Chuyến tông du Anh quốc đã xác nhận xác tín sâu xa trong tôi: đó là các quốc gia cổ kính của Âu châu có một linh hồn kitô; nó làm thành một cùng với ”thiên tài” và lịch sử của các dân tộc liên hệ, và Giáo Hội không ngừng hoạt động để liên tục duy trì sống động truyền thống tinh thần và văn hóa đó.
Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã khẳng định như trên với hơn 20.000 tín hữu và du khách hàng hương năm châu trong buổi tiếp kiến chung tại quảng trường thánh Phêrô sáng thứ tư 22-9-2010.
Trong số hàng trăm nhóm tham dự buổi tiếp kiến cũng có một phái đoàn 55 tín hữu Việt Nam Houston, Texas, do Linh Mục Nguyễn Ngọc Thụ hướng dẫn.
Như qúy vị và các bạn đã biết Đức Thánh Cha mới công du mục vụ Anh quốc về tối Chúa Nhật vừa qua, nên trong bài huấn dụ ngài đã chia sẻ với tín hữu các biến cố của chuyến viếng thăm. Nhắc tới khẩu hiệu chuyến viếng thăm, lấy từ huy hiệu Hồng Y của Đức Hồng Y John Henry Newman ”Con tim nói với con tim”, Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã tóm tắt ý nghĩa chuyến công du mục vụ Anh quốc như sau:
Trong 4 ngày đầy đặn vằ rất đẹp lưu lại trên vùng đất cao qúy này tôi đã có niềm vui lớn nói với con tim của người dân Vương Quốc Thống Nhất, và họ đã nói với con tim tôi, đặc biệt qua sự hiện diện và và chứng tá đức tin của họ. Thật vậy, tôi đã nhận thấy gia tài kitô vẫn còn rất mạnh và sinh động biết bao trong mọi tầng lớp xã hội. Con tim của người dân Anh quốc và cuộc sống của họ rộng mở cho thực tại của Thiên Chúa và có nhiều kiểu diễn tả tôn giáo tính, mà chuyến viếng thăm của tôi đã minh nhiên.
Tiếp đến, Đức Thánh Cha đã duyệt qua các sinh hoạt của 4 ngày viếng thăm. Trước hết là sự tiếp nón nồng hậu của Nữ Hoàng Elidabeth II và quân Công Edinburg tại dinh hoàng gia. Nhân dịp gặp gỡ này Đức Thánh Cha đã cùng với Nữ Hoàng chia sẻ các lo lắng sâu xa đối với hạnh phúc của các dân nước trên thế giới cũng như vai trò của các giá trị kitô trong đời sống xã hội. Đức Thánh Cha cũng nhắc lại rằng sứ điệp kitô đã trở thành một phần của ngôn ngữ, tư tưởng, và nền văn hóa của các dân tộc tại đây. Và Anh quốc đã góp phần tích cực vào việc đem lại một nền hòa bình công bằng và lâu bền cho vùng Bác Ailen.
Nhắc tới thánh lễ chủ sự cho tín hữu tại Bellahouse Park ở Glasgow nhân lễ kính thánh Ninian, vị truyền giáo đầu tiên của người dân Ecốt, Đức Thánh Cha ghi nhận sự tham dự sốt sắng của tín hữu với các điệu thánh ca truyền thống trang trọng. Ngài đã nhắc lại tầm quan trọng của việc rao truyền Tin Mừng cho nền văn hóa, đặc biệt trong thời đại chúng ta, trong đó thuyết duy tương đối lan tràn đe dọa làm lu mờ các sự thật bất biến của bản tính con người.
