng sống:
Theo luật Israel, người con gái mất trinh khiết trước khi lập gia đình bị chồng phát hiện sẽ bị ném đá cho đến chết (Đnl. 22, 20-21). Khi một cô gái đã đính hôn lại ăn nằm với người đàn ông khác, cả hai người cũng sẽ bị ném đá cho đến chết (Đnl. 22, 23-24). Ở đây còn hơn thế. Cô thiếu nữ Maria chẳng những “mất trinh khiết,” “ăn nằm với người khác,” mà còn đã mang thai không phải do Đức Giuse, người được chọn lựa để cô gọi là chồng. Liệu cô Maria không biết cô có thể sẽ bị ném đá cho đến chết nếu Đức Giuse—theo lệ thường—tố cáo tình trạng đó sao? Chắc chắn cô đã biết luật, và như thế ta thấy cô sẽ phải sợ hãi đến chừng nào khi thưa hai tiếng”Xin vâng” tưởng chừng đơn giản đó.
Luật lệ Việt Nam ta ngày xưa đối với việc con gái không chồng mà chửa cũng nặng nề vô cùng. Các cô nếu không thú nhận ai là tác giả của bào thai để làng qui tội, sẽ bị nằm sấp để bụng bầu vào một cái hố đào sẵn, trói căng tay căng chân để chịu phạt mấy chục hèo, chưa tính gia đình phải nộp phạt và bị xóm giềng bêu riếu “Đồ gia đình không biết dạy con!” Thậm chí các cô còn có thể bị bỏ trôi sông như trong chuyện cổ tích truyền kì Bá đế. Có cô gái Việt Nam nào mấy ngàn năm về trước dám thưa hai tiếng “Xin vâng” để nhận lấy một bào thai không chứng minh được không? Câu trả lời chắc chắn là không.
Trong Đức Maria, Mẹ Chúa Con, Bộ II (Mary, Mother of the Son, Vol. II ), Mark Shea tưởng tượng việc cô thiếu nữ Maria sau khi mang thai đã—với giọng nói ngây thơ vô tội—trình bày với Đức Giuse và những người khác về việc cô mang thai do quyền lực của Chúa Thánh Linh qua câu chuyện cô gặp gỡ sứ thần. Shea còn đặt câu hỏi liệu người đọc nào có vợ, tin tưởng vào vợ, có sẽ tin được vợ mình khi nghe bà ta kể lại câu chuyện mang thai không phải do chồng như câu chuyện của Đức Maria không? Shea trả lời ông tin vợ ông.
Tôi không biết có ai trong chúng ta tin được vợ mình như ông Shea đã tin vợ ông ấy hay không. Riêng tôi, tôi không dám cả quyết. Làm sao mà tin được chuyện lạ lùng như vậy? Ai mà tin được điều cô ta nói là thụ thai bởi quyền phép của Chúa Thánh Linh (Lc. 1, 35), cứ y như trong chuyện thần thoại?
Nói như thế để cho thấy, hai tiếng “Xin vâng” tuy đơn giản nhưng không phải dễ dàng nói lên. Nếu thiếu niềm tin tưởng thực sự và hoàn toàn vào quyền năng của Thiên Chúa, cô thiếu nữ Maria chắc chắn không dạm bạo mồm bạo miệng. Chỉ một lời “Xin vâng” cô thốt lên, cả danh dự cả mạng sống của cô có thể chấm dứt trong tủi nhục.
3) Mất niềm vui đơn giản của cuộc sống bình thường:
Một cô gái mang thai trước khi về nhà chồng, cho dẫu được chồng tin vào câu chuyện gặp gỡ sứ thần do mình kể lại, liệu có thể giải thích với mọi người lí do mang thai của mình không? Chắc không. Chắc cô Maria cũng không tránh khỏi tiếng ong tiếng ve của những người xóm giềng ngồi lê đôi mách, vô công rỗi nghề. Chúng ta ngày nay khi nói đến Đức Maria, Trinh Nữ Maria, Mẹ Thiên Chúa, chúng ta có ngay hình ảnh của một Đức Bà uy nghiêm ngự trên tòa, chân đạp con rắn, đầu đội vương miện mười hai ngôi sao, tay ẳm Chúa Hài Nhi hoặc đang buông thỏng ban muôn ân phúc, mà quên đi hình ảnh của cô Maria, một thiếu nữ “mười sáu trăng tròn.” Do đó, khi nói cô Maria sợ hãi vì đã mang một bào thai không thể giải thích nguồn gốc với mọi người, có người lấy làm “kì cục,” không chừng còn cho là phạm thượng. Thế nhưng, đặt trong bối cảnh của Israel thời đó, bối cảnh của cô thiếu nữ thôn quê, điều này phải là một điều hết sức bình thường.
Sách Phúc âm ngụy thư Giacôbê viết, “Và cô ở lại với Elizabeth ba tháng; và ngày qua ngày bụng cô lớn hơn lên. Và cô Maria sợ hãi, trở về chính nhà cô và ẩn mình tránh các con trai của Israel. Và cô được mười sáu tuổi khi các huyền nhiệm này xẩy ra. ” Cho dẫu đây là trong ngụy thư, không được xếp vào văn kiện chính thức của Giáo hội, câu chuyện cũng nói lên được tâm trạng chung của mọi thiếu nữ Israel thời đó trong trường hợp như cô Maria: sợ hãi và xấu hổ. Hai tiếng “Xin vâng” đã lấy mất đi của cô Maria cuộc sống hồn nhiên thôn dã của cô thiếu nữ tuổi xuân phơi phới.
4) Mất lòng tin của những người đã tin tưởng vào Bà:
Cũng theo Ngụy thư nói trên, Đức Giuse được các tư tế giao cho gìn giữ người trinh nữ của Chúa:
Và vị tư tế nói với Giuse, Ông đã trúng thăm được chọn để bảo vệ người trinh nữ của Chúa…. Và Giuse nói với Maria: Này, tôi đã nhận cô từ đền thờ của Chúa; và giờ đây tôi để cô ở lại nhà, và đi xa để cất nhà cửa của tôi, rồi tôi sẽ trở về với cô.
Như thế cho biết ông Giuse đã một lòng tin tưởng vào sự trinh khiết của cô Maria, sự trinh khiết mà ông và mọi người nghi ngờ cô đã đánh mất do kết quả của việc cô thưa hai tiếng “Xin vâng” tuân phục thánh ý của Thiên Chúa. Chẳng lẽ cô không biết lời “Xin vâng” đơn giản của cô sẽ làm mất lòng tin nơi ông Giuse đã tin tưởng vào cô sao? Và chẳng lẽ lòng cô—thánh thiện và trinh trong như vậy—lại không cảm thấy xót xa khi phải làm mất lòng một người như Giuse sao?
Hơn thế nữa, các tư tế khi giao cô cho Giuse để giữ trọn lề luật hôn nhân của mọi người Do thái, đã với mục đích để Giuse, một người đã luống tuổi, giữ gìn “người trinh nữ của Chúa” theo ý nguyện giữ trinh khiết mà cô đã chọn lựa từ lâu. Vì thế, khi Annas, một kí lục, đến nhà Đức Giuse, và:
thấy Maria đang mang thai. Và ông chạy đến với vị tư tế, và nói với ông ấy: Giuse, người mà ông xác minh, đã phạm một tội nặng nề. Và vị tư tế nói: Sao lại thế? Và ông ấy nói: Ông ta đã làm ô uế người trinh nữ mà ông ta đã nhận ra khỏi đền thờ của Chúa, và đã lén lút thành hôn với cô ta…..
Vị tư tế cho người dẫn Giuse và Maria đến trước tòa:
Và vị tư tế nói: Maria, tại sao cô đã làm điều này? Và tại sao cô đã hạ thấp linh hồn cô đến thế, và đã quên Chúa, Thiên Chúa của cô?... Và cô khóc xót xa, nói: Như Chúa Thiên Chúa của tôi hằng sống, tôi trong sạch trước Người, và chẳng biết một người đàn ông nào.
Một lần nữa, chúng ta tự hỏi, Đức Maria khi thưa hai tiếng “Xin vâng,” chẳng lẽ không biết là sẽ phải chấp nhận “tiếng khóc xót xa” vì làm mất niềm tin của các vị tư tế đã chăm sóc gìn giữ ý nguyện của cô đối với Thiên Chúa. Không cần trả lời, chúng ta hiểu lòng cô đã phải cân nhắc đắn đo và đau đớn chừng nào khi thưa: “Vâng, tôi đây là nữ tỳ của Chúa, xin Chúa cứ làm cho tôi như lời sứ thần nói” (Lc. 1, 38).
B. Lời “Xin vâng” trong chương trình cứu độ của Thiên Chúa:
Trong giai đoạn thứ hai của cuộc đời, Đức Maria không còn may mắn được sứ thần đến hỏi để có thể suy nghĩ trước khi nói lên hai tiếng “Xin vâng.” Dư âm và hiệu quả của lời thưa “Xin vâng” thứ nhất đã đóng ấn cuộc đời Bà. Bà không còn cách nào khác hơn cách tuân phục thánh ý của Thiên Chúa mà Đức Giêsu—Con Trai Bà—phải thực hiện.
