Chúa Nhật Thứ 3 Mùa Vọng, Năm A - Mat-thêu (Mt 11, 2 -11)
Qua lời rao giảng của mình, Ông Gioan đã từng loan báo về Đấng Cứu Thế sẽ đến như là vị thẩm phán uy nghi đáng sợ, đến để xét xử và trừng trị nghiêm khắc những lỗi phạm của con người; Ông gióng lên những lời răn đe nẩy lửa: “Chiếc rìu đã kề sẵn gốc cây, cây nào không sinh trái sẽ bị chặt đi và quăng vào lửa… Người cầm nia trong tay mà sẩy sân lúa của Người, lúa tốt thì cho vào kho, còn lúa lép thì đốt đi trong lửa không hề tắt.” (Mt 3, 10. 12)
Vậy mà cho đến hôm nay, Ông chưa từng thấy Chúa Giê-su trừng phạt bất cứ tội nhân nào, chưa thấy Người loại trừ những phường gian ác như những thứ “lúa lép” và “thiêu đốt họ trong lửa không hề tắt”...
Ngoài ra, theo như mong đợi của dân Do-thái, khi Đấng Cứu Thế đến, Người sẽ tiêu diệt quân thù, giải thoát những ai bị giam cầm tù tội… Vậy mà Chúa Giê-su đâu có đánh đuổi quân xâm lược Rô-ma, chưa thấy Người giải thoát kẻ bị xiềng xích tù đày. Ngay chính bản thân Gioan đang chịu cảnh tù đày cũng không được Người giải cứu…
Thế là trong tâm tư của thánh Gioan phát sinh một nghi vấn…
Vì vậy, Ông đã phái các môn đệ đến gặp và hỏi thẳng Chúa Giê-su: “Thưa Thầy, Thầy có thật là Đấng phải đến không, hay là chúng tôi còn phải đợi ai khác?”
Trước câu hỏi của Gioan, Chúa Giê-su không dùng lời nói nhưng dùng chính việc làm để minh chứng về mình, như có lần Người đã nói: “công việc tôi làm nhân danh Cha tôi làm chứng về tôi (Gioan 5, 36).
Vì thế, Chúa Giê-su chỉ cho các môn đệ của Gioan thấy những việc Người đang làm và bảo họ: “Các anh cứ về thuật lại cho ông Gio-an những điều mắt thấy tai nghe: Người mù xem thấy, kẻ què được đi, người cùi được sạch, kẻ điếc được nghe, người chết sống lại, kẻ nghèo được nghe Tin Mừng...”
Chỉ thế thôi là đủ để Ông Gioan biết Chúa Giê-su là ai.
Từ ngàn xưa, Ngôn Sứ I-sa-i-a đã tiên báo rằng khi Đấng Thiên Sai đến, Người sẽ cho “người mù được thấy, người điếc được nghe, người què sẽ nhảy như nai…” (Is 35,10…)
Là người am hiểu lời các lời ngôn sứ tiên báo về Đấng Thiên Sai và thấy rằng Chúa Giê-su đã thực hiện đúng như lời ngôn sứ I-sa-i-a tiên báo, tất nhiên Gioan biết rằng Đức Giê-su chính là Đấng Thiên Sai mà ngôn sứ I-sa-i-a đã loan báo.
Như vậy, chính việc làm của Chúa Giê-su minh chứng cho biết Người là Đấng cứu thế.
Người khôn ngoan và thận trọng không đánh giá người khác dựa theo lời nói nhưng dựa theo việc làm. Chính việc làm của từng người sẽ chứng tỏ cho người khác biết thực chất của người đó.
Thế nên Đức giáo hoàng Phao-lô VI nhận định: “Con người ngày nay không tin vào những thầy dạy mà chỉ tin vào các chứng nhân.” Người ta chỉ được thuyết phục bằng việc làm, chứ không phải bởi lời nói.
Cũng chính vì thế mà Chúa Giê-su dạy: “Người ta cứ dấu nầy mà nhận biết các con là môn đệ Thầy, là các con yêu thương nhau.” Qua lời nầy, Chúa Giê-su khẳng định rằng chính đời sống yêu thương huynh đệ giữa những người con cái Chúa là dấu hiệu cho biết họ thật sự là môn đệ Người chứ không phải do những lời nói đầu môi.
* * *
Dùng lời nói để tự ca ngợi những thành tích hay công đức của mình là một cám dỗ lớn người đời thường mắc phải và cũng rất khó vượt qua.
Noi gương Chúa Giê-su, chúng ta hãy hành động thế nào để cho việc làm của chúng ta không tố cáo chúng ta là người môn đệ xấu, nhưng luôn minh chứng cách thuyết phục rằng chúng ta đích thực là môn đệ chân chính của Chúa Giê-su.