Trong ngày thứ hai của chuyến viếng thăm Đức Thánh Cha đã gặp gỡ các nhà giáo dục công giáo có vai trò quan trọng trong hệ thống giáo dục Anh quốc. Ngài nhắc cho mọi người biết tầm quan trọng của đức tin trong việc đào tạo các công dân trưởng thành và có tinh thần trách nhiệm trong tương lai. Để được như thế, cần phải nhắm cao hơn các lựa chọn tầm thường, nghĩa là cần phải kiếm tìm hạnh phúc đích thật của con người, chỉ có nơi Thiên Chúa. Trong cuộc gặp gỡ giới lãnh đạo các tôn giáo Đức Thánh Cha đã nhấn mạnh trên sự cần thiết của việc đối thoại chân thành, cần tôn trọng nguyên tắc đối tác để có kết qủa thực sự, đồng thời ngài cũng minh nhiên việc tìm kiếm sự thánh thiêng như là vùng đất chung cho tất cả mọi tôn giáo, giúp củng cố tình bạn, sựtin tưởng và cộng tác với nhau.
Trong cuộc gặp gỡ với Đức Tổng Giám Mục Rowan Williams Đức Thánh Cha đã có dịp nhấn mạnh việc cùng dấn thân làm chứng cho sứ điệp kitô, gắn liền Giáo Hội công giáo với Giáo Hội anh giáo. Tiếp đến là buổi gặp gỡ các giới chức chính trị, ngoại giao, trí thức, tôn giáo, văn hóa và kinh doanh trong đại thính đường của Quốc hội Anh. Tại đây Đức Thánh Cha đã nêu bật rằng tôn giáo không được là một vấn đề mà các nhà làm luật phải giải quyết, nhưng là một yếu tố góp phần sinh động vào con đường lịch sử và thảo luận công cộng của quốc gia, đặc biệt trong việc nhắc nhớ tầm quan trọng nòng cốt của nền tảng luân lý đạo đức đối với các lựa chọn trong các lãnh vực khác nhau của cuộc sống xã hội.
Đức Thánh Cha cũng không quên nhắc tới buổi hát Kinh Chiều đại kết trọng thể trong đan viện Westminster, như một lúc quan trọng trong tương quan giữa Giáo Hội công giáo và Giáo Hội Anh giáo. Đây là lần đầu tiên một vị Giáo Hoàng bước vào nơi thờ tự biểu tượng cho các gốc rễ kitô cổ xưa nhất của đất nước này. Trong khi Đức Thánh Cha và Đức Tổng Giám Mục Westminster qùy cầu nguyện trước mộ thánh vương Eduard II, thì cộng đoàn hát ”Tình yêu Chúa Kitô kết hiệp chúng ta nên một”.
Sáng thứ bẩy 18-8 Đức Thánh Cha đã hổi kiến với Thủ tướng Anh. Sau đó ngài chủ sự Thánh lễ cho tín hữu trong nhà thờ chính tòa Luân Đôn dâng kính Máu Thánh Châu Báu Chúa Kitô. Cuộc gặp gỡ giới trẻ tham dự thánh lễ bên ngoài nhà thờ đã rất tươi vui và hứng khởi. Người trẻ muốn dấn thân làm chứng cho Tin Mừng, tình liên đới và quảng đại phục vụ Chúa nơi tha nhân.
Tiếp tục bài huấn dụ Đức Thánh Cha cũng cho biết ngài đã gặp vài nạn nhân các vụ lam dụng tính dục tại Tòa Sứ Thần Tòa Thánh, cũng như một nhóm các chuyên viên và thiện nguyện viên đặc trách bảo vệ trẻ em và người trẻ trong các môi trường của Giáo Hội. Ngài đã khuyến khích họ tiếp tục công việc đã có truyền thống lâu đời trong sinh hoạt mục vụ của Giáo Hội: đó là săn sóc, giáo dục và đào tạo các thế hệ trẻ cho xã hội. Ngài cũng đã thăm nhà hưu dưỡng do các nữ tu Tiểu Muội người nghèo điều hành tại Luân Đôn. Nó là dấu chỉ sự trân trọng qúy mến của Giáo Hội đối với người già cả bệnh tật và sự tôn trọng sự sống con người không kể tuổi tác và điều kiện xã hội. Rồi ngài nói tới tột đỉnh chuyến viếng thăm như sau:
