Giáo Hội có sứ mệnh rao truyền Chân Lý trong một xã hội đang bị thế tục hóa, Đức Thánh Cha tuyên bố với những người lãnh đạo văn hóa nghệ thuật nước Bồ Đào Nha.

Thủ Đô Lisbon, Bồ Đào Nha ngày 12 tháng Năm 2010 lúc 11:26AM theo bản tin liên hợp của Thông Tấn Xã (CNA/EWTN News)

Sáng nay Đức Thánh Cha Benedicto XVI nhấn mạnh đến tầm quan trọng của Chân Lý và truyền thống đối với văn hóa trong huấn từ của ngài đọc trước cử tọa gồm tất cả những người lãnh đạo văn học nghệ thuật quốc gia Bồ Đào Nha. Đức Thánh Cha đã giới thiệu về Giáo Hội Công Giáo như là " Nhà vô địch " của các truyền thống và " Sứ mệnh truyền giảng Chân Lý " của Giáo Hội luôn là nhu cầu cấp thiết cho các xã hội đương đại.

Sau khi dâng thánh lễ riêng tại Tòa Sứ Thần vào sáng sớm thứ Tư, Đức Giáo Hoàng Benedicto XVI đã gặp các nhà lãnh đạo đại diện văn hóa nghệ thuật quốc gia Bồ Đào Nha dẫn đầu bởi đạo diễn 101 tuổi Manoel de Oliveira trong thính phòng Trung Tâm Văn Hóa Belem tại thủ đô Lisbon.

Đạo diễn lão thành Oliveira trong diễn văn đã nêu rõ những ưu tư của nhân dân Bồ Đào Nha trong giữa cơn lốc "bất ổn" của thế giới hiện thời. Sau phần giới thiệu của nhà đạo diễn điện ảnh Bồ, Đức Thánh Cha đã nói về hiện trạng " văn hóa ngày nay đã bị thâm nhập bởi một sức ép, mà có lúc sức ép ấy thể hiện qua dạng thức của mâu thuẫn giữa tập tục truyền thống qúa khứ và tính đương đại "

" Những phong trào gọi là năng động của xã hội đã mang lại những giá trị tuyệt đối cho hiện tại, lại đang ngăn cách hiện tại với di sản văn hóa của qúa khứ và không có kèm theo những nỗ lực nào cho thấy tính năng động ấy đang khai mở đường đi đến tương lai." Đức Thánh Cha nhấn mạnh rõ là sự nhấn mạnh, sự nêu bật về "hôm nay hay chỉ quan tâm đến hiện tại-đến những gì thuộc về lúc này trong ngày hôm nay mà thôi" được coi như là căn nguyên lý giải những xung đột trong cuộc sống của Bồ Đào Nha vốn có truyền thống văn hóa và tập tục vững mạnh; một đất nước mang dấu ấn âu đậm của hơn 1000 năm văn hoá-văn minh Thiên Chúa Giáo và trách nhiệm toàn cầu."

Trong bối cảnh này " Giáo Hội thể hiện là Nhà Vô địch của những truyền thống lành mạnh và cao cả có những cống hiến phong phú theo nhu cầu của xã hội. Thế nhưng trong khi xã hội tôn trọng và tri ân những đóng góp của Giáo Hội vào những công việc thiện ích tốt đẹp thì xã hội lại tự xa lánh với -Đức Khôn Ngoan- vốn thuộc về di sản của Giáo Hội."

Về sự xung đột giữa tập tục truyền thống và trào lưu hiện đại Đức Thánh Cha nhận định; " tìm ra sự thể hiện ấy trong những hỗn loạn của sự thật, vì chỉ có Chân lý-Sự Thật mới có thể đem lại chiều hướng và lối dẫn đường đến sự hiện hữu viên mãn cho tất cả các cá nhân từng con người và cho cả một dân tộc."

