Trong các ngày 7-11 tháng 11 này người đân Myanmar sẽ đi đầu phiếu. Đây là lần đầu tiên sau 20 năm sống dưới chế độ độc tài quân phiệt, người dân Myanmar lại đi bỏ phiếu. Trong lần đầu phiếu năm 1990 đảng “Liên Minh Quốc Gia Dân Chủ” do bà Aung San Suu Kyi lãnh đạo, đã thắng cử lớn, nhưng các tướng lãnh quân đội hủy bỏ kết qủa cuộc bầu cử, dùng bạo lực lên nắm quyền, và áp đặt chính sách cai trị độc tài của họ. Họ đề nghị bà ra nước ngoài sinh sống, nhưng bà Aung San Suu Kyi từ chối, vì bà muốn ở lại để tranh đấu bất bạo động góp phần thăng tiến dân chủ, bênh vực các quyền con người và phát triển quốc gia. Năm 1991 khi được giải thưởng Nobel Hòa Bình, bà đã dùng tiền thưởng để xây dựng cả một hệ thống y tế và giáo dục cho người dân Myanmar. Nhưng bà bị chính quyền quân phiệt độc tài quản thúc. Năm 2003 bà bị ám sát hụt, cũng kể từ đó sức khỏe của bà ngày càng suy yếu, đến phải giải phẫu và vào nhà thương điều trị nhiều lần.
Đáng lý ra ngày 21 tháng 5 năm 2009 bà hết hạn tù quản thúc, nhưng ngày mùng 3 tháng 5, ông John William Yethaw, một tín hữu Mormon người Mỹ đã thành công bơi qua hồ Inya cho tới nhà bà nằm bên kia bờ hồ. Viện cớ bà vi phạm luật quản thúc tiếp đón người lạ, chính quyền quân phiệt kết án bà thêm 18 tháng quản thúc tại gia nữa. Thật ra mục đích chính là để loại bà khỏi cuộc bầu cử năm 2010. Hơn ai hết, giới lãnh đạo quân phiệt độc tài qúa biết rằng nếu để cho bà được tư do tham gia bầu cử, họ sẽ bị thảm bại một lần nữa, vì người dân đã chán ngấy cung cách cai trị độc tài sắt máu của họ rồi.
Thế là trong 21 năm qua bà Aung San Suu Kyi đã bị quản thúc tại gia hơn 15 năm, và từ năm 2003 tới nay bà đã không hề được tự do, nhưng vẫn luôn luôn khiến cho các tướng lãnh cầm quyền lo sợ.
Nhân cuộc bỏ phiếu trong những ngày này, hồi trung tuần tháng 10 vừa qua Hội Đồng Giám Mục Myanmar và Hội đồng đại kết các Giáo Hội Kitô Myanmar đã gửi cho kitô hữu toàn nước, cũng như cho tướng Than Shwe lãnh đạo Hội đồng quân quản, một sứ điệp kêu gọi tinh thần trách nhiệm, bỏ phiếu cho các ứng cử viên biết thăng tiến công bằng, tự do, bình đẳng, hòa bình và phát triển. Ghi nhận sự kiện Hội đồng quân quản luôn nói tới ”các cuộc bầu cử tự do”, giới lãnh đạo Kitô giáo cầu mong chúng diễn ra trong tinh thần dân chủ thực sự, mà không có các đe dọa, cưỡng bách, tống tiền, và gian dối lừa đảo. Các vị lãnh đạo các tôn giáo tái khẳng định nhiệm vụ chỉ cho mọi người thấy con đường của công lý, tự do và hiệp nhất, chống lại mọi gian dối và bất công.
Thật ra, từ nhiều tuần qua, chính quyền quân đội Yangoon đã tuyên bố không cho các nhà báo và các quan sát viên quốc tế nước ngoài tới Myanmar. Các nhà báo quốc nội làm việc cho báo chi ngoại quốc sẽ được máy bay của chinh chính quyền chở thẳng tới 18 địa điểm đầu phiếu kiểu mẫu, do chính quyền lựa chọn kỹ lưỡng trước để làm phóng sự và thông tin tức. Việc kiểm phiếu và công bố kết qủa sẽ nằm trong tay Ủy ban trung ương bầu cử của chính quyền.
