Tôi hết sức hãnh diện về Giáo Hội Công Giáo Toàn Cầu của tôi và về Giáo Hội Công Giáo Việt Nam của tôi!
Các mầu nhiệm đức tin trong Đạo Chúa, thời nào cũng bị tấn công.
Thế kỷ thứ 3, mầu nhiệm Đức Chúa Trời Ba Ngôi bị tấn công.
Thế kỷ thứ 4 và thứ 5, mầu nhiệm Chúa Giêsu Kitô là Con Thiên Chúa và Mẹ Thánh Người là Mẹ Đức Chúa Trời bị tán công.
Từ thế kỷ thứ 18 đến nay, và nhất là hiện nay, mầu nhiệm Giáo Hội Công Giáo bị tấn công.
Không những hiện nay từ bên trong, Giáo Hội Công Giáo bị những người con của mình tấn công, mà còn từ bên ngoài, kẻ nghịch Giáo Hội đang tìm đủ cách để phá hoại Giáo Hội, không phải bằng phương pháp cổ điển ngày xưa như ra lệnh cấm đoán, bắt bớ, tàn phá, giết chết... Lý do là vì qua kinh nghiệm lịch sử, họ đã biết được rằng những phương pháp này chỉ gây thêm tình đoàn kết giữa người công giáo, tăng thêm số người tử đạo, tạo thêm nhiều cảm-tình-viên cho người công giáo mà thôi. Bởi thế, giờ đây, họ chú trọng đến việc dùng những phương pháp tâm lý chiến để phá hoại Giáo Hội Công Giáo một cách từ từ nhưng họ tin là chắc chắn, giống như con sâu, con mọt, cứ gặm, cứ cắn, rồi một lúc nào đó, cột nhà sẽ sập.
Với phương pháp này, những người nghịch Đạo Công Giáo hiện nay tìm cách trà trộn vào ngay trong hàng ngũ người công giáo bằng cách, nếu có thể được, cứ xin rửa tội, cứ đăng ký đi tu làm thầy, làm nữ tu, làm linh mục; bằng cách lập ra những hội bề ngoài có vẻ là để ủng hộ người công giáo; bằng cách đưa ra những phong trào rất hay để lôi cuốn người công giáo. Họ còn dùng phương pháp gây nôiz sợ sệt nặng nề, làm cho không còn ai dám lên tiếng chống đối. Họ cũng tìm đủ mọi cách khéo léo để tước đoạt những quyền tự do của con người mà vẫn cứ rêu rao là tôn trọng tự do...
Là con của Giáo Hội Công Giáo, tôi hãnh diện về Giáo Hội Công Giáo của tôi, về uy tín lớn lao của Giáo Hội Công Giáo của tôi, về sự lạ lùng của Giáo Hội Công Giáo của tôi.
Thứ nhất, tôi hãnh diện vì uy quyền thiêng liêng của Giáo Hội Công Giáo của tôi.
Xét về mặt thế trần, Giáo Hội Công Giáo của tôi là một nước nhỏ nhất trong các nước trên hoàn cầu. Thủ đô của Giáo Hội, Vatican, chỉ là một khu đất nhỏ hẹp, nằm gọn lỏn giữa đô thành Roma của nước Italia. Nhưng lạ lùng thay, nhiều nước trên thế giới biết đến và kính nể Vatican này. Lời nói và hành động của Đức Giáo Hoàng và của Giáo Hội Công Giáo của tôi, có một ảnh hưởng rộng lớn trên toàn thế giới.
Giáo Hội Công Giáo của tôi không có quyền thế gì ở đời như binh đội, công an cảnh sát, các bộ lo việc phần đời. Giáo Hội Công Giáo của tôi chỉ lo về mặt thiêng liêng. Nhưng uy quyền thiêng liêng này thật lạ lùng, làm ngạc nhiên nhiều người rên thế giới như vụ cấm chế ngày 01/08/1926 tại nước Mễ Tây Cơ.
Số là năm 1926, chính quyền bôn-sơ-vích ở Mễ Tây Cơ thẳng tay đàn áp dã man Giáo Hội Công giáo tại nước nầy. Đức Giáo Hoàng Piô XI lúc bấy giờ, liền ra lệnh đóng cửa tất cả các nhà thờ trên khắp nước Mễ Tây Cơ vào ngày 01/08/1926 để nói lên cho toàn thể thế giới biết Chính Quyền Mễ Tây Cơ bắt Đạo.
Nước Mễ Tây Cơ lúc bấy giờ, bỗng trở nên náo động lạ thường. hàng hàng lớp lớp các người công giáo lo tấp nập thu xếp các việc thiêng liêng kẻo ngày 01/08/1926 đến thì không còn nữa: các bà mẹ bồng con đi xin rửa tội gấp, cha mẹ lo cho con được xưng tội rước lễ vỡ lòng gấp; ai đang rối rắm, đang nặng nề lương tâm, đua nhau đi xin gỡ rối, đi xin chịu phép giải tội; thanh niên thanh nữ đạo đức, muốn được chịu hôn phối trong nhà thờ, đua nhau xin các cha chuẩn bị cho họ chịu phép bí tích hôn phối trước ngày 01/08/1926.
Toàn dân công giáo Mễ Tây Cơ xem ngày 01/08/1926như ngày đại hoạ cho họ, do Chính Quyền bắt Đạo gây nên. Ngày ngày, họ lũ lượt đến các nhà thờ, đến các toà giám mục, đến các nhà cha sở. Cảm động nhất là những người công giáo miền thượng da đỏ. Họ bồng bế con cái, dắt nhau đi từ rừng sâu đến thành thị, hợp với các người công giáo ở các thành phố, kéo nhau đến các nhà thờ, đi gặp các đức cha, đi gặp các cha. Nỗi buồn, sự đau khổ hiện lên trên mọi nét mặt mọi người công giáo Mễ Tây Cơ và làm cho cả nước mang một bầu khí ảm đạm, tang thương.
Trước cảnh tượng này, Chính Quyền Mễ Tây Cơ phải nhượng bộ, không còn dám đối xử độc ác với người công giáo nữa..
Uy quyền thiêng liêng của Giáo Hội Công giáo thật lạ lùng, đáng cho người công giáo hãnh diện.
Thứ hai, tôi hãnh diện về những hoạt động văn hoá của Giáo Hội Công Giáo của tôi.
Hiện giờ, khắp nơi trên thế giới, dầu theo ý thức hệ nào, loài người cũng chịu ảnh hưởng sâu đậm của nền văn hoá Âu Tây, đến nỗi phải kể năm tháng theo dương lịch, là lịch của phương tây, mà lịch phương tây này lại căn cứ trên năm sinh của Chúa Giêsu, Đấng sáng lập Giáo Hội Công Giáo, và như thế, là căn cứ trên lịch của Giáo Hội Công Giáo. Lý do là vì trong quá khứ, Giáo Hội Công Giáo đã cứu vãn nền văn hoá Âu Tây, đem lại nhiều ích lợi vô song cho nền văn hoá này nói riêng, và cho nền văn hoá nhân loại nói chung.
Như lịch sử cho chúng ta biết: khi những nền văn hoá danh tiếng của Âu Tây là Hy Lạp và La Tinh bị các quân man rợ từ khắp nơi kéo đến xâm chiếm và tiêu diệt, Giáo Hội Công Giáo lúc đó, một mình đứng ra cứu vãn những nền văn hoá này, và tìm đủ mọi cách để lưu truyền nền văn hoá này lại cho nhân loại ngày nay.
Giáo Hội Công Giáo thuần thục hoá lần lần những người man rợ này, gieo tinh thần Kitô hữu vào lòng họ, đưa họ vào Đạo Công Giáo, bảo vệ và tàng trữ các tác phẩm quí giá của các hiền nhân, triết gia, khoa học gia ngày xưa bằng một giá rất công phu: ngày đêm, chép tay sao lại các tác phẩm và cất kỹ để khỏi hư nát hoặc thất lạc, và công việc nhọc nhằn tỉ mỉ này, Giáo Hội Công Giáo giao nhiệm vụ cho các tu viện công giáo, và các tu viện nầy đã chu toàn một cách rất nhiệt thành và kỹ lưỡng.
Khi thấy tình trạng dân chúng mù chữ, kém văn hoá, không có điều kiện và khả năng để đi học, Giáo Hội Công Giáo là tổ chức đầu tiên trong lịch sử nhân loại, mở rộng rãi các trường học để dạy văn hoá cho con người được thêm kiến thức.
Về mặt nghệ thuật, Giáo Hội Công Giáo giúp phát triển đắc lực âm nhạc, hội hoạ, điêu khắc, xây cất, và đã để lại nhiều công trình rất danh tiếng.
Về mặt khoa học, Giáo Hội Công Giáo có những nhà khoa học và những nhà bác học danh tiếng.
Thứ ba, tôi hãnh diện về những hoạt động kinh tế xã hội văn hoá của Giáo Hội Công Giáo của tôi.
Giáo Hội Công Giáo luôn thúc giục những người con của mình hãy cầu nguyện và làm việc: đôi tay chắp lại để cầu nguyện, đôi tay mở ra để làm việc.
Trong lịch sử loài người, chính Giáo Hội Công Giáo có sáng kiến đầu tiên và thực hành đầu tiên chuyện đi khai khẩn các rừng hoang để dân chúng có thêm được nhiều đất đai trồng trọt. Quanh các tu viện công giáo ngày xưa, dân chúng kéo nhau đến sống đông đúc để cùng với các tu sĩ khai khẩn, trồng trọt và chăn nuôi.
Giáo Hội Công Giáo luôn lo lắng cho con người được ấm no, có lương thực đủ dùng hằng ngày.
Giáo Hội Công Giáo rất để ý đến các vấn đề phát triển của các dân tộc, vì thế Giáo Hội Công Giáo thúc đẩy các cơ quan xã hội quốc tế giúp cho dân chúng có đủ phương tiện để tăng gia sản xuất.
Thứ bốn, tôi hãnh diện về những hoạt động bác ái của Giáo Hội Công Giáo của tôi.
Đối với con mắt vô tư của người bàng quan nhìn vào Giáo Hội Công Giáo, thì đây là những hoạt động nổi bật nhất, làm cho nhiều người thán phục.
Nói đến Giáo Hội Công Giáo, là nói đến công việc bác ái.
Giáo Hội Công Giáo không ngại tung những người con xuất sắc nhất của mình vào mặt trận đau khổ nhất của nhân loại để lo cho cô nhi quả phụ, người già yếu, neo đơn, bệnh tật.
Giáo Hội Công Giáo thành lập cô nhi viện, dưỡng lão viện, bệnh viện, nhà hộ sinh, nhà tế bần, nhà nuôi trẻ.
Nơi đâu có đau khổ, nơi đó có Giáo Hội Công Giáo và sự có mặt của Giáo Hội Công Giáo tại những nơi đau khổ ghê rợn nhất của loài người làm chúng ta hãnh diện, với một linh mục..., tông đồ người phong hủi, với một nữ tu... được tặng giải Nobel Hoà bình thế giới vì lo cho những người nghèo khổ.
Thứ năm, tôi hãnh diện về những hoạt động nâng cao phẩm giá con người của Giáo Hội Công Giáo của tôi.
Giáo Hội Công Giáo tìm đủ cách bãi bỏ chế độ nô lệ, chế độ đa thê. Giáo Hội Công Giáo lên án ly dị, phá thai. Giáo Hội Công Giáo nâng cao phẩm giá người phụ nữ. Giáo Hội bênh vực người lao động: trả lương cho công bằng. Giáo Hội chủ trương quyền tư sản chính đáng.
Thứ sáu, tôi hãnh diện về những hoạt động truyền giáo của Giáo Hội Công Giáo của tôi.
Lịch sử Giáo Hội là lịch sử truyền giáo: các con hãy tung chân đi rao giảng tin mừng khắp đó đây.
Ngày xưa, hiện nay, và cho đến tận thế, Giáo Hội Công Giáo luôn hoạt động truyền giáo. Không có một quyền lực trần gian nào có thể ngăn cản nổi hoạt động truyền giáo của Giáo Hội Công Giáo. Nếu có lúc bị chèn ép quá, không thể nào hoạt động bên ngoài, công khai như khi bị bắt đạo, như khi sống dưới các chế độ độc tài, thì Giáo Hội Công Giáo vẫn hoạt động truyền giáo một cách ngấm ngầm và thinh lặng vì bản tính của Giáo Hội Công Giáo ở trên trần gian này là truyền giáo.
Giáo Hội Công Giáo luôn hô hào, khuyến khích các hoạt động truyền giáo và đặt ra bộ phát triển Phúc Âm để lo việc trọng đại này.
Nhiều linh mục, tu sĩ, giáo dân nam nữ đi khắp nơi trên mặt đất này, đem Tin Mừng cứu độ đến cho nhân loại, đến những nơi xa xôi hiểm trở không ai dám đến, đến tận những rừng núi thâm sâu, đến tại những hòn đảo heo hút giữa lòng các đại dương, đến những miền bắc cực lạnh buốt.
Nơi đâu có người, dẫu một người, Giáo Hội Công Giáo vẫn đến để truyền giáo, như lời Đức Thánh Cha Piô XII nói với các cha truyền giáo ở bắc cực rằng dẫu chỉ có một gia đình... lạc loài trên miền giá lạnh, cần phải đi mất hai năm mới đến, thì Đức Thánh Cha vẫn khuyên họ hãy đến những nơi đó vì những người nầy cũng có quyền hưởng ơn cứu chuộc.
Thứ bảy, nhất là tôi hãnh diện về sự lạ lùng của của Giáo Hội Công Giáo của tôi.
Sự lạ lùng làm cho nhân loại ngạc nhiên thán phục, thì thời nào cũng có. Ngày xưa, người ta có 7 kỳ quan trên thế giới, 7 sự lạ lùng đáng khâm phục. Ngày nay, người ta có những sự lạ lùng như điện, chụp hình, thu hình, phát hình, truyền hình, thu thanh, phát thanh, truyền thanh, bay vào không gian, bay lên cung trăng, internet,...
Vâng, đó là những sự lạ lùng.
Nhưng sự lạ lùng trên hết các sự lạ lùng của lịch sử loài người, tôi cho là sự kiện Giáo Hội Công Giáo của tôi luôn đứng vững, luôn trơ gan cùng tuế nguyệt, trường tồn, không bao giờ sụp ngã tiêu tan.
Lịch sử rất dài của hai ngàn năm nay cho thấy: bao nhiêu ngai vàng sụp đổ, bao nhiêu quốc gia bị xoá tên trên bản đồ, bao nhiêu đế quốc phải tiêu tan, bao nhiêu nhân vật danh tiếng không còn nữa, bao nhiêu công trình tổ chức đầy công phu của loài người xây dựng đã bị tiêu huỷ, bao nhiêu đảng phái không còn nữa, thế mà Cây Thánh Giá do Chúa Giêsu trồng và Giáo Hội Công Giáo của tôi bảo vệ, vẫn luôn đứng thẳng, đứng vững và đứng mạnh.
Đây là sự lạ lùng trên hết các sự lạ lùng trên trần gian này. Đây là điều làm cho người Công Giáo chúng tôi hết sức hãnh diện.
Xét về mặt loài người, nguồn gốc của Giáo Hội Công Giáo thật hèn kém và đáng buồn hơn tất cả mọi tổ chức nào của loài người.
Một nhóm mười hai người ít học hoặc thất học, nghèo, nhát gan, ích kỷ, ghen ghét nhau, đồ đệ của một tên tử tội bị xử tử đóng đinh trên thập giá, rao giảng một giáo thuyết xa lạ và khó hiểu, đòi buộc nhiều hy sinh to lớn mà không cho được hưởng một ân huệ bổng lộc nào trên trần gian này, ngay từ khi mới thành lập đang còn là một nhóm nhỏ ít người ở Giêrusalem, thì đã bị chính quyền Do Thái thẳng tay đàn áp và chém giết. Đó là Giáo Hội Công Giáo của tôi. Và trong ba trăm năm đầu tiên, khi vượt ra khỏi biên thuỳ nhỏ hẹp của xứ Palestine, có mặt ở khắp đế quốc rộng rãi bao la của Rôma, thì Giáo Hội Công Giáo của tôi bị các hoàng đế đầy giàu sang và uy quyền của đế quốc Rôma sử dụng tất cả mọi thế lực, mọi nhân lực, mọi tài lực khổng lồ của mình để đè bẹp và tiêu diệt.
Lịch sử cho thấy đế quốc Rôma tiêu diệt Giáo Hội Công Giáo một cách vô cùng tàn bạo: tịch thu và tàn phá mọi cơ sở, mọi nhà cửa của người công giáo, không cho người công giáo có quyền công dân; bắt được người công giáo là bỏ tù, la giết, là đốt cháy, là vứt cho thú dữ phanh thây.
