Khi tường thuật cuộc gặp gỡ giữa Đức Bênêđíctô XVI với các hồng y nhân dịp kỷ niệm 5 năm ngày ngài lên ngôi, tờ L’Osservatore Romano viết rằng “Đức Thánh Cha có ý ám chỉ tới các tội lỗi của Giáo Hội, khi nhắc mọi người nhớ rằng chính lúc bị thương tích và là kẻ có tội, Giáo Hội càng cảm nghiệm được sự ủi an của Thiên Chúa”. Sandro Magister, trên trang mạng www.chiesa.espressonline.it, cho rằng kiểu nói “Giáo Hội Tội Lỗi” mỗi ngày một phổ thông hơn, nhưng nó hoàn toàn xa lạ với truyền thống Kitô Giáo. Đã đành Thánh Ambrose có lần ví Giáo Hội với người bán trôn trong trắng (casta meretrix, chaste whore), nhưng để hiển dương sự thánh thiện của Giáo Hội, một sự thánh thiện mạnh hơn tội lỗi của con cái mình. Cho nên lối tường thuật của tờ L’Osservatore Romano không hẳn nói lên chính xác tư tưởng của Đức Bênêđíctô XVI vì kiểu nói “Giáo Hội tội lỗi” không bao giờ là của ngài, và ngài luôn cho đó là một lầm lẫn.
Chỉ cần đơn cử trong muôn một bài giảng ngày Lễ Hiển Linh năm 2008, trong đó ngài định nghĩa Giáo Hội hoàn toàn khác hẳn: Giáo Hội “thánh thiện và gồm những kẻ tội lỗi”. Và ngài luôn luôn định nghĩa Giáo Hội một cách thận trọng theo lối ấy. Cuối kỳ tĩnh tâm Mùa Chay năm 2007, ngài cám ơn vị giảng thuyết năm đó là Đức HY Giacomo Biffi “Vì đã dạy chúng tôi biết yêu mến Giáo Hội hơn nữa, Đấng “immaculata ex maculatis”, như Đức Hồng Y đã dạy chúng tôi cùng với Thánh Ambrose”.
Theo Magister, thuật ngữ “immaculata ex maculatis” thực sự là thuật ngữ trích từ một đoạn Thánh Ambrose chú giải Phúc Âm Thánh Luca. Kiểu nói này có nghĩa: Giáo Hội thánh thiện và không tì vết, dù sẵn sàng chào đón trong mình những con người bị uế tạp bởi tội lỗi.
Đức HY Biffi, một học giả chuyên nghiên cứu Thánh Ambrose, vị giám mục trứ danh thế kỷ thứ tư của Milan và cũng là người làm Phép Rửa cho Thánh Augustine, năm 1996 có cho xuất bản một cuốn sách chuyên bàn về vấn đề này, với một thuật ngữ còn táo bạo hơn thế nữa ngay trong tựa đề, áp dụng vào Giáo Hội “Ngươi Bán Trôn Trong Trắng”.
Thuật ngữ này, trong nhiều thập niên, vốn là thuật ngữ rất được phe cấp tiến Công Giáo ưa dùng để nói rằng Giáo Hội thánh thiện, ‘nhưng cũng tội lỗi” và luôn luôn phải xin được tha thứ vì các tội lỗi “của chính mình”. Để củng cố cho thuật ngữ này, họ còn gán nó cho các giáo phụ, hiểu như cả một nhóm. Hans Kung chẳng hạn, trong cuốn “Giáo Hội” viết năm 1969, có lẽ là cuốn cuối cùng của ông thực sự có nội dung thần học, viết rằng Giáo Hội “là một casta meretrix như thường được gọi như thế từ thời giáo phụ”.
Thường được gọi? Thực ra không hẳn như thế, trong mọi công trình của các giáo phụ, kiểu nói ấy chỉ xuất hiện có một lần duy nhất: trong chú giải của Thánh Ambrose về Phúc Âm Thánh Luca. Không một giáo phụ Hy Lạp hay La Tinh nào, trước hay sau ngài, đã dùng kiểu nói này.
Phe cấp tiến hình như khá hứng khởi khi Hans Urs von Balthasar cho ra đời tác phẩm thần học của ông về giáo hội học vào năm 1948, tựa là “Casta meretrix”! Tuy nhiên, trong tác phẩm này, Balthasar tuyệt đối không trực tiếp áp dụng hạn từ tội nhân cho Giáo Hội.
Vậy thử hỏi Thánh Ambrose muốn nói gì khi ví Giáo Hội với “Người Bán Trôn Trong Trắng”? Thánh Ambrose đơn thuần chỉ muốn áp dụng vào Giáo Hội hình ảnh của Rahab, cô gái điếm thành Jericho mà theo sách Giosuê từng che chở và cứu sống các người Do Thái đang trốn tại nhà cô mà thôi. Sau đây là đoạn văn của chính Thánh Ambrose: “Rahab, xét về loại hình đúng là một con điếm nhưng xét về mầu nhiệm chính là Giáo Hội, trong huyết quản mình, cô cho thấy dấu hiệu tương lai chỉ ơn cứu thoát phổ quát giữa cơn chém giết trên trần gian. Cô không bác bỏ sự kết hợp với nhiều người ẩn trốn, càng trong trắng khi cô càng kết hợp thân thiết với con số lớn nhất những người như họ; cô là nữ trinh không tì vết, không nếp nhăn, không tì nhiễm trong nết na, người yêu công cộng, người bán trôn trong trắng, quả phụ hiếm muộn, nữ trinh mắn con… Người bán trôn trong trắng, vì nhiều người tình đến với cô để hưởng niềm vui khoái của tình yêu, nhưng cô lại không tì nhiễm vết nhơ” (In Lucam III, 23).
Đoạn văn trên hết sức cô đọng, đáng được phân tích cẩn thận. Nhưng chỉ xin giới hạn vào thuật ngữ “người bán trôn trong trắng”. Đây là lối giải thích của Đức HY Biffi: “Kiểu nói ‘người bán trôn trong trắng’, thay vì ám chỉ một điều tội lỗi và đáng khinh chê, thực ra cố ý nói tới sự thánh thiện của Giáo Hội, không phải chỉ như một tĩnh từ mà còn như một danh từ, một danh thể (substantive). Sự thánh thiện này bao hàm cả việc luyến kết với phu quân mình là Đức Kitô một cách không giao động, không bất nhất quán (casta) lẫn nỗi thèm khát được vươn tới mọi người mong đem họ vào ơn giải thoát (meretrix)”.
Sự kiện dưới mắt trần gian, Giáo Hội xem ra bị tì nhiễm bởi tội lỗi và bị người đời công khai xỉ vả là một số phận khiến ta nghĩ tới số phận của Đấng Sáng Lập là Chúa Giêsu, Đấng cũng từng bị các thế lực trần gian thời của Người coi là một tội nhân.
Đó chính là điều được Thánh Ambrose đề cập một lần nữa trong một đoạn chú giải khác về Phúc Âm Thánh Luca: “Giáo Hội quả mang giáng dấp của một tội nhân, vì Chúa Kitô cũng từng mang giáng dấp của một tội nhân như thế” (In Lucam VI, 21).
Nhưng chính vì mình thánh thiện, một sự thánh thiện không tì vết phát sinh từ chính Chúa Kitô, nên Giáo Hội đã có thể chào đón kẻ tội lỗi gia nhập mình, và có thể cùng họ chịu khổ vì những tội ác của họ và chăm sóc cho họ.
Magister cho rằng trong những thời điểm đầy biến họa như thời nay, càng tố cáo, người ta càng minh chứng cho sự thánh thiện của Giáo Hội. Chân lý này, ta không bao giờ nên quên.
Phản biện
Nhận định trên đây của Sandro Magister được nhiều người tán thưởng, nhưng bị không ít người phản biện, trong đó có Cha Joseph A. Komonchak, một linh mục thuộc tổng giáo phận New York, Hoa Kỳ. Cha Joseph A. Komonchak vốn là một sử gia kiêm thần học gia, từng biên tập ấn bản Hoa Kỳ bộ “Lịch Sử Vatican II” do Đức Ông Giuseppe Alberigo chủ biên. Cha cũng là một tác giả nổi danh của tạp chí Commonweal.
Cha Komanchak cho rằng Đức Bênêđíctô XVI quả có viết: Giáo Hội có tội. Thực vậy, trong cuốn “Dẫn Nhập Vào Kitô Giáo”, ngài quả có dùng kiểu nói này. Ngài còn trách Công Đồng Vatican II quá “nhát” (timorous) trong kiểu nói của mình rằng Giáo Hội không phải chỉ thánh thiện mà còn tội lỗi nữa, vì “chúng ta đã ý thức sâu xa xiết bao sự tội lỗi của Giáo Hội” (bản dịch Anh Ngữ, tr.262). Ở đây, theo Cha Komamchak, ngài chỉ bước chân theo cái nhìn của Thánh Augustine, một cái nhìn được Thánh Thomas Aquinas lặp lại, khi cho rằng Giáo Hội sẽ không “vô tì vết hay nếp nhăn” cho đến ngày Tận Thế. Cả hai vị đại thánh này cùng trích dẫn Thư Thứ Nhất của Thánh Gioan, chương 1, câu 8: “Nếu chúng ta nói chúng ta không có tội, thì chúng ta tự lừa dối mình và sự thật không ở trong chúng ta”. Vả lại, ngày nào, Giáo Hội khắp nơi cũng cầu nguyện “Xin Cha tha nợ chúng con”. Cha Komanchak nói rằng Đức HY Biffi nhận định đúng về kiểu nói “casta meretrix”, nhưng vấn đề không chỉ dừng ở đấy. Chính Đức Gioan Phaolô II, nhân một chuyến tới Fatima, cũng nói về Giáo Hội “vừa thánh thiện vừa tội lỗi”.
Magister cho rằng Cha Komamchak trích dẫn rất đúng lời Đức Gioan Phaolô nói tại Fatima năm 1982 rằng ngài tới đây “như một khách hành hương giữa những người hành hương, giữa hiệp đoàn Giáo Hội lữ hành, giáo hội sống động, thánh thiện và tội lỗi”.
Nhưng cần ghi nhận rằng trong muôn vàn lời phát biểu của vị giáo hoàng vĩ đại này, một vị giáo hoàng đi vào lịch sử như đấng đã liên tiếp và công khai xin sự tha thứ cho các tội lỗi của con cái Giáo Hội, đây là lần đầu tiên tĩnh từ “tội lỗi” đã được trực tiếp áp dụng cho Giáo Hội. Tuy nhiên, theo Magister, đối với cả Đức Gioan Phaolô II và vị bộ trưởng về tín lý của ngài là Đức HY Joseph Ratzinger, công thức “Giáo Hội tội lỗi” bị coi là có nguy cơ dẫn người ta tới sai lầm, vì sự mâu thuẫn chưa giải quyết được của nó với lời tuyên xưng đức tin vào “Giáo Hội thánh thiện” trong Kinh Tin Kính.
Người ta có thể đọc thấy chứng cớ của niềm lo ngại này trong tài liệu “Giáo Hội và các lỗi lầm quá khứ” được công bố ngày 7 tháng 3 năm 2000 bởi Ủy Ban Thần Học Quốc Tế, dưới sự giám sát của Đức HY Ratzinger, như một văn kiện nhận định và minh giải lời yêu cầu xin tha thứ do Đức Gioan Phaolô II đề ra cho Năm Thánh. Trong tài liệu này, có đoạn giải thích lý do tại sao Giáo Hội “theo một nghĩa nào đó, cũng là tội nhân” và đưa ra phương cách làm thế nào để phát biểu quan niệm này mà không gây hiểu lầm. Sau đây, xin trích đoạn thứ nhất của tiết thứ ba trong tài liệu trên, đề cập tới “các nền tảng thần học” của lời yêu cầu xin tha thứ:
“Vì thiên niên kỷ thứ hai của Kitô Giáo sắp sửa chấm dứt, nên quả là thích hợp để Giáo Hội ý thức đầy đủ hơn tính có tội của con cái mình, nhắc nhớ mọi thời điểm lịch sử trong đó họ đi trệch khỏi thần trí Chúa Kitô và Phúc Âm của Người và, thay vì mang đến cho thế giới chứng tá một cuộc sống được các giá trị đức tin linh hứng, thì họ lại dễ dãi buông mình theo các phương cách suy nghĩ và hành động thực sự phản lại chứng tá ấy và gây gương mù gương xấu. Dù thánh thiện nhờ được tháp nhập vào Chúa Kitô, Giáo Hội không ngừng ăn năn thống hối. Trước Thiên Chúa và con người, Giáo Hội luôn nhìn nhận là của mình các đứa con trai con gái tội lỗi” (Tertio millennio adveniente, 33).
Những lời lẽ trên đây cho thấy Giáo Hội bị liên lụy ra sao bởi tội lỗi của con cái mình. Giáo Hội thánh thiện ở điểm đã được làm ra như thế bởi Đức Chúa Cha nhờ hy lễ của Chúa Con và hồng ân của Chúa Thánh Thần. Nhưng theo một nghĩa nào đó, Giáo Hội cũng là một tội nhân, vì thực sự đã tự lãnh lấy tội lỗi của những kẻ được mình sinh ra trong Phép Rửa. Điều này giống hệt như việc Chúa Giêsu Kitô tự gánh lấy tội lỗi thế gian (xem Rm 8:3; 2Cor 5:21; Gl 3:13; 1Pr 2:24).
Hơn nữa, trong ý thức sâu xa nhất về chính mình, Giáo Hội biết rằng mình không những là một cộng đồng những kẻ được chọn, mà còn là một cộng đồng bao gồm trong lòng mình cả kẻ công chính lẫn người có tội, cả hiện tại lẫn tương lai, trong sự hợp nhất với mầu nhiệm đã lập ra chính mình. Thực thế, trong ơn thánh và trong thương tích tội lỗi, người được rửa tội của ngày hôm nay hết thẩy đều gần gũi, đều liên đới với những người đã được rửa tội của ngày hôm qua. Vì lý do này, người ta có thể nói rằng Giáo Hội, lúc này và ở đây, trong Chúa Kitô và trong Chúa Thánh Thần, thực sự “cùng một lúc vừa thánh thiện vừa lúc nào cũng cần được thanh tẩy” (Lumen Gentium, 8).
Từ nghịch lý trên, một nghịch lý vốn là đặc điểm của mầu nhiệm Giáo Hội, vấn đề được đặt ra là làm thế nào để hoà giải hai khía cạnh: một đàng, là việc Giáo Hội tuyên xưng đức tin vào sự thánh thiện của mình, nhưng đàng khác, Giáo Hội lại không ngừng cần phải thống hối và được thanh tẩy.
Đoạn vừa trích dẫn trên đây cũng nhắc ta nhớ tới đoạn văn Công Đồng Vatican II dùng để nói về tội lỗi của con cái Giáo Hội. Đó là đoạn 8 trong hiến chế “Lumen Gentium”, là đoạn cũng tránh không định nghĩa Giáo Hội tự thân (per se) là kẻ có tội: “Như Chúa Kitô, Đấng thánh thiện, vô tội và không tì nhiễm, không biết gì tới tội, đã đến để chỉ xóa tội cho con người thế nào, thì Giáo Hội, Đấng ôm ấp kẻ tội lỗi trong lòng mình, cũng đồng thời vừa thánh thiện vừa luôn cần được thanh tẩy, luôn phải theo con đường thống hối và canh tân như vậy”.
Như vậy, tại sao nhà thần học Ratzinger trong cuốn “Dẫn Nhập Vào Kitô Giáo” năm 1968, mà hiện nay vẫn còn là tác phẩm thần học được nhiều người trên khắp thế giới tìm đọc, lại than phiền, như Cha Komanchak nói, là Công Đồng Vatican II “quá nhát” khi nói tới “tính có tội của Giáo Hội”, nói về cảm giác điều mà chúng ta “biết một cách sâu xa xiết bao”? Cách trả lời tốt nhất cho câu hỏi trên, là trở về với chính tác phẩm, ở chương cuối cùng, tức chương dành để giải thích lý do tại sao Giáo Hội “thánh thiện” dù gồm những kẻ có tội.
Thực tế, chính trong mối liên hệ với tội lỗi và bùn nhơ thế gian kia mà sự thánh thiện của Giáo Hội đã ngời sáng hơn cả. Được trước tác cách nay hơn 40 năm, các luận chứng của giáo sư Ratzinger vẫn còn nhiều giá trị liên quan rõ rệt tới ngày nay, kể cả việc chúng gợi ta nhớ tới ý nghĩa và các hạn chế trong các lời tố cáo chống lại Giáo Hội lúc ấy và bây giờ. Sau đây là đoạn văn đó, một đoạn văn không hề nhắc tới công thức “Giáo Hội tội lỗi”.
Tôi tin Giáo Hội Công Giáo Thánh Thiện (Ratzinger)
Sự thánh thiện của Giáo Hội hệ ở sức mạnh thánh hóa mà Thiên Chúa thực hiện trong đó, bất chấp tính tội lỗi của con người. Ở đây, ta giáp mặt với đặc điểm thực sự của “Giao Ước Mới”: Trong Chúa Kitô, Thiên Chúa đã trói buộc mình vào con người, đã để cho mình bị họ trói buộc. Giao Ước Mới không còn hệ ở việc hỗ tương duy trì thoả ước; nó được Thiên Chúa trao ban như ơn sủng trói buộc bất chấp sự bất trung của con người. Nó chính là lời phát biểu tình yêu của Thiên Chúa, một tình yêu không để cho mình bị đánh bại bởi sự thiếu khả năng của con người, nhưng luôn luôn duy trì thiên hướng tốt đối với họ, chào đón họ hết lần này qua lần khác, chính vì họ tội lỗi, hướng về họ, thánh hóa họ và yêu thương họ.
Nhờ lòng tận tình của Thiên Chúa, một lòng tận tình không bao giờ bị triệu hồi, Giáo Hội là một định chế được Người thánh hóa vĩnh viễn, một định chế trong đó, sự thánh thiện của Chúa Giêsu trở thành hiện diện giữa con người. Nhưng xét về thực chất và tính chân thật, chính sự thánh thiện của Chúa Giêsu đã trở thành hiện diện trong Giáo Hội và mãi mãi, bằng một tình yêu nghịch lý, đã chọn những bàn tay bẩn thỉu của con người để chuyên chở sự hiện diện ấy. Sự thánh thiện ấy rạng rỡ như sự thánh thiện của Chúa Kitô giữa tội lỗi của Giáo Hội. Như thế, đối với tín hữu, khuôn mạo nghịch lý của Giáo Hội, trong đó, hữu thể thần linh thường hiện diện nơi những bàn tay quá bất xứng kia, trong đó, hữu thể thần linh lúc nào cũng chỉ hiện diện dưới hình thức “ấy thế mà” (nevertheless), là dấu chỉ “ấy thế mà” của tình yêu vô cùng cao cả hơn của Thiên Chúa. Tác động qua lại hiện có giữa lòng trung trinh của Thiên Chúa và lòng bất trung của con người, vốn lên đặc điểm cho cấu trúc Giáo Hội, chính là ơn thánh dưới hình thức đầy kịch tính của nó. […] Người ta thực sự có thể nói rằng chính trong tổng thể đầy nghịch lý của thánh thiện và bất thánh thiện, Giáo Hội thực chất là khuôn hình được ơn thánh mặc lấy trên trần gian.
Ta hãy đi thêm bước nữa. Trong giấc mơ của con người về một thế giới hoàn hảo, sự thánh thiện luôn được tượng hình như một điều không thể nào vươn tới vì tội lỗi và sự ác, như một điều không thể hoà lẫn với tội lỗi và sự ác. […] Trong các lời phê phán hiện nay của xã hội và trong các hành động qua đó việc phê phán kia được phát biểu ra, cái khía cạnh tàn nhẫn luôn hiện diện trong các lý tưởng của con người ấy một lần nữa cũng hết sức hiển nhiên. Đó là lý do tại sao sự thánh thiện của Chúa Kitô, một sự thánh thiện từng làm những người cùng thời với Người khó chịu, đã hoàn toàn không có cái cung giọng kết án này: lửa đã không giáng xuống kẻ bất xứng cũng như những kẻ nhiệt thành không được phép nhổ những cỏ lùng mà họ thấy mọc cùng khắp tứ phía. Trái lại, sự thánh thiện ấy đã tự phát biểu mình ra chính lúc hòa mình với những kẻ tội lỗi, những kẻ mà Chúa Giêsu lôi kéo vào vòng thân mật với Người; hòa mình đến độ Người bị coi là “kẻ có tội” và phải mang bản án của luật pháp và bị hành quyết như một tội nhân, hoàn toàn liên hợp với số phận của người hư đốn (xem 2Cor 5:21; Gl 3:13). Người đã kéo tội lỗi vào chính mình, biến nó thành số phận của mình và nhờ thế tỏ lộ đâu mới là “thánh thiện” thực sự. Sự thánh thiện này không hệ ở phân rẽ mà là kết hợp, không hệ ở phê phán mà là yêu thương cứu vớt.
Há Giáo Hội đơn thuần không phải là sự tiếp nối của việc Thiên Chúa cố ý nhào xuống cảnh tồi bại nhân bản đó sao; há Giáo Hội đơn thuần không phải là sự tiếp nối thói quen của Chúa Kitô hay ngồi chung bàn với những kẻ tội lỗi, hoà mình vào sự khốn cùng của tội lỗi đến độ xem ra chính Người cũng oằn lưng dưới sức nặng của nó đó sao; há, trong sự thánh thiện bất thánh thiện (unholy holiness) của Giáo Hội, hiểu như một phản đề đối với hoài mong trong trắng của con người, sự thánh thiện chân thật của Thiên Chúa đã không được mạc khải đó sao, một sự thánh thiện vốn là tình yêu, một tình yêu không quí phái giữ khoảng cách nào, khiến người ta có cảm giác đây là một sự trong trắng không ai với tới được, nhưng hoà mình với bụi bặm trần gian, để nhờ thế mà vượt thắng nó? Như thế, phải chăng sự thánh thiện của Giáo Hội chẳng là gì khác hơn sự hỗ trợ hỗ tương phát sinh từ sự kiện này: tất cả chúng ta đều được Chúa Kitô hỗ trợ nâng đỡ? […].
Ở tận đáy, ta luôn thấy có sự kiêu ngạo dấu mặt, khi những người phê phán Giáo Hội lên giọng chua cay hiềm thù, một cung giọng nay đang bắt đầu trở thành thời thượng. Bất hạnh thay, cái lòng kiêu ngạo ấy rất thường khi lại đi song song với một sự trống rỗng tâm linh, trong đó bản chất đặc thù của Giáo Hội như một toàn thể chẳng còn thấy nơi đâu; trong đó, Giáo Hội chỉ còn được nhìn như một dụng cụ chính trị mà cơ cấu tổ chức bị coi là tồi tệ hay tàn bạo, tùy trường hợp, như thể chức năng thực sự của Giáo Hội không vượt quá việc tổ chức, không nằm ở việc khích lệ của Lời và của các Bí Tích mà Giáo Hội hằng ban bố cả những lúc vui lẫn lúc buồn, thời đen tối cũng như thời vàng son. Những người thực sự có đức tin không bao giờ quá chú trọng tới cuộc đấu tranh để canh tân các nghi lễ của Giáo Hội. Họ sống bằng điều Giáo Hội luôn là; và nếu có ai đó muốn biết Giáo Hội thực sự là gì thì họ cần phải tới với những người này. Vì Giáo Hội hiện diện nhiều nhất không phải ở chỗ việc tổ chức, việc canh tân và việc cai quản đang diễn ra, nhưng ở nơi những con người đơn thuần chỉ biết tin, chỉ biết tiếp nhận nơi Giáo Hội hồng ân đức tin vốn là lẽ sống đối với họ.
Điều ấy không hẳn muốn nói không được đụng tới điều gì và phải chịu đựng mọi sự như hiện trạng. Chịu đựng thực ra cũng có thể là một diễn trình tích cực, một cuộc đấu tranh làm cho Giáo Hội càng ngày càng biết hỗ trợ và chịu đựng. Nhưng dù gì, thì Giáo Hội cũng không sống cách nào khác hơn là sống trong chúng ta; Giáo Hội sống bằng cuộc đấu tranh của những con người bất thánh thiện cố gắng đạt được sự thánh thiện, cũng thế, cuộc đấu tranh này, dĩ nhiên, sống nhờ hồng ân của Thiên Chúa, không có hồng ân này, cuộc đấu tranh kia không thể hiện hữu. Nhưng cố gắng này chỉ mang hoa trái và có tính xây dựng nếu nó được linh hứng bởi tinh thần tự chủ kiên trì, bởi tình yêu chân thực.
Và ở đây, ta đề cập tới tiêu chuẩn phải dùng để luôn luôn phán đoán cuộc đấu tranh mà chủ yếu chỉ nhằm đạt được sự thánh thiện tốt hơn kia, một tiêu chuẩn không những không mâu thuẫn với sự tự chủ kiên trì mà còn được sự tự chủ kiên trì này đòi hỏi. Tiêu chuẩn đó chính là tính xây dựng. Một chua cay nhằm tiêu diệt chỉ là việc tự kết án chính mình. Dĩ nhiên một cánh cửa đập mạnh có thể là dấu chỉ muốn đánh động những người trong nhà. Nhưng ý niệm cho rằng mình có thể xây dựng nhiều hơn nếu làm việc một cách cô lập chứ không phải trong tình hiệp đoàn với người khác, chỉ là một ảo tưởng. Ý niệm đó cũng giống hệt ý niệm Giáo Hội của “những người thánh thiện”, chứ không phải “Giáo Hội thánh thiện”, nghĩa là một Giáo Hội sở dĩ thánh thiện vì Chúa đã ban cho Giáo Hội sự thánh thiện ấy như một hồng ân nhưng không.
Chỉ cần đơn cử trong muôn một bài giảng ngày Lễ Hiển Linh năm 2008, trong đó ngài định nghĩa Giáo Hội hoàn toàn khác hẳn: Giáo Hội “thánh thiện và gồm những kẻ tội lỗi”. Và ngài luôn luôn định nghĩa Giáo Hội một cách thận trọng theo lối ấy. Cuối kỳ tĩnh tâm Mùa Chay năm 2007, ngài cám ơn vị giảng thuyết năm đó là Đức HY Giacomo Biffi “Vì đã dạy chúng tôi biết yêu mến Giáo Hội hơn nữa, Đấng “immaculata ex maculatis”, như Đức Hồng Y đã dạy chúng tôi cùng với Thánh Ambrose”.
Theo Magister, thuật ngữ “immaculata ex maculatis” thực sự là thuật ngữ trích từ một đoạn Thánh Ambrose chú giải Phúc Âm Thánh Luca. Kiểu nói này có nghĩa: Giáo Hội thánh thiện và không tì vết, dù sẵn sàng chào đón trong mình những con người bị uế tạp bởi tội lỗi.
Đức HY Biffi, một học giả chuyên nghiên cứu Thánh Ambrose, vị giám mục trứ danh thế kỷ thứ tư của Milan và cũng là người làm Phép Rửa cho Thánh Augustine, năm 1996 có cho xuất bản một cuốn sách chuyên bàn về vấn đề này, với một thuật ngữ còn táo bạo hơn thế nữa ngay trong tựa đề, áp dụng vào Giáo Hội “Ngươi Bán Trôn Trong Trắng”.
Thuật ngữ này, trong nhiều thập niên, vốn là thuật ngữ rất được phe cấp tiến Công Giáo ưa dùng để nói rằng Giáo Hội thánh thiện, ‘nhưng cũng tội lỗi” và luôn luôn phải xin được tha thứ vì các tội lỗi “của chính mình”. Để củng cố cho thuật ngữ này, họ còn gán nó cho các giáo phụ, hiểu như cả một nhóm. Hans Kung chẳng hạn, trong cuốn “Giáo Hội” viết năm 1969, có lẽ là cuốn cuối cùng của ông thực sự có nội dung thần học, viết rằng Giáo Hội “là một casta meretrix như thường được gọi như thế từ thời giáo phụ”.
Thường được gọi? Thực ra không hẳn như thế, trong mọi công trình của các giáo phụ, kiểu nói ấy chỉ xuất hiện có một lần duy nhất: trong chú giải của Thánh Ambrose về Phúc Âm Thánh Luca. Không một giáo phụ Hy Lạp hay La Tinh nào, trước hay sau ngài, đã dùng kiểu nói này.
Phe cấp tiến hình như khá hứng khởi khi Hans Urs von Balthasar cho ra đời tác phẩm thần học của ông về giáo hội học vào năm 1948, tựa là “Casta meretrix”! Tuy nhiên, trong tác phẩm này, Balthasar tuyệt đối không trực tiếp áp dụng hạn từ tội nhân cho Giáo Hội.
Vậy thử hỏi Thánh Ambrose muốn nói gì khi ví Giáo Hội với “Người Bán Trôn Trong Trắng”? Thánh Ambrose đơn thuần chỉ muốn áp dụng vào Giáo Hội hình ảnh của Rahab, cô gái điếm thành Jericho mà theo sách Giosuê từng che chở và cứu sống các người Do Thái đang trốn tại nhà cô mà thôi. Sau đây là đoạn văn của chính Thánh Ambrose: “Rahab, xét về loại hình đúng là một con điếm nhưng xét về mầu nhiệm chính là Giáo Hội, trong huyết quản mình, cô cho thấy dấu hiệu tương lai chỉ ơn cứu thoát phổ quát giữa cơn chém giết trên trần gian. Cô không bác bỏ sự kết hợp với nhiều người ẩn trốn, càng trong trắng khi cô càng kết hợp thân thiết với con số lớn nhất những người như họ; cô là nữ trinh không tì vết, không nếp nhăn, không tì nhiễm trong nết na, người yêu công cộng, người bán trôn trong trắng, quả phụ hiếm muộn, nữ trinh mắn con… Người bán trôn trong trắng, vì nhiều người tình đến với cô để hưởng niềm vui khoái của tình yêu, nhưng cô lại không tì nhiễm vết nhơ” (In Lucam III, 23).
Đoạn văn trên hết sức cô đọng, đáng được phân tích cẩn thận. Nhưng chỉ xin giới hạn vào thuật ngữ “người bán trôn trong trắng”. Đây là lối giải thích của Đức HY Biffi: “Kiểu nói ‘người bán trôn trong trắng’, thay vì ám chỉ một điều tội lỗi và đáng khinh chê, thực ra cố ý nói tới sự thánh thiện của Giáo Hội, không phải chỉ như một tĩnh từ mà còn như một danh từ, một danh thể (substantive). Sự thánh thiện này bao hàm cả việc luyến kết với phu quân mình là Đức Kitô một cách không giao động, không bất nhất quán (casta) lẫn nỗi thèm khát được vươn tới mọi người mong đem họ vào ơn giải thoát (meretrix)”.
Sự kiện dưới mắt trần gian, Giáo Hội xem ra bị tì nhiễm bởi tội lỗi và bị người đời công khai xỉ vả là một số phận khiến ta nghĩ tới số phận của Đấng Sáng Lập là Chúa Giêsu, Đấng cũng từng bị các thế lực trần gian thời của Người coi là một tội nhân.
Đó chính là điều được Thánh Ambrose đề cập một lần nữa trong một đoạn chú giải khác về Phúc Âm Thánh Luca: “Giáo Hội quả mang giáng dấp của một tội nhân, vì Chúa Kitô cũng từng mang giáng dấp của một tội nhân như thế” (In Lucam VI, 21).
