QUẢNG TRỊ - Dân Việt Nam chúng ta có ý thức rất sâu sắc về huyết thống. Gia đình Việt nam, họ tộc Việt nam cho đến nay tương đối vững vàng là nhờ ý thức ấy. Đây là một vốn rất quý phải bảo tồn. Ngày nay, với cơ chế thị trường, xã hội tiêu thụ, đất nước hiện đại hoá, công nghiệp hoá, cơ chế gia đình đang có nguy cơ tan rã. Mọi người đều lo lắng. Nguyên việc khắp nơi mọc lên các nhà Tổ, các nghĩa trang dòng họ, các từ đường, tổ chức các ngày giỗ, từ giỗ Tổ Hùng Vương đến các họ tộc lớn như họ Ngô, Vũ, Phạm... chứng tỏ bao người đang suy tư tìm ra cách giữ gìn truyền thống huyết tộc ấy của dân tộc, chống lại khuynh hướng cá nhân chủ nghĩa tai hại. (Đức Ông Laurent Phạm Hân Quynh).
Xem hình ảnh
Từ hơn 20 năm nay, hội đồng hương Dinh cát- Quãng trị tổ chức họp mặt và dâng thánh lễ tạ ơn vào ngày đầu năm mới tại nhà thờ Fatima, Bình triệu – Sài gòn.
Năm nay, Mồng 8 Tết tân Mão, Cha Phêrô Lê Minh Cao, Cha Anrê Lê Văn Hải tổ chức lần đầu ngày hội ngộ đồng hương Dinh Cát, Quãng Trị tại Nhà thờ Quãng thuận – La vang, Giáo phận Nha trang. Đức cha Phêrô Nguyễn Văn Đệ (gốc Thạch hãn-Quãng trị) Giám mục Giáo phận Thái bình đến chia sẽ và chủ tế thánh lễ tạ ơn. Hơn ngàn khách mời từ 4 giáo xứ Quãng thuận, Thạch hãn, Triệu phong, Hạnh trí và đại diện đồng hương Dinh cát miền Nam cùng chung vui ngày gặp gỡ và cùng hiệp thông tạ ơn.
Tôi đi gần 200 cây số vừa kịp tham dự giờ thảo luận trao đổi khởi đầu ngày hội ngộ. Mọi người đều bày tỏ niềm vui, nhắc nhở về cội nguồn về dòng tộc. Từ mùa hè đỏ lửa năm 1972, dân Quãng trị ly tán khắp mọi miền đất nước. Đức cha Phêrô là thành viên sáng lập hội đồng hương Dinh Cát. Ngoài việc gặp gỡ, dâng thánh lễ đầu năm kính nhớ tổ tiên ông bà, hội đồng hương còn tạo được quỹ học bổng sinh viên nghèo. Nhờ sự đóng góp của các thành viên, hội đã trợ giúp nhiều học bổng cho sinh viên nghèo hiếu học từ các năm qua.
Thánh lễ tạ ơn được khởi đầu bằng nghi thức kính nhớ tổ tiên đượm chất miền Trung rất cảm động.
Đức cha Phêrô giảng lễ. Ngài bồi hồi xúc động khi nhắc nhớ về cội nguồn:
Cây có gốc mở nở nghành sanh ngọn
Nước có nguồn mới bể rộng sông sâu
Người ta có gốc từ đâu
Có cha có mẹ rồi sau có mình.
Lòng hiếu kính với tổ tiên khởi đi từ nền tảng gia đình. Gợi ý từ Sứ Điệp Đại Hội Dân Chúa 2010, Đức cha Phêrô mời gọi các bậc phụ huynh hãy quan tâm giáo dục con cái trong gia đình nhiều hơn nữa.