Giáo Hội Công Giáo của tôi, xét về mặt loài người, bị lên án gắt gao như thế, bị loại ra khỏi vòng pháp luật, bị cấm triệt để, bị tiêu diệt tận gốc, thì làm thế nào mà khỏi phải tan rã. Mà thật sự, đế quốc Rôma lúc đó tuyên bố mình đã khai tử được Giáo Hội Công Giáo rồi. Khi thấy Giáo Hội Công Giáo của tôi gục ngã và tan tác như xác pháo, không còn thể nào trồi đầu lên được nữa, không thể nào sống nổi với những sự đàn áp thẳng tay của mình, hoàng đế Điôklêxianô đã tin chắc mình thắng Giáo Hội Công Giáo, nên ra lệnh cho toàn đế quốc ăn mừng. Và để kỷ niệm ngày tiêu diệt được Giáo Hội Công Giáo của tôi, hoàng đế nầy đã cho phát hành khắp nơi trong đế quốc mình, một đồng tiền mang tên ba chữ la tinh “Christiano Nomine Deleto” (Danh hiệu Kitô hữu đã bị xoá sạch rồi). Nhưng than ôi, hoàng đế này đã chết, đế quốc vô địch Rôma đã tan, còn Giáo Hội Công Giáo của tôi, với hai bàn tay trắng, vẫn còn sống và sống mạnh cho đến ngày hôm nay.
Thời Trung Cổ, các quân man rợ từ bên đông cũng như bên tây, nổi lên tàn phá Giáo Hội Công Giáo cũng hết sức khủng khiếp, nhưng kết quả là họ đã được Giáo Hội Công Giáo đưa vào Đạo để nghe Lời Chúa Giêsu nói rằng Ngài thành lập Giáo Hội Công Giáo và không gì có thể thắng được Giáo Hội Công Giáo của Ngài.
Trong thế kỷ thứ 16, quân Hồi giáo gây chiến với Giáo Hội Công Giáo, dùng mọi biện pháp khủng bố dã man để tiêu diệt Giáo Hội Công Giáo, nhưng Giáo Hội Công Giáo vẫn không bị tiêu diệt.
Trong thế kỷ thứ 18, các cuộc chống Đạo, nghịch Đạo nổi lên khắp nơi, tàn phá Giáo Hội Công Giáo, tịch thu cơ sở và tài sản, bắt bớ các linh mục, tu sĩ, giáo dân nào trung thành với Giáo Hội Công Giáo. Dầu vậym Giáo Hội Công Giáo của tôi vẫn không sụp đổ.
Nhìn vào Giáo Hội Công Giáo Việt Nam của tôi, tôi cũng thấy rõ sự lạ lùng nầy.
Từ năm 1615, khi Đạo Chúa Giêsu bắt đầu có mặt trên tổ quốc của tôi cho đến bây giờ, Giáo Hội Công Giáo Việt Nam đã trải qua biết bao nhiêu điêu đứng: những cuộc bắt Đạo của Sải Vương, Thiệu Vương, Thiền Vương, Ngãi Vương của thế kỷ thứ 17, những cuộc bắt Đạo của Minh Vương, Võ Vương, nhà Trịnh, nhà Tây Sơn của thế kỷ thứ 18, những cuộc bắt đạo của Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức của thế kỷ thứ 19: rất độc ác và rất dã man, thế mà lạ lùng thay, Giáo Hội Công Giáo Việt nam vẫn còn đứng vững.
Giáo Hội công Giáo của tôi thật quá lạ lùng!
Ông Voltaire, một khét tiếng nghịch Đạo Công giáo, đã tuyên bố rằng ông không còn muốn nghe nói đến chuyện 12 người làm bành trướng nước của ông Kitô nữa. Ông còn ngạo nghễ nói rằng một mình ông, ông sẽ tiêu diệt Giáo Hội Công Giáo. Và ông huyênh hoan nói rõ là còn 20 năm nữa, Giáo Hội Công Giáo sẽ bị tiêu diệt. Nhưng ông chết năm 1778, và hiện nay, năm 2010, Giáo Hội Công Giáo của tôi vẫn còn tồn tại.
Là người công giáo, tôi hãnh diện về Giáo Hội Công Giáo của tôi.
Là người công giáo, tôi yêu mến Giáo Hội Công Giáo của tôi vì Giáo Hội Công Giáo là Mẹ của tôi. Không người con nào lại dã tâm đâm dao vào trái tim mẹ mình.
Là người công giáo, tôi đồng cảm với Giáo Hội Công Giáo của tôi.
Là người công giáo, tôi kính trọng Giáo Hội Công Giáo của tôi. Tôi kính trọng Đức Giáo Hoàng của tôi, Đấng Kế Vị Thánh Phêrô, Vị Tông Đồ Trưởng. Tôi kính trọng các Đức Giám Mục của tôi, những Đấng Kế Vị các Tông Đồ.
Là người công giáo, tôi bênh vực và bảo vệ Giáo Hội Công Giáo của tôi.
Lạy Chúa, xin cho con là linh mục Emmanuen Nguyễn Vinh Gioang, đừng có dại mà điên cuồng đả kích Giáo Hội Công Giáo của con, như một số người Công giáo hiện nay ở trong nước, cũng như đang ở nước ngoài.
Xin cho con hằng ngày sốt sắng cầu nguyện cho Giáo Hội Công Giáo Toàn cầu của con và Giáo Hội Công Giáo Việt Nam của con. Amen!
Huế, ngày 30 tháng 4 năm 2010
Linh mục Emmanuen Nguyễn Vinh Gioang
Các mầu nhiệm đức tin trong Đạo Chúa, thời nào cũng bị tấn công.
Thế kỷ thứ 3, mầu nhiệm Đức Chúa Trời Ba Ngôi bị tấn công.
Thế kỷ thứ 4 và thứ 5, mầu nhiệm Chúa Giêsu Kitô là Con Thiên Chúa và Mẹ Thánh Người là Mẹ Đức Chúa Trời bị tán công.
Từ thế kỷ thứ 18 đến nay, và nhất là hiện nay, mầu nhiệm Giáo Hội Công Giáo bị tấn công.
Không những hiện nay từ bên trong, Giáo Hội Công Giáo bị những người con của mình tấn công, mà còn từ bên ngoài, kẻ nghịch Giáo Hội đang tìm đủ cách để phá hoại Giáo Hội, không phải bằng phương pháp cổ điển ngày xưa như ra lệnh cấm đoán, bắt bớ, tàn phá, giết chết... Lý do là vì qua kinh nghiệm lịch sử, họ đã biết được rằng những phương pháp này chỉ gây thêm tình đoàn kết giữa người công giáo, tăng thêm số người tử đạo, tạo thêm nhiều cảm-tình-viên cho người công giáo mà thôi. Bởi thế, giờ đây, họ chú trọng đến việc dùng những phương pháp tâm lý chiến để phá hoại Giáo Hội Công Giáo một cách từ từ nhưng họ tin là chắc chắn, giống như con sâu, con mọt, cứ gặm, cứ cắn, rồi một lúc nào đó, cột nhà sẽ sập.
Với phương pháp này, những người nghịch Đạo Công Giáo hiện nay tìm cách trà trộn vào ngay trong hàng ngũ người công giáo bằng cách, nếu có thể được, cứ xin rửa tội, cứ đăng ký đi tu làm thầy, làm nữ tu, làm linh mục; bằng cách lập ra những hội bề ngoài có vẻ là để ủng hộ người công giáo; bằng cách đưa ra những phong trào rất hay để lôi cuốn người công giáo. Họ còn dùng phương pháp gây nôiz sợ sệt nặng nề, làm cho không còn ai dám lên tiếng chống đối. Họ cũng tìm đủ mọi cách khéo léo để tước đoạt những quyền tự do của con người mà vẫn cứ rêu rao là tôn trọng tự do...
Là con của Giáo Hội Công Giáo, tôi hãnh diện về Giáo Hội Công Giáo của tôi, về uy tín lớn lao của Giáo Hội Công Giáo của tôi, về sự lạ lùng của Giáo Hội Công Giáo của tôi.
Thứ nhất, tôi hãnh diện vì uy quyền thiêng liêng của Giáo Hội Công Giáo của tôi.
Xét về mặt thế trần, Giáo Hội Công Giáo của tôi là một nước nhỏ nhất trong các nước trên hoàn cầu. Thủ đô của Giáo Hội, Vatican, chỉ là một khu đất nhỏ hẹp, nằm gọn lỏn giữa đô thành Roma của nước Italia. Nhưng lạ lùng thay, nhiều nước trên thế giới biết đến và kính nể Vatican này. Lời nói và hành động của Đức Giáo Hoàng và của Giáo Hội Công Giáo của tôi, có một ảnh hưởng rộng lớn trên toàn thế giới.
Giáo Hội Công Giáo của tôi không có quyền thế gì ở đời như binh đội, công an cảnh sát, các bộ lo việc phần đời. Giáo Hội Công Giáo của tôi chỉ lo về mặt thiêng liêng. Nhưng uy quyền thiêng liêng này thật lạ lùng, làm ngạc nhiên nhiều người rên thế giới như vụ cấm chế ngày 01/08/1926 tại nước Mễ Tây Cơ.
Số là năm 1926, chính quyền bôn-sơ-vích ở Mễ Tây Cơ thẳng tay đàn áp dã man Giáo Hội Công giáo tại nước nầy. Đức Giáo Hoàng Piô XI lúc bấy giờ, liền ra lệnh đóng cửa tất cả các nhà thờ trên khắp nước Mễ Tây Cơ vào ngày 01/08/1926 để nói lên cho toàn thể thế giới biết Chính Quyền Mễ Tây Cơ bắt Đạo.
Nước Mễ Tây Cơ lúc bấy giờ, bỗng trở nên náo động lạ thường. hàng hàng lớp lớp các người công giáo lo tấp nập thu xếp các việc thiêng liêng kẻo ngày 01/08/1926 đến thì không còn nữa: các bà mẹ bồng con đi xin rửa tội gấp, cha mẹ lo cho con được xưng tội rước lễ vỡ lòng gấp; ai đang rối rắm, đang nặng nề lương tâm, đua nhau đi xin gỡ rối, đi xin chịu phép giải tội; thanh niên thanh nữ đạo đức, muốn được chịu hôn phối trong nhà thờ, đua nhau xin các cha chuẩn bị cho họ chịu phép bí tích hôn phối trước ngày 01/08/1926.
Toàn dân công giáo Mễ Tây Cơ xem ngày 01/08/1926như ngày đại hoạ cho họ, do Chính Quyền bắt Đạo gây nên. Ngày ngày, họ lũ lượt đến các nhà thờ, đến các toà giám mục, đến các nhà cha sở. Cảm động nhất là những người công giáo miền thượng da đỏ. Họ bồng bế con cái, dắt nhau đi từ rừng sâu đến thành thị, hợp với các người công giáo ở các thành phố, kéo nhau đến các nhà thờ, đi gặp các đức cha, đi gặp các cha. Nỗi buồn, sự đau khổ hiện lên trên mọi nét mặt mọi người công giáo Mễ Tây Cơ và làm cho cả nước mang một bầu khí ảm đạm, tang thương.