Nhưng chính vì mình thánh thiện, một sự thánh thiện không tì vết phát sinh từ chính Chúa Kitô, nên Giáo Hội đã có thể chào đón kẻ tội lỗi gia nhập mình, và có thể cùng họ chịu khổ vì những tội ác của họ và chăm sóc cho họ.
Magister cho rằng trong những thời điểm đầy biến họa như thời nay, càng tố cáo, người ta càng minh chứng cho sự thánh thiện của Giáo Hội. Chân lý này, ta không bao giờ nên quên.
Phản biện
Nhận định trên đây của Sandro Magister được nhiều người tán thưởng, nhưng bị không ít người phản biện, trong đó có Cha Joseph A. Komonchak, một linh mục thuộc tổng giáo phận New York, Hoa Kỳ. Cha Joseph A. Komonchak vốn là một sử gia kiêm thần học gia, từng biên tập ấn bản Hoa Kỳ bộ “Lịch Sử Vatican II” do Đức Ông Giuseppe Alberigo chủ biên. Cha cũng là một tác giả nổi danh của tạp chí Commonweal.
Cha Komanchak cho rằng Đức Bênêđíctô XVI quả có viết: Giáo Hội có tội. Thực vậy, trong cuốn “Dẫn Nhập Vào Kitô Giáo”, ngài quả có dùng kiểu nói này. Ngài còn trách Công Đồng Vatican II quá “nhát” (timorous) trong kiểu nói của mình rằng Giáo Hội không phải chỉ thánh thiện mà còn tội lỗi nữa, vì “chúng ta đã ý thức sâu xa xiết bao sự tội lỗi của Giáo Hội” (bản dịch Anh Ngữ, tr.262). Ở đây, theo Cha Komamchak, ngài chỉ bước chân theo cái nhìn của Thánh Augustine, một cái nhìn được Thánh Thomas Aquinas lặp lại, khi cho rằng Giáo Hội sẽ không “vô tì vết hay nếp nhăn” cho đến ngày Tận Thế. Cả hai vị đại thánh này cùng trích dẫn Thư Thứ Nhất của Thánh Gioan, chương 1, câu 8: “Nếu chúng ta nói chúng ta không có tội, thì chúng ta tự lừa dối mình và sự thật không ở trong chúng ta”. Vả lại, ngày nào, Giáo Hội khắp nơi cũng cầu nguyện “Xin Cha tha nợ chúng con”. Cha Komanchak nói rằng Đức HY Biffi nhận định đúng về kiểu nói “casta meretrix”, nhưng vấn đề không chỉ dừng ở đấy. Chính Đức Gioan Phaolô II, nhân một chuyến tới Fatima, cũng nói về Giáo Hội “vừa thánh thiện vừa tội lỗi”.
Magister cho rằng Cha Komamchak trích dẫn rất đúng lời Đức Gioan Phaolô nói tại Fatima năm 1982 rằng ngài tới đây “như một khách hành hương giữa những người hành hương, giữa hiệp đoàn Giáo Hội lữ hành, giáo hội sống động, thánh thiện và tội lỗi”.
Nhưng cần ghi nhận rằng trong muôn vàn lời phát biểu của vị giáo hoàng vĩ đại này, một vị giáo hoàng đi vào lịch sử như đấng đã liên tiếp và công khai xin sự tha thứ cho các tội lỗi của con cái Giáo Hội, đây là lần đầu tiên tĩnh từ “tội lỗi” đã được trực tiếp áp dụng cho Giáo Hội. Tuy nhiên, theo Magister, đối với cả Đức Gioan Phaolô II và vị bộ trưởng về tín lý của ngài là Đức HY Joseph Ratzinger, công thức “Giáo Hội tội lỗi” bị coi là có nguy cơ dẫn người ta tới sai lầm, vì sự mâu thuẫn chưa giải quyết được của nó với lời tuyên xưng đức tin vào “Giáo Hội thánh thiện” trong Kinh Tin Kính.
Người ta có thể đọc thấy chứng cớ của niềm lo ngại này trong tài liệu “Giáo Hội và các lỗi lầm quá khứ” được công bố ngày 7 tháng 3 năm 2000 bởi Ủy Ban Thần Học Quốc Tế, dưới sự giám sát của Đức HY Ratzinger, như một văn kiện nhận định và minh giải lời yêu cầu xin tha thứ do Đức Gioan Phaolô II đề ra cho Năm Thánh. Trong tài liệu này, có đoạn giải thích lý do tại sao Giáo Hội “theo một nghĩa nào đó, cũng là tội nhân” và đưa ra phương cách làm thế nào để phát biểu quan niệm này mà không gây hiểu lầm. Sau đây, xin trích đoạn thứ nhất của tiết thứ ba trong tài liệu trên, đề cập tới “các nền tảng thần học” của lời yêu cầu xin tha thứ:
“Vì thiên niên kỷ thứ hai của Kitô Giáo sắp sửa chấm dứt, nên quả là thích hợp để Giáo Hội ý thức đầy đủ hơn tính có tội của con cái mình, nhắc nhớ mọi thời điểm lịch sử trong đó họ đi trệch khỏi thần trí Chúa Kitô và Phúc Âm của Người và, thay vì mang đến cho thế giới chứng tá một cuộc sống được các giá trị đức tin linh hứng, thì họ lại dễ dãi buông mình theo các phương cách suy nghĩ và hành động thực sự phản lại chứng tá ấy và gây gương mù gương xấu. Dù thánh thiện nhờ được tháp nhập vào Chúa Kitô, Giáo Hội không ngừng ăn năn thống hối. Trước Thiên Chúa và con người, Giáo Hội luôn nhìn nhận là của mình các đứa con trai con gái tội lỗi” (Tertio millennio adveniente, 33).
Những lời lẽ trên đây cho thấy Giáo Hội bị liên lụy ra sao bởi tội lỗi của con cái mình. Giáo Hội thánh thiện ở điểm đã được làm ra như thế bởi Đức Chúa Cha nhờ hy lễ của Chúa Con và hồng ân của Chúa Thánh Thần. Nhưng theo một nghĩa nào đó, Giáo Hội cũng là một tội nhân, vì thực sự đã tự lãnh lấy tội lỗi của những kẻ được mình sinh ra trong Phép Rửa. Điều này giống hệt như việc Chúa Giêsu Kitô tự gánh lấy tội lỗi thế gian (xem Rm 8:3; 2Cor 5:21; Gl 3:13; 1Pr 2:24).