“Trong những ngày Đại hội, chúng tôi cảm nghiệm được bầu khí hiệp thông huynh đệ này khi mọi thành phần Dân Chúa sống chung với nhau như anh chị em trong một gia đình, cùng lắng nghe tiếng Chúa qua cầu nguyện, chia sẻ cho nhau những kinh nghiệm và suy tư về Hội Thánh qua các bài thuyết trình, tham luận và hội thảo, với thao thức xây dựng Hội Thánh như lòng Chúa mong muốn. Sự hiện diện của đại diện các Giáo Hội chị em lại mở rộng hơn nữa chân trời hiệp thông trong Hội Thánh Chúa Kitô. Ước mong bầu khí huynh đệ này được trải rộng và thấm sâu vào đời sống Hội Thánh tại Việt Nam ở mọi cấp độ, trong mỗi gia đình, mỗi giáo xứ, mỗi dòng tu, mỗi giáo phận. Để bày tỏ khuôn mặt Hội Thánh như một gia đình, đại hội kêu gọi mọi thành phần Dân Chúa hợp tác chặt chẽ với nhau trong tình hiệp nhất yêu thương.(Sứ điệp ĐHDC số 5)
Hãy bắt đầu lại từ gia đình. Vì đó là nền tảng và tương lai của giáo hội và của xã hội. Gia đình ngày nay có nhiều hình ảnh bi quan tiêu cực, nhất là các gia đình trẻ. Mỗi người chúng ta đang thừa kế gia sản tinh thần của cha mẹ. Cho dù tổ tiên dòng họ của chúng ta đã mấy trăm năm, cho dù cha mẹ ông bà đã qua đời mấy chục năm, nhưng hiện nay, hoa trái, gia tài, hạt giống, gia sản của các ngài đang lưu truyền lại nơi chúng ta. Con cái là hoa trái, là kết quả, là kế thừa tinh hoa của cha mẹ. Đôi khi, dù không thấy mặt cha mẹ ông bà của mình nhưng gia sản tinh thần, huyết thống đang châu lưu trong máu thịt trong đời sống con cái. Muốn tỏ lòng biết ơn với cha mẹ phải sống làm sao cho xứng đáng. Không xấu hổ về cuộc sống của mình và không để cho người khác chê bai mình thì chúng ta hy vọng cha mẹ sẽ hãnh diện, sẽ tự hào về con cái. Và đó là một cách thể để chúng ta góp phần thăng tiến Giáo hội bằng chính đời sống của mình.
Cha mẹ, ông bà đã lưu truyền huyết thống, gia sản của dòng tộc nơi con cháu. Đến thế hệ con cháu, có nhiều người trong chúng ta đặt mối quan tâm là làm sao cho con cháu của mình được thành đạt, được giàu sang, được địa vị. Tôi nghĩ rằng, cần phải quan tâm nhiều hơn tới gia sản thiêng liêng, giá trị tâm linh của con cái. Nhiều gia đình bề ngoài xem ra sang trọng, hãnh diện và nghĩ rằng ông bà cha mẹ sẽ rất tự hào vì con cái đã học hành thành đạt, giàu sang phú quý. Người ta thường đánh giá con người bằng hình thức bề ngoài. Còn chúng ta, những Kitô hữu, cần nhìn đến những giá trị chất lượng bên trong. Bề ngoài nhiều gia đình xem ra hạnh phúc, nhưng nội bộ bên trong có những trục trặc, con cái bất kính, các thành viên xem gia đình như nhà trọ, như khách sạn chứ không phải là mái ấm hạnh phúc.
Một góc cạnh khác, đặc biệt là thế hệ thứ ba. Nhiều khi cha mẹ nghĩ về con cái cháu chắt mà thấy buồn phiền, thấy đau lòng, thấy xấu hổ, không phải vì nó nghèo hay kém học hành, nhưng là yếu kém về mặt đạo đức. Đạo đức ở đây không chỉ nói tới đạo đức đức tin của tôn giáo mà ngay cả đạo đức nền tảng cơ bản của một gia đình. Nhiều người đổ lỗi cho môi trường, cho xã hội khi thấy con cái của mình trở nên hư hỏng hay bất hiếu, bất kính đối với cha mẹ. Vậy tương lai của gia đình của Giáo hội và xã hội sẽ như thế nào? Nhìn vào tình trạng con cháu người trẻ hôm nay cho chúng ta niềm hy vọng nhiều hay ít. Ngày nay một số đông người trẻ hư hỏng bởi các tệ nạn: cờ bạc, rượu chè, xì ke, ma túy, bỏ học, và càng ngày càng sa đà vào những chuyện vô luân hay là vô tín ngưỡng, vô thần, sống như là ngoại giáo.
Tuy nhiên cũng không nên quá bi quan, bởi vì phần đông người trẻ ngày hôm nay, sống có lý tưởng, và đòi hỏi nhiều nơi người lớn. Một số đông các bạn trẻ đang kết án người lớn, thế giới người lớn, và không bằng lòng về thái độ sống của người lớn, ngay cả trong những môi trường giáo dục, nơi trường học. Họ đòi hỏi phải có những thầy cô mẫu mực, làm gương sáng chứ không chỉ trong lời giảng dạy. Họ thất vọng bởi vì có nhiều thầy cô giảng dạy tại trường học rất lý tưởng, rất hay nhưng đời sống thường ngày của thầy cô thì ngược lại, giả dối, dối trá, và phỉnh gạt người trẻ. Họ đã chứng kiến những hành động phản giáo dục của những người mô phạm. Có một số đông người trẻ cũng kêu gào vì bất mãn về thái độ, cung cách sống của các bậc cha mẹ. Một số người trẻ rất bức xúc về cách sống cũng như cách giảng dạy mô phạm của các cha mẹ, nhất là về lãnh vực đức tin và đạo đức.
Nói như vậy có thể là quá đáng nhưng nếu như hiểu sâu xa và hỏi tại sao người trẻ bị hư hỏng?
Như chúng ta biết, con trẻ được sinh ra giống như một thiên thần, đơn sơ, trong trắng, ai cũng thương ai cũng mến trẻ em. Nhưng càng lớn lên chúng đánh mất tính trong sáng thánh thiện nơi tâm hồn và thay vào đó biết bao nhiêu sự xấu xa gian dối. Cái xấu, sự gian dối bởi đâu mà ra, nếu không phải là do thế giới người lớn, và cũng có những người lớn chủ trương tạo nên cái xấu. Có những công ty xí nghiệp, với những thủ đoạn, bằng cách này cách khác khai thác và lợi dụng giới trẻ, và làm băng hoại đời sống luân lý giới trẻ. Thế giới người lớn hay tổ chức người lớn có ý thức quan tâm việc giáo dục dạy dỗ người trẻ đúng mức chưa?. Một số đông cứ đổ lỗi cho môi trường ngày hôm nay, xã hội nó như thế cho nên con cái của mình cũng là như thế. Vậy môi trường đầu tiên là ai? Đó chính là cha là mẹ. Trước tiên phải nói tới nguồn gốc, hạt giống mà cha mẹ lưu truyền lại cho đứa con có xứng đáng không, có đúng trách nhiệm không? Có một số cha mẹ lưu truyền hạt giống, mầm sống cho con cái trong những trạng thái, trong những lúc, trong những nơi thật đáng tiếc, đáng trách. Họ làm cho hạt giống đó hư và không còn chất gì để mọc lên thành cây tốt. Vì hạt giống đó quá èo ọt ngay từ lúc gieo rồi. Hạt giống èo uột ngay từ đầu do những cha mẹ vô trách nhiệm hay thiếu ý thức. Thật tội nghiệp cho những em bé được sinh ra trong những tình huống như thế. Vậy làm sao có thể đòi hỏi những em đó tốt lên được khi nó không nhận được chút gì nền tảng mầm sống tốt từ cha mẹ?. Rồi tiếp theo, khi em bé đó được sinh ra, thì môi trường đầu tiên, tác động đầu tiên, không ai khác, là cha là mẹ. Đứa bé lớn lên, ngoài việc chăm sóc theo luật tự nhiên như ăn uống, nó còn lớn lên về tinh thần: nhìn, nghe, thấy và bắt chước. Và tất cả những gì em bé đó học được, nghe được là từ cha mẹ và những người chung quanh liên hệ với gia đình. Chúng ta thấy môi trường gia đình quan trọng biết chừng nào. Giá như cha mẹ biết và thương con cái, không chỉ đợi cho nó lúc sinh ra, mà ngay trước lúc thành hôn đã chuẩn bị để mình trở thành một cha mẹ mẫu mực và biết yêu thương giáo dục con cái, thì phúc cho những đứa con đó. Cứ vậy nó thẳng tiến đi lên. Thiếu hiểu biết, thiếu quan tâm là lỗi tại cha mẹ. Có nhiều cha mẹ chẳng những không giáo dục, không dạy dỗ con cái ngay từ đầu mà còn làm gương mù gương xấu làm hư hỏng con cái. Cha mẹ là nhà giáo dục đầu tiên, chính yếu và bất khả thay thế của con cái, cho dù cha mẹ đó chưa bao giờ đứng lớp giờ nào, cũng chưa bao giờ được danh hiệu là nhà giáo.Tiếc thay, lẽ ra cha mẹ phải giáo dục tốt cho con cái thì vô tình gián tiếp, cách này cách khác nhiều bậc phụ huynh đang đầu độc con cái bằng phim ảnh, sách báo... Yếu tố tích cực để làm gương cho con cái thì còn quá ít trong gia đình. Vậy nếu đi từ cái căn bản là con em của chúng ta ngày hôm nay thì năm hay mười năm sau nó trở thành cha mẹ, vẫn là vòng luẩn quẩn. Cho nên chúng ta sẽ không đủ cơ sở để hy vọng về một tương lai sáng sủa hơn nếu như ta không khởi sự bằng một cái gì cụ thể, hành động ngay từ bây giờ.
Vậy với ý tưởng này, kính thưa cộng đoàn, cần sống đạo hiếu với ông bà cha mẹ, cần sống xứng đáng với dòng họ tổ tiên chúng ta. Nói tới dòng họ Dinh Cát, thế hệ trẻ hôm nay có thể nhiều người không biết gốc gác Dinh Cát, Thạch Hãn, Trí Bưu, Quảng Trị ở đâu, như thế nào. Thế nhưng khi nói tới dòng họ, hay giá trị của Dinh Cát, người ta nhìn vào con số đồng bào đồng hương Dinh Cát của chúng ta, và hỏi có bao nhiêu người đạt được những địa vị trong xã hội hay trong giáo hội, có bao nhiêu người hữu ích đóng góp tích cực cho đời. Đó là niềm hãnh diện là niềm tự hào cho tổ tiên ông bà chúng ta.