Đức Giáo Hoàng chỉ rõ; "Dân tộc nào tự đình hoãn việc nhận biết chân lý và sự thật riêng của dân tộc ấy thì dân tộc ấy sẽ tự đưa chính họ đến kết cục là cả dân tộc ấy sẽ bị lạc lối trong mê lộ của từng thời điểm và trong cả qúa trình lịch lịch sử, dân tộc ấy đã bị tước mất hoặc bị cạn kiệt các giá trị đã được minh định và thiếu hẳn những mục tiêu cao cả đã được định dạng hẳn hòi."

Đức Thánh Cha cũng tuyên bố là hãy còn biết bao nhiêu điều để học hỏi về chỗ đứng của Giáo Hội Công giáo trong xã hội, bởi vì chính điều này sẽ giúp cho con người hiểu rằng "Sự Rao Truyền Chân Lý" là một mục vụ mở đường đi đến " những chân trời mới cho tương lai, những chân trời của sự cao cả và giá trị chân thực."

Trong thực tiễn Đức Thánh Cha nhấn mạnh; " Giáo Hội có một sứ mạng để hoàn thành- đó là rao truyền Chân Lý trong mọi thời đại và trong mọi hoàn cảnh- cho một xã hội được hòa hợp với con người, cho nhân phẩm của con người, và cho ơn gọi cá nhân con người." Sứ mạng này đặt trên lòng thành tín đối với con người và trung thành với Chân Lý và Sự Thật, là những điều Giáo Hội Công giáo hiển nhiên không bao giờ từ bỏ."

Suy tư về xã hội Bồ Đào Nha hiện nay, Đức Thánh Cha nói; " Đối với Bồ Đào Nha là một xã hội được chủ yếu gây dựng nên bởi tín hữu Công giáo và có một nền văn hóa đã được ghi dấu ấn sâu đậm bởi văn hóa-văn minh Thiên Chúa Giáo, thì việc đi tìm Chân Lý- Sự Thật mà tự tách khỏi Đức Chúa Giêsu KiTô- đã chứng tỏ rằng điều ấy là một bi kịch."

Đức Thánh Cha nêu rõ; mọi tín hữu KiTô giáo tin tưởng rằng tự chính Đức KiTô là Chân Lý, chính Đức Chúa Giêsu là Sự Thật- do đó Đức Thánh Cha quảng diễn rằng công cuộc rao truyền Phúc Âm là việc không ngừng nghỉ và Giáo Hội trong sự gắn bó chặt chẽ với đặc tính vĩnh cữu của Chân Lý

KiTô giáo, trong tiến trình học hỏi để tôn trọng những "sự thật" khác và vì tôn trọng sự thật của những dân tộc khác, những nền văn hóa xã hội khác. Thông qua sự tôn trọng này, mở rộng đối thoại, những cánh cửa mới được mở ra để loan truyền sự thật."

Khi trao đổi với các nhà báo tháp tùng ngài trên máy bay (của Cơ quan Quản trị Hàng Không Quốc Gia Ý Đại Lợi) phục vụ đặc biệt cho Đức Giáo Hoàng trên đường đến thủ đô Lisbon trong ngày thứ Ba, 11 tháng Năm, Đức Thánh Cha cũng đưa ra nhận định là có nhu cầu đối thoại dẫn đến sự liên hợp giữa Đức Tin và Chủ nghĩa Duy Lý Trí hiện đại tại Âu châu. Đức Thánh Cha nói là; "Thách đố lớn nhất của thời hiện đại" là dành cho Chủ nghĩa Thế Tục và Nền

Văn hóa Đức Tin Âu châu là " để gặp gỡ và qua đó khám phá ra căn tính thực sự của Âu châu." Về điều này, Đức Thánh Cha nói " đó là một sứ mệnh cho Âu châu và nhu cầu vĩ đại của chính con người trong lịch sử nhân loại của chúng ta."

Với các vị lãnh đạo văn học nghệ thuật tại Lisbon, Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng " Sứ mạng của chúng ta trong một thời điểm đòi hỏi nơi chúng ta có những nỗ lực tốt nhất, có sự can đảm như các vị tiên tri thuở trước và với những năng lực được đổi mới '' - trích dẫn lời thi hào quốc gia Luigi di Camoes của Bồ Đào Nha để " chỉ ra những thế giới mới cho thế gian."