Qua lời rao giảng của mình, Ông Gioan đã từng loan báo về Đấng Cứu Thế sẽ đến như là vị thẩm phán uy nghi đáng sợ, đến để xét xử và trừng trị nghiêm khắc những lỗi phạm của con người; Ông gióng lên những lời răn đe nẩy lửa: “Chiếc rìu đã kề sẵn gốc cây, cây nào không sinh trái sẽ bị chặt đi và quăng vào lửa… Người cầm nia trong tay mà sẩy sân lúa của Người, lúa tốt thì cho vào kho, còn lúa lép thì đốt đi trong lửa không hề tắt.” (Mt 3, 10. 12)
Vậy mà cho đến hôm nay, Ông chưa từng thấy Chúa Giê-su trừng phạt bất cứ tội nhân nào, chưa thấy Người loại trừ những phường gian ác như những thứ “lúa lép” và “thiêu đốt họ trong lửa không hề tắt”...
Ngoài ra, theo như mong đợi của dân Do-thái, khi Đấng Cứu Thế đến, Người sẽ tiêu diệt quân thù, giải thoát những ai bị giam cầm tù tội… Vậy mà Chúa Giê-su đâu có đánh đuổi quân xâm lược Rô-ma, chưa thấy Người giải thoát kẻ bị xiềng xích tù đày. Ngay chính bản thân Gioan đang chịu cảnh tù đày cũng không được Người giải cứu…
Thế là trong tâm tư của thánh Gioan phát sinh một nghi vấn…
Vì vậy, Ông đã phái các môn đệ đến gặp và hỏi thẳng Chúa Giê-su: “Thưa Thầy, Thầy có thật là Đấng phải đến không, hay là chúng tôi còn phải đợi ai khác?”
Trước câu hỏi của Gioan, Chúa Giê-su không dùng lời nói nhưng dùng chính việc làm để minh chứng về mình, như có lần Người đã nói: “công việc tôi làm nhân danh Cha tôi làm chứng về tôi (Gioan 5, 36).
Vì thế, Chúa Giê-su chỉ cho các môn đệ của Gioan thấy những việc Người đang làm và bảo họ: “Các anh cứ về thuật lại cho ông Gio-an những điều mắt thấy tai nghe: Người mù xem thấy, kẻ què được đi, người cùi được sạch, kẻ điếc được nghe, người chết sống lại, kẻ nghèo được nghe Tin Mừng...”
Chỉ thế thôi là đủ để Ông Gioan biết Chúa Giê-su là ai.
Từ ngàn xưa, Ngôn Sứ I-sa-i-a đã tiên báo rằng khi Đấng Thiên Sai đến, Người sẽ cho “người mù được thấy, người điếc được nghe, người què sẽ nhảy như nai…” (Is 35,10…)
Là người am hiểu lời các lời ngôn sứ tiên báo về Đấng Thiên Sai và thấy rằng Chúa Giê-su đã thực hiện đúng như lời ngôn sứ I-sa-i-a tiên báo, tất nhiên Gioan biết rằng Đức Giê-su chính là Đấng Thiên Sai mà ngôn sứ I-sa-i-a đã loan báo.
Như vậy, chính việc làm của Chúa Giê-su minh chứng cho biết Người là Đấng cứu thế.
Người khôn ngoan và thận trọng không đánh giá người khác dựa theo lời nói nhưng dựa theo việc làm. Chính việc làm của từng người sẽ chứng tỏ cho người khác biết thực chất của người đó.
Thế nên Đức giáo hoàng Phao-lô VI nhận định: “Con người ngày nay không tin vào những thầy dạy mà chỉ tin vào các chứng nhân.” Người ta chỉ được thuyết phục bằng việc làm, chứ không phải bởi lời nói.
Cũng chính vì thế mà Chúa Giê-su dạy: “Người ta cứ dấu nầy mà nhận biết các con là môn đệ Thầy, là các con yêu thương nhau.” Qua lời nầy, Chúa Giê-su khẳng định rằng chính đời sống yêu thương huynh đệ giữa những người con cái Chúa là dấu hiệu cho biết họ thật sự là môn đệ Người chứ không phải do những lời nói đầu môi.
* * *
Dùng lời nói để tự ca ngợi những thành tích hay công đức của mình là một cám dỗ lớn người đời thường mắc phải và cũng rất khó vượt qua.
Noi gương Chúa Giê-su, chúng ta hãy hành động thế nào để cho việc làm của chúng ta không tố cáo chúng ta là người môn đệ xấu, nhưng luôn minh chứng cách thuyết phục rằng chúng ta đích thực là môn đệ chân chính của Chúa Giê-su.