Chúng ta đang sống trong thời đại toàn cầu hóa. Môi trường giáo dục ngày càng mở rộng có tính quốc tế. Bao nhiêu tích cực cũng như tiêu cực sẽ ảnh hưởng tới con cái chúng ta. Vậy phải làm thế nào để giúp con cái chúng ta sống tốt và xứng đáng với dòng tộc tiên tổ? Hãy bắt đầu từ gia đình. Ngày nay mỗi gia đình chỉ có một đến hai con, cha mẹ cần quan tâm giáo dục nhiều hơn nữa. Giáo hội được khởi đầu từ từng gia đình. Xây dựng Giáo hội, giáo phận, giáo xứ bằng cách khởi đi từ giáo dục gia đình. Cha mẹ là những trụ cột tông đồ gia đình của mình. Mọi người trong gia đình trở thành thành viên của Giáo hội Chúa Giêsu. Một gia đình mẫu mực hạnh phúc, đó là danh dự, là niềm hãnh diện cho tổ tiên ông bà cha mẹ. Cha mẹ nào cũng đau lòng khi thấy con cái cháu chắt sống vô ơn bạc nghĩa. Cha mẹ thật hạnh phúc vì con cái hiếu kính, vì những đứa con thành đạt nhất là lãnh vực tinh thần. Vậy chúng ta hãy đầu tư nhiều hơn cho gia đình. Hôm nay có một số phụ huynh trẻ, hãy lắng nghe tiếng Chúa mời gọi, hãy đáp đền công ơn tổ tiên.
Ước mong mỗi gia đình, mỗi cha mẹ xem xét lại, tổ chức lại, thăng tiếng lại, để mỗi gia đình là một Giáo hội Chúa Kitô tại gia. Khi chúng ta biết thờ phượng Chúa trong gia đình của mình, yêu thương phục vụ nhau trong gia đình, thì việc thờ phượng Chúa trong giáo xứ, trong giáo phận mới có ý nghĩa, và Giáo hội của Chúa mới có thể nói là thăng tiến được. Đó là những tâm tình chia sẽ và là lời cầu chúc đầu năm mới gởi đến anh chị em đồng hương.
Ngày hội ngộ đồng hương Dinh Cát đã để lại trong tôi nhiều dấu ấn thân thương. Làm người, ai cũng có gốc có rễ có nguồn có cội. Gốc rễ đời sống con người là dòng máu gia đình, theo cung cách y khoa định nghĩa là tế bào DNA, mà cha mẹ lưu truyền lại cho con cái từ khi thành hình sự sống trong cung lòng mẹ cha. Gốc rễ con người là nền đào tạo giáo dục do cha mẹ khắc ghi vào đời sống con cái từ khi mở mắt chào đời. Gốc rễ của con người là những thói quen thu tập học được trong tương quan với môi trường đời sống xã hội đất nước nơi sinh ra, nơi lớn lên và nơi làm việc sinh sống. Những gốc rễ này của một con người làm cho đời sống họ phát triển lớn lên.Từ gốc rễ lành mạnh đó cây đời sống phát triển tươi tốt trong khu vườn sáng tạo của Thiên Chúa nơi trần gian.
Tiên tri Giêrêmia đã dùng hình ảnh một cây bén rễ sâu lan tỏa tới mạch nguồn nước để diễn tả về rễ cây lòng tin vào Thiên Chúa của một con người: “Phúc thay người đặt niềm tin vào Chúa, và có Chúa làm chốn nương thân. Người ấy như cây trồng bên dòng nước, đâm rễ sâu vào mạch suối trong, chẳng sợ chi khi mùa nóng đến, lá trên cành vẫn cứ xanh tươi; gặp năm hạn hán cũng chẳng lo gì, và không ngừng trổ sinh hoa trái.“ ( Gr 17, 5-8).
Ngày hội ngộ đồng hương Dinh Cát khơi lại tinh thần hiếu đạo tiếp nối truyền thống cha ông. Truyền thống ấy rất hợp với Tin Mừng.
Đức Giêsu mang đến một thứ họ tộc mới, phổ quá mênh mông.
“Một hôm, Đức Giêsu đang giảng, có Mẹ và anh em Người đến đứng ở ngoài cho gọi Người ra. Lúc ấy đám đông đang ngồi xung quanh Người. Có kẻ nói với Người rằng: Thưa Thầy, có Mẹ và anh em Thầy ở ngoài kia đang tìm Thầy! Người đáp lại rằng: Ai là Mẹ tôi? là anh em Tôi? Rồi Người rảo mắt nhìn những người xung quanh và nói: Đây là Mẹ tôi! Đây là anh em tôi! Ai thi hành ý muốn của Thiên Chúa, người ấy là anh chị Tôi, là Mẹ tôi. ” ( Mc 3, 31-35). Đây là họ tộc mới của Đức Giêsu, những người thi hành ý muốn của Thiên Chúa. Thiên Chúa là Cha chung của họ, Đức Giêsu là anh cả, mọi người là con cái Thiên Chúa và là anh em của nhau. Đức Giêsu là chất men, là chất keo nối kết chúng ta thành họ tộc mênh mông ấy.