Tột đỉnh chuyến viếng thăm Vương Quốc Thống Nhất của tôi là lễ tôn phong chân phước cho Đức Hồng Y John Henry Newman, người con cao qúy của Anh quốc. Nó đã được chuẩn bị trước với buổi canh thức chiều tối thứ bẩy tại Hyde Park ở Luân Đôn, trong một bầu khí nghiêm trang sâu xa. Tôi đã có thể giới thiệu với đông đảo tín hữu và rất nhiều người trẻ chân dung rạng ngời của Đức Hồng Y Newman, một nhà trí thức và là một tín hữu. Có thể tổng kết sứ điệp tinh thần của người trong chứng tá con đường của lương tâm không đóng kín nơi chính ”tôi”, nhưng là sự rộng mở, hoán cải và vâng lời Đấng ”là Đường, là Sự Thật và là Sự Sống”. Thánh lễ phong chân phước đã được cử hành tại Birmingham với sự tham dự của đông đảo tín hữu đến từ khắp nơi trong Anh quốc và Ai len, cũng như với phái đoàn của nhiều nước khác. Đức Hồng Y Newman là một gương mặt trí thức thánh thiện rất lớn của dân tộc Anh, một nhà văn, một thi sĩ, một ”người khôn ngoan” của Thiên Chúa. Đức Thánh Cha cầu mong mọi người biết đến vị tân chân phước qua các bút tích còn rất thời sự của người. Và buổi gặp gỡ với các Giám Mục Ecốt, Anh và vùng Galles đã kết thúc các sinh hoạt viếng thăm Anh quốc 4 ngày của Đức Thánh Cha.
Kết thúc bài huấn dụ Đức Thánh Cha nhận định rằng: Chuyến tông du này đã xác nhận xác tín sâu xa trong tôi: đó là các quốc gia cổ kính của Âu châu có một linh hồn kitô, nó làm thành một cùng với ”thiên tài” và lịch sử của các dân tộc liên hệ, và Giáo Hội không ngừng hoạt động để liên tục duy trì sống động truyền thống tinh thần và văn hóa này.
Đức Thánh Cha đã chào tín hữu bằng các thứ tiếng Pháp, Anh, Đức, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Ba Lan, Ucraine, Croat và Ý. Ngài cầu chúc tín hữu những ngày hành hương sốt sắng và bổ ích. Sau cùng Đức Thánh Cha cất kinh Lậy Cha và ban phép lành tòa thánh cho mọi người.
Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã khẳng định như trên với hơn 20.000 tín hữu và du khách hàng hương năm châu trong buổi tiếp kiến chung tại quảng trường thánh Phêrô sáng thứ tư 22-9-2010.
Trong số hàng trăm nhóm tham dự buổi tiếp kiến cũng có một phái đoàn 55 tín hữu Việt Nam Houston, Texas, do Linh Mục Nguyễn Ngọc Thụ hướng dẫn.
Như qúy vị và các bạn đã biết Đức Thánh Cha mới công du mục vụ Anh quốc về tối Chúa Nhật vừa qua, nên trong bài huấn dụ ngài đã chia sẻ với tín hữu các biến cố của chuyến viếng thăm. Nhắc tới khẩu hiệu chuyến viếng thăm, lấy từ huy hiệu Hồng Y của Đức Hồng Y John Henry Newman ”Con tim nói với con tim”, Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã tóm tắt ý nghĩa chuyến công du mục vụ Anh quốc như sau:
Trong 4 ngày đầy đặn vằ rất đẹp lưu lại trên vùng đất cao qúy này tôi đã có niềm vui lớn nói với con tim của người dân Vương Quốc Thống Nhất, và họ đã nói với con tim tôi, đặc biệt qua sự hiện diện và và chứng tá đức tin của họ. Thật vậy, tôi đã nhận thấy gia tài kitô vẫn còn rất mạnh và sinh động biết bao trong mọi tầng lớp xã hội. Con tim của người dân Anh quốc và cuộc sống của họ rộng mở cho thực tại của Thiên Chúa và có nhiều kiểu diễn tả tôn giáo tính, mà chuyến viếng thăm của tôi đã minh nhiên.