Tin tức từ Myanmar cho biết nhà nước Yangoon đã ngăn chặn việc bỏ phiếu của 12 làng thuộc 6 quận cử tri, trong bamg có thiểu số chủng tộc Kayah sinh sống. Hồi tháng 9 vừa qua chính quyền đã đưa ra quyết định tương tự trong các bang khác nơi có các chủng tộc thiểu số Kachin, Kayin, Mon và Shan sinh sống. Nghĩa là chính quyền loại bỏ toàn bộ lá phiếu của các nhóm thiểu số vẫn ủng hộ bà Aung San Suu Kyi.
Hôm mùng 5 tháng 11 vừa qua hai dảng đối lập là ”Dân Chủ” và ”Sức Mạnh Quốc Gia Dân Chủ” đã tố cáo đảng ”Hiệp nhất Liên Đới và Phát Triển” của các tướng lãnh quân đội nắm quyền là đã thu thập lá phiếu một cách bất hợp pháp, trước khi cuộc bầu cử bắt đầu, cũng như tìm cách hối lộ, mua chuộc và đe dọa cử tri. Tại tỉnh Dawei, miền đông nam, chính quyền đang tìm cách chiếm được 20.000 trên tổng số 40.000 lá phiếu.
Trên danh sách có tới 37 đảng phái chính tri chính thức tham dự cuộc đầu phiếu, nhưng thực ra chỉ có 2 đảng tranh cử là đảng ”Hiệp Nhất Liên Đới và Phát Triển” của các tướng lãnh và đảng ”Hiệp Nhất Quốc Gia” của các người trung thành với tướng Ne Win. Với khoản Hiến Pháp thiết định dành cho đảng cầm quyền 25 ghế quốc hội, và với khả năng phân phối qùa cáp như các thứ kiếng mắt, điện thoại di động, để mua lá phiếu, với các thẻ căn cước giả, và hằng trăm cách thế gian lận cũng như các đe dọa và cưỡng bách cử tri, người ta biết thế nào Thủ tướng U Thien Sein cũng sẽ đắc cử, và quyền bính vẫn nằm trong tay Hội đồng quân nhân lãnh đạo. Vì thế nói cho cùng cuộc bầu cử chỉ là một trò hề dưới chế độ độc tài mà thôi, cũng giống như các trò hề bầu cử tại Trung Quốc, Bắc Hàn, Cuba và Việt Nam
Đáng lý ra ngày 21 tháng 5 năm 2009 bà hết hạn tù quản thúc, nhưng ngày mùng 3 tháng 5, ông John William Yethaw, một tín hữu Mormon người Mỹ đã thành công bơi qua hồ Inya cho tới nhà bà nằm bên kia bờ hồ. Viện cớ bà vi phạm luật quản thúc tiếp đón người lạ, chính quyền quân phiệt kết án bà thêm 18 tháng quản thúc tại gia nữa. Thật ra mục đích chính là để loại bà khỏi cuộc bầu cử năm 2010. Hơn ai hết, giới lãnh đạo quân phiệt độc tài qúa biết rằng nếu để cho bà được tư do tham gia bầu cử, họ sẽ bị thảm bại một lần nữa, vì người dân đã chán ngấy cung cách cai trị độc tài sắt máu của họ rồi.
Thế là trong 21 năm qua bà Aung San Suu Kyi đã bị quản thúc tại gia hơn 15 năm, và từ năm 2003 tới nay bà đã không hề được tự do, nhưng vẫn luôn luôn khiến cho các tướng lãnh cầm quyền lo sợ.