Thiên Chúa đã khắc ghi lòng tôn kính và tri ân ông bà cha mẹ vào tâm hồn mỗi người như một bản tính. Từ gia tộc dưới đất mỗi người hướng lòng về Thiên Chúa, nguồn gốc của mọi gia tộc.
Xem hình ảnh
Từ hơn 20 năm nay, hội đồng hương Dinh cát- Quãng trị tổ chức họp mặt và dâng thánh lễ tạ ơn vào ngày đầu năm mới tại nhà thờ Fatima, Bình triệu – Sài gòn.
Năm nay, Mồng 8 Tết tân Mão, Cha Phêrô Lê Minh Cao, Cha Anrê Lê Văn Hải tổ chức lần đầu ngày hội ngộ đồng hương Dinh Cát, Quãng Trị tại Nhà thờ Quãng thuận – La vang, Giáo phận Nha trang. Đức cha Phêrô Nguyễn Văn Đệ (gốc Thạch hãn-Quãng trị) Giám mục Giáo phận Thái bình đến chia sẽ và chủ tế thánh lễ tạ ơn. Hơn ngàn khách mời từ 4 giáo xứ Quãng thuận, Thạch hãn, Triệu phong, Hạnh trí và đại diện đồng hương Dinh cát miền Nam cùng chung vui ngày gặp gỡ và cùng hiệp thông tạ ơn.
Tôi đi gần 200 cây số vừa kịp tham dự giờ thảo luận trao đổi khởi đầu ngày hội ngộ. Mọi người đều bày tỏ niềm vui, nhắc nhở về cội nguồn về dòng tộc. Từ mùa hè đỏ lửa năm 1972, dân Quãng trị ly tán khắp mọi miền đất nước. Đức cha Phêrô là thành viên sáng lập hội đồng hương Dinh Cát. Ngoài việc gặp gỡ, dâng thánh lễ đầu năm kính nhớ tổ tiên ông bà, hội đồng hương còn tạo được quỹ học bổng sinh viên nghèo. Nhờ sự đóng góp của các thành viên, hội đã trợ giúp nhiều học bổng cho sinh viên nghèo hiếu học từ các năm qua.
Thánh lễ tạ ơn được khởi đầu bằng nghi thức kính nhớ tổ tiên đượm chất miền Trung rất cảm động.
Đức cha Phêrô giảng lễ. Ngài bồi hồi xúc động khi nhắc nhớ về cội nguồn:
Cây có gốc mở nở nghành sanh ngọn
Nước có nguồn mới bể rộng sông sâu
Người ta có gốc từ đâu
Có cha có mẹ rồi sau có mình.
Lòng hiếu kính với tổ tiên khởi đi từ nền tảng gia đình. Gợi ý từ Sứ Điệp Đại Hội Dân Chúa 2010, Đức cha Phêrô mời gọi các bậc phụ huynh hãy quan tâm giáo dục con cái trong gia đình nhiều hơn nữa.
“Trong những ngày Đại hội, chúng tôi cảm nghiệm được bầu khí hiệp thông huynh đệ này khi mọi thành phần Dân Chúa sống chung với nhau như anh chị em trong một gia đình, cùng lắng nghe tiếng Chúa qua cầu nguyện, chia sẻ cho nhau những kinh nghiệm và suy tư về Hội Thánh qua các bài thuyết trình, tham luận và hội thảo, với thao thức xây dựng Hội Thánh như lòng Chúa mong muốn. Sự hiện diện của đại diện các Giáo Hội chị em lại mở rộng hơn nữa chân trời hiệp thông trong Hội Thánh Chúa Kitô. Ước mong bầu khí huynh đệ này được trải rộng và thấm sâu vào đời sống Hội Thánh tại Việt Nam ở mọi cấp độ, trong mỗi gia đình, mỗi giáo xứ, mỗi dòng tu, mỗi giáo phận. Để bày tỏ khuôn mặt Hội Thánh như một gia đình, đại hội kêu gọi mọi thành phần Dân Chúa hợp tác chặt chẽ với nhau trong tình hiệp nhất yêu thương.(Sứ điệp ĐHDC số 5)
Hãy bắt đầu lại từ gia đình. Vì đó là nền tảng và tương lai của giáo hội và của xã hội. Gia đình ngày nay có nhiều hình ảnh bi quan tiêu cực, nhất là các gia đình trẻ. Mỗi người chúng ta đang thừa kế gia sản tinh thần của cha mẹ. Cho dù tổ tiên dòng họ của chúng ta đã mấy trăm năm, cho dù cha mẹ ông bà đã qua đời mấy chục năm, nhưng hiện nay, hoa trái, gia tài, hạt giống, gia sản của các ngài đang lưu truyền lại nơi chúng ta. Con cái là hoa trái, là kết quả, là kế thừa tinh hoa của cha mẹ. Đôi khi, dù không thấy mặt cha mẹ ông bà của mình nhưng gia sản tinh thần, huyết thống đang châu lưu trong máu thịt trong đời sống con cái. Muốn tỏ lòng biết ơn với cha mẹ phải sống làm sao cho xứng đáng. Không xấu hổ về cuộc sống của mình và không để cho người khác chê bai mình thì chúng ta hy vọng cha mẹ sẽ hãnh diện, sẽ tự hào về con cái. Và đó là một cách thể để chúng ta góp phần thăng tiến Giáo hội bằng chính đời sống của mình.