5) “Một lưỡi gươm sẽ đâu thâu tâm hồn bà” (Lc. 2, 35):
Nếu Thiên Chúa cho phép tin vào lời tướng số thì đây là một hạn vận cho Con Trai Bà và cho chính Bà mà Đức Maria không có cách nào khác ngoại trừ vâng phục. Thánh Luca ghi lại lời của ông Simêôn:
“Thiên Chúa đã đặt cháu bé này làm duyên cớ cho nhiều người Israel ngã xuống hay đứng lên. Cháu còn là dấu hiệu cho người đời chống báng; và như vậy những ý nghĩ từ thâm tâm nhiều người sẽ lộ ra. Còn chính bà, một lưỡi gươm sẽ đâm thâu tâm hồn bà” (Lc. 2, 34-35).
Nếu là chúng ta, liệu chúng ta có thể “điềm nhiên” để cuộc đời xẩy ra đau đớn như vậy mà không “cựa quậy” cố tránh thoát hay không? Chẳng lẽ “cha và mẹ Hài Nhi” (Lc. 2, 33) đành buông xuôi theo số phận dễ dàng như vậy sao? Thế mà quả thực, Đức Maria lại để vang lên hai tiếng “Xin vâng” trong lòng Bà, hoàn toàn tuân phục thánh ý của Thiên Chúa. Làm sao Bà có thể làm như vậy mà không cay đắng trong lòng?
6) “Người bảo gì, các anh cứ việc làm theo” (Ga. 2, 5)
Tại tiệc cưới Cana mà câu chuyện ai trong chúng ta cũng có thể đã thuộc nằm lòng, Thánh Gioan tường thuật lời yêu cầu của Đức Maria với Con Trai Bà để xin tiếp tay với chủ nhà khi nhà chủ hết rượu (Ga. 2). Khi đọc các tường thuật Kinh thánh, chúng ta thường chỉ nhớ đến bản thể Thiên Chúa của Chúa Giêsu mà quên đi bản thể con người của Người. Đức Maria không vậy. Đức Giêsu vẫn là con trai của Bà theo tính người đồng thời là Thiên Chúa của Bà theo tính Chúa. Đặt mình vào thời đại lúc Chúa Giêsu còn tại thế, điều này dễ hiểu vì chẳng một ai—ngoại trừ Đức Maria—nhận biết thiên tính của Đức Giêsu. Giáo hội ban đầu cũng cần đến Công đồng Chalcedon—451 năm sau Chúa Giáng sinh—để xác nhận hai bản tính của Đức Giêsu Kitô sau nhiều cơn sóng gió lạc giáo hoặc nhận điều này hoặc nhận điều kia mà không nhận cả hai! Ngày nay, thậm chí còn có người không nhận cả nhân tính cả thiên tính của Đức Giêsu Kitô khi cho rằng câu chuyện về Đức Giêsu xứ Nazareth chỉ là một huyền thoại!
Đức Maria trong tiệc cưới này đã yêu cầu một hành động khác thường của Đức Giêsu không phải để phô trương rằng Bà có một người con trai tài phép như người Tin lành Evangelical quan niệm theo bộc lộ của Mark Shea trong Đức Maria, Mẹ Chúa Con, Bộ II. Đúng ra, Bà muốn cho mọi người nhìn thấy tính Thiên Chúa trong người mà dáng vẻ bên ngoài là con trai của Bà để mọi người nói lên lời “Xin vâng” khi Bà dặn những người giúp việc, “Người bảo gì, các anh cứ việc làm theo” (Ga. 2, 5). Chắc chắn những người nghe lời Đức Maria dặn dò sẽ phải thắc mắc, “Anh con trai con bà Maria này là ai và sẽ làm được điều gì mà chúng ta phải vâng lời anh ta?”
Đức Maria không chỉ giữ lời “Xin vâng” mà Bà đã một lần thưa với sứ thần để tuân phục Thiên Chúa mà còn muốn mọi người—môn đồ và không phải môn đồ của Đức Giêsu Kitô—phải thưa lời “Xin vâng” như vậy, “Người bảo gì, các anh cứ việc làm theo.”
7) “Thưa Bà, đây là con của Bà” (Ga. 19, 26):
Là môn đồ đầu tiên của chính con trai mình trong Giáo hội, Đức Maria đã vâng phục trọn đời Bà. Lời “Xin vâng” được biểu hiện một lần cuối cùng trong cuộc sống trần thế của Đức Giêsu—con trai Bà và là Con Trai Đấng Tối Cao (Lc. 1, 32)—khi Đức Giêsu giao phó Bà cho Gioan, môn đồ người mến, “Thưa Bà, đây là con của Bà” (Ga. 19, 26). Phúc âm Gioan không mô tả một lời đáp trả nào của Đức Maria trước lời lẽ của Đức Giêsu.
Lời thưa “Xin vâng” đó được biểu hiện rõ rệt khi Gioan kết thúc tường thuật: “Kể từ giờ đó, người (Gioan) rước bà về nhà mình” (Ga. 19, 27). Đức Maria “xin vâng” con trai mình mà cũng là Thiên Chúa không một lời thảo luận. Bà không hề nói, “Thôi, hay con để mẹ với với dì Elizabeth cho có chị có em!” Trái lại, người con trai đó, người đàn ông đó, cho dẫu giờ đây đang phơi xác trần truồng, thân thể rách nát, máu me vương vãi, đang hấp hối cái chết nhục nhã của kẻ tội phạm ngang hàng với quân trộm cướp (Lc. 23, 33; Mc. 15, 27-28; Mt. 27, 38), vẫn là Thiên Chúa cao cả mà Bà không ngừng thưa lên hai tiếng “Xin vâng” của kẻ nữ tì hèn mọn.
Kết luận: “Trong đầm gì đẹp bằng sen”
Câu ca dao của tổ tiên ta để lại ví hoa sen như mẫu người không vướng thị phi đàm tiếu trong cuộc sống trần tục, “Gần bùn nhưng chẳng hôi tanh mùi bùn.” Nếu đem lời ví von này đặt vào Đức Trinh Nữ Maria, chắc không có lời nào thích hợp hơn. Trong cuộc sống của xã hội Israel, cuộc sống mà Đức Giêsu Kitô Chúa chúng ta đã lên án là “mồ mã tô vôi,”xã hội với những người Pharisêu mà Phúc âm Matthêô đã dành nguyên chương 23 để tường thuật lời Chúa Giêsu lên án, xã hội với một thứ men xấu xa mà Đức Kitô phải căn dặn các môn đồ “Anh em phải coi chừng men Pharisêu và men Hêrôđê!” (Mc. 8, 15), Đức Maria đã một mình biểu dương đức trinh khiết và đức vâng phục. Gương phẩm hạnh của Mẹ chúng ta đã rõ ràng đến nổi sứ thần phải nghiêng mình chào kính, “Mừng vui lên, hỡi Đấng đầy ân sủng” (Lc. 1, 28). Phẩm hạnh Mẹ chúng ta đã trỗi bật đến nổi Thiên Chúa cho Mẹ được “từ nay, hết mọi đời sẽ khen tôi diễm phúc” (Lc. 1, 48).
Nếu đặt Mẹ trên nền thời đại chúng ta đang sống, phẩm hạnh của Mẹ còn “bỗng bừng lên, ngát một đài sen.” Trinh khiết và vâng lời trong thời đại này, thanh niên nam nữ cho là chuyện của những người xuẩn ngốc rồ dại. Ai nghe theo bài học “xin vâng” mà Đức Maria để lại sẽ bị coi như là những kẻ không biết đến thế đứng của chính mình để đòi hỏi, những kẻ nhu nhược chỉ biết để người khác đè đầu cỡi cổ mình.
Tuy nhiên, lời “Xin vâng” không đơn giản chi là một lời nói, một câu hát Mẹ ôi! Đời con dõi bước theo Mẹ. Nói lên được lời nói đơn giản đó là một quá trình đau khổ và chấp nhận, như Mẹ đã phải đau khổ và chấp nhận suốt cả cuộc đời. Muôn ân sủng, muôn hồng phúc, muôn tước hiệu được Thiên Chúa ban cho và được Giáo hội sử dụng để ca tụng Mẹ, theo tôi đều xuất phát từ hai tiếng “Xin vâng” can đảm đó. Hồng phúc Thụ thai vô nhiễm, hồng phúc Hồn xác lên Trời, hồng phúc Mẹ Thiên Chúa, theo tôi sẽ không bao giờ có nếu không có sự can đảm của việc Mẹ thưa với sứ thần hai tiếng “Xin vâng.”
Trần Hữu Thuần
bachai2007@hotmail.com,
BÀI XƯỚNG VÀ ĐỊA CHỈ
SEN GIỮA LẦY
Về thăm vườn cũ thuở Ê-đen
Thanh thoát ô kìa một đóa sen.
Trong trắng giữa lầy trong trắng gọi
Lặng thầm trên sóng lặng thầm khen.
Gọi mời ai giữ gìn cao quý
Khen ngợi Ai thương đoái mọn hèn.
Hướng tạ ơn Trời chưa nháy mắt
Ngoảnh nhìn sen đã nở đua chen.