Trước cảnh tượng này, Chính Quyền Mễ Tây Cơ phải nhượng bộ, không còn dám đối xử độc ác với người công giáo nữa..
Uy quyền thiêng liêng của Giáo Hội Công giáo thật lạ lùng, đáng cho người công giáo hãnh diện.
Thứ hai, tôi hãnh diện về những hoạt động văn hoá của Giáo Hội Công Giáo của tôi.
Hiện giờ, khắp nơi trên thế giới, dầu theo ý thức hệ nào, loài người cũng chịu ảnh hưởng sâu đậm của nền văn hoá Âu Tây, đến nỗi phải kể năm tháng theo dương lịch, là lịch của phương tây, mà lịch phương tây này lại căn cứ trên năm sinh của Chúa Giêsu, Đấng sáng lập Giáo Hội Công Giáo, và như thế, là căn cứ trên lịch của Giáo Hội Công Giáo. Lý do là vì trong quá khứ, Giáo Hội Công Giáo đã cứu vãn nền văn hoá Âu Tây, đem lại nhiều ích lợi vô song cho nền văn hoá này nói riêng, và cho nền văn hoá nhân loại nói chung.
Như lịch sử cho chúng ta biết: khi những nền văn hoá danh tiếng của Âu Tây là Hy Lạp và La Tinh bị các quân man rợ từ khắp nơi kéo đến xâm chiếm và tiêu diệt, Giáo Hội Công Giáo lúc đó, một mình đứng ra cứu vãn những nền văn hoá này, và tìm đủ mọi cách để lưu truyền nền văn hoá này lại cho nhân loại ngày nay.
Giáo Hội Công Giáo thuần thục hoá lần lần những người man rợ này, gieo tinh thần Kitô hữu vào lòng họ, đưa họ vào Đạo Công Giáo, bảo vệ và tàng trữ các tác phẩm quí giá của các hiền nhân, triết gia, khoa học gia ngày xưa bằng một giá rất công phu: ngày đêm, chép tay sao lại các tác phẩm và cất kỹ để khỏi hư nát hoặc thất lạc, và công việc nhọc nhằn tỉ mỉ này, Giáo Hội Công Giáo giao nhiệm vụ cho các tu viện công giáo, và các tu viện nầy đã chu toàn một cách rất nhiệt thành và kỹ lưỡng.
Khi thấy tình trạng dân chúng mù chữ, kém văn hoá, không có điều kiện và khả năng để đi học, Giáo Hội Công Giáo là tổ chức đầu tiên trong lịch sử nhân loại, mở rộng rãi các trường học để dạy văn hoá cho con người được thêm kiến thức.
Về mặt nghệ thuật, Giáo Hội Công Giáo giúp phát triển đắc lực âm nhạc, hội hoạ, điêu khắc, xây cất, và đã để lại nhiều công trình rất danh tiếng.
Về mặt khoa học, Giáo Hội Công Giáo có những nhà khoa học và những nhà bác học danh tiếng.
Thứ ba, tôi hãnh diện về những hoạt động kinh tế xã hội văn hoá của Giáo Hội Công Giáo của tôi.
Giáo Hội Công Giáo luôn thúc giục những người con của mình hãy cầu nguyện và làm việc: đôi tay chắp lại để cầu nguyện, đôi tay mở ra để làm việc.
Trong lịch sử loài người, chính Giáo Hội Công Giáo có sáng kiến đầu tiên và thực hành đầu tiên chuyện đi khai khẩn các rừng hoang để dân chúng có thêm được nhiều đất đai trồng trọt. Quanh các tu viện công giáo ngày xưa, dân chúng kéo nhau đến sống đông đúc để cùng với các tu sĩ khai khẩn, trồng trọt và chăn nuôi.
Giáo Hội Công Giáo luôn lo lắng cho con người được ấm no, có lương thực đủ dùng hằng ngày.
Giáo Hội Công Giáo rất để ý đến các vấn đề phát triển của các dân tộc, vì thế Giáo Hội Công Giáo thúc đẩy các cơ quan xã hội quốc tế giúp cho dân chúng có đủ phương tiện để tăng gia sản xuất.
Thứ bốn, tôi hãnh diện về những hoạt động bác ái của Giáo Hội Công Giáo của tôi.
Đối với con mắt vô tư của người bàng quan nhìn vào Giáo Hội Công Giáo, thì đây là những hoạt động nổi bật nhất, làm cho nhiều người thán phục.
Nói đến Giáo Hội Công Giáo, là nói đến công việc bác ái.
Giáo Hội Công Giáo không ngại tung những người con xuất sắc nhất của mình vào mặt trận đau khổ nhất của nhân loại để lo cho cô nhi quả phụ, người già yếu, neo đơn, bệnh tật.
Giáo Hội Công Giáo thành lập cô nhi viện, dưỡng lão viện, bệnh viện, nhà hộ sinh, nhà tế bần, nhà nuôi trẻ.
Nơi đâu có đau khổ, nơi đó có Giáo Hội Công Giáo và sự có mặt của Giáo Hội Công Giáo tại những nơi đau khổ ghê rợn nhất của loài người làm chúng ta hãnh diện, với một linh mục..., tông đồ người phong hủi, với một nữ tu... được tặng giải Nobel Hoà bình thế giới vì lo cho những người nghèo khổ.
Thứ năm, tôi hãnh diện về những hoạt động nâng cao phẩm giá con người của Giáo Hội Công Giáo của tôi.
