Linh mục Giáo sư Kinh Thánh Giuse Trịnh Hưng Kỷ qua đời
Cha Giuse Trịnh Hưng Kỷ sinh ngày 03 tháng 02 năm 1929 tại Hà Nam Ninh chịu chức linh mục tại Roma ngày 21-12-1957, giáo sư Kinh Thánh tại Đại Chủng viện thánh Giuse Saigon 1962-2007, nghỉ hưu tại Dòng Đồng Công Thủ đức 2007-2010, qua đời ngày 26-5-2010.
Tính tình ôn hậu, vui vẻ, hoà nhã, tại bàn cơm Đại Chủng viện, tôi chưa hề chứng kiến ngài tranh luận với linh mục nào. Trong Chủng viện, ngài nổi tiếng là người “kỹ càng nhất”. Ai cũng bảo chả trách ông bà cố đặt tên ‘KỶ’ (kỹ) cho ngài. Ra khỏi phòng, khoá phòng lần thứ nhất, giật cửa phòng xem đã khóa cửa, rồi mở ra, khoá phòng lần thứ hai, yên tâm rồi mới đi. Bài làm của các thầy, vì ngài chấm quá cẩn thận nên hết hè mới xong. Các thầy tựu trường, ngài tớí yêu cầu thầy không đủ điểm trung bình làm lại bài, Ba tháng hè, quên bài, bây giờ lo ôn bài làm lại, chẳng có ai không nhăn mặt. Sau nầy Chủng viện phải đề nghị ngài chấm nhanh để thầy nào phải thi lại, thi trong mấy ngày săp nghỉ hè.
Dịp thầy nghĩa tử của ngài sắp chịu chức linh mục, Cha Giám đốc Chủng viện nói trong bàn cơm: dạo nầy cha Giuse Kỷ bụng to ra, khó di phải không ?. Ngài trả lời: Cha Giám đốc nhìn làm sao đấy chứ, con vẫn bình thường. Vậy, thầy Thanh, nghĩa tử của Cha sắp chịu chức linh mục tức là cha phải “sinh” chứ ? ….Cười ầm !
Có lần vào nhà cơm, tôi nói với ngài: ” Nghe nói Đưc Hồng Y Trịnh Văn Căn, em họ cha, đang gấp rút hoàn thành bản dịch Cựu Ước để in. Ngài viết thư thăm Đức Hông Y và có nhắc “ Đức Hồng Y dạo này làm việc nhiều quá. Gặp ngài, ngài cười, nói với tôi: ” Mình đã nhắc Đức Hồng Y dạo này làm việc nhiều quá. Đức Hồng Y viết thư cho mình, gừi lòi thăm bác và cũng nói cho mình: ” Dạo nầy anh làm việc nhiều quá “.
Nhân dịp bộ Giáo luật mới ( 1983), tôi viết tập sách “Cử hành Phụng vụ Bí tích theo Giáo luật”, ngồi dùng cơm, tôi hỏi ngài: ” Trong Thánh lễ, cái gì mà nhiều fructus quá “. Ngài kể cho tôi một hơi: ” Fructus generalis, fructus ministerialis, fructus personalis ). Trí nhớ của ngài tuyệt hảo. Ngài thông thảo tiếng Pháp, tiếng Anh, tiếng Ý, giỏi tiếng Latinh, Hy lạp. Trong Chủng viện có giáo sư thi tú tài cổ ngữ Hylạp nên khi đọc bản dịch nhóm nầy, người kia khoe là dịch từ tiếng Hy lạp, vị nầy thường nói: ” Mấy ông nầy vốn liếng Hy lạp không viết đầy lá mít mà cứ khoe “. Tôi nói “: Chê ngừoi ta như vậy thì đối thoại với người ta sao được ? Cha Kỷ không hề nói gì. Có lần ngài nói với tôi: ” Ra Hà nội, gặp Me Têrêsa Calcutta, ngài làm thông ngôn cho mẹ “. Ngài rất thích Dòng Mẹ Têresa. Cũng xin nói luôn, ngài vừa cười vừa nói với tôi hai lần: ” Một dì phước nói Cha Ky giỏi hơn cha … “, và ngài giải thích cho tôi: ” Cha đó học bên châu Au có 5 năm còn tôi học mươi năm thì giỏi hơn chứ “ và ngài cười.