Trăng Thập Tự
Bài dự thi xin gởi cùng lúc về cả hai điện chỉ:
ttmvcssr@gmail.com và gopnhattho@yahoo.com
Muốn theo dõi chương trình đoan hứa khiết tịnh và tòan bộ các thông báo về cuộc thi từ đầu, có thể xem tại hai điện chỉ:
http://huongvedaihoidanchua.net/doanhuakhiettinh/3445.html
hoặc
http://www.dunglac.org/index.php?m=home&v=subject&is=35
GIỚI THIỆU CÁC BÀI MỚI
351-375
Trong 25 bài đợt này, có hai bài văn xuôi, số 273 và 275. Ước mong sẽ có thêm nhiều vị tham gia viết văn xuôi cổ võ đoan hứa khiết tịnh.
Những tác giả có thứ tự bài là bội số của 25 được nhận coupon mua hàng trên mạng www.Fatimacompany.com, trị giá 200.000 VNĐ. Lần này là tác giả Trần Hữu Thuần, bài số 375.
Xin lưu ý: Quí vị ở nước ngoài được tặng quà của Fatimacompany.com vui lòng cho một địa chỉ tại Việt Nam để nhận quà.
Muốn tìm hiểu thêm về “sản phẩm công giáo trực tuyến”, xin hỏi info@fatimacompany.com
Bài 351
XƯỚNG HOẠ
ĐOAN NGUYỀN KHIẾT TRINH.
Phong trào chiếu sáng giữa đêm đen
Giục giã muôn người bắt chước sen
Đoan hứa, nhất thi khởi xướng chúc
Thệ nguyền, vạn phụ hoạ thi khen
Chúc gìn trong sạch đời cao quý
Khen giữ khiết trinh kiếp mọn hèn
Muôn vạn mỹ từ, muôn mỹ ý
Triển khai thi hoạ nở đua chen.
Giu-se Nguyễn văn Sướng.
suongoc5254@gmail.com
Bài 352
TRÒ ĐỜI
Trò đời đổi trắng lại thay đen,
Hoa súng lập lờ tưởng đóa sen.
Khôn dại tình đời thương với ghét
Nên hư miệng thế tiếng chê khen.
Của tiền lừa đão là gian dối,
Danh lợi bon chen cách thấp hèn.
Thiện ác đáo đầu, chung hữu báo,
Bình tâm tỉnh thức chớ bon chen.
Phaolo NGUYỄN GIỚI
Bài 353
SAO MAI
Lấp lánh trên cao giữa bóng đen
Sao Mai sáng tỏ ngỡ hoa sen
Kính mừng Đức Mẹ đầy Ơn phước
Cảm tạ Chúa Trời đáng ngợi khen
Năm tháng trần gian luôn có Mẹ
Phút giây cuộc sống cố không hèn
Xin thương chỉ dẫn đường thanh khiết
Dẫu có ngậm ngùi khi lệ chen
Trầm Thiên Thu
Bài 354
GÓT SEN E-VÀ
Nằm mơ mộng giữa thuở Ê-đen
Chợt thấy E-và tựa đóa sen.
Bao kẻ say sưa, bao kẻ gọi
Một người ngây ngất, một người khen.
Gọi bà dáng ngọc, hoa nên mọn
Khen vợ gót tiên, nguyệt phải hèn.
Ấy vậy mà sao thân trót dại
Làm con người mãi kiếp đua chen.
Phêrô Đỗ Khắc Minh Khoa
peterkhoakhacdo@yahoo.com
Bài 355
HOÀI CẢM
Trở về ngày ấy thuở Ê-đen
Nguyên tội nhơ bùn bám gót sen.
Thiên Chúa thương tình, Thiên Chúa hứa
Thế nhân hoài cảm, thế nhân khen.
Hứa ơn cứu độ: ôi cao cả
Khen Mẹ trinh nguyên: ấy mọn hèn.
Khấn nguyện từ nay vâng Thánh Ý
Hoa lòng khiêm hạ, chẳng bon chen.
Phêrô Đỗ Khắc Minh Khoa
peterkhoakhacdo@yahoo.com
Bài 356
TÌNH BUỔI Ê-ĐEN
Tình yêu buổi ấy ở Ê-đen
Đẹp đẽ, thanh bình tựa đóa sen.
Thiên Chúa thương người, Thiên Chúa chúc
Con người mến Chúa, con người khen.
Chúc người triển nở bao điều quý
Khen Chúa tạo nên mọi kiếp hèn.
Muôn thuở thành tâm xin cảm tạ
Trung trinh theo Mẹ, há đua chen.
Phêrô Đỗ Khắc Minh Khoa
peterkhoakhacdo@yahoo.com
Bài 357
VÔ NHIỄM TRINH VƯƠNG
Theo lời Chúa hứa thuở Ê-đen
Nhân loại rực lên một đóa sen.
Thanh khiết, mỹ miều, Thiên Chúa chọn
Phúc ân chan chứa, thế nhân khen.
Chọn làm Mẹ Chúa, ôi cao quý
Khen tiếng Xin Vâng quá mọn hèn.
Vô Nhiễm Trinh Vương xin trợ giúp
Đoàn con lạc lối chốn chân chen.
Phêrô Đỗ Khắc Minh Khoa
peterkhoakhacdo@yahoo.com
Bài 358
LỜI NGUYỆN THẦM DÂNG MẸ
Kìa trông trên cả đám bùn đen
Rực rỡ muôn phần một đóa sen.
Con muốn nhủ lòng, con muốn hứa
Mẹ thương soi trí, Mẹ thương khen.
Hứa đời khiết tịnh, sinh tâm quý
Khen kiếp thanh tân, sống dạ hèn.
Ngắm Mẹ, con nhìn chưa nháy mắt
Sen Trời ân phúc đã đua chen.
Phêrô Đỗ Khắc Minh Khoa
peterkhoakhacdo@yahoo.com
Bài 359
THOẢNG ÁNH SEN VỀ
Lòng con nhơ nhớp vướng bùn đen
Buổi sớm Mẹ về thoảng ánh sen.
Thương Mẹ, con ngâm bài chúc tụng
Yêu con, Mẹ hát khúc ca khen.
Con rằng con chỉ là tro đất
Mẹ nói Mẹ đây cũng vật hèn.
Thôi thế Mẹ con ta đỡ bước
Trong tình thương Chúa nở đua chen.
Phêrô Đỗ Khắc Minh Khoa
peterkhoakhacdo@yahoo.com
Bài 360
MẸ NGÀN SEN
Hỡi người mê mải chốn bùn đen
Ngoảnh mặt trông về này đóa sen.
Cứ ngỡ chơ vơ không tiếng tụng
Tưởng rằng lạc lõng chẳng lời khen.
Thế nhưng thơm ngát niềm cao quý
Mà lại thanh cao nỗi mọn hèn.
Lạy Mẹ ngàn sen, Vô Nhiễm Tội
Xin noi gương Mẹ, chẳng bon chen.
Phêrô Đỗ Khắc Minh Khoa
peterkhoakhacdo@yahoo.com
Bài 361
KHẤN MẸ
Giữa khoảng không gian bóng tối đen
Hào quang chiếu sáng một bông sen
Thiên cung các thánh hân hoan chúc
Dưới thế đàn con cất tiếng khen
Khấn Mẹ thương ban ơn can đảm
Cho con thoát khỏi cảnh hư hèn
Tình thương của Chúa cao vời vợi
Tội lỗi con nguyền quyết chẳng chen
Nam Giao-thica
namgiaouc@yahoo.com.au
Bài 362
CHỦ VƯỜN Ê ĐEN (Phần I)
Ngài là Ông Chủ vườn Ê Đen
Xin tiến dâng Người một đóa sen
Danh Thánh Ngài, vô cùng Quý Trọng
Thánh Danh Cha, mãi mãi ca khen
Đừng chê tôi tớ quá hèn mạt
Chớ chấp cùng đinh rất mọn hèn
Chúa hỡi !! yêu con xin nhận lấy
Cứu con trên bước đường đua chen
PAUL NGUYỄN MINH THÔNG
paulnguyenminhthong@yahoo.com
Bài 363
CHỦ VƯỜN Ê ĐEN (Phần II)
Người là Bà Chủ vườn Ê Đen
Tức tối Sa Tan cắn gót sen
Nhờ Chúa Nữ Tỳ được chúc tụng
Bởi Trời Tớ Nữ được ca khen
Từ nay danh Me rất cao quý
Mã mãi tên con quá mọn hèn
Mẹ hỡi !! thương con xin dẫn dắt
Trên đường dương thế phải đua chen
PAUL NGUYỄN MINH THÔNG
paulnguyenminhthong@yahoo.com
Bài 364
CHỦ VƯỜN Ê ĐEN (Phần kết)
Con không phải chủ vườn Ê Đen
Xin hỏi, Địa Đàng chỉ có sen….??
Nơi ấy có ai bị rẻ rúm…??
Chốn nầy có kẻ được ca khen…??