Cha mẹ, ông bà đã lưu truyền huyết thống, gia sản của dòng tộc nơi con cháu. Đến thế hệ con cháu, có nhiều người trong chúng ta đặt mối quan tâm là làm sao cho con cháu của mình được thành đạt, được giàu sang, được địa vị. Tôi nghĩ rằng, cần phải quan tâm nhiều hơn tới gia sản thiêng liêng, giá trị tâm linh của con cái. Nhiều gia đình bề ngoài xem ra sang trọng, hãnh diện và nghĩ rằng ông bà cha mẹ sẽ rất tự hào vì con cái đã học hành thành đạt, giàu sang phú quý. Người ta thường đánh giá con người bằng hình thức bề ngoài. Còn chúng ta, những Kitô hữu, cần nhìn đến những giá trị chất lượng bên trong. Bề ngoài nhiều gia đình xem ra hạnh phúc, nhưng nội bộ bên trong có những trục trặc, con cái bất kính, các thành viên xem gia đình như nhà trọ, như khách sạn chứ không phải là mái ấm hạnh phúc.
Một góc cạnh khác, đặc biệt là thế hệ thứ ba. Nhiều khi cha mẹ nghĩ về con cái cháu chắt mà thấy buồn phiền, thấy đau lòng, thấy xấu hổ, không phải vì nó nghèo hay kém học hành, nhưng là yếu kém về mặt đạo đức. Đạo đức ở đây không chỉ nói tới đạo đức đức tin của tôn giáo mà ngay cả đạo đức nền tảng cơ bản của một gia đình. Nhiều người đổ lỗi cho môi trường, cho xã hội khi thấy con cái của mình trở nên hư hỏng hay bất hiếu, bất kính đối với cha mẹ. Vậy tương lai của gia đình của Giáo hội và xã hội sẽ như thế nào? Nhìn vào tình trạng con cháu người trẻ hôm nay cho chúng ta niềm hy vọng nhiều hay ít. Ngày nay một số đông người trẻ hư hỏng bởi các tệ nạn: cờ bạc, rượu chè, xì ke, ma túy, bỏ học, và càng ngày càng sa đà vào những chuyện vô luân hay là vô tín ngưỡng, vô thần, sống như là ngoại giáo.
Tuy nhiên cũng không nên quá bi quan, bởi vì phần đông người trẻ ngày hôm nay, sống có lý tưởng, và đòi hỏi nhiều nơi người lớn. Một số đông các bạn trẻ đang kết án người lớn, thế giới người lớn, và không bằng lòng về thái độ sống của người lớn, ngay cả trong những môi trường giáo dục, nơi trường học. Họ đòi hỏi phải có những thầy cô mẫu mực, làm gương sáng chứ không chỉ trong lời giảng dạy. Họ thất vọng bởi vì có nhiều thầy cô giảng dạy tại trường học rất lý tưởng, rất hay nhưng đời sống thường ngày của thầy cô thì ngược lại, giả dối, dối trá, và phỉnh gạt người trẻ. Họ đã chứng kiến những hành động phản giáo dục của những người mô phạm. Có một số đông người trẻ cũng kêu gào vì bất mãn về thái độ, cung cách sống của các bậc cha mẹ. Một số người trẻ rất bức xúc về cách sống cũng như cách giảng dạy mô phạm của các cha mẹ, nhất là về lãnh vực đức tin và đạo đức.
Nói như vậy có thể là quá đáng nhưng nếu như hiểu sâu xa và hỏi tại sao người trẻ bị hư hỏng?