Giáo Hội Công Giáo tìm đủ cách bãi bỏ chế độ nô lệ, chế độ đa thê. Giáo Hội Công Giáo lên án ly dị, phá thai. Giáo Hội Công Giáo nâng cao phẩm giá người phụ nữ. Giáo Hội bênh vực người lao động: trả lương cho công bằng. Giáo Hội chủ trương quyền tư sản chính đáng.
Thứ sáu, tôi hãnh diện về những hoạt động truyền giáo của Giáo Hội Công Giáo của tôi.
Lịch sử Giáo Hội là lịch sử truyền giáo: các con hãy tung chân đi rao giảng tin mừng khắp đó đây.
Ngày xưa, hiện nay, và cho đến tận thế, Giáo Hội Công Giáo luôn hoạt động truyền giáo. Không có một quyền lực trần gian nào có thể ngăn cản nổi hoạt động truyền giáo của Giáo Hội Công Giáo. Nếu có lúc bị chèn ép quá, không thể nào hoạt động bên ngoài, công khai như khi bị bắt đạo, như khi sống dưới các chế độ độc tài, thì Giáo Hội Công Giáo vẫn hoạt động truyền giáo một cách ngấm ngầm và thinh lặng vì bản tính của Giáo Hội Công Giáo ở trên trần gian này là truyền giáo.
Giáo Hội Công Giáo luôn hô hào, khuyến khích các hoạt động truyền giáo và đặt ra bộ phát triển Phúc Âm để lo việc trọng đại này.
Nhiều linh mục, tu sĩ, giáo dân nam nữ đi khắp nơi trên mặt đất này, đem Tin Mừng cứu độ đến cho nhân loại, đến những nơi xa xôi hiểm trở không ai dám đến, đến tận những rừng núi thâm sâu, đến tại những hòn đảo heo hút giữa lòng các đại dương, đến những miền bắc cực lạnh buốt.
Nơi đâu có người, dẫu một người, Giáo Hội Công Giáo vẫn đến để truyền giáo, như lời Đức Thánh Cha Piô XII nói với các cha truyền giáo ở bắc cực rằng dẫu chỉ có một gia đình... lạc loài trên miền giá lạnh, cần phải đi mất hai năm mới đến, thì Đức Thánh Cha vẫn khuyên họ hãy đến những nơi đó vì những người nầy cũng có quyền hưởng ơn cứu chuộc.
Thứ bảy, nhất là tôi hãnh diện về sự lạ lùng của của Giáo Hội Công Giáo của tôi.
Sự lạ lùng làm cho nhân loại ngạc nhiên thán phục, thì thời nào cũng có. Ngày xưa, người ta có 7 kỳ quan trên thế giới, 7 sự lạ lùng đáng khâm phục. Ngày nay, người ta có những sự lạ lùng như điện, chụp hình, thu hình, phát hình, truyền hình, thu thanh, phát thanh, truyền thanh, bay vào không gian, bay lên cung trăng, internet,...
Vâng, đó là những sự lạ lùng.
Nhưng sự lạ lùng trên hết các sự lạ lùng của lịch sử loài người, tôi cho là sự kiện Giáo Hội Công Giáo của tôi luôn đứng vững, luôn trơ gan cùng tuế nguyệt, trường tồn, không bao giờ sụp ngã tiêu tan.
Lịch sử rất dài của hai ngàn năm nay cho thấy: bao nhiêu ngai vàng sụp đổ, bao nhiêu quốc gia bị xoá tên trên bản đồ, bao nhiêu đế quốc phải tiêu tan, bao nhiêu nhân vật danh tiếng không còn nữa, bao nhiêu công trình tổ chức đầy công phu của loài người xây dựng đã bị tiêu huỷ, bao nhiêu đảng phái không còn nữa, thế mà Cây Thánh Giá do Chúa Giêsu trồng và Giáo Hội Công Giáo của tôi bảo vệ, vẫn luôn đứng thẳng, đứng vững và đứng mạnh.
Đây là sự lạ lùng trên hết các sự lạ lùng trên trần gian này. Đây là điều làm cho người Công Giáo chúng tôi hết sức hãnh diện.
Xét về mặt loài người, nguồn gốc của Giáo Hội Công Giáo thật hèn kém và đáng buồn hơn tất cả mọi tổ chức nào của loài người.
Một nhóm mười hai người ít học hoặc thất học, nghèo, nhát gan, ích kỷ, ghen ghét nhau, đồ đệ của một tên tử tội bị xử tử đóng đinh trên thập giá, rao giảng một giáo thuyết xa lạ và khó hiểu, đòi buộc nhiều hy sinh to lớn mà không cho được hưởng một ân huệ bổng lộc nào trên trần gian này, ngay từ khi mới thành lập đang còn là một nhóm nhỏ ít người ở Giêrusalem, thì đã bị chính quyền Do Thái thẳng tay đàn áp và chém giết. Đó là Giáo Hội Công Giáo của tôi. Và trong ba trăm năm đầu tiên, khi vượt ra khỏi biên thuỳ nhỏ hẹp của xứ Palestine, có mặt ở khắp đế quốc rộng rãi bao la của Rôma, thì Giáo Hội Công Giáo của tôi bị các hoàng đế đầy giàu sang và uy quyền của đế quốc Rôma sử dụng tất cả mọi thế lực, mọi nhân lực, mọi tài lực khổng lồ của mình để đè bẹp và tiêu diệt.
Lịch sử cho thấy đế quốc Rôma tiêu diệt Giáo Hội Công Giáo một cách vô cùng tàn bạo: tịch thu và tàn phá mọi cơ sở, mọi nhà cửa của người công giáo, không cho người công giáo có quyền công dân; bắt được người công giáo là bỏ tù, la giết, là đốt cháy, là vứt cho thú dữ phanh thây.