Tuyệt vời đất nước đầy cao quý
Tuyệt hảo non sông không mọn hèn
Vạn vạn tuế mong Cha hãy đến
Chúng con hết vất vã đua chen
PAUL NGUYỄN MINH THÔNG
paulnguyenminhthong@yahoo.com
Bài 365
BÀI CA DÂNG Mẹ
Bao năm con bước giữa bùn đen
Nay về dâng Mẹ một đóa sen
Mắt đẫm ăn năn mắt đẫm lệ
Lời ca thống hối lời ca khen
Thiên cung Mẹ ngự nơi cao trọng
Địa giới con vươn kiếp mọn hèn
Từ đây Mẹ dẫn con nên Thánh
Hoa lòng hớn hở nở đua chen.
Hoàng Thị Kim Gương
giotrenvungthaonguyen@yahoo.com
Bài 366
KHẤN ƯỚC 1
Thế giới quay cuồng trong vũng đen
Con người khao khát được như sen
Khiết tịnh, đời ai câu chúc tụng
Thanh cao, bước Mẹ khúc mừng khen
Xin vâng thánh ý nêu gương sáng
Nguyện sống ơn thiêng thoát phận hèn
Với Mẹ đồng hành luôn tiến bước
Quê Trời vĩnh phúc quyết đua chen
Lê Đăng Ngôn
Bài 367
KHẤN ƯỚC 2
Lòng dạ con người trắng thay đen
Ứoc gì thanh khiết tựa như sen
Một đóa tinh khôi trong xanh ngọc
Ngàn lời vẹn tín sáng ngời khen
Vang khấn nguyện chiều hôm tha thiết
Vọng tâm linh tối sớm mọn hèn
Mẹ ơi trọn đời con dâng hiến
Vâng lời Khiết tịnh mặc bon chen
Lê Đăng Ngôn
Bài 268
THIÊN TÌNH SỬ
Từ thuở hồng hoang trời đất đen
Chúa cho vũ trụ đẹp như sen
Phàm nhân được tạo từ tro bụi
Thiên Chúa tự sinh đáng chúc khen
Trời đất giao hòa nhờ Thánh Tử
Hồng ân thánh hóa dẫu phàm hèn
Tri ân ghi nhớ Thiên Tình Sử
Ba đức đối thần cùng nở chen
TRẦM THIÊN THU
tramthienthu@gmail.com, tramthienthu@musician.org
Bài 369
SỐNG NGAY CHÍNH THEO PHÚC ÂM.
Lòng ta minh bạch sợ chi đen
Dẫu giữa bùn lầy trắng tợ sen
Miệng thế xỏ xiên, miệng thế trách
Lưỡi đời mai mỉa, lưỡi đời khen
Trách không cùng đảng, ra cao quý
Khen chẳng đồng phe, rõ thấp hèn
Chết đứng cây ngay còn chẳng sợ
Sợ gì những kẻ chỉ bon chen.
Giu-se Nguyễn văn Sướng.
suongoc5254@gmail.com
Bài 370
VỀ CÕI PHÚC (I)
Từ nguyên thủy, thuở vườn Ê Đen
Đã có muôn loài cùng với sen
Ở đó loài người được chúc phúc
Nơi đây Thần Thánh được ca khen
Địa Đàng Thiên Quốc đầy cao quý
Trần thế dương gian quá thấp hèn
Mơ ước cùng tìm về cõi phúc
Bao giờ nhân loại hết đua chen
Paul Nguyễn Minh Thông
paulnguyenminhthong@yahoo.com
paulnguyenminhthong@gmail.com
Bài 371
VỀ CÕI PHÚC (II)
Thời Ê Đen, thuở vườn Ê Đen
Đua nở, muôn hoa nở với sen
Ở đó loài người được chúc phúc
Nơi đây Thần Thánh được ca khen
Địa đàng ơi !! Địa đàng cao quý
Trần thế hỡi !! trần thế thấp hền
Hãy ước mơ, mơ về cõi phúc
Đua chen đi, cố gắng đua chen
Paul Nguyễn Minh Thông
paulnguyenminhthong@yahoo.com
paulnguyenminhthong@gmail.com
Bài 372
Họa bài “Sen giữa lầy”
Giữa cõi phong trần, đen tối đen,
Bỗng bừng lên, ngát một đài sen.
Thị phi chẳng quản lời chê trách,
Đàm tiếu không màng giọng ngợi khen.
“Chúc tụng,” trăm câu, ơn thánh cả
“Xin vâng,” hai tiếng, phận tôi hèn.
Giữa bùn, Sen chẳng hề vương bẩn,
Khiêm hạ, màng chi đua với chen.
Trần Hữu Thuần
bachai2007@hotmail.com,
Bài 373
HOA LÒNG GỞI ANH
Anh yêu dấu !
Em viết cho anh những dòng này, dẫu biết rằng rất có thể anh chẳng đọc. Tuy nhiên trong Thiên Chúa, em biết Người sẽ làm điều Người muốn khi giờ đã điểm. Giờ này, có lẽ anh đã ngủ say và chẳng còn nhớ những gì anh đã nói; nhưng sao trong em mọi sự như mới vừa xảy ra.
Em không bao giờ nghĩ rằng đêm chia tay để anh đi học lại là đêm anh bỏ rơi em trong lặng lẽ nhất. Tại sao anh lại muốn em chứng tỏ tình yêu dành cho anh bằng những điều lạ lùng như thế…?! Em không trách anh vì em hiểu rằng anh thương em và anh muốn em dành cho anh điều quý giá nhất như là một dấu chứng của tình yêu. Có phải như thế là đúng không anh ? Em mong muốn thời gian xa nhau này như một khoảng lặng để chúng ta nhìn lại tình yêu mình dành cho nhau.
Tình yêu của chúng ta chỉ đẹp khi được Thiên Chúa chúc phúc, vì Ngài là Tình Yêu hoàn hảo và tuyệt đối. Chúng ta nhìn về đâu để xây dựng tình yêu của chúng ta ? Nếu không phải nhìn về Tình yêu Giêsu ! Người đã hiến dâng trọn vẹn phẩm tính và trái tim vì chúng ta và cho chúng ta, cho anh và cho em. Anh đã từng nói với em những điều như thế và em luôn tin anh vì những điều như thế.
Điểm đến đầu tiên trong cuộc đời công khai của Chúa Giêsu không phải là đền thánh Giêrusalem, không phải là giữa đám đông náo nhiệt, nhưng là trong một tiệc cưới đầm ấm tại Cana, miền Galilê như là một bàn tiệc Nước Trời hiện diện giữa trần gian. Người chúc phúc cho đôi tân hôn, duy trì và gìn giữ tình yêu của họ trong niềm vui ân sủng, khi chính Người đã làm cho những vò rượu tình rỗng không trở thành rượu ngon trong Người (Ga 2, 1-12).
Điều quan trọng để niềm vui ân sủng được tỏ bày là "Người bảo gì, các anh cứ việc làm theo" (Ga 2, 5). Anh thấy không ? Chỉ cần chúng ta biết lắng nghe và đặt tình yêu của chúng ta trong Tình Người, tất cả sẽ nên trọn vẹn và lâu bền. Người trân quý tình yêu hôn nhân vì nó phản ánh một phần nào tình yêu Thiên Chúa dành cho nhân loại. Cung lòng anh và cung lòng em phải trở nên những bình rượu không chiếm hữu nhau để chính Người sẽ rót đầy Tình Yêu Người trong chúng ta. Như thế anh và em, tình yêu của chúng ta sẽ nồng ấm trong tình Người.
Anh và em đã từng quỳ trước Thánh Thể để nguyện xin Người kết hiệp trái tim chúng ta nên Một trong Trái Tim Người, để anh và em cùng biến đổi nên tinh tuyền, thánh thiện và lớn lên trong ân sủng của Thần Khí Tình Yêu. Trái tim của em đã thuộc về anh và nó thuộc về anh mãi mãi. Trái tim của người nữ rất tinh tế và nhạy cảm. Nó rung nhịp tình yêu tâm linh trước khi cảm nhận thực thể. Dù có nói gì đi nữa trái tim em vẫn luôn dành cho anh. Tình yêu đâu phải chỉ là ham muốn, là thoả mãn, là chiếm hữu. Tình yêu là tiếng nói của trái tim và tự nó sẽ có cách nói riêng kỳ diệu. Bài thơ anh tặng em thật tuyệt vời khi nói rằng:
Tình yêu không phải là tất cả cho một đam mê trần trụi
Tình yêu không là vật chiếm hữu cho riêng một trái tim
Tình yêu tự nó là sự trao ban để tất cả cùng vươn tới ánh sáng
Tâm hồn vẫn mãi là kho tàng kỳ diệu của thiên nhiên
Mà bảo vật quý giá nhất là Tình Yêu luôn lấp lánh
……
Ta để tình yêu lớn lên trong trái tim Người
Dù thế nào!!!
Tình yêu ấy vẫn mãi vươn mình lớn lên trong trái tim ta.
