ĐTC Gioan Phaolô II được phong chân phước vì sự thánh thiện, chứ không vì triều đại giáo hoàng của Ngài
ROMA (CNS) – ĐTC Gioan Phaolô II sẽ phong chân phước, không vì tác động của Ngài trên lịch sử hoặc trên Giáo Hội Công Giáo, mà vì cách thức Ngài sống các nhân đức tin, cậy, mến, theo Đức Hồng Y Angelo Amato, Tổng trưởng Thánh bộ phong thánh.
Trong một cuộc họp báo tại Đại học Giáo Hoàng Thánh Giá ở Roma ngày 1-4, Đức Hồng y nói: “Rõ ràng vụ phong chân phước của Ngài đã được tiến hành nhanh, nhưng tiến trình đã được thực hiện cách cẩn thận và tỉ mỉ, theo các quy luật mà chính Ngài ban hành năm 1983".
Đức Hồng y cho biết rằng Giáo hội muốn đáp ứng cách tích cực cho niềm hy vọng của nhiