Cựu viên chức Vatican quan ngại trào lưu tục hóa đe dọa các dòng tu
Vatican (CNA / EWTN News). - Theo vị lãnh đạo về hưu phụ trách về đời sống thánh hiến thì các dòng tu tiếp tục đối mặt với những áp lực "tục hóa" và điều này đe dọa đến bản sắc và sứ vụ của họ trên thế gian.
Trong cuộc phỏng vấn trên Vatican Radio hôm 16/02, Đức Hồng Y Franc Rode cảnh báo rằng tục hóa "đã thâm nhập nhiều cộng đoàn và các lương tâm". Ngài nói thêm rằng: "Tục hóa được thể hiện trong lời cầu nguyện, thường là hình thức, không suy ngẫm và nó gây tổn hại đến các khái niệm về đức vâng lời, giới thiệu não trạng "dân chủ" nào đó vốn loại bỏ vai trò của quyền bính hợp pháp".
Đức Hồng Y Rode đang rời khỏi cương vị Tổng Trưởng Thánh Bộ Đời Sống Thánh Hiến và Tu Hội Đời, một chức vụ mà ngài đã nắm giữ từ năm 2004. Thay thế ngài là Đức Tổng Giám Mục Joao Braz de Aviz, một người Brazil, người được Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI bổ nhiệm hôm 4 tháng Giêng.
Đức Hồng Y Rode cho Vatican Radio hay rằng các cộng đoàn tu trì đã là "nơi của tính sôi nổi tinh thần và năng động truyền giáo" trong suốt lịch sử của Giáo Hội. Ngài lưu ý rằng " các cuộc canh tân to lớn" trong lòng Giáo Hội Công Giáo đã được giới tu sĩ thúc đẩy. Về phương diện lịch sử, tu sĩ bị bách hại nhiều nhất nhưng cũng được "tuyên thánh nhiều nhất".
Trong các chuyến đi đến Mỹ Châu La tinh, Phi Châu và Á Châu trong những năm gần đây, Đức Hồng Y Rode cho biết ngài vẫn tiếp tục nhìn thấy "sự hiến thân đáng khâm phục" nơi nhiều nam nữ tu sĩ trên thế giới, mà con số tu sĩ lên đến khoảng 1,1 triệu người.
Tuy nhiên hoàn cảnh của các cộng đoàn tu sĩ trên thế giới không phải toàn là hoa hồng. Ngài cho hay: "Ngày nay, đời sống tu sĩ khó khăn và điều này phải được nhìn nhận". Nó cũng đe dọa để biến các công tác bác ái từ thiện thành các dịch vụ xã hội đơn thuần, mà ngài cho biết là nguyên nhân gây tác hại cho việc loan báo Tin Mừng. Đức Hồng Y Rode giải thích rằng trong bầu khí như thế, người ta theo "một xã hội lành mạnh" hơn là những vấn đề đời đời.
Ngài cảnh báo rằng có những dấu hiệu của tục hóa trên khắp toàn cầu, nhưng nổi bật nhất là ở phương Tây. Đức Hồng Y Rode cho hay kể từ khi được bổ nhiệm, ngài đã làm việc để "tìm cách vượt thắng não trạng tục hóa này và khẳng định lại các giá trị cơ bản của đời sống thánh hiến – làm cho các nam nữ tu sĩ. .. trở thành một lực lượng canh tân Giáo Hội". Ngài đã dựa vào cả “những sức mạnh lành mạnh" của các cộng đoàn truyền thống và "những trào lưu tâm linh mới" của các cộng đoàn mới được thành lập gần đây.
Đức Hồng y bày tỏ sự tin tưởng của ngài nơi các cộng đoàn tu sĩ mới nổi lên bất ngờ ở những nơi như Pháp, Tây Ban Nha, Ý, Brazil, Peru và Hoa Kỳ vốn "dấy lên chống lại tinh thần của chủ nghĩa thế tục".
Ngài giải thích: "Các cộng đoàn này đưa ra tầm quan trọng lớn lao của cầu nguyện và sống đời sống huynh đệ trong cộng đoàn, họ nhấn mạnh đến đức khó nghèo và đức vâng phục: mọi người khoác tu phục như là dấu chỉ hữu hình của đời sống thánh hiến". "Họ kêu gọi con người hướng về vận mệnh siêu việt của mình và cấu thành một lực lượng canh tân, mà Giáo Hội có nhu cầu lớn lao".