(Dấu Bước Tìm Người – Bài 11)
Chính Thiên Chúa đã cho em cuộc sống trác tuyệt này và chính song thân đã nuôi dưỡng, nâng niu em như một bông hoa diễm lệ. Tất cả điều này là gì ? chẳng phải tất cả là để dành riêng cho anh và chỉ một mình anh đó sao ! Thế sao chúng ta không trân trọng nó như là tất cả mọi người đã trân trọng. Xin anh hãy hiểu và đừng phá vỡ sự hài hoà và lòng quý mến diệu kỳ của Thiên Chúa, cho đến khi Ngài chúc phúc cho trái tim anh và em trước Thánh nhan Người qua bí tích hôn nhân; khi đó tình yêu chúng ta trọn vẹn, hòa điệu và hiệp nhất trong Tình Yêu bao la của Người. Anh có nhớ anh hỏi em thích nhất phúc nào trong Tám Mối Phúc và em đã trả lời thật lòng với anh rằng “Em muốn sống thật thanh khiết trước Thiên Chúa, trước anh và trước bản thân em trong mối Phúc thứ sáu”.
(8) Phúc thay ai có tâm hồn trong sạch,
vì họ sẽ được nhìn thấy Thiên Chúa (Mt 5, 8).
Anh đã cầm tay em và nhìn thật sâu vào mắt em để cảm nhận điều em nói. Em muốn trái tim em và tình yêu của chúng ta trong sáng như giọt sương buổi sớm. Nơi đó Thiên Chúa và anh có thể nhìn xuyên qua mà không bị một bức màn giả dối nào che đậy. Khi anh nhìn thấy trái tim chân thật và tình yêu tinh tuyền em dành cho anh, khi ấy anh đã nhìn thấy nét phác hoạ Chân Dung của Thiên Chúa trong em. Anh ạ ! trong Thiên Chúa em gìn giữ tất cả cho anh và chỉ cho anh mà thôi.
Có thể anh và em chưa hiểu nhau trọn vẹn về tình yêu cũng như về cách hành xử đối với tình yêu dành cho nhau. Đối với em, Tình yêu là nghiêng mình trao sự sống như chính Chúa Giêsu đã trao cho anh và em sự sống của Người, để anh và em được sống và được sống dồi dào sung mãn (Ga 10,10). Chúng ta không còn sống cho mình nhưng sống cho Người mình yêu. Tình yêu phải nói bằng tiếng nói của trái tim chứ không phải bằng ngôn ngữ của khoái cảm xác thịt, vật chất, không phải bằng giọng nói mặc cả của tiền tài hay danh vọng. Tình yêu là cách đón nhận nhau và tôn vinh các giá tri của mỗi nhân vị, đồng thời để các giá trị ấy được triển nở trong chính trái tim của ta.
Tình yêu là cách Người nói với ta
Bằng ngôn ngữ của trái tim thần thiêng huyền nhiệm
Tình Yêu là cách người đón nhận ta
Như chính bản thân ta với muôn vàn khiếm khuyết
(Dấu Bước Tìm Người – Bài 12)
Anh còn nhớ, sau lễ chủ nhật nào chúng ta cũng đến trước hang đá Đức Mẹ để cầu nguyện và cả hai ta đã dâng cho Mẹ Maria bó hoa thiêng là cung lòng và tình yêu tinh trắng của chúng ta. Chúng ta cầu nguyện thật nhiều cho nhau để xin Mẹ nâng niu và gìn giữ tình yêu chúng ta như ngày xưa mẹ nâng niu Con Thiên Chúa trong cung lòng dấu ái của Mẹ. Anh đã đọc cho em nghe bài thơ thật hay ca tụng Mẹ như Đóa Sen thanh khiết giữa cuộc trần bụi bẩn và lắm đa đoan và anh nói với em hãy cố gắng sống như Mẹ.
Về thăm vườn cũ thuở Ê-đen
Thanh thoát ô kìa một đóa sen.
Trong trắng giữa lầy trong trắng gọi
Lặng thầm trên sóng lặng thầm khen.
Gọi mời ai giữ gìn cao quý
Khen ngợi Ai thương đoái mọn hèn.
Hướng tạ ơn Trời chưa nháy mắt
Ngoảnh nhìn sen đã nở đua chen.
(Trăng Thập Tự - Sen Giữa Lầy)
Làm sao em có thể quên được những giây phút đó. Tình Chúa, Tình Mẹ và tình anh hòa quyện vào trong trái tim em trong cơn gió Thần Khí Tình Yêu dịu mát. Tất cả làm em say đắm và bỡ ngỡ. Trái tim em reo lên vui sướng như Mẹ trong ngày truyền tin khi đón nhận một ân sủng quá lớn lao và tròn đầy. Mẹ chỉ sống bình dị và giản đơn trong khiêm nhường và khiết tịnh và Thiên Chúa đã ban cho Mẹ diễm phúc hơn tất cả mọi diễm phúc. Thiên Chúa đã đoái thương phận mọn hèn và đóa sen đã nở hoa ân sủng cho nhân gian là chính Giêsu – Con lòng Mẹ đầy ân phúc. Em cũng chọn cách sống như Mẹ trong khiêm nhượng và khiết tịnh như đóa sen và Thiên Chúa đã chúc phúc cho trái tim em nở hoa khi gặp anh. Em là đoá sen là hương lòng mến của anh mà. Đừng vì một chút thoả mãn làm đam mê vượt giới hạn để hối tiếc cúi đầu trong lặng lẽ. Em yêu anh nhưng anh và em phải ngẩng cao đầu trong tình yêu của mình, chứ không phải thẹn thùng ẩn nấp như Adam và Eva nơi trái cấm mông muội ngày nào.
Anh ạ ! chẳng lẽ tất cả những kỷ niệm vui buồn của những năm quen rồi yêu nhau không đủ để minh chứng tình yêu của chúng ta sao ?! Em đã hạnh phúc biết bao khi nghe những lời yêu thương nồng cháy của anh trên con đường đến Thánh Đường trong cơn mưa phùn lất phất ! Em đã ngỡ ngàng biết bao khi đôi mắt của anh dành cho em những điều ngọt ngào hơn bao điều muốn nói ! Rồi những buổi đón đưa, những trưa chở nhau vòng vèo qua những con phố nhỏ để tìm quán cơm bụi rẻ nhất, ăn trong tiếng cười và nói trong niềm vui. Lúc nào trái tim cũng mong ngóng gặp nhau, dù đôi khi gặp chỉ để giận dỗi vô cớ, lẳng lặng bỏ về cho đêm thao thức trước gió trăng. .. mong sao mau gặp lại... Vâng, còn bao nhiêu kỷ niệm dịu dàng của chúng ta mà bây giờ mỗi khi bước ra đường em phải ngại ngần để không phải ngang qua những con đường thân quen còn vương hình bóng. Sao anh lại nói “Phải cho anh cái gì để mang theo lúc đi xa”. Anh đã mang trái tim của em trong đôi mắt của anh rồi đó !
Anh ! chẳng lẽ mình mất nhau vì con đường một chiều của đam mê nông nỗi sao ?! Anh, người mà em chợt nhận ra là một nửa của mình trong cái nhìn đầu tiên. Người mang em bay vào xứ sở thần tiên với bao câu chuyện dí dỏm, duyên dáng. Người vẫn thường khen em đẹp nhất trong những ngày Chủ Nhật khi em diện chiếc áo dài trắng đi Lễ cùng anh. Anh hay bảo rằng mỗi lần nhìn thấy em chắp tay cầu nguyện, anh như thấy một thiên thần vừa xuống thế. Em sẽ luôn là một thiên thần trinh trắng của anh, em hứa với lòng như thế.
Vậy sao hôm nay ??? Lần đầu tiên em thẳng thắn với anh. Lần đầu tiên em bỏ về mà anh không đạp xe một bên để dỗ dành. Anh đã lặng lẽ ra đi mà chẳng cho em một tin. Em hiểu anh ! Nhưng anh ạ ! Tình yêu chân chính có cần chứng minh như vậy không ? Có thật nhiều cách để nói lên tình yêu của chúng mình phải không anh ? Trái tim em đã thuộc về anh và đó là điều quý nhất và tinh tuý nhất của người con gái. Rồi một ngày nào đó em tin rằng trái tim đó sẽ lớn lên trong anh như nó đã lớn lên từ sự thao thức của em. Anh sẽ nhận ra trái tim của em vẫn cháy bỏng trong anh dù anh đã cố tình quên lãng vì một nghiêng chiều nhục cảm.
Cơn gió không biến đam mê thành lý tưởng
Để tiếng lòng khỏi ray rứt mỗi chiều thu
Khát vọng ơi! hãy dừng bước bên này bờ thỏa mãn
Để vầng mây không gục đầu
Dấu tim mình giữa cơn choáng hoang vu
(Dấu Bước Tìm Người – Bài 4)
Nếu vì sợ mất anh và sợ anh buồn mà em chìu theo đam mê dại khờ ấy, liệu bây giờ em còn dám ngồi đây để viết cho anh những lời thật lòng này. Và khi đi thật xa, tâm hồn anh có thanh thản không, khi để lại trên mảnh hồn em những đêm dài dằn vặt, trăn trở ?! Liệu chúng ta có còn nhớ về nhau với bao điều êm đềm hay chỉ còn lại trong nhau sự nuối tiếc và có thể là trách nhiệm của những hệ quả của một phút nông nỗi. Liệu anh có còn tin em nữa không trong sự dễ dãi nuông chìu bản thân... ?! Em không muốn anh buồn vì bất cứ điều gì. Hãy tin vào anh. Hãy tin vào em. Hãy tin vào tình yêu thánh thiện và thanh khiết của chúng ta trong Thiên Chúa anh nhé !