Tiếp đến, Đức Thánh Cha đã duyệt qua các sinh hoạt của 4 ngày viếng thăm. Trước hết là sự tiếp nón nồng hậu của Nữ Hoàng Elidabeth II và quân Công Edinburg tại dinh hoàng gia. Nhân dịp gặp gỡ này Đức Thánh Cha đã cùng với Nữ Hoàng chia sẻ các lo lắng sâu xa đối với hạnh phúc của các dân nước trên thế giới cũng như vai trò của các giá trị kitô trong đời sống xã hội. Đức Thánh Cha cũng nhắc lại rằng sứ điệp kitô đã trở thành một phần của ngôn ngữ, tư tưởng, và nền văn hóa của các dân tộc tại đây. Và Anh quốc đã góp phần tích cực vào việc đem lại một nền hòa bình công bằng và lâu bền cho vùng Bác Ailen.
Nhắc tới thánh lễ chủ sự cho tín hữu tại Bellahouse Park ở Glasgow nhân lễ kính thánh Ninian, vị truyền giáo đầu tiên của người dân Ecốt, Đức Thánh Cha ghi nhận sự tham dự sốt sắng của tín hữu với các điệu thánh ca truyền thống trang trọng. Ngài đã nhắc lại tầm quan trọng của việc rao truyền Tin Mừng cho nền văn hóa, đặc biệt trong thời đại chúng ta, trong đó thuyết duy tương đối lan tràn đe dọa làm lu mờ các sự thật bất biến của bản tính con người.
Trong ngày thứ hai của chuyến viếng thăm Đức Thánh Cha đã gặp gỡ các nhà giáo dục công giáo có vai trò quan trọng trong hệ thống giáo dục Anh quốc. Ngài nhắc cho mọi người biết tầm quan trọng của đức tin trong việc đào tạo các công dân trưởng thành và có tinh thần trách nhiệm trong tương lai. Để được như thế, cần phải nhắm cao hơn các lựa chọn tầm thường, nghĩa là cần phải kiếm tìm hạnh phúc đích thật của con người, chỉ có nơi Thiên Chúa. Trong cuộc gặp gỡ giới lãnh đạo các tôn giáo Đức Thánh Cha đã nhấn mạnh trên sự cần thiết của việc đối thoại chân thành, cần tôn trọng nguyên tắc đối tác để có kết qủa thực sự, đồng thời ngài cũng minh nhiên việc tìm kiếm sự thánh thiêng như là vùng đất chung cho tất cả mọi tôn giáo, giúp củng cố tình bạn, sựtin tưởng và cộng tác với nhau.
Trong cuộc gặp gỡ với Đức Tổng Giám Mục Rowan Williams Đức Thánh Cha đã có dịp nhấn mạnh việc cùng dấn thân làm chứng cho sứ điệp kitô, gắn liền Giáo Hội công giáo với Giáo Hội anh giáo. Tiếp đến là buổi gặp gỡ các giới chức chính trị, ngoại giao, trí thức, tôn giáo, văn hóa và kinh doanh trong đại thính đường của Quốc hội Anh. Tại đây Đức Thánh Cha đã nêu bật rằng tôn giáo không được là một vấn đề mà các nhà làm luật phải giải quyết, nhưng là một yếu tố góp phần sinh động vào con đường lịch sử và thảo luận công cộng của quốc gia, đặc biệt trong việc nhắc nhớ tầm quan trọng nòng cốt của nền tảng luân lý đạo đức đối với các lựa chọn trong các lãnh vực khác nhau của cuộc sống xã hội.
Đức Thánh Cha cũng không quên nhắc tới buổi hát Kinh Chiều đại kết trọng thể trong đan viện Westminster, như một lúc quan trọng trong tương quan giữa Giáo Hội công giáo và Giáo Hội Anh giáo. Đây là lần đầu tiên một vị Giáo Hoàng bước vào nơi thờ tự biểu tượng cho các gốc rễ kitô cổ xưa nhất của đất nước này. Trong khi Đức Thánh Cha và Đức Tổng Giám Mục Westminster qùy cầu nguyện trước mộ thánh vương Eduard II, thì cộng đoàn hát ”Tình yêu Chúa Kitô kết hiệp chúng ta nên một”.