Nhân cuộc bỏ phiếu trong những ngày này, hồi trung tuần tháng 10 vừa qua Hội Đồng Giám Mục Myanmar và Hội đồng đại kết các Giáo Hội Kitô Myanmar đã gửi cho kitô hữu toàn nước, cũng như cho tướng Than Shwe lãnh đạo Hội đồng quân quản, một sứ điệp kêu gọi tinh thần trách nhiệm, bỏ phiếu cho các ứng cử viên biết thăng tiến công bằng, tự do, bình đẳng, hòa bình và phát triển. Ghi nhận sự kiện Hội đồng quân quản luôn nói tới ”các cuộc bầu cử tự do”, giới lãnh đạo Kitô giáo cầu mong chúng diễn ra trong tinh thần dân chủ thực sự, mà không có các đe dọa, cưỡng bách, tống tiền, và gian dối lừa đảo. Các vị lãnh đạo các tôn giáo tái khẳng định nhiệm vụ chỉ cho mọi người thấy con đường của công lý, tự do và hiệp nhất, chống lại mọi gian dối và bất công.
Thật ra, từ nhiều tuần qua, chính quyền quân đội Yangoon đã tuyên bố không cho các nhà báo và các quan sát viên quốc tế nước ngoài tới Myanmar. Các nhà báo quốc nội làm việc cho báo chi ngoại quốc sẽ được máy bay của chinh chính quyền chở thẳng tới 18 địa điểm đầu phiếu kiểu mẫu, do chính quyền lựa chọn kỹ lưỡng trước để làm phóng sự và thông tin tức. Việc kiểm phiếu và công bố kết qủa sẽ nằm trong tay Ủy ban trung ương bầu cử của chính quyền.
Tin tức từ Myanmar cho biết nhà nước Yangoon đã ngăn chặn việc bỏ phiếu của 12 làng thuộc 6 quận cử tri, trong bamg có thiểu số chủng tộc Kayah sinh sống. Hồi tháng 9 vừa qua chính quyền đã đưa ra quyết định tương tự trong các bang khác nơi có các chủng tộc thiểu số Kachin, Kayin, Mon và Shan sinh sống. Nghĩa là chính quyền loại bỏ toàn bộ lá phiếu của các nhóm thiểu số vẫn ủng hộ bà Aung San Suu Kyi.
Hôm mùng 5 tháng 11 vừa qua hai dảng đối lập là ”Dân Chủ” và ”Sức Mạnh Quốc Gia Dân Chủ” đã tố cáo đảng ”Hiệp nhất Liên Đới và Phát Triển” của các tướng lãnh quân đội nắm quyền là đã thu thập lá phiếu một cách bất hợp pháp, trước khi cuộc bầu cử bắt đầu, cũng như tìm cách hối lộ, mua chuộc và đe dọa cử tri. Tại tỉnh Dawei, miền đông nam, chính quyền đang tìm cách chiếm được 20.000 trên tổng số 40.000 lá phiếu.
Trên danh sách có tới 37 đảng phái chính tri chính thức tham dự cuộc đầu phiếu, nhưng thực ra chỉ có 2 đảng tranh cử là đảng ”Hiệp Nhất Liên Đới và Phát Triển” của các tướng lãnh và đảng ”Hiệp Nhất Quốc Gia” của các người trung thành với tướng Ne Win. Với khoản Hiến Pháp thiết định dành cho đảng cầm quyền 25 ghế quốc hội, và với khả năng phân phối qùa cáp như các thứ kiếng mắt, điện thoại di động, để mua lá phiếu, với các thẻ căn cước giả, và hằng trăm cách thế gian lận cũng như các đe dọa và cưỡng bách cử tri, người ta biết thế nào Thủ tướng U Thien Sein cũng sẽ đắc cử, và quyền bính vẫn nằm trong tay Hội đồng quân nhân lãnh đạo. Vì thế nói cho cùng cuộc bầu cử chỉ là một trò hề dưới chế độ độc tài mà thôi, cũng giống như các trò hề bầu cử tại Trung Quốc, Bắc Hàn, Cuba và Việt Nam