Cuộc sống của ta và chỉ có một
Người đã trao tặng ta
Hãy giữ lấy nét vẽ cho chiều sâu cảm nhận muôn thực thể
Cho giấc mơ thanh thoát hiện lên màu ánh sáng tĩnh không
Cho ý nghĩa một vùng đất hồi sinh muôn cỏ lá
Cho cõi lòng một âm vọng huyền siêu.
(Dấu Bước Tìm Người – Bài 4)
Anh ạ ! Em có thể làm cho anh không hài lòng với cảm tính của anh nhưng em tin anh sẽ hiểu điều em làm. Em tôn trọng giá trị của anh vì em nhìn nơi đó giá trị cao đẹp của Sự Thiện Thiên Chúa đặt vào trong anh và anh đã trao cho em một tình yêu dịu vợi. Em không muốn anh phải hổ thẹn vì chính tình yêu tuyệt vời ấy. Những điều mình nói đến và những điều mình sống luôn là cây cầu rất dài mà thời gian đã bào mòn chân móng. Em không trách điều đó vì trong em cũng mỏng dòn và yếu đuối. Em chỉ cố sao để giữ tình yêu chúng ta đẹp ngời như anh và em đã nguyện khấn. Em luôn nâng niu đóa huệ tinh trắng và đóa sen sắt son cho tình đầu.
Em tin vào lời cầu nguyện của em và em tin vào tình yêu của anh. Thiên Chúa sẽ làm cho tình yêu của chúng ta tỏa ngát hương. Em luôn cầu nguyện như thế và mãi là như thế khi em đặt tất cả tình yêu của chúng ta trong trái tim Người. Hãy hiểu điều trái tim em trong Tình Yêu Thánh Thể.
Người làm ta ngỡ ngàng
Khi Người nghiêng mình thắp lại Ngọn Lửa Khí Thiêng trong ta
Ta sáng rực lên theo Ánh Sáng của Người
Sự thoát thai của Thần Khí từ Trái Tim huyền nhiệm
Ta như đóa hoa đẹp lên nhờ Chân Dung Người
Sức sống vuơn mình trên đỉnh cao linh thánh
Thế giới mở cánh cửa cho bóng Người lướt qua
Ta đang biến đổi trong Người từ Đêm tịch lặng thuở ấy
(Đoản Khúc Viết Về Người – Bài 49)
Hãy biến đổi trong Thiên Chúa anh ạ và tất cả anh và em sẽ đẹp ngời trong Chân Dung Sự Thiện của Người. Gởi đến anh Hoa Lòng của em. Nhớ về anh trong tình yêu của Người – Thiên Chúa Tình Yêu.
TB: Anh sẽ ngạc nhiên sao em biết được địa chỉ của anh dù anh đã dấu kín. Trái tim mách bảo hết đó anh à !
ĐÓA SEN NHỎ CỦA ANH
15/01/2010
ATM
vu@navhcm.com.vn,
Bài 374
HỒNG ÂN THÁNH
Hụp lặng ngầm bùn thật thấm đen.
Hào quang chiếu sáng một hoa sen
Trinh truyền khiết tịnh hồng ân thánh
Đẹp qúa người trinh nử đáng khen
Sóng vổ bèo trôi đời khốn khổ
Trầm mỉnh sống thật qúa hư hèn
Từ nay mến Chúa nhìn lên mẹ
Tội lổi kêu mời quyết chẵng chen
Nam Giao Uc
Bài 375
Hai tiếng “xin vâng”: Luận về Đức Maria
Mẹ ôi! Đời con dõi bước theo Mẹ. Chúng ta bây giờ hát câu hát của Cha Mi Trầm nghe dễ dàng vì lời ca quen thuộc và điệu ca thánh thót, mà lắm khi không nghĩ, liệu có dễ dàng dõi bước theo Mẹ hay không? Hai tiếng “Xin vâng” nằm trên đầu lưỡi sẵn sàng bật ra mà thiếu mất suy tư sâu thẳm kèm theo sau đó. Đặt mình vào vị trí của Đức Maria, một thiếu nữ mười lăm mười sáu chưa lập gia đình—chưa nói đến việc Người đã tự hứa không lập gia đình để phụng sự Thiên Chúa—chúng ta có dám thưa hai tiếng nhẹ nhàng đó để mang thai khi chưa có chồng như cô thiếu nữ Maria đã thưa không? Rồi suốt cuộc đời, chúng ta có can đảm thưa hai tiếng “Xin vâng” theo ý Thiên Chúa không? Theo tôi, thật khó, vì phải bỏ đi nhiều thứ quá. Ta thử điểm qua sự mất mát Đức Maria phải gánh chịu qua hai giai đoạn cuộc đời: Khi thưa “Xin vâng” với sứ thần để Ngôi Lời nhập thể, và khi thưa “Xin vâng” với ý định của Thiên Chúa trong chương trình cứu độ của Đức Giêsu.
A. Lời “Xin vâng” thưa với sứ thần:
Tân Ước—Phúc âm Luca— tường thuật cuộc đối đáp giữa sứ thần từ bắt đầu cho đến khi Đức Maria thưa hai tiếng “Xin vâng” vỏn vẹn từ câu 28 đến câu 38. Chúng ta ngày nay đọc lại tường thuật mười câu ngắn gọn đó, có cảm giác chẳng chút khó khăn nào khi cô Maria trinh nữ tuân hành thụ thai theo quyền lực của Chúa Thánh Linh. Có lẽ không thiếu người trong chúng ta cho rằng, Đức Maria “đầy ơn phúc” như vậy nên chuyện thưa “Xin vâng” là chuyện dĩ nhiên khi nghe tiếng sứ thần mời gọi.
Suy nghĩ lại cho thấu đáo, tôi nghĩ không đơn giản như vậy. Tôi cho rằng tâm tư của cô trinh nữ Maria phải dằn vặt rất nhiều vì biết bao nhiều điều phải mất đi khi thuận theo ý Chúa qua hai tiếng “Xin vâng” đơn giản đó:
1) Mất sự trinh khiết tự nguyện:
Sứ thần liền nói: “Thưa bà Maria, xin đừng sợ…. Và này đây bà sẽ thụ thai, sinh hạ một con trai, và đặt tên là Giêsu” (Lc. 1, 30-31 ). Có lẽ phải nói là thưa cô Maria, vì không ai gọi một thiếu nữ còn trẻ chưa lập gia đình bằng bà. Sứ thần không hề hứa cô sẽ thụ thai, cô sẽ sinh con, và cô sẽ còn trinh khiết. Nhưng ở đây, vấn đề không phải là cô Maria sợ hãi và đau khổ vì sẽ mất đi sự trinh khiết, mà chính là vì cô sẽ mất đi một điều cô đã lựa chọn.
Một người khi đã chọn lựa một điều gì, điều đó sẽ trở thành một phần của bản thể, một phần của tài sản tinh thần hoặc vật chất. Mất đi sự chọn lựa đó là mất đi chính bản thể, chính tài sản của mình. Tại sao? Vì chính sự chọn lựa đã là một công việc khó khăn, dằn vặt. Tôi có một số tiền, và tôi muốn mua một bộ xalông. Hình ảnh của món đồ tôi muốn mua hiện ra mập mờ trong trí tôi. Tôi dọ giá nơi này dọ giá nơi khác, cân nhắc chất lượng và kiểu dáng, cân nhắc nơi sản xuất, bàn bạc với người này người khác. Cuối cùng, tôi đem về nhà món hàng vừa túi tiền của tôi mà tôi cho là vừa ý. Liền đó, khi bộ xalông được đặt vào phòng khách, tôi đã thấy nó làm sao ấy. Tôi bực bội vì đã không chọn lựa đúng theo ý tôi muốn, cho đến khi một ai đó nói, “Thôi được rồi, thế cũng được!” Trong muôn ngàn người con trai con gái tôi để mắt chọn lựa để kiếm được một người tâm đầu ý hợp, rốt cuộc tôi trở thành vợ thành chồng của một ai đó. Thế nhưng, chắc không ít người trong chúng ta nếu có cơ hội sẽ làm lại khác đi!