Sáng thứ bẩy 18-8 Đức Thánh Cha đã hổi kiến với Thủ tướng Anh. Sau đó ngài chủ sự Thánh lễ cho tín hữu trong nhà thờ chính tòa Luân Đôn dâng kính Máu Thánh Châu Báu Chúa Kitô. Cuộc gặp gỡ giới trẻ tham dự thánh lễ bên ngoài nhà thờ đã rất tươi vui và hứng khởi. Người trẻ muốn dấn thân làm chứng cho Tin Mừng, tình liên đới và quảng đại phục vụ Chúa nơi tha nhân.
Tiếp tục bài huấn dụ Đức Thánh Cha cũng cho biết ngài đã gặp vài nạn nhân các vụ lam dụng tính dục tại Tòa Sứ Thần Tòa Thánh, cũng như một nhóm các chuyên viên và thiện nguyện viên đặc trách bảo vệ trẻ em và người trẻ trong các môi trường của Giáo Hội. Ngài đã khuyến khích họ tiếp tục công việc đã có truyền thống lâu đời trong sinh hoạt mục vụ của Giáo Hội: đó là săn sóc, giáo dục và đào tạo các thế hệ trẻ cho xã hội. Ngài cũng đã thăm nhà hưu dưỡng do các nữ tu Tiểu Muội người nghèo điều hành tại Luân Đôn. Nó là dấu chỉ sự trân trọng qúy mến của Giáo Hội đối với người già cả bệnh tật và sự tôn trọng sự sống con người không kể tuổi tác và điều kiện xã hội. Rồi ngài nói tới tột đỉnh chuyến viếng thăm như sau:
Tột đỉnh chuyến viếng thăm Vương Quốc Thống Nhất của tôi là lễ tôn phong chân phước cho Đức Hồng Y John Henry Newman, người con cao qúy của Anh quốc. Nó đã được chuẩn bị trước với buổi canh thức chiều tối thứ bẩy tại Hyde Park ở Luân Đôn, trong một bầu khí nghiêm trang sâu xa. Tôi đã có thể giới thiệu với đông đảo tín hữu và rất nhiều người trẻ chân dung rạng ngời của Đức Hồng Y Newman, một nhà trí thức và là một tín hữu. Có thể tổng kết sứ điệp tinh thần của người trong chứng tá con đường của lương tâm không đóng kín nơi chính ”tôi”, nhưng là sự rộng mở, hoán cải và vâng lời Đấng ”là Đường, là Sự Thật và là Sự Sống”. Thánh lễ phong chân phước đã được cử hành tại Birmingham với sự tham dự của đông đảo tín hữu đến từ khắp nơi trong Anh quốc và Ai len, cũng như với phái đoàn của nhiều nước khác. Đức Hồng Y Newman là một gương mặt trí thức thánh thiện rất lớn của dân tộc Anh, một nhà văn, một thi sĩ, một ”người khôn ngoan” của Thiên Chúa. Đức Thánh Cha cầu mong mọi người biết đến vị tân chân phước qua các bút tích còn rất thời sự của người. Và buổi gặp gỡ với các Giám Mục Ecốt, Anh và vùng Galles đã kết thúc các sinh hoạt viếng thăm Anh quốc 4 ngày của Đức Thánh Cha.
Kết thúc bài huấn dụ Đức Thánh Cha nhận định rằng: Chuyến tông du này đã xác nhận xác tín sâu xa trong tôi: đó là các quốc gia cổ kính của Âu châu có một linh hồn kitô, nó làm thành một cùng với ”thiên tài” và lịch sử của các dân tộc liên hệ, và Giáo Hội không ngừng hoạt động để liên tục duy trì sống động truyền thống tinh thần và văn hóa này.
Đức Thánh Cha đã chào tín hữu bằng các thứ tiếng Pháp, Anh, Đức, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Ba Lan, Ucraine, Croat và Ý. Ngài cầu chúc tín hữu những ngày hành hương sốt sắng và bổ ích. Sau cùng Đức Thánh Cha cất kinh Lậy Cha và ban phép lành tòa thánh cho mọi người.