Chúa Nhật VIII TN A
“Vai mang bị bạc kè kè. Nói quấy, nói quá chúng nghe rầm rầm”. “Bần cư náo thị vô nhân vấn. Phú tại sơn lâm hữu khách tầm”. “Có tiền mua tiên cũng được”. “Vạn sự phải có cái đầu tiên là tiền đâu?”. “Hạ tầng kiến trúc quyết định thượng tầng kiến trúc”. “Ai nắm hầu bao thì người ấy có quyền quyết định”. “Có thực mới vực được đạo”. “ Nhất sĩ nhì nông, hết gạo chạy rông, nhất nông nhì sĩ”…Rất nhiều kiểu nói văn hoa hay dí dỏm của người xưa hay người đời nay như đã minh chứng sức mạnh to lớn, sức cuốn hút khó cưỡng của vật chất, tiền bạc. Chính Chúa Kitô cũng đã từng đặt đối trọng thần tài với Thiên Chúa khi dạy bảo: “Anh em không thể vừa làm tôi Thiên Chúa vừa làm tôi Tiền Của được” (Mt 6,24).
Dĩ nhiên, đã là người trong thân phận xác phàm thì không thể coi thường các điều kiện thể lý và vật chất. Pascal đã từng cảnh tỉnh rằng ai muốn sống như thiên thần thì sẽ có nguy cở trở thành loài vật. Để ban ơn cứu độ cho con người, Thiên Chúa đã chọn con đường vào trần gian, mang lấy thân nhục thể. Đã đón nhận xác đất vật hèn thì Con Thiên Chúa làm người chấp nhận bị điều kiện hoá bởi các quy luật sinh hoá lý mà trong đó vai trò của vật chất, tiền bạc không nhỏ chút nào. Ngay từ lúc khởi đầu công cuộc rao giảng tin mừng, chính Người cũng đã bị thần dữ cám dỗ về lãnh vực này (x.Mt 4,1-11).
Vấn đề đặt ra đó là vị trí chủ-tớ trong tương quan giữa con người chúng ta với của cải, tiền bạc. Của cải, tiền bạc vốn là tốt nhưng chúng chỉ tốt khi phục vụ con người, nghĩa là làm tôi con người. Chúng trở thành xấu khi con người đội chúng trên đầu trên cổ, xem chúng như những vị thần toàn năng. Rất nhiều câu ngạn ngữ nói đến ý tưởng này, chẳng hạn như “tiền bạc là tên đầy tớ tốt, nhưng là ông chủ tồi”... Chúng ta có thể nói rằng xưa lẫn nay người ta đều đồng thuận về chân lý này nghĩa là phải biết làm chủ tiền bạc, của cải. Thế nhưng trong thực tế thì dường như ngược lại. Chuyện để cho của cải, tiền bạc lôi kéo mình đến chỗ không hay, điều khiển mình làm những sự chẳng nên là chuyện không hiếm. Một thực tế nữa đó là những người thường lên tiếng khuyên dạy người ta cách thế làm chủ tiền của theo kiểu luân lý hay nói nôm na là dạy đời thì thường là những người đang sung túc, đủ đầy tiền của, không phải gánh chịu cảnh bán mặt cho đất, bán lưng cho trời ngày hai buổi, để kiếm cái ăn, cái mặc cho mình và gia đình. Chính vì thế mà biết bao văn chương chữ nghĩa về đề tài bạc tiền thoặt nghe rất dễ nhận nhưng chẳng làm thay đổi người nghe. Dòng đời xô bồ vẫn cứ chảy. Ma lực của đồng tiền vẫn cứ ngự trị cách này cách khác. Làm sao để đứng vững trước dòng xoáy của các nhu cầu cơm áo gạo tiền cũng như các phương tiện để sinh tồn và phát triển? Chúa Kitô cho chúng ta chiếc chìa khoá căn bản đó là lòng tin.