Ngài hưu ở nhà dòng Đồng Công, Thủ đức. Trước khi vào lớp dạy học, tôi vào thăm ngài, ngài nói: Đức Hồng Y tơi thăm ngài và nói ngài ờ đây không được địa phận giúp nhiều như ở nhà Hưu Linh muc Chí hòa. Tôi thấy ngài khoẻ, trí vẫn minh mẫn, có một chân đi yếu, chẳng có bệnh gì cả.
Thứ tư ngày 19-5-2010, 9 giờ tôi vào thăm, Cha Kỷ nói nhiều chuyện về Kinh Thánh. Ngài đã nói viết thư cho từng Đức Giám mục xin đừng nhận bản dịch Kinh Thánh của Nhóm PVGK làm bản Kinh Thánh cho Giáo hội Việt nam vì có những chữ làm cho ngươì ta hiểu sai vể Đức Me, về Chúa phục sinh. Ngài hiền lành mà không nhu nhược ! Tôi nói với ngài: ”Cha Pascal Nguyễn Ngọc Tĩnh nói với con khi ngài giảng tĩnh tâm ở giáo xứ Tân hoà: Chẳng có bản dịch nào vượt được bản dịch của cha Nguyễn Thế Thuấn, Xin nhớ rằng các thầy Đại Chủng sinh ở Đại Chủng viện Saigon đều dùng bản dịch của cha Nguyễn thế Thuấn. Tự nhiên, tôi buột miệng nói sang chuyện khác: ” Con đọc trong báo Sưc Khoẻ, họ nói “ Tuổi 80 mươi, chết lúc nào không biết “ và sáng thứ tư ngày 26-5-2010, khi tôi lên Đại Chủng viện tham dự hai ngày Hội Ngộ Linh Mục khu vưc I ( Sg, Long xuyên, Cần thơ, Mỹ tho, Vĩnh long gồm 631 linh mục), nghe một linh mục nói Cha Kỷ vưa qua đời sáng nay. Sao lời nói vô tình nầy lại “ ứng nghiệm” cho ngài trong vòng một tuần trong khi ngài còn khoẻ ?? Tôi mất một người đáng bậc thầy và một bạn già.
Tính tình ôn hậu, vui vẻ, hoà nhã, tại bàn cơm Đại Chủng viện, tôi chưa hề chứng kiến ngài tranh luận với linh mục nào. Trong Chủng viện, ngài nổi tiếng là người “kỹ càng nhất”. Ai cũng bảo chả trách ông bà cố đặt tên ‘KỶ’ (kỹ) cho ngài. Ra khỏi phòng, khoá phòng lần thứ nhất, giật cửa phòng xem đã khóa cửa, rồi mở ra, khoá phòng lần thứ hai, yên tâm rồi mới đi. Bài làm của các thầy, vì ngài chấm quá cẩn thận nên hết hè mới xong. Các thầy tựu trường, ngài tớí yêu cầu thầy không đủ điểm trung bình làm lại bài, Ba tháng hè, quên bài, bây giờ lo ôn bài làm lại, chẳng có ai không nhăn mặt. Sau nầy Chủng viện phải đề nghị ngài chấm nhanh để thầy nào phải thi lại, thi trong mấy ngày săp nghỉ hè.
Dịp thầy nghĩa tử của ngài sắp chịu chức linh mục, Cha Giám đốc Chủng viện nói trong bàn cơm: dạo nầy cha Giuse Kỷ bụng to ra, khó di phải không ?. Ngài trả lời: Cha Giám đốc nhìn làm sao đấy chứ, con vẫn bình thường. Vậy, thầy Thanh, nghĩa tử của Cha sắp chịu chức linh mục tức là cha phải “sinh” chứ ? ….Cười ầm !
