SAIGÒN - Hàng năm, ngày Lễ Mẹ Vô Nhiễm là ngày vui của rất nhiều tâm hồn. Đối với Dòng Chúa Cứu Thế, Lễ Mẹ Vô Nhiễm là ngày hồng ân vì nhà Dòng chọn Mẹ Vô Nhiễm làm Quan Thầy chính. Năm nay, Lễ Mẹ Vô Nhiễm còn là dịp để chúng ta suy tư về những chặng đường đặc biệt vừa đi qua.
Hai năm đã trôi nhanh đi từ ngày con cái Mẹ ở Thái Hà (Hà nội) chịu đựng gian khổ, bất công và oan trái. Nhưng cũng hai năm ấy, những biến cố vui buồn tiếp tục dồn dập xảy ra trên quê hương vốn được tưởng là rất bình an này. Thời gian đi rồi, mỗi con người nhìn lại các biến cố một cách khách quan và bình tĩnh hơn. Nhưng đối với sự việc ở Thái Hà, hai năm đi qua, mọi giá trị vẫn còn nguyên như thế, chẳng có gì phải thêm bớt, bởi một lẽ đơn giản: công lý thì ngàn năm vẫn là một.
Tôi còn nhớ như in, hai năm trước, Cha Vũ Khởi Phụng từ Hà nội vào Sàigòn sau một đêm căng thẳng vì bọn côn đồ đập phá nơi thánh, điên cuồng hò hét đòi “giết Kiệt, giết Phụng”. Cha nói “May nhờ có truyền thông”. Vâng, nhờ truyền thông mà các “trí tuệ” ấy phải ngưng lại những trò gian ác.
Nhờ có truyền thông. Vài giờ sau biến cố dữ dằn ấy, các website đưa tin rõ ràng và chi tiết, khiến bọn bất lương phải chùn chân. Cũng giống như bọn ăn trộm, dù đã lọt vào nhà người giàu có, vẫn phải tìm cách rút lui không dám ra tay khi đã bị báo động.
Dĩ nhiên, lên tiếng bảo vệ công lý là nhiệm vụ chính yếu của truyền thông. Và bất ngờ, ngày kết thúc khóa Truyền Thông Online của Dòng Chúa Cứu Thế thật đẹp, vì trùng với ngày kỷ niệm hai năm sự biến Thái Hà. Đúng ba tháng trước, quí Cha phụ trách lớp cử hành Thánh Lễ mừng Sinh Nhật Mẹ và khai mạc lớp Truyền Thông Online này, rồi các ngài lên đường đi công tác xa quê. Nhưng là online nên xa hóa gần. Các ngài vẫn điều hành khóa cho đến ngày kết thúc mỹ mãn, với hoa quả là những anh chị em được công nhận “tốt nghiệp” hôm nay.
Hôm nay, ba tháng sau ngày khai giảng, đúng vào ngày Lễ của Mẹ, Bổn mạng Nhà Dòng, kỷ niệm những hành động anh dũng của các anh chị em ở Thái hà, kỷ niệm ngày truyền thông mạnh mẽ đánh vào cái ác, các anh chị em tụ họp nhau bên các Cha giáo, trong nhà nguyện nhỏ vừa đủ kê hai hàng ghế, cùng dâng lên Chúa Giêsu và Mẹ Thánh Người lời tạ ơn.
Nhìn những anh chị em vui vẻ hớn hở như ngày khai trường thuở bé, tôi xúc động rất nhiều. Có bác cao niên đã từng làm thơ, viết báo. Có anh đã làm ca trưởng, những người khác thì làm ở nhiều lãnh vực khác nhau. Có người ở Sàigòn, có người từ miền Bắc mới bay vào. Tất cả quây quần chung quanh ba vị linh mục trẻ trung mà có lần chúng tôi diễn tả là “đẹp trai”, theo nghĩa là các ngài hy sinh tuổi thanh xuân trai tráng cho lý tưởng cao vời. Tất cả cùng dâng Thánh Lễ, cùng trao đổi và cùng quyết tâm dấn thân cho sự nghiệp trồng người.