Như chúng ta biết, con trẻ được sinh ra giống như một thiên thần, đơn sơ, trong trắng, ai cũng thương ai cũng mến trẻ em. Nhưng càng lớn lên chúng đánh mất tính trong sáng thánh thiện nơi tâm hồn và thay vào đó biết bao nhiêu sự xấu xa gian dối. Cái xấu, sự gian dối bởi đâu mà ra, nếu không phải là do thế giới người lớn, và cũng có những người lớn chủ trương tạo nên cái xấu. Có những công ty xí nghiệp, với những thủ đoạn, bằng cách này cách khác khai thác và lợi dụng giới trẻ, và làm băng hoại đời sống luân lý giới trẻ. Thế giới người lớn hay tổ chức người lớn có ý thức quan tâm việc giáo dục dạy dỗ người trẻ đúng mức chưa?. Một số đông cứ đổ lỗi cho môi trường ngày hôm nay, xã hội nó như thế cho nên con cái của mình cũng là như thế. Vậy môi trường đầu tiên là ai? Đó chính là cha là mẹ. Trước tiên phải nói tới nguồn gốc, hạt giống mà cha mẹ lưu truyền lại cho đứa con có xứng đáng không, có đúng trách nhiệm không? Có một số cha mẹ lưu truyền hạt giống, mầm sống cho con cái trong những trạng thái, trong những lúc, trong những nơi thật đáng tiếc, đáng trách. Họ làm cho hạt giống đó hư và không còn chất gì để mọc lên thành cây tốt. Vì hạt giống đó quá èo ọt ngay từ lúc gieo rồi. Hạt giống èo uột ngay từ đầu do những cha mẹ vô trách nhiệm hay thiếu ý thức. Thật tội nghiệp cho những em bé được sinh ra trong những tình huống như thế. Vậy làm sao có thể đòi hỏi những em đó tốt lên được khi nó không nhận được chút gì nền tảng mầm sống tốt từ cha mẹ?. Rồi tiếp theo, khi em bé đó được sinh ra, thì môi trường đầu tiên, tác động đầu tiên, không ai khác, là cha là mẹ. Đứa bé lớn lên, ngoài việc chăm sóc theo luật tự nhiên như ăn uống, nó còn lớn lên về tinh thần: nhìn, nghe, thấy và bắt chước. Và tất cả những gì em bé đó học được, nghe được là từ cha mẹ và những người chung quanh liên hệ với gia đình. Chúng ta thấy môi trường gia đình quan trọng biết chừng nào. Giá như cha mẹ biết và thương con cái, không chỉ đợi cho nó lúc sinh ra, mà ngay trước lúc thành hôn đã chuẩn bị để mình trở thành một cha mẹ mẫu mực và biết yêu thương giáo dục con cái, thì phúc cho những đứa con đó. Cứ vậy nó thẳng tiến đi lên. Thiếu hiểu biết, thiếu quan tâm là lỗi tại cha mẹ. Có nhiều cha mẹ chẳng những không giáo dục, không dạy dỗ con cái ngay từ đầu mà còn làm gương mù gương xấu làm hư hỏng con cái. Cha mẹ là nhà giáo dục đầu tiên, chính yếu và bất khả thay thế của con cái, cho dù cha mẹ đó chưa bao giờ đứng lớp giờ nào, cũng chưa bao giờ được danh hiệu là nhà giáo.Tiếc thay, lẽ ra cha mẹ phải giáo dục tốt cho con cái thì vô tình gián tiếp, cách này cách khác nhiều bậc phụ huynh đang đầu độc con cái bằng phim ảnh, sách báo... Yếu tố tích cực để làm gương cho con cái thì còn quá ít trong gia đình. Vậy nếu đi từ cái căn bản là con em của chúng ta ngày hôm nay thì năm hay mười năm sau nó trở thành cha mẹ, vẫn là vòng luẩn quẩn. Cho nên chúng ta sẽ không đủ cơ sở để hy vọng về một tương lai sáng sủa hơn nếu như ta không khởi sự bằng một cái gì cụ thể, hành động ngay từ bây giờ.
Vậy với ý tưởng này, kính thưa cộng đoàn, cần sống đạo hiếu với ông bà cha mẹ, cần sống xứng đáng với dòng họ tổ tiên chúng ta. Nói tới dòng họ Dinh Cát, thế hệ trẻ hôm nay có thể nhiều người không biết gốc gác Dinh Cát, Thạch Hãn, Trí Bưu, Quảng Trị ở đâu, như thế nào. Thế nhưng khi nói tới dòng họ, hay giá trị của Dinh Cát, người ta nhìn vào con số đồng bào đồng hương Dinh Cát của chúng ta, và hỏi có bao nhiêu người đạt được những địa vị trong xã hội hay trong giáo hội, có bao nhiêu người hữu ích đóng góp tích cực cho đời. Đó là niềm hãnh diện là niềm tự hào cho tổ tiên ông bà chúng ta.