Đức tin tiên vàn là ân ban của Thiên Chúa. Đức tin cũng là sự đáp trả của con người trong tự do và hiểu biết. Chúa Kitô mời gọi chúng ta dùng trí khôn để suy xét, cân nhắc và chọn lựa giữa những điều hơn kém. Với trí khôn bình thường, người ta dễ dàng nhận ra phần hơn kém giữa mạng sống và của ăn, giữa thân xác và áo quần. Thế mà vẫn có đó nhiều người vì cơm áo mà đã phải thiệt thân. Lưới đã rách thì cố tìm mấy viên chì cũng chẳng được ích gì. Từ dữ kiện đời thường Chúa Kitô mời gọi chúng ta phân định phần thiệt hơn giữa sự sống đời này với sự sống đời đời, đồng thời mời gọi chúng ta hướng cái nhìn lên Đấng Toàn năng chí ái, Đấng đã cho chúng ta từ hư vô hiện hữu ở đời này.
Cần xác định rằng không một ai trên trần gian này tự quyết định hay phải trả một giá nào cho việc làm người, chào đời của bản thân. Không một ai tự mình làm người nhưng là được dựng nên, được tạo thành. Người có niềm tin nhìn nhận việc làm người của mình do Đấng toàn năng. Cách riêng Kitô hữu tin nhận Đấng Toàn Năng cũng là Người Cha chí ái. Vì yêu thương nên Thiên Chúa đã cho tôi làm người, chào đời. Không bao giờ Thiên Chúa bỏ rơi chúng ta. Chẳng có người mẹ nào quên được đứa con mình mang nặng đẻ đau. Cho dù thỉnh thoảng có một đôi người mẹ trần gian vô tâm với con của mình thì Thiên Chúa chẳng bao giờ bỏ quên chúng ta (x.Is 49,14-15). Tác giả Thánh Vịnh luận lý rằng nếu Thiên Chúa ghét bỏ bất cứ loài nào thì Người đã không dựng nên nó.
Chúa Kitô mời gọi chúng ta hãy nhìn xem hoa cỏ, chim trời để vững tin vào Thiên Chúa, Đấng luôn yêu thương, chăm sóc mọi loài, nhất là loài người. Có được niềm tin này thì Kitô hữu cho dù vẫn phải gắng công kiếm tìm sinh kế cho bản thân và tha nhân nhưng không quá “lo lắng” theo kiểu người chưa hoặc không nhận biết Thiên Chúa. Vẫn nỗ lực lao tác kiếm tìm của cải vật chất nhưng chúng ta phải biết sử dụng chúng để phục vụ sự sống, để phát triển tình yêu. Đây là nội hàm lời dạy của Chúa Kitô: “Trước hết hãy tìm kiếm Nước Thiên Chúa và đức công chính của Người…”(Mt 6,33).
Chúng ta ra sức kiếm tìm vật chất, tiền của để làm gì? Trả lời rốt ráo câu hỏi trên theo ánh sáng mạc khải thì chúng ta sẽ biết cách kiếm tìm của cải đẹp lòng Thiên Chúa. Thử hỏi rằng đã có nét khác biệt nào giữa Kitô hữu và bà con lương dân hay người khác đạo trong cách thế kiếm tìm vật chất, của tiền cũng như cách thế sử dụng chúng? Thiết nghĩ đây là một cách thế biểu lộ niềm tin mang tính khả tín và cũng là một cách thế rao giảng tin mừng hữu hiệu ngay giữa môi trường sống của Kitô hữu chúng ta. Và sẽ không thừa khi đề cập đến một hiện thực đó là đã có nhiều anh em lương dân hay bà con khác đạo xa lánh, từ chối ánh sáng tin mừng chỉ vì các gương xấu của Kitô hữu trong vấn đề kiếm tìm và sử dụng của cải, tiền bạc.
Dùng niềm tin để biện minh cho lối sống thì ít thuyết phục hơn là dùng chính cuộc sống để minh chứng cho niềm tin.