Nếu sự chọn lựa của tôi là một chọn lựa hoàn toàn tuyệt bích theo ý tôi muốn, thử hỏi tôi còn trân quí đến chừng nào. Vì thế, chúng ta có thể hiểu được thiếu nữ Maria đã phải đau đớn chừng nào khi thưa hai tiếng “Xin vâng” đơn giản đó. Giữa nhiệm vụ cao cả thụ thai và làm mẹ Con Đấng Tối Cao (Lc. 1, 32) với việc giữ sự trinh khiết đã chọn lựa và trân quí, cô thiếu nữ Maria không cho vinh dự cao cả trước có thể sánh được với điều cô đã chọn lựa sau. Vì vậy nên cô đã ngại ngùng: “Việc ấy sẽ xẩy ra cách nào, vì tôi không biết đến việc vợ chồng!” (Lc. 1, 34) Cuối cùng, cô đã thuận thưa “Xin vâng” không phải vì vinh dự làm mẹ Con Đấng Tối Cao, mà chỉ vì vâng phục thánh ý của Thiên Chúa, “Vâng, tôi đây là nữ tỳ của Chúa, xin Chúa cứ làm cho tôi như lời sứ thần nói” (Lc. 1, 38). Và trong sự vâng phục, cô Maria tin rằng sự trinh khiết mà cô đã chọn lựa sẽ không mất đi do quyền năng của Chúa Thánh Linh qua lời sứ thần bảo đảm, cho dẫu không nói ra rõ ràng, “Vì đối với Thiên Chúa, không có gì là không thể làm được” (Lc. 1, 37; nhấn mạnh của bản dịch)
2) Mất danh dự và mạng sống:
Theo luật Israel, người con gái mất trinh khiết trước khi lập gia đình bị chồng phát hiện sẽ bị ném đá cho đến chết (Đnl. 22, 20-21). Khi một cô gái đã đính hôn lại ăn nằm với người đàn ông khác, cả hai người cũng sẽ bị ném đá cho đến chết (Đnl. 22, 23-24). Ở đây còn hơn thế. Cô thiếu nữ Maria chẳng những “mất trinh khiết,” “ăn nằm với người khác,” mà còn đã mang thai không phải do Đức Giuse, người được chọn lựa để cô gọi là chồng. Liệu cô Maria không biết cô có thể sẽ bị ném đá cho đến chết nếu Đức Giuse—theo lệ thường—tố cáo tình trạng đó sao? Chắc chắn cô đã biết luật, và như thế ta thấy cô sẽ phải sợ hãi đến chừng nào khi thưa hai tiếng”Xin vâng” tưởng chừng đơn giản đó.
Luật lệ Việt Nam ta ngày xưa đối với việc con gái không chồng mà chửa cũng nặng nề vô cùng. Các cô nếu không thú nhận ai là tác giả của bào thai để làng qui tội, sẽ bị nằm sấp để bụng bầu vào một cái hố đào sẵn, trói căng tay căng chân để chịu phạt mấy chục hèo, chưa tính gia đình phải nộp phạt và bị xóm giềng bêu riếu “Đồ gia đình không biết dạy con!” Thậm chí các cô còn có thể bị bỏ trôi sông như trong chuyện cổ tích truyền kì Bá đế. Có cô gái Việt Nam nào mấy ngàn năm về trước dám thưa hai tiếng “Xin vâng” để nhận lấy một bào thai không chứng minh được không? Câu trả lời chắc chắn là không.
Trong Đức Maria, Mẹ Chúa Con, Bộ II (Mary, Mother of the Son, Vol. II ), Mark Shea tưởng tượng việc cô thiếu nữ Maria sau khi mang thai đã—với giọng nói ngây thơ vô tội—trình bày với Đức Giuse và những người khác về việc cô mang thai do quyền lực của Chúa Thánh Linh qua câu chuyện cô gặp gỡ sứ thần. Shea còn đặt câu hỏi liệu người đọc nào có vợ, tin tưởng vào vợ, có sẽ tin được vợ mình khi nghe bà ta kể lại câu chuyện mang thai không phải do chồng như câu chuyện của Đức Maria không? Shea trả lời ông tin vợ ông.
Tôi không biết có ai trong chúng ta tin được vợ mình như ông Shea đã tin vợ ông ấy hay không. Riêng tôi, tôi không dám cả quyết. Làm sao mà tin được chuyện lạ lùng như vậy? Ai mà tin được điều cô ta nói là thụ thai bởi quyền phép của Chúa Thánh Linh (Lc. 1, 35), cứ y như trong chuyện thần thoại?
Nói như thế để cho thấy, hai tiếng “Xin vâng” tuy đơn giản nhưng không phải dễ dàng nói lên. Nếu thiếu niềm tin tưởng thực sự và hoàn toàn vào quyền năng của Thiên Chúa, cô thiếu nữ Maria chắc chắn không dạm bạo mồm bạo miệng. Chỉ một lời “Xin vâng” cô thốt lên, cả danh dự cả mạng sống của cô có thể chấm dứt trong tủi nhục.
3) Mất niềm vui đơn giản của cuộc sống bình thường:
Một cô gái mang thai trước khi về nhà chồng, cho dẫu được chồng tin vào câu chuyện gặp gỡ sứ thần do mình kể lại, liệu có thể giải thích với mọi người lí do mang thai của mình không? Chắc không. Chắc cô Maria cũng không tránh khỏi tiếng ong tiếng ve của những người xóm giềng ngồi lê đôi mách, vô công rỗi nghề. Chúng ta ngày nay khi nói đến Đức Maria, Trinh Nữ Maria, Mẹ Thiên Chúa, chúng ta có ngay hình ảnh của một Đức Bà uy nghiêm ngự trên tòa, chân đạp con rắn, đầu đội vương miện mười hai ngôi sao, tay ẳm Chúa Hài Nhi hoặc đang buông thỏng ban muôn ân phúc, mà quên đi hình ảnh của cô Maria, một thiếu nữ “mười sáu trăng tròn.” Do đó, khi nói cô Maria sợ hãi vì đã mang một bào thai không thể giải thích nguồn gốc với mọi người, có người lấy làm “kì cục,” không chừng còn cho là phạm thượng. Thế nhưng, đặt trong bối cảnh của Israel thời đó, bối cảnh của cô thiếu nữ thôn quê, điều này phải là một điều hết sức bình thường.
Sách Phúc âm ngụy thư Giacôbê viết, “Và cô ở lại với Elizabeth ba tháng; và ngày qua ngày bụng cô lớn hơn lên. Và cô Maria sợ hãi, trở về chính nhà cô và ẩn mình tránh các con trai của Israel. Và cô được mười sáu tuổi khi các huyền nhiệm này xẩy ra. ” Cho dẫu đây là trong ngụy thư, không được xếp vào văn kiện chính thức của Giáo hội, câu chuyện cũng nói lên được tâm trạng chung của mọi thiếu nữ Israel thời đó trong trường hợp như cô Maria: sợ hãi và xấu hổ. Hai tiếng “Xin vâng” đã lấy mất đi của cô Maria cuộc sống hồn nhiên thôn dã của cô thiếu nữ tuổi xuân phơi phới.
4) Mất lòng tin của những người đã tin tưởng vào Bà:
Cũng theo Ngụy thư nói trên, Đức Giuse được các tư tế giao cho gìn giữ người trinh nữ của Chúa:
Và vị tư tế nói với Giuse, Ông đã trúng thăm được chọn để bảo vệ người trinh nữ của Chúa…. Và Giuse nói với Maria: Này, tôi đã nhận cô từ đền thờ của Chúa; và giờ đây tôi để cô ở lại nhà, và đi xa để cất nhà cửa của tôi, rồi tôi sẽ trở về với cô.
Như thế cho biết ông Giuse đã một lòng tin tưởng vào sự trinh khiết của cô Maria, sự trinh khiết mà ông và mọi người nghi ngờ cô đã đánh mất do kết quả của việc cô thưa hai tiếng “Xin vâng” tuân phục thánh ý của Thiên Chúa. Chẳng lẽ cô không biết lời “Xin vâng” đơn giản của cô sẽ làm mất lòng tin nơi ông Giuse đã tin tưởng vào cô sao? Và chẳng lẽ lòng cô—thánh thiện và trinh trong như vậy—lại không cảm thấy xót xa khi phải làm mất lòng một người như Giuse sao?
Hơn thế nữa, các tư tế khi giao cô cho Giuse để giữ trọn lề luật hôn nhân của mọi người Do thái, đã với mục đích để Giuse, một người đã luống tuổi, giữ gìn “người trinh nữ của Chúa” theo ý nguyện giữ trinh khiết mà cô đã chọn lựa từ lâu. Vì thế, khi Annas, một kí lục, đến nhà Đức Giuse, và:
thấy Maria đang mang thai. Và ông chạy đến với vị tư tế, và nói với ông ấy: Giuse, người mà ông xác minh, đã phạm một tội nặng nề. Và vị tư tế nói: Sao lại thế? Và ông ấy nói: Ông ta đã làm ô uế người trinh nữ mà ông ta đã nhận ra khỏi đền thờ của Chúa, và đã lén lút thành hôn với cô ta…..
Vị tư tế cho người dẫn Giuse và Maria đến trước tòa:
Và vị tư tế nói: Maria, tại sao cô đã làm điều này? Và tại sao cô đã hạ thấp linh hồn cô đến thế, và đã quên Chúa, Thiên Chúa của cô?... Và cô khóc xót xa, nói: Như Chúa Thiên Chúa của tôi hằng sống, tôi trong sạch trước Người, và chẳng biết một người đàn ông nào.
Một lần nữa, chúng ta tự hỏi, Đức Maria khi thưa hai tiếng “Xin vâng,” chẳng lẽ không biết là sẽ phải chấp nhận “tiếng khóc xót xa” vì làm mất niềm tin của các vị tư tế đã chăm sóc gìn giữ ý nguyện của cô đối với Thiên Chúa. Không cần trả lời, chúng ta hiểu lòng cô đã phải cân nhắc đắn đo và đau đớn chừng nào khi thưa: “Vâng, tôi đây là nữ tỳ của Chúa, xin Chúa cứ làm cho tôi như lời sứ thần nói” (Lc. 1, 38).