Quản Trọng khi về với Tề Hoàn Công đã hiến kế: “Nhất niên chi kế mạc như thụ cốc; thập niên chi kế mạc như thụ mộc; bách niên chi kế mạc như thụ nhân”. (Kế một năm không gì bằng trồng lúa, kế mười năm không gì bằng trồng cây, kế trăm năm không gì bằng trồng người). Nhưng người ấy không phải là loại người trồng làm kiểng hay trồng để chúng lớn lên đày ải dân mình. Trồng người chính là thổi vào lòng họ ý thức phận người biết phụng mệnh Trời, gieo cho thế gian mầm chân lý.
Truyền thông xét cho cùng là trồng người theo nghĩa ấy. Đức Maria Vô Nhiễm là nhà truyền thông vì cả đời Mẹ đã ra đi loan báo cho người chung quanh về Con Chí Thánh của Mẹ. Trong khóa Truyền Thông “offline” khóa 1, Cha An Thanh nhắc nhở: “Chúa Giêsu là Nhà Truyền Thông vĩ đại nhất”. Chọn ngày Lễ Mẹ Vô Nhiễm kết thúc khóa Truyền Thông và kết thúc bằng Thánh Lễ kính Mẹ, thiết tưởng không còn gì ý nghĩa hơn.
Cha An Thanh cho biết nói chung, các khóa học online có số tốt nghiệp khoảng 20 – 30%. Khóa học này khởi đầu với trên 70 học viên ghi danh, và ngày tốt nghiệp được 15 người, cũng là thành công rồi. Nhưng cái gì làm cho lớp này thành khác biệt? Đó chính là các anh chị học viên mong có kiến thức, chứ không phải đối phó để lấy bằng như nhiều lớp học khác.
Cái khác biệt thứ hai là các anh chị học là để hành chứ không vì bằng cấp. Học truyền thông là để bênh vực chân lý và công lý bằng ngòi bút, bằng bàn phím hay bằng máy quay phim chụp hình. Có lúc bút bị giật, máy bị tịch thu, nhưng tấm lòng hướng về chân lý thì dù quỷ vương cũng phải bái phục.
Hình ảnh đẹp làm tôi cứ suy nghĩ mãi: các anh chị em khóa 1 “offline” đến đón tiếp các anh chị em khóa 1 “online”. Người từ Hố nai xuống, người từ miền Bắc vào, có quen gì nhau mà tay bắt mặt mừng, vui như mở hội. Các vị mục tử ngồi trao đổi như anh em, chẳng ai ngại ngùng gì. Phải chăng khi người ta cùng thao thức làm truyền thông, thực thi sứ mạng “rao truyền”, thì Lời Chúa được áp dụng đúng cả nghĩa đen: “Các con hãy ra đi…”
Và với lệnh truyền ấy, lớp Truyền Thông Chúa Cứu Thế lên đường, chỉ với ước nguyện duy nhất như chị Chiara Lubich diễn tả: “Chúng tôi muốn la lớn cho thế giới một lời: Thiên Chúa”.
Tôi còn nhớ như in, hai năm trước, Cha Vũ Khởi Phụng từ Hà nội vào Sàigòn sau một đêm căng thẳng vì bọn côn đồ đập phá nơi thánh, điên cuồng hò hét đòi “giết Kiệt, giết Phụng”. Cha nói “May nhờ có truyền thông”. Vâng, nhờ truyền thông mà các “trí tuệ” ấy phải ngưng lại những trò gian ác.
Nhờ có truyền thông. Vài giờ sau biến cố dữ dằn ấy, các website đưa tin rõ ràng và chi tiết, khiến bọn bất lương phải chùn chân. Cũng giống như bọn ăn trộm, dù đã lọt vào nhà người giàu có, vẫn phải tìm cách rút lui không dám ra tay khi đã bị báo động.
Dĩ nhiên, lên tiếng bảo vệ công lý là nhiệm vụ chính yếu của truyền thông. Và bất ngờ, ngày kết thúc khóa Truyền Thông Online của Dòng Chúa Cứu Thế thật đẹp, vì trùng với ngày kỷ niệm hai năm sự biến Thái Hà. Đúng ba tháng trước, quí Cha phụ trách lớp cử hành Thánh Lễ mừng Sinh Nhật Mẹ và khai mạc lớp Truyền Thông Online này, rồi các ngài lên đường đi công tác xa quê. Nhưng là online nên xa hóa gần. Các ngài vẫn điều hành khóa cho đến ngày kết thúc mỹ mãn, với hoa quả là những anh chị em được công nhận “tốt nghiệp” hôm nay.