“Vai mang bị bạc kè kè. Nói quấy, nói quá chúng nghe rầm rầm”. “Bần cư náo thị vô nhân vấn. Phú tại sơn lâm hữu khách tầm”. “Có tiền mua tiên cũng được”. “Vạn sự phải có cái đầu tiên là tiền đâu?”. “Hạ tầng kiến trúc quyết định thượng tầng kiến trúc”. “Ai nắm hầu bao thì người ấy có quyền quyết định”. “Có thực mới vực được đạo”. “ Nhất sĩ nhì nông, hết gạo chạy rông, nhất nông nhì sĩ”…Rất nhiều kiểu nói văn hoa hay dí dỏm của người xưa hay người đời nay như đã minh chứng sức mạnh to lớn, sức cuốn hút khó cưỡng của vật chất, tiền bạc. Chính Chúa Kitô cũng đã từng đặt đối trọng thần tài với Thiên Chúa khi dạy bảo: “Anh em không thể vừa làm tôi Thiên Chúa vừa làm tôi Tiền Của được” (Mt 6,24).
Dĩ nhiên, đã là người trong thân phận xác phàm thì không thể coi thường các điều kiện thể lý và vật chất. Pascal đã từng cảnh tỉnh rằng ai muốn sống như thiên thần thì sẽ có nguy cở trở thành loài vật. Để ban ơn cứu độ cho con người, Thiên Chúa đã chọn con đường vào trần gian, mang lấy thân nhục thể. Đã đón nhận xác đất vật hèn thì Con Thiên Chúa làm người chấp nhận bị điều kiện hoá bởi các quy luật sinh hoá lý mà trong đó vai trò của vật chất, tiền bạc không nhỏ chút nào. Ngay từ lúc khởi đầu công cuộc rao giảng tin mừng, chính Người cũng đã bị thần dữ cám dỗ về lãnh vực này (x.Mt 4,1-11).
Vấn đề đặt ra đó là vị trí chủ-tớ trong tương quan giữa con người chúng ta với của cải, tiền bạc. Của cải, tiền bạc vốn là tốt nhưng chúng chỉ tốt khi phục vụ con người, nghĩa là làm tôi con người. Chúng trở thành xấu khi con người đội chúng trên đầu trên cổ, xem chúng như những vị thần toàn năng. Rất nhiều câu ngạn ngữ nói đến ý tưởng này, chẳng hạn như “tiền bạc là tên đầy tớ tốt, nhưng là ông chủ tồi”... Chúng ta có thể nói rằng xưa lẫn nay người ta đều đồng thuận về chân lý này nghĩa là phải biết làm chủ tiền bạc, của cải. Thế nhưng trong thực tế thì dường như ngược lại. Chuyện để cho của cải, tiền bạc lôi kéo mình đến chỗ không hay, điều khiển mình làm những sự chẳng nên là chuyện không hiếm. Một thực tế nữa đó là những người thường lên tiếng khuyên dạy người ta cách thế làm chủ tiền của theo kiểu luân lý hay nói nôm na là dạy đời thì thường là những người đang sung túc, đủ đầy tiền của, không phải gánh chịu cảnh bán mặt cho đất, bán lưng cho trời ngày hai buổi, để kiếm cái ăn, cái mặc cho mình và gia đình. Chính vì thế mà biết bao văn chương chữ nghĩa về đề tài bạc tiền thoặt nghe rất dễ nhận nhưng chẳng làm thay đổi người nghe. Dòng đời xô bồ vẫn cứ chảy. Ma lực của đồng tiền vẫn cứ ngự trị cách này cách khác. Làm sao để đứng vững trước dòng xoáy của các nhu cầu cơm áo gạo tiền cũng như các phương tiện để sinh tồn và phát triển? Chúa Kitô cho chúng ta chiếc chìa khoá căn bản đó là lòng tin.
