Chúa Nhật IV Mùa Chay – Năm C (Joshua 5: 9, 10-12; Psalm 34; 2 Corinthians 5: 17-21; Luke 15: 1-3, 11-32)
Đó là một ngày mới đối với dân Israel. Sau 40 năm trường lang thang vất vả trong vùng hoang dã khô cằn, cuối cùng họ đã vượt qua sông Jordan vào miền Đất Hứa – vùng đất “tràn trề mật ong và sữa ngọt.” Họ được ban phát manna để ăn trong suốt cuộc hành trình của họ qua sa mạc mà giờ đây đã kết thúc. Họ dùng những sản phẩm của vùng đất ấy và bây giờ họ sẽ phải đi bằng chính đôi chân của mình.
Nhưng trước hết là công việc cần giải quyết: lối vào vùng đất và sự chinh phục của nó là sự đáp ứng của Thiên Chúa cho Abraham và đã được phản ảnh trong giao ước giữa Thiên Chúa và dân Israel đã cam kết với Thiên Chúa tại Sinai. Do đó, như một dấu hiệu của sự giao hòa và tình trạng mới mẻ của họ, tất cả những người nam sinh ra ở nơi hoang dã này phải chịu cắt bì trước chuyến hành trình của họ có thể tiến hành thêm nữa. Thiên Chúa đã cuốn trôi sự đê tiện của người Ai Cập vì họ giờ đây không còn là một dân tộc nô lệ nữa, cũng như trong những hoàn cảnh thể lý của họ và tâm lý của họ. Họ là những người mới: còm cõi, mạnh mẽ dẻo dai và đúng đắn đàng hoàng trong đức tin giao ước của mình. Nó không còn là sự lo âu như thường lệ - họ phải bỏ lại đằng sau lối sống của riêng mình hành trang tinh thần và tâm lý mà họ mang theo từ Ai CẬp. Họ đang bắt đầu một cuộc sống mới trong một vùng đất mới và chính họ phải thực hiện cho phù hợp. Chúng ta ai nấy đề vươn tới những thời điểm chuyển biến trong đời sống của mình – những kinh nghiệm, những sự kiện, những hiểu biết tiềm ẩn đáng kể đối với chúng ta mà chúng ta có thể không bao giờ quay trở lại.
Tính chất mới lạ tự sâu kín của thông điệp mà thánh Phao-lô thuyết giảng liên tục tới những cộng đồng của mình. Có quá nhiều người trong số họ đã nhìn Ki-tô giáo chỉ là một tôn giáo bí ẩn khác hoặc một nhóm xã hội và ai nấy đều quá hạnh phúc để lôi kéo tham gia vào những giá trị thực tiễn của nền văn hóa xung quanh. Nhưng đối với những người sống “trong Đức Ki-tô” có một sự thay đổi lần hai và một sự thanh tẩy để đoạn tuyệt quá khứ - một cuộc sống mới như một món quà được lãnh nhận từ Thiên Chúa. Một cuộc chạm trán với Chúa Ki-tô và sự phó thác cho Người có nghĩa không bao giờ trở lại. “Sự tân tạo” này là công việc sáng tạo liên tục của Thiên Chúa và điều đó tất cả thuộc về sự hòa giải con người và toàn bộ thế giới trước Thiên Chúa. Sự hòa giải còn là một lời nhận xét khác cho sự toàn bộ và hoàn chỉnh và không cho phép phân chia. Sự lạm dụng đức tin của chúng ta về mặt này làm suy yếu công việc và nguyện vọng của Thiên Chúa.
Nhưng một số người phải biết phương kế phức tạp này. Dụ ngôn về đứa con hoang đàng là dấu ấn sâu đậm trong tâm hồn và những truyền thống văn hóa của chúng ta, và là đặc trưng tiêu biểu trong nghệ thuật của những nhà nghệ thuật bậc thầy. Nhưng đó là câu chuyện tinh tế mang ý nghĩa hàm ẩn - ý tại ngôn ngoại; và là một bài đọc mang ý nghĩa tường minh – ý tại ngôn trung không tạo cho nó sự công bằng. Người con trai thứ thiếu kiên nhẫn và hiếu động yêu cầu chia phần di sản thừa kế của nó ngay lập tức – có hiệu lực, nó muốn cha nó chết. Ngạc nhiên thay, người cha tuân thủ và không một lời phản đối và tanh cãi, và người con hớn hở bắt đầu cho một chuyến hành trình và điều kiện cuộc sống hoan lạc cùng những mới mẻ cuồng nhiệt của một vùng đất xa xôi. Song những đam mê lạc thú và tắc trách không kéo dài được bao lâu. Sau đó, nó tiêu tan của cải, thất cơ lỡ vận, sợ hãi và đau khổ. Sự nhục nhã này làm cho nó mở mắt trước tình cảnh của mình và lay động ký ức về mái nhà và người cha thân yêu của nó.