Hơn nữa, trong ý thức sâu xa nhất về chính mình, Giáo Hội biết rằng mình không những là một cộng đồng những kẻ được chọn, mà còn là một cộng đồng bao gồm trong lòng mình cả kẻ công chính lẫn người có tội, cả hiện tại lẫn tương lai, trong sự hợp nhất với mầu nhiệm đã lập ra chính mình. Thực thế, trong ơn thánh và trong thương tích tội lỗi, người được rửa tội của ngày hôm nay hết thẩy đều gần gũi, đều liên đới với những người đã được rửa tội của ngày hôm qua. Vì lý do này, người ta có thể nói rằng Giáo Hội, lúc này và ở đây, trong Chúa Kitô và trong Chúa Thánh Thần, thực sự “cùng một lúc vừa thánh thiện vừa lúc nào cũng cần được thanh tẩy” (Lumen Gentium, 8).
Từ nghịch lý trên, một nghịch lý vốn là đặc điểm của mầu nhiệm Giáo Hội, vấn đề được đặt ra là làm thế nào để hoà giải hai khía cạnh: một đàng, là việc Giáo Hội tuyên xưng đức tin vào sự thánh thiện của mình, nhưng đàng khác, Giáo Hội lại không ngừng cần phải thống hối và được thanh tẩy.
Đoạn vừa trích dẫn trên đây cũng nhắc ta nhớ tới đoạn văn Công Đồng Vatican II dùng để nói về tội lỗi của con cái Giáo Hội. Đó là đoạn 8 trong hiến chế “Lumen Gentium”, là đoạn cũng tránh không định nghĩa Giáo Hội tự thân (per se) là kẻ có tội: “Như Chúa Kitô, Đấng thánh thiện, vô tội và không tì nhiễm, không biết gì tới tội, đã đến để chỉ xóa tội cho con người thế nào, thì Giáo Hội, Đấng ôm ấp kẻ tội lỗi trong lòng mình, cũng đồng thời vừa thánh thiện vừa luôn cần được thanh tẩy, luôn phải theo con đường thống hối và canh tân như vậy”.
Như vậy, tại sao nhà thần học Ratzinger trong cuốn “Dẫn Nhập Vào Kitô Giáo” năm 1968, mà hiện nay vẫn còn là tác phẩm thần học được nhiều người trên khắp thế giới tìm đọc, lại than phiền, như Cha Komanchak nói, là Công Đồng Vatican II “quá nhát” khi nói tới “tính có tội của Giáo Hội”, nói về cảm giác điều mà chúng ta “biết một cách sâu xa xiết bao”? Cách trả lời tốt nhất cho câu hỏi trên, là trở về với chính tác phẩm, ở chương cuối cùng, tức chương dành để giải thích lý do tại sao Giáo Hội “thánh thiện” dù gồm những kẻ có tội.
Thực tế, chính trong mối liên hệ với tội lỗi và bùn nhơ thế gian kia mà sự thánh thiện của Giáo Hội đã ngời sáng hơn cả. Được trước tác cách nay hơn 40 năm, các luận chứng của giáo sư Ratzinger vẫn còn nhiều giá trị liên quan rõ rệt tới ngày nay, kể cả việc chúng gợi ta nhớ tới ý nghĩa và các hạn chế trong các lời tố cáo chống lại Giáo Hội lúc ấy và bây giờ. Sau đây là đoạn văn đó, một đoạn văn không hề nhắc tới công thức “Giáo Hội tội lỗi”.
Tôi tin Giáo Hội Công Giáo Thánh Thiện (Ratzinger)
Sự thánh thiện của Giáo Hội hệ ở sức mạnh thánh hóa mà Thiên Chúa thực hiện trong đó, bất chấp tính tội lỗi của con người. Ở đây, ta giáp mặt với đặc điểm thực sự của “Giao Ước Mới”: Trong Chúa Kitô, Thiên Chúa đã trói buộc mình vào con người, đã để cho mình bị họ trói buộc. Giao Ước Mới không còn hệ ở việc hỗ tương duy trì thoả ước; nó được Thiên Chúa trao ban như ơn sủng trói buộc bất chấp sự bất trung của con người. Nó chính là lời phát biểu tình yêu của Thiên Chúa, một tình yêu không để cho mình bị đánh bại bởi sự thiếu khả năng của con người, nhưng luôn luôn duy trì thiên hướng tốt đối với họ, chào đón họ hết lần này qua lần khác, chính vì họ tội lỗi, hướng về họ, thánh hóa họ và yêu thương họ.
Nhờ lòng tận tình của Thiên Chúa, một lòng tận tình không bao giờ bị triệu hồi, Giáo Hội là một định chế được Người thánh hóa vĩnh viễn, một định chế trong đó, sự thánh thiện của Chúa Giêsu trở thành hiện diện giữa con người. Nhưng xét về thực chất và tính chân thật, chính sự thánh thiện của Chúa Giêsu đã trở thành hiện diện trong Giáo Hội và mãi mãi, bằng một tình yêu nghịch lý, đã chọn những bàn tay bẩn thỉu của con người để chuyên chở sự hiện diện ấy. Sự thánh thiện ấy rạng rỡ như sự thánh thiện của Chúa Kitô giữa tội lỗi của Giáo Hội. Như thế, đối với tín hữu, khuôn mạo nghịch lý của Giáo Hội, trong đó, hữu thể thần linh thường hiện diện nơi những bàn tay quá bất xứng kia, trong đó, hữu thể thần linh lúc nào cũng chỉ hiện diện dưới hình thức “ấy thế mà” (nevertheless), là dấu chỉ “ấy thế mà” của tình yêu vô cùng cao cả hơn của Thiên Chúa. Tác động qua lại hiện có giữa lòng trung trinh của Thiên Chúa và lòng bất trung của con người, vốn lên đặc điểm cho cấu trúc Giáo Hội, chính là ơn thánh dưới hình thức đầy kịch tính của nó. […] Người ta thực sự có thể nói rằng chính trong tổng thể đầy nghịch lý của thánh thiện và bất thánh thiện, Giáo Hội thực chất là khuôn hình được ơn thánh mặc lấy trên trần gian.