Đức tin tiên vàn là ân ban của Thiên Chúa. Đức tin cũng là sự đáp trả của con người trong tự do và hiểu biết. Chúa Kitô mời gọi chúng ta dùng trí khôn để suy xét, cân nhắc và chọn lựa giữa những điều hơn kém. Với trí khôn bình thường, người ta dễ dàng nhận ra phần hơn kém giữa mạng sống và của ăn, giữa thân xác và áo quần. Thế mà vẫn có đó nhiều người vì cơm áo mà đã phải thiệt thân. Lưới đã rách thì cố tìm mấy viên chì cũng chẳng được ích gì. Từ dữ kiện đời thường Chúa Kitô mời gọi chúng ta phân định phần thiệt hơn giữa sự sống đời này với sự sống đời đời, đồng thời mời gọi chúng ta hướng cái nhìn lên Đấng Toàn năng chí ái, Đấng đã cho chúng ta từ hư vô hiện hữu ở đời này.
Cần xác định rằng không một ai trên trần gian này tự quyết định hay phải trả một giá nào cho việc làm người, chào đời của bản thân. Không một ai tự mình làm người nhưng là được dựng nên, được tạo thành. Người có niềm tin nhìn nhận việc làm người của mình do Đấng toàn năng. Cách riêng Kitô hữu tin nhận Đấng Toàn Năng cũng là Người Cha chí ái. Vì yêu thương nên Thiên Chúa đã cho tôi làm người, chào đời. Không bao giờ Thiên Chúa bỏ rơi chúng ta. Chẳng có người mẹ nào quên được đứa con mình mang nặng đẻ đau. Cho dù thỉnh thoảng có một đôi người mẹ trần gian vô tâm với con của mình thì Thiên Chúa chẳng bao giờ bỏ quên chúng ta (x.Is 49,14-15). Tác giả Thánh Vịnh luận lý rằng nếu Thiên Chúa ghét bỏ bất cứ loài nào thì Người đã không dựng nên nó.
Chúa Kitô mời gọi chúng ta hãy nhìn xem hoa cỏ, chim trời để vững tin vào Thiên Chúa, Đấng luôn yêu thương, chăm sóc mọi loài, nhất là loài người. Có được niềm tin này thì Kitô hữu cho dù vẫn phải gắng công kiếm tìm sinh kế cho bản thân và tha nhân nhưng không quá “lo lắng” theo kiểu người chưa hoặc không nhận biết Thiên Chúa. Vẫn nỗ lực lao tác kiếm tìm của cải vật chất nhưng chúng ta phải biết sử dụng chúng để phục vụ sự sống, để phát triển tình yêu. Đây là nội hàm lời dạy của Chúa Kitô: “Trước hết hãy tìm kiếm Nước Thiên Chúa và đức công chính của Người…”(Mt 6,33).
Chúng ta ra sức kiếm tìm vật chất, tiền của để làm gì? Trả lời rốt ráo câu hỏi trên theo ánh sáng mạc khải thì chúng ta sẽ biết cách kiếm tìm của cải đẹp lòng Thiên Chúa. Thử hỏi rằng đã có nét khác biệt nào giữa Kitô hữu và bà con lương dân hay người khác đạo trong cách thế kiếm tìm vật chất, của tiền cũng như cách thế sử dụng chúng? Thiết nghĩ đây là một cách thế biểu lộ niềm tin mang tính khả tín và cũng là một cách thế rao giảng tin mừng hữu hiệu ngay giữa môi trường sống của Kitô hữu chúng ta. Và sẽ không thừa khi đề cập đến một hiện thực đó là đã có nhiều anh em lương dân hay bà con khác đạo xa lánh, từ chối ánh sáng tin mừng chỉ vì các gương xấu của Kitô hữu trong vấn đề kiếm tìm và sử dụng của cải, tiền bạc.
Dùng niềm tin để biện minh cho lối sống thì ít thuyết phục hơn là dùng chính cuộc sống để minh chứng cho niềm tin.