Để kết thúc huấn từ cho các vị lãnh đạo văn học nghệ thuật Bồ Đào Nha, Đức Thánh cha nói là "Giáo Hội nhận biết rằng sứ mạng quan trọng nhất của Giáo hội trong

bối cảnh văn hoá hiện nay là phải kiên trì tìm kiếm Chân Lý và qui hướng về Thiên Chúa; để mang con người trần thế ra khỏi "những thực tế họ tưởng là gần đến cùng đích" để dẫn đưa họ đến "cùng đích thật sự- " Đức Thánh Cha cũng mời gọi các vị lãnh đạo văn học nghệ thuật của Bồ Đào Nha hãy đào sâu tri thức của họ về Thiên Chúa " như khi chính Đức Chúa Giêsu đã mặc khải chính ngài như là sự viên mãn trọn vẹn cho người phàm nhân chúng ta."

Đức Thánh Cha khích lệ; "Hãy sáng tác và gây dựng nên những tác phẩm đẹp nhưng trên hết tất cả mọi sự hãy làm cho cuộc sống của các vị trở thành những nơi chốn của vẻ đẹp. "

Những lời huấn dụ của Đức Thánh Cha đã được mọi người đứng lên vỗ tay tán thưởng thật dài. Đây là một phần trong nghị trình làm việc ban sáng của ngày thứ hai trong chuyến tông du 4 ngày đến thăm Bồ Đào Nha. Cao điểm của cuộc tông du sẽ là chuyến kính viếng Đền Thánh Đức Mẹ Fatima-Đức Thánh Cha sẽ đáp máy bay trực thăng đi đến Thánh Địa vào xế trưa ngày thứ Tư. Sau buổi gặp các nhà lãnh đạo văn học nghệ thuật Bồ Đào Nhà, Đức Thánh Cha sẽ tiếp kiến riêng với vị Thủ Tướng quốc gia này là ông Jose Socrates Carvalho Pinto de Sousa.

Cảm nghiệm khiêm tốn của Dominic David Trần: Xin chân thành tri ân Đức Thánh Cha Benedicto XVI -ước gì tất cả người Việt Nam bất luận mọi giới, mọi chính kiến, mọi tôn giáo, mọi trình độ, ở bất cứ nơi đâu-xin vui lòng đọc lại một phần những huấn từ nêu trên được trích dẫn lại dưới đây; "

" Những phong trào gọi là năng động của xã hội đã mang lại những giá trị tuyệt đối cho hiện tại, lại đang ngăn cách hiện tại với di sản văn hóa của qúa khứ và không có kèm theo những nỗ lực nào cho thấy tính năng động ấy đang khai mở đường đi đến tương lai." Đức Thánh Cha nhấn mạnh rõ là sự nhấn mạnh, sự nêu bật về "hôm nay hay chỉ quan tâm đến hiện tại-đến những gì thuộc về lúc này trong ngày hôm nay mà thôi"

được coi như là căn nguyên lý giải những xung đột trong cuộc sống của Bồ Đào Nha vốn có truyền thống văn hóa và tập tục vững mạnh...

Về sự xung đột giữa tập tục truyền thống và trào lưu hiện đại Đức Thánh Cha nhận định; " tìm ra sự thể hiện ấy trong những hỗn loạn của sự thật, vì chỉ có Chân lý-Sự Thật mới có thể đem lại chiều hướng và lối dẫn đường đến sự hiện hữu viên mãn cho cả các cá nhân từng con người và cho cả một dân tộc."

Đức Giáo Hoàng chỉ rõ; "Dân tộc nào tự đình hoãn việc nhận biết chân lý và sự thật riêng của dân tộc ấy thì dân tộc ấy sẽ tự đưa chính họ đến kết cục là cả dân tộc ấy sẽ bị lạc lối trong mê lộ của từng thời điểm và trong cả qúa trình lịch lịch sử, dân tộc ấy đã bị tước mất hoặc bị cạn kiệt các giá trị đã được minh định và thiếu hẳn những mục tiêu cao cả đã được định dạng hẳn hòi."