Ta hãy đi thêm bước nữa. Trong giấc mơ của con người về một thế giới hoàn hảo, sự thánh thiện luôn được tượng hình như một điều không thể nào vươn tới vì tội lỗi và sự ác, như một điều không thể hoà lẫn với tội lỗi và sự ác. […] Trong các lời phê phán hiện nay của xã hội và trong các hành động qua đó việc phê phán kia được phát biểu ra, cái khía cạnh tàn nhẫn luôn hiện diện trong các lý tưởng của con người ấy một lần nữa cũng hết sức hiển nhiên. Đó là lý do tại sao sự thánh thiện của Chúa Kitô, một sự thánh thiện từng làm những người cùng thời với Người khó chịu, đã hoàn toàn không có cái cung giọng kết án này: lửa đã không giáng xuống kẻ bất xứng cũng như những kẻ nhiệt thành không được phép nhổ những cỏ lùng mà họ thấy mọc cùng khắp tứ phía. Trái lại, sự thánh thiện ấy đã tự phát biểu mình ra chính lúc hòa mình với những kẻ tội lỗi, những kẻ mà Chúa Giêsu lôi kéo vào vòng thân mật với Người; hòa mình đến độ Người bị coi là “kẻ có tội” và phải mang bản án của luật pháp và bị hành quyết như một tội nhân, hoàn toàn liên hợp với số phận của người hư đốn (xem 2Cor 5:21; Gl 3:13). Người đã kéo tội lỗi vào chính mình, biến nó thành số phận của mình và nhờ thế tỏ lộ đâu mới là “thánh thiện” thực sự. Sự thánh thiện này không hệ ở phân rẽ mà là kết hợp, không hệ ở phê phán mà là yêu thương cứu vớt.
Há Giáo Hội đơn thuần không phải là sự tiếp nối của việc Thiên Chúa cố ý nhào xuống cảnh tồi bại nhân bản đó sao; há Giáo Hội đơn thuần không phải là sự tiếp nối thói quen của Chúa Kitô hay ngồi chung bàn với những kẻ tội lỗi, hoà mình vào sự khốn cùng của tội lỗi đến độ xem ra chính Người cũng oằn lưng dưới sức nặng của nó đó sao; há, trong sự thánh thiện bất thánh thiện (unholy holiness) của Giáo Hội, hiểu như một phản đề đối với hoài mong trong trắng của con người, sự thánh thiện chân thật của Thiên Chúa đã không được mạc khải đó sao, một sự thánh thiện vốn là tình yêu, một tình yêu không quí phái giữ khoảng cách nào, khiến người ta có cảm giác đây là một sự trong trắng không ai với tới được, nhưng hoà mình với bụi bặm trần gian, để nhờ thế mà vượt thắng nó? Như thế, phải chăng sự thánh thiện của Giáo Hội chẳng là gì khác hơn sự hỗ trợ hỗ tương phát sinh từ sự kiện này: tất cả chúng ta đều được Chúa Kitô hỗ trợ nâng đỡ? […].
Ở tận đáy, ta luôn thấy có sự kiêu ngạo dấu mặt, khi những người phê phán Giáo Hội lên giọng chua cay hiềm thù, một cung giọng nay đang bắt đầu trở thành thời thượng. Bất hạnh thay, cái lòng kiêu ngạo ấy rất thường khi lại đi song song với một sự trống rỗng tâm linh, trong đó bản chất đặc thù của Giáo Hội như một toàn thể chẳng còn thấy nơi đâu; trong đó, Giáo Hội chỉ còn được nhìn như một dụng cụ chính trị mà cơ cấu tổ chức bị coi là tồi tệ hay tàn bạo, tùy trường hợp, như thể chức năng thực sự của Giáo Hội không vượt quá việc tổ chức, không nằm ở việc khích lệ của Lời và của các Bí Tích mà Giáo Hội hằng ban bố cả những lúc vui lẫn lúc buồn, thời đen tối cũng như thời vàng son. Những người thực sự có đức tin không bao giờ quá chú trọng tới cuộc đấu tranh để canh tân các nghi lễ của Giáo Hội. Họ sống bằng điều Giáo Hội luôn là; và nếu có ai đó muốn biết Giáo Hội thực sự là gì thì họ cần phải tới với những người này. Vì Giáo Hội hiện diện nhiều nhất không phải ở chỗ việc tổ chức, việc canh tân và việc cai quản đang diễn ra, nhưng ở nơi những con người đơn thuần chỉ biết tin, chỉ biết tiếp nhận nơi Giáo Hội hồng ân đức tin vốn là lẽ sống đối với họ.
Điều ấy không hẳn muốn nói không được đụng tới điều gì và phải chịu đựng mọi sự như hiện trạng. Chịu đựng thực ra cũng có thể là một diễn trình tích cực, một cuộc đấu tranh làm cho Giáo Hội càng ngày càng biết hỗ trợ và chịu đựng. Nhưng dù gì, thì Giáo Hội cũng không sống cách nào khác hơn là sống trong chúng ta; Giáo Hội sống bằng cuộc đấu tranh của những con người bất thánh thiện cố gắng đạt được sự thánh thiện, cũng thế, cuộc đấu tranh này, dĩ nhiên, sống nhờ hồng ân của Thiên Chúa, không có hồng ân này, cuộc đấu tranh kia không thể hiện hữu. Nhưng cố gắng này chỉ mang hoa trái và có tính xây dựng nếu nó được linh hứng bởi tinh thần tự chủ kiên trì, bởi tình yêu chân thực.
Và ở đây, ta đề cập tới tiêu chuẩn phải dùng để luôn luôn phán đoán cuộc đấu tranh mà chủ yếu chỉ nhằm đạt được sự thánh thiện tốt hơn kia, một tiêu chuẩn không những không mâu thuẫn với sự tự chủ kiên trì mà còn được sự tự chủ kiên trì này đòi hỏi. Tiêu chuẩn đó chính là tính xây dựng. Một chua cay nhằm tiêu diệt chỉ là việc tự kết án chính mình. Dĩ nhiên một cánh cửa đập mạnh có thể là dấu chỉ muốn đánh động những người trong nhà. Nhưng ý niệm cho rằng mình có thể xây dựng nhiều hơn nếu làm việc một cách cô lập chứ không phải trong tình hiệp đoàn với người khác, chỉ là một ảo tưởng. Ý niệm đó cũng giống hệt ý niệm Giáo Hội của “những người thánh thiện”, chứ không phải “Giáo Hội thánh thiện”, nghĩa là một Giáo Hội sở dĩ thánh thiện vì Chúa đã ban cho Giáo Hội sự thánh thiện ấy như một hồng ân nhưng không.