Có lần vào nhà cơm, tôi nói với ngài: ” Nghe nói Đưc Hồng Y Trịnh Văn Căn, em họ cha, đang gấp rút hoàn thành bản dịch Cựu Ước để in. Ngài viết thư thăm Đức Hông Y và có nhắc “ Đức Hồng Y dạo này làm việc nhiều quá. Gặp ngài, ngài cười, nói với tôi: ” Mình đã nhắc Đức Hồng Y dạo này làm việc nhiều quá. Đức Hồng Y viết thư cho mình, gừi lòi thăm bác và cũng nói cho mình: ” Dạo nầy anh làm việc nhiều quá “.
Nhân dịp bộ Giáo luật mới ( 1983), tôi viết tập sách “Cử hành Phụng vụ Bí tích theo Giáo luật”, ngồi dùng cơm, tôi hỏi ngài: ” Trong Thánh lễ, cái gì mà nhiều fructus quá “. Ngài kể cho tôi một hơi: ” Fructus generalis, fructus ministerialis, fructus personalis ). Trí nhớ của ngài tuyệt hảo. Ngài thông thảo tiếng Pháp, tiếng Anh, tiếng Ý, giỏi tiếng Latinh, Hy lạp. Trong Chủng viện có giáo sư thi tú tài cổ ngữ Hylạp nên khi đọc bản dịch nhóm nầy, người kia khoe là dịch từ tiếng Hy lạp, vị nầy thường nói: ” Mấy ông nầy vốn liếng Hy lạp không viết đầy lá mít mà cứ khoe “. Tôi nói “: Chê ngừoi ta như vậy thì đối thoại với người ta sao được ? Cha Kỷ không hề nói gì. Có lần ngài nói với tôi: ” Ra Hà nội, gặp Me Têrêsa Calcutta, ngài làm thông ngôn cho mẹ “. Ngài rất thích Dòng Mẹ Têresa. Cũng xin nói luôn, ngài vừa cười vừa nói với tôi hai lần: ” Một dì phước nói Cha Ky giỏi hơn cha … “, và ngài giải thích cho tôi: ” Cha đó học bên châu Au có 5 năm còn tôi học mươi năm thì giỏi hơn chứ “ và ngài cười.
Ngài hưu ở nhà dòng Đồng Công, Thủ đức. Trước khi vào lớp dạy học, tôi vào thăm ngài, ngài nói: Đức Hồng Y tơi thăm ngài và nói ngài ờ đây không được địa phận giúp nhiều như ở nhà Hưu Linh muc Chí hòa. Tôi thấy ngài khoẻ, trí vẫn minh mẫn, có một chân đi yếu, chẳng có bệnh gì cả.
Thứ tư ngày 19-5-2010, 9 giờ tôi vào thăm, Cha Kỷ nói nhiều chuyện về Kinh Thánh. Ngài đã nói viết thư cho từng Đức Giám mục xin đừng nhận bản dịch Kinh Thánh của Nhóm PVGK làm bản Kinh Thánh cho Giáo hội Việt nam vì có những chữ làm cho ngươì ta hiểu sai vể Đức Me, về Chúa phục sinh. Ngài hiền lành mà không nhu nhược ! Tôi nói với ngài: ”Cha Pascal Nguyễn Ngọc Tĩnh nói với con khi ngài giảng tĩnh tâm ở giáo xứ Tân hoà: Chẳng có bản dịch nào vượt được bản dịch của cha Nguyễn Thế Thuấn, Xin nhớ rằng các thầy Đại Chủng sinh ở Đại Chủng viện Saigon đều dùng bản dịch của cha Nguyễn thế Thuấn. Tự nhiên, tôi buột miệng nói sang chuyện khác: ” Con đọc trong báo Sưc Khoẻ, họ nói “ Tuổi 80 mươi, chết lúc nào không biết “ và sáng thứ tư ngày 26-5-2010, khi tôi lên Đại Chủng viện tham dự hai ngày Hội Ngộ Linh Mục khu vưc I ( Sg, Long xuyên, Cần thơ, Mỹ tho, Vĩnh long gồm 631 linh mục), nghe một linh mục nói Cha Kỷ vưa qua đời sáng nay. Sao lời nói vô tình nầy lại “ ứng nghiệm” cho ngài trong vòng một tuần trong khi ngài còn khoẻ ?? Tôi mất một người đáng bậc thầy và một bạn già.