Vatican (CNA / EWTN News). - Theo vị lãnh đạo về hưu phụ trách về đời sống thánh hiến thì các dòng tu tiếp tục đối mặt với những áp lực "tục hóa" và điều này đe dọa đến bản sắc và sứ vụ của họ trên thế gian.
Trong cuộc phỏng vấn trên Vatican Radio hôm 16/02, Đức Hồng Y Franc Rode cảnh báo rằng tục hóa "đã thâm nhập nhiều cộng đoàn và các lương tâm". Ngài nói thêm rằng: "Tục hóa được thể hiện trong lời cầu nguyện, thường là hình thức, không suy ngẫm và nó gây tổn hại đến các khái niệm về đức vâng lời, giới thiệu não trạng "dân chủ" nào đó vốn loại bỏ vai trò của quyền bính hợp pháp".
Đức Hồng Y Rode đang rời khỏi cương vị Tổng Trưởng Thánh Bộ Đời Sống Thánh Hiến và Tu Hội Đời, một chức vụ mà ngài đã nắm giữ từ năm 2004. Thay thế ngài là Đức Tổng Giám Mục Joao Braz de Aviz, một người Brazil, người được Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI bổ nhiệm hôm 4 tháng Giêng.
Đức Hồng Y Rode cho Vatican Radio hay rằng các cộng đoàn tu trì đã là "nơi của tính sôi nổi tinh thần và năng động truyền giáo" trong suốt lịch sử của Giáo Hội. Ngài lưu ý rằng " các cuộc canh tân to lớn" trong lòng Giáo Hội Công Giáo đã được giới tu sĩ thúc đẩy. Về phương diện lịch sử, tu sĩ bị bách hại nhiều nhất nhưng cũng được "tuyên thánh nhiều nhất".
Trong các chuyến đi đến Mỹ Châu La tinh, Phi Châu và Á Châu trong những năm gần đây, Đức Hồng Y Rode cho biết ngài vẫn tiếp tục nhìn thấy "sự hiến thân đáng khâm phục" nơi nhiều nam nữ tu sĩ trên thế giới, mà con số tu sĩ lên đến khoảng 1,1 triệu người.
Tuy nhiên hoàn cảnh của các cộng đoàn tu sĩ trên thế giới không phải toàn là hoa hồng. Ngài cho hay: "Ngày nay, đời sống tu sĩ khó khăn và điều này phải được nhìn nhận". Nó cũng đe dọa để biến các công tác bác ái từ thiện thành các dịch vụ xã hội đơn thuần, mà ngài cho biết là nguyên nhân gây tác hại cho việc loan báo Tin Mừng. Đức Hồng Y Rode giải thích rằng trong bầu khí như thế, người ta theo "một xã hội lành mạnh" hơn là những vấn đề đời đời.
Ngài cảnh báo rằng có những dấu hiệu của tục hóa trên khắp toàn cầu, nhưng nổi bật nhất là ở phương Tây. Đức Hồng Y Rode cho hay kể từ khi được bổ nhiệm, ngài đã làm việc để "tìm cách vượt thắng não trạng tục hóa này và khẳng định lại các giá trị cơ bản của đời sống thánh hiến – làm cho các nam nữ tu sĩ. .. trở thành một lực lượng canh tân Giáo Hội". Ngài đã dựa vào cả “những sức mạnh lành mạnh" của các cộng đoàn truyền thống và "những trào lưu tâm linh mới" của các cộng đoàn mới được thành lập gần đây.
Đức Hồng y bày tỏ sự tin tưởng của ngài nơi các cộng đoàn tu sĩ mới nổi lên bất ngờ ở những nơi như Pháp, Tây Ban Nha, Ý, Brazil, Peru và Hoa Kỳ vốn "dấy lên chống lại tinh thần của chủ nghĩa thế tục".
Ngài giải thích: "Các cộng đoàn này đưa ra tầm quan trọng lớn lao của cầu nguyện và sống đời sống huynh đệ trong cộng đoàn, họ nhấn mạnh đến đức khó nghèo và đức vâng phục: mọi người khoác tu phục như là dấu chỉ hữu hình của đời sống thánh hiến". "Họ kêu gọi con người hướng về vận mệnh siêu việt của mình và cấu thành một lực lượng canh tân, mà Giáo Hội có nhu cầu lớn lao".