B. Lời “Xin vâng” trong chương trình cứu độ của Thiên Chúa:
Trong giai đoạn thứ hai của cuộc đời, Đức Maria không còn may mắn được sứ thần đến hỏi để có thể suy nghĩ trước khi nói lên hai tiếng “Xin vâng.” Dư âm và hiệu quả của lời thưa “Xin vâng” thứ nhất đã đóng ấn cuộc đời Bà. Bà không còn cách nào khác hơn cách tuân phục thánh ý của Thiên Chúa mà Đức Giêsu—Con Trai Bà—phải thực hiện.
5) “Một lưỡi gươm sẽ đâu thâu tâm hồn bà” (Lc. 2, 35):
Nếu Thiên Chúa cho phép tin vào lời tướng số thì đây là một hạn vận cho Con Trai Bà và cho chính Bà mà Đức Maria không có cách nào khác ngoại trừ vâng phục. Thánh Luca ghi lại lời của ông Simêôn:
“Thiên Chúa đã đặt cháu bé này làm duyên cớ cho nhiều người Israel ngã xuống hay đứng lên. Cháu còn là dấu hiệu cho người đời chống báng; và như vậy những ý nghĩ từ thâm tâm nhiều người sẽ lộ ra. Còn chính bà, một lưỡi gươm sẽ đâm thâu tâm hồn bà” (Lc. 2, 34-35).
Nếu là chúng ta, liệu chúng ta có thể “điềm nhiên” để cuộc đời xẩy ra đau đớn như vậy mà không “cựa quậy” cố tránh thoát hay không? Chẳng lẽ “cha và mẹ Hài Nhi” (Lc. 2, 33) đành buông xuôi theo số phận dễ dàng như vậy sao? Thế mà quả thực, Đức Maria lại để vang lên hai tiếng “Xin vâng” trong lòng Bà, hoàn toàn tuân phục thánh ý của Thiên Chúa. Làm sao Bà có thể làm như vậy mà không cay đắng trong lòng?
6) “Người bảo gì, các anh cứ việc làm theo” (Ga. 2, 5)
Tại tiệc cưới Cana mà câu chuyện ai trong chúng ta cũng có thể đã thuộc nằm lòng, Thánh Gioan tường thuật lời yêu cầu của Đức Maria với Con Trai Bà để xin tiếp tay với chủ nhà khi nhà chủ hết rượu (Ga. 2). Khi đọc các tường thuật Kinh thánh, chúng ta thường chỉ nhớ đến bản thể Thiên Chúa của Chúa Giêsu mà quên đi bản thể con người của Người. Đức Maria không vậy. Đức Giêsu vẫn là con trai của Bà theo tính người đồng thời là Thiên Chúa của Bà theo tính Chúa. Đặt mình vào thời đại lúc Chúa Giêsu còn tại thế, điều này dễ hiểu vì chẳng một ai—ngoại trừ Đức Maria—nhận biết thiên tính của Đức Giêsu. Giáo hội ban đầu cũng cần đến Công đồng Chalcedon—451 năm sau Chúa Giáng sinh—để xác nhận hai bản tính của Đức Giêsu Kitô sau nhiều cơn sóng gió lạc giáo hoặc nhận điều này hoặc nhận điều kia mà không nhận cả hai! Ngày nay, thậm chí còn có người không nhận cả nhân tính cả thiên tính của Đức Giêsu Kitô khi cho rằng câu chuyện về Đức Giêsu xứ Nazareth chỉ là một huyền thoại!
Đức Maria trong tiệc cưới này đã yêu cầu một hành động khác thường của Đức Giêsu không phải để phô trương rằng Bà có một người con trai tài phép như người Tin lành Evangelical quan niệm theo bộc lộ của Mark Shea trong Đức Maria, Mẹ Chúa Con, Bộ II. Đúng ra, Bà muốn cho mọi người nhìn thấy tính Thiên Chúa trong người mà dáng vẻ bên ngoài là con trai của Bà để mọi người nói lên lời “Xin vâng” khi Bà dặn những người giúp việc, “Người bảo gì, các anh cứ việc làm theo” (Ga. 2, 5). Chắc chắn những người nghe lời Đức Maria dặn dò sẽ phải thắc mắc, “Anh con trai con bà Maria này là ai và sẽ làm được điều gì mà chúng ta phải vâng lời anh ta?”
Đức Maria không chỉ giữ lời “Xin vâng” mà Bà đã một lần thưa với sứ thần để tuân phục Thiên Chúa mà còn muốn mọi người—môn đồ và không phải môn đồ của Đức Giêsu Kitô—phải thưa lời “Xin vâng” như vậy, “Người bảo gì, các anh cứ việc làm theo.”
7) “Thưa Bà, đây là con của Bà” (Ga. 19, 26):
Là môn đồ đầu tiên của chính con trai mình trong Giáo hội, Đức Maria đã vâng phục trọn đời Bà. Lời “Xin vâng” được biểu hiện một lần cuối cùng trong cuộc sống trần thế của Đức Giêsu—con trai Bà và là Con Trai Đấng Tối Cao (Lc. 1, 32)—khi Đức Giêsu giao phó Bà cho Gioan, môn đồ người mến, “Thưa Bà, đây là con của Bà” (Ga. 19, 26). Phúc âm Gioan không mô tả một lời đáp trả nào của Đức Maria trước lời lẽ của Đức Giêsu.
Lời thưa “Xin vâng” đó được biểu hiện rõ rệt khi Gioan kết thúc tường thuật: “Kể từ giờ đó, người (Gioan) rước bà về nhà mình” (Ga. 19, 27). Đức Maria “xin vâng” con trai mình mà cũng là Thiên Chúa không một lời thảo luận. Bà không hề nói, “Thôi, hay con để mẹ với với dì Elizabeth cho có chị có em!” Trái lại, người con trai đó, người đàn ông đó, cho dẫu giờ đây đang phơi xác trần truồng, thân thể rách nát, máu me vương vãi, đang hấp hối cái chết nhục nhã của kẻ tội phạm ngang hàng với quân trộm cướp (Lc. 23, 33; Mc. 15, 27-28; Mt. 27, 38), vẫn là Thiên Chúa cao cả mà Bà không ngừng thưa lên hai tiếng “Xin vâng” của kẻ nữ tì hèn mọn.
Kết luận: “Trong đầm gì đẹp bằng sen”
Câu ca dao của tổ tiên ta để lại ví hoa sen như mẫu người không vướng thị phi đàm tiếu trong cuộc sống trần tục, “Gần bùn nhưng chẳng hôi tanh mùi bùn.” Nếu đem lời ví von này đặt vào Đức Trinh Nữ Maria, chắc không có lời nào thích hợp hơn. Trong cuộc sống của xã hội Israel, cuộc sống mà Đức Giêsu Kitô Chúa chúng ta đã lên án là “mồ mã tô vôi,”xã hội với những người Pharisêu mà Phúc âm Matthêô đã dành nguyên chương 23 để tường thuật lời Chúa Giêsu lên án, xã hội với một thứ men xấu xa mà Đức Kitô phải căn dặn các môn đồ “Anh em phải coi chừng men Pharisêu và men Hêrôđê!” (Mc. 8, 15), Đức Maria đã một mình biểu dương đức trinh khiết và đức vâng phục. Gương phẩm hạnh của Mẹ chúng ta đã rõ ràng đến nổi sứ thần phải nghiêng mình chào kính, “Mừng vui lên, hỡi Đấng đầy ân sủng” (Lc. 1, 28). Phẩm hạnh Mẹ chúng ta đã trỗi bật đến nổi Thiên Chúa cho Mẹ được “từ nay, hết mọi đời sẽ khen tôi diễm phúc” (Lc. 1, 48).
Nếu đặt Mẹ trên nền thời đại chúng ta đang sống, phẩm hạnh của Mẹ còn “bỗng bừng lên, ngát một đài sen.” Trinh khiết và vâng lời trong thời đại này, thanh niên nam nữ cho là chuyện của những người xuẩn ngốc rồ dại. Ai nghe theo bài học “xin vâng” mà Đức Maria để lại sẽ bị coi như là những kẻ không biết đến thế đứng của chính mình để đòi hỏi, những kẻ nhu nhược chỉ biết để người khác đè đầu cỡi cổ mình.
Tuy nhiên, lời “Xin vâng” không đơn giản chi là một lời nói, một câu hát Mẹ ôi! Đời con dõi bước theo Mẹ. Nói lên được lời nói đơn giản đó là một quá trình đau khổ và chấp nhận, như Mẹ đã phải đau khổ và chấp nhận suốt cả cuộc đời. Muôn ân sủng, muôn hồng phúc, muôn tước hiệu được Thiên Chúa ban cho và được Giáo hội sử dụng để ca tụng Mẹ, theo tôi đều xuất phát từ hai tiếng “Xin vâng” can đảm đó. Hồng phúc Thụ thai vô nhiễm, hồng phúc Hồn xác lên Trời, hồng phúc Mẹ Thiên Chúa, theo tôi sẽ không bao giờ có nếu không có sự can đảm của việc Mẹ thưa với sứ thần hai tiếng “Xin vâng.”
Trần Hữu Thuần
bachai2007@hotmail.com,