Những trải nghiệm đắng cay thường có thể trở thành những ơn lành đích thực – đôi khi nó cũng chỉ là những thông điệp để thấu suốt. Vì nó đã vội vã về nhà. Những lời tự hạ mình tạ lỗi đã chuẩn bị cùng sự ăn năn hối cải của nó được gạt sang một bên bởi người cha của nó vui mừng khôn xiết, người mà đã không đưa ra thắc mắc và không đặt ra những điều kiện. Cha nó mừng đón nó và tin tưởng nó với niềm vinh dự xứng đáng đối với một người nào đó mà đã hoàn thành một điều gì đó đáng chú ý – và nó đã làm. Nó đã học được sự khôn ngoan của trường đời và đã quay về với ngôi nhà thực sự của mình.
Người anh của nó vô cùng giận dữ và bực bội cũng giống như bao nhiêu người khác – rất sợ hãi và bảo vệ những gì mà anh ta nghĩ là của cải hợp pháp và cảm thấy tức tối với bất cứ ai vượt trội hơn mình. “đức hạnh” và “đức vâng lời” của chính anh ta không gì hơn là một trò chơi tính toán đã được bày ra mà anh ta nghĩ rằng anh ta là người xứng đáng. Người em đã biết cua những kinh nghiệm của chính bản thân mình rằng sự viên mãn của cuộc sống duy chỉ được ràng buộc trong ngôi nhà của Cha và Thiên Chúa mà đã cho nó sự tự do.
Chúng ta không bao giờ có thể xét đoán cuộc đời của một người nào khác vì chúng ta thiếu hiểu biết nhiều và những cách âm thầm kín đáo mà hồng ân của Thiên Chúa thể hiện trong cuộc đời của họ.
(Nguồn: Regis College – The School of Theology)
Đó là một ngày mới đối với dân Israel. Sau 40 năm trường lang thang vất vả trong vùng hoang dã khô cằn, cuối cùng họ đã vượt qua sông Jordan vào miền Đất Hứa – vùng đất “tràn trề mật ong và sữa ngọt.” Họ được ban phát manna để ăn trong suốt cuộc hành trình của họ qua sa mạc mà giờ đây đã kết thúc. Họ dùng những sản phẩm của vùng đất ấy và bây giờ họ sẽ phải đi bằng chính đôi chân của mình.
Nhưng trước hết là công việc cần giải quyết: lối vào vùng đất và sự chinh phục của nó là sự đáp ứng của Thiên Chúa cho Abraham và đã được phản ảnh trong giao ước giữa Thiên Chúa và dân Israel đã cam kết với Thiên Chúa tại Sinai. Do đó, như một dấu hiệu của sự giao hòa và tình trạng mới mẻ của họ, tất cả những người nam sinh ra ở nơi hoang dã này phải chịu cắt bì trước chuyến hành trình của họ có thể tiến hành thêm nữa. Thiên Chúa đã cuốn trôi sự đê tiện của người Ai Cập vì họ giờ đây không còn là một dân tộc nô lệ nữa, cũng như trong những hoàn cảnh thể lý của họ và tâm lý của họ. Họ là những người mới: còm cõi, mạnh mẽ dẻo dai và đúng đắn đàng hoàng trong đức tin giao ước của mình. Nó không còn là sự lo âu như thường lệ - họ phải bỏ lại đằng sau lối sống của riêng mình hành trang tinh thần và tâm lý mà họ mang theo từ Ai CẬp. Họ đang bắt đầu một cuộc sống mới trong một vùng đất mới và chính họ phải thực hiện cho phù hợp. Chúng ta ai nấy đề vươn tới những thời điểm chuyển biến trong đời sống của mình – những kinh nghiệm, những sự kiện, những hiểu biết tiềm ẩn đáng kể đối với chúng ta mà chúng ta có thể không bao giờ quay trở lại.
Tính chất mới lạ tự sâu kín của thông điệp mà thánh Phao-lô thuyết giảng liên tục tới những cộng đồng của mình. Có quá nhiều người trong số họ đã nhìn Ki-tô giáo chỉ là một tôn giáo bí ẩn khác hoặc một nhóm xã hội và ai nấy đều quá hạnh phúc để lôi kéo tham gia vào những giá trị thực tiễn của nền văn hóa xung quanh. Nhưng đối với những người sống “trong Đức Ki-tô” có một sự thay đổi lần hai và một sự thanh tẩy để đoạn tuyệt quá khứ - một cuộc sống mới như một món quà được lãnh nhận từ Thiên Chúa. Một cuộc chạm trán với Chúa Ki-tô và sự phó thác cho Người có nghĩa không bao giờ trở lại. “Sự tân tạo” này là công việc sáng tạo liên tục của Thiên Chúa và điều đó tất cả thuộc về sự hòa giải con người và toàn bộ thế giới trước Thiên Chúa. Sự hòa giải còn là một lời nhận xét khác cho sự toàn bộ và hoàn chỉnh và không cho phép phân chia. Sự lạm dụng đức tin của chúng ta về mặt này làm suy yếu công việc và nguyện vọng của Thiên Chúa.
Nhưng một số người phải biết phương kế phức tạp này. Dụ ngôn về đứa con hoang đàng là dấu ấn sâu đậm trong tâm hồn và những truyền thống văn hóa của chúng ta, và là đặc trưng tiêu biểu trong nghệ thuật của những nhà nghệ thuật bậc thầy. Nhưng đó là câu chuyện tinh tế mang ý nghĩa hàm ẩn - ý tại ngôn ngoại; và là một bài đọc mang ý nghĩa tường minh – ý tại ngôn trung không tạo cho nó sự công bằng. Người con trai thứ thiếu kiên nhẫn và hiếu động yêu cầu chia phần di sản thừa kế của nó ngay lập tức – có hiệu lực, nó muốn cha nó chết. Ngạc nhiên thay, người cha tuân thủ và không một lời phản đối và tanh cãi, và người con hớn hở bắt đầu cho một chuyến hành trình và điều kiện cuộc sống hoan lạc cùng những mới mẻ cuồng nhiệt của một vùng đất xa xôi. Song những đam mê lạc thú và tắc trách không kéo dài được bao lâu. Sau đó, nó tiêu tan của cải, thất cơ lỡ vận, sợ hãi và đau khổ. Sự nhục nhã này làm cho nó mở mắt trước tình cảnh của mình và lay động ký ức về mái nhà và người cha thân yêu của nó.
Những trải nghiệm đắng cay thường có thể trở thành những ơn lành đích thực – đôi khi nó cũng chỉ là những thông điệp để thấu suốt. Vì nó đã vội vã về nhà. Những lời tự hạ mình tạ lỗi đã chuẩn bị cùng sự ăn năn hối cải của nó được gạt sang một bên bởi người cha của nó vui mừng khôn xiết, người mà đã không đưa ra thắc mắc và không đặt ra những điều kiện. Cha nó mừng đón nó và tin tưởng nó với niềm vinh dự xứng đáng đối với một người nào đó mà đã hoàn thành một điều gì đó đáng chú ý – và nó đã làm. Nó đã học được sự khôn ngoan của trường đời và đã quay về với ngôi nhà thực sự của mình.
Người anh của nó vô cùng giận dữ và bực bội cũng giống như bao nhiêu người khác – rất sợ hãi và bảo vệ những gì mà anh ta nghĩ là của cải hợp pháp và cảm thấy tức tối với bất cứ ai vượt trội hơn mình. “đức hạnh” và “đức vâng lời” của chính anh ta không gì hơn là một trò chơi tính toán đã được bày ra mà anh ta nghĩ rằng anh ta là người xứng đáng. Người em đã biết cua những kinh nghiệm của chính bản thân mình rằng sự viên mãn của cuộc sống duy chỉ được ràng buộc trong ngôi nhà của Cha và Thiên Chúa mà đã cho nó sự tự do.
Chúng ta không bao giờ có thể xét đoán cuộc đời của một người nào khác vì chúng ta thiếu hiểu biết nhiều và những cách âm thầm kín đáo mà hồng ân của Thiên Chúa thể hiện trong cuộc đời của họ.
(Nguồn: Regis College – The School of Theology)