Giáo Hội Công Giáo của tôi, xét về mặt loài người, bị lên án gắt gao như thế, bị loại ra khỏi vòng pháp luật, bị cấm triệt để, bị tiêu diệt tận gốc, thì làm thế nào mà khỏi phải tan rã. Mà thật sự, đế quốc Rôma lúc đó tuyên bố mình đã khai tử được Giáo Hội Công Giáo rồi. Khi thấy Giáo Hội Công Giáo của tôi gục ngã và tan tác như xác pháo, không còn thể nào trồi đầu lên được nữa, không thể nào sống nổi với những sự đàn áp thẳng tay của mình, hoàng đế Điôklêxianô đã tin chắc mình thắng Giáo Hội Công Giáo, nên ra lệnh cho toàn đế quốc ăn mừng. Và để kỷ niệm ngày tiêu diệt được Giáo Hội Công Giáo của tôi, hoàng đế nầy đã cho phát hành khắp nơi trong đế quốc mình, một đồng tiền mang tên ba chữ la tinh “Christiano Nomine Deleto” (Danh hiệu Kitô hữu đã bị xoá sạch rồi). Nhưng than ôi, hoàng đế này đã chết, đế quốc vô địch Rôma đã tan, còn Giáo Hội Công Giáo của tôi, với hai bàn tay trắng, vẫn còn sống và sống mạnh cho đến ngày hôm nay.
Thời Trung Cổ, các quân man rợ từ bên đông cũng như bên tây, nổi lên tàn phá Giáo Hội Công Giáo cũng hết sức khủng khiếp, nhưng kết quả là họ đã được Giáo Hội Công Giáo đưa vào Đạo để nghe Lời Chúa Giêsu nói rằng Ngài thành lập Giáo Hội Công Giáo và không gì có thể thắng được Giáo Hội Công Giáo của Ngài.
Trong thế kỷ thứ 16, quân Hồi giáo gây chiến với Giáo Hội Công Giáo, dùng mọi biện pháp khủng bố dã man để tiêu diệt Giáo Hội Công Giáo, nhưng Giáo Hội Công Giáo vẫn không bị tiêu diệt.
Trong thế kỷ thứ 18, các cuộc chống Đạo, nghịch Đạo nổi lên khắp nơi, tàn phá Giáo Hội Công Giáo, tịch thu cơ sở và tài sản, bắt bớ các linh mục, tu sĩ, giáo dân nào trung thành với Giáo Hội Công Giáo. Dầu vậym Giáo Hội Công Giáo của tôi vẫn không sụp đổ.
Nhìn vào Giáo Hội Công Giáo Việt Nam của tôi, tôi cũng thấy rõ sự lạ lùng nầy.
Từ năm 1615, khi Đạo Chúa Giêsu bắt đầu có mặt trên tổ quốc của tôi cho đến bây giờ, Giáo Hội Công Giáo Việt Nam đã trải qua biết bao nhiêu điêu đứng: những cuộc bắt Đạo của Sải Vương, Thiệu Vương, Thiền Vương, Ngãi Vương của thế kỷ thứ 17, những cuộc bắt Đạo của Minh Vương, Võ Vương, nhà Trịnh, nhà Tây Sơn của thế kỷ thứ 18, những cuộc bắt đạo của Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức của thế kỷ thứ 19: rất độc ác và rất dã man, thế mà lạ lùng thay, Giáo Hội Công Giáo Việt nam vẫn còn đứng vững.
Giáo Hội công Giáo của tôi thật quá lạ lùng!
Ông Voltaire, một khét tiếng nghịch Đạo Công giáo, đã tuyên bố rằng ông không còn muốn nghe nói đến chuyện 12 người làm bành trướng nước của ông Kitô nữa. Ông còn ngạo nghễ nói rằng một mình ông, ông sẽ tiêu diệt Giáo Hội Công Giáo. Và ông huyênh hoan nói rõ là còn 20 năm nữa, Giáo Hội Công Giáo sẽ bị tiêu diệt. Nhưng ông chết năm 1778, và hiện nay, năm 2010, Giáo Hội Công Giáo của tôi vẫn còn tồn tại.
Là người công giáo, tôi hãnh diện về Giáo Hội Công Giáo của tôi.
Là người công giáo, tôi yêu mến Giáo Hội Công Giáo của tôi vì Giáo Hội Công Giáo là Mẹ của tôi. Không người con nào lại dã tâm đâm dao vào trái tim mẹ mình.
Là người công giáo, tôi đồng cảm với Giáo Hội Công Giáo của tôi.
Là người công giáo, tôi kính trọng Giáo Hội Công Giáo của tôi. Tôi kính trọng Đức Giáo Hoàng của tôi, Đấng Kế Vị Thánh Phêrô, Vị Tông Đồ Trưởng. Tôi kính trọng các Đức Giám Mục của tôi, những Đấng Kế Vị các Tông Đồ.
Là người công giáo, tôi bênh vực và bảo vệ Giáo Hội Công Giáo của tôi.
Lạy Chúa, xin cho con là linh mục Emmanuen Nguyễn Vinh Gioang, đừng có dại mà điên cuồng đả kích Giáo Hội Công Giáo của con, như một số người Công giáo hiện nay ở trong nước, cũng như đang ở nước ngoài.
Xin cho con hằng ngày sốt sắng cầu nguyện cho Giáo Hội Công Giáo Toàn cầu của con và Giáo Hội Công Giáo Việt Nam của con. Amen!
Huế, ngày 30 tháng 4 năm 2010
Linh mục Emmanuen Nguyễn Vinh Gioang