Chúng ta đang sống trong thời đại toàn cầu hóa. Môi trường giáo dục ngày càng mở rộng có tính quốc tế. Bao nhiêu tích cực cũng như tiêu cực sẽ ảnh hưởng tới con cái chúng ta. Vậy phải làm thế nào để giúp con cái chúng ta sống tốt và xứng đáng với dòng tộc tiên tổ? Hãy bắt đầu từ gia đình. Ngày nay mỗi gia đình chỉ có một đến hai con, cha mẹ cần quan tâm giáo dục nhiều hơn nữa. Giáo hội được khởi đầu từ từng gia đình. Xây dựng Giáo hội, giáo phận, giáo xứ bằng cách khởi đi từ giáo dục gia đình. Cha mẹ là những trụ cột tông đồ gia đình của mình. Mọi người trong gia đình trở thành thành viên của Giáo hội Chúa Giêsu. Một gia đình mẫu mực hạnh phúc, đó là danh dự, là niềm hãnh diện cho tổ tiên ông bà cha mẹ. Cha mẹ nào cũng đau lòng khi thấy con cái cháu chắt sống vô ơn bạc nghĩa. Cha mẹ thật hạnh phúc vì con cái hiếu kính, vì những đứa con thành đạt nhất là lãnh vực tinh thần. Vậy chúng ta hãy đầu tư nhiều hơn cho gia đình. Hôm nay có một số phụ huynh trẻ, hãy lắng nghe tiếng Chúa mời gọi, hãy đáp đền công ơn tổ tiên.
Ước mong mỗi gia đình, mỗi cha mẹ xem xét lại, tổ chức lại, thăng tiếng lại, để mỗi gia đình là một Giáo hội Chúa Kitô tại gia. Khi chúng ta biết thờ phượng Chúa trong gia đình của mình, yêu thương phục vụ nhau trong gia đình, thì việc thờ phượng Chúa trong giáo xứ, trong giáo phận mới có ý nghĩa, và Giáo hội của Chúa mới có thể nói là thăng tiến được. Đó là những tâm tình chia sẽ và là lời cầu chúc đầu năm mới gởi đến anh chị em đồng hương.
Ngày hội ngộ đồng hương Dinh Cát đã để lại trong tôi nhiều dấu ấn thân thương. Làm người, ai cũng có gốc có rễ có nguồn có cội. Gốc rễ đời sống con người là dòng máu gia đình, theo cung cách y khoa định nghĩa là tế bào DNA, mà cha mẹ lưu truyền lại cho con cái từ khi thành hình sự sống trong cung lòng mẹ cha. Gốc rễ con người là nền đào tạo giáo dục do cha mẹ khắc ghi vào đời sống con cái từ khi mở mắt chào đời. Gốc rễ của con người là những thói quen thu tập học được trong tương quan với môi trường đời sống xã hội đất nước nơi sinh ra, nơi lớn lên và nơi làm việc sinh sống. Những gốc rễ này của một con người làm cho đời sống họ phát triển lớn lên.Từ gốc rễ lành mạnh đó cây đời sống phát triển tươi tốt trong khu vườn sáng tạo của Thiên Chúa nơi trần gian.
Tiên tri Giêrêmia đã dùng hình ảnh một cây bén rễ sâu lan tỏa tới mạch nguồn nước để diễn tả về rễ cây lòng tin vào Thiên Chúa của một con người: “Phúc thay người đặt niềm tin vào Chúa, và có Chúa làm chốn nương thân. Người ấy như cây trồng bên dòng nước, đâm rễ sâu vào mạch suối trong, chẳng sợ chi khi mùa nóng đến, lá trên cành vẫn cứ xanh tươi; gặp năm hạn hán cũng chẳng lo gì, và không ngừng trổ sinh hoa trái.“ ( Gr 17, 5-8).
Ngày hội ngộ đồng hương Dinh Cát khơi lại tinh thần hiếu đạo tiếp nối truyền thống cha ông. Truyền thống ấy rất hợp với Tin Mừng.
Đức Giêsu mang đến một thứ họ tộc mới, phổ quá mênh mông.
“Một hôm, Đức Giêsu đang giảng, có Mẹ và anh em Người đến đứng ở ngoài cho gọi Người ra. Lúc ấy đám đông đang ngồi xung quanh Người. Có kẻ nói với Người rằng: Thưa Thầy, có Mẹ và anh em Thầy ở ngoài kia đang tìm Thầy! Người đáp lại rằng: Ai là Mẹ tôi? là anh em Tôi? Rồi Người rảo mắt nhìn những người xung quanh và nói: Đây là Mẹ tôi! Đây là anh em tôi! Ai thi hành ý muốn của Thiên Chúa, người ấy là anh chị Tôi, là Mẹ tôi. ” ( Mc 3, 31-35). Đây là họ tộc mới của Đức Giêsu, những người thi hành ý muốn của Thiên Chúa. Thiên Chúa là Cha chung của họ, Đức Giêsu là anh cả, mọi người là con cái Thiên Chúa và là anh em của nhau. Đức Giêsu là chất men, là chất keo nối kết chúng ta thành họ tộc mênh mông ấy.
Thiên Chúa đã khắc ghi lòng tôn kính và tri ân ông bà cha mẹ vào tâm hồn mỗi người như một bản tính. Từ gia tộc dưới đất mỗi người hướng lòng về Thiên Chúa, nguồn gốc của mọi gia tộc.