Hôm nay, ba tháng sau ngày khai giảng, đúng vào ngày Lễ của Mẹ, Bổn mạng Nhà Dòng, kỷ niệm những hành động anh dũng của các anh chị em ở Thái hà, kỷ niệm ngày truyền thông mạnh mẽ đánh vào cái ác, các anh chị em tụ họp nhau bên các Cha giáo, trong nhà nguyện nhỏ vừa đủ kê hai hàng ghế, cùng dâng lên Chúa Giêsu và Mẹ Thánh Người lời tạ ơn.
Nhìn những anh chị em vui vẻ hớn hở như ngày khai trường thuở bé, tôi xúc động rất nhiều. Có bác cao niên đã từng làm thơ, viết báo. Có anh đã làm ca trưởng, những người khác thì làm ở nhiều lãnh vực khác nhau. Có người ở Sàigòn, có người từ miền Bắc mới bay vào. Tất cả quây quần chung quanh ba vị linh mục trẻ trung mà có lần chúng tôi diễn tả là “đẹp trai”, theo nghĩa là các ngài hy sinh tuổi thanh xuân trai tráng cho lý tưởng cao vời. Tất cả cùng dâng Thánh Lễ, cùng trao đổi và cùng quyết tâm dấn thân cho sự nghiệp trồng người.
Quản Trọng khi về với Tề Hoàn Công đã hiến kế: “Nhất niên chi kế mạc như thụ cốc; thập niên chi kế mạc như thụ mộc; bách niên chi kế mạc như thụ nhân”. (Kế một năm không gì bằng trồng lúa, kế mười năm không gì bằng trồng cây, kế trăm năm không gì bằng trồng người). Nhưng người ấy không phải là loại người trồng làm kiểng hay trồng để chúng lớn lên đày ải dân mình. Trồng người chính là thổi vào lòng họ ý thức phận người biết phụng mệnh Trời, gieo cho thế gian mầm chân lý.
Truyền thông xét cho cùng là trồng người theo nghĩa ấy. Đức Maria Vô Nhiễm là nhà truyền thông vì cả đời Mẹ đã ra đi loan báo cho người chung quanh về Con Chí Thánh của Mẹ. Trong khóa Truyền Thông “offline” khóa 1, Cha An Thanh nhắc nhở: “Chúa Giêsu là Nhà Truyền Thông vĩ đại nhất”. Chọn ngày Lễ Mẹ Vô Nhiễm kết thúc khóa Truyền Thông và kết thúc bằng Thánh Lễ kính Mẹ, thiết tưởng không còn gì ý nghĩa hơn.
Cha An Thanh cho biết nói chung, các khóa học online có số tốt nghiệp khoảng 20 – 30%. Khóa học này khởi đầu với trên 70 học viên ghi danh, và ngày tốt nghiệp được 15 người, cũng là thành công rồi. Nhưng cái gì làm cho lớp này thành khác biệt? Đó chính là các anh chị học viên mong có kiến thức, chứ không phải đối phó để lấy bằng như nhiều lớp học khác.
Cái khác biệt thứ hai là các anh chị học là để hành chứ không vì bằng cấp. Học truyền thông là để bênh vực chân lý và công lý bằng ngòi bút, bằng bàn phím hay bằng máy quay phim chụp hình. Có lúc bút bị giật, máy bị tịch thu, nhưng tấm lòng hướng về chân lý thì dù quỷ vương cũng phải bái phục.
Hình ảnh đẹp làm tôi cứ suy nghĩ mãi: các anh chị em khóa 1 “offline” đến đón tiếp các anh chị em khóa 1 “online”. Người từ Hố nai xuống, người từ miền Bắc vào, có quen gì nhau mà tay bắt mặt mừng, vui như mở hội. Các vị mục tử ngồi trao đổi như anh em, chẳng ai ngại ngùng gì. Phải chăng khi người ta cùng thao thức làm truyền thông, thực thi sứ mạng “rao truyền”, thì Lời Chúa được áp dụng đúng cả nghĩa đen: “Các con hãy ra đi…”
Và với lệnh truyền ấy, lớp Truyền Thông Chúa Cứu Thế lên đường, chỉ với ước nguyện duy nhất như chị Chiara Lubich diễn tả: “Chúng tôi muốn la lớn cho thế giới một lời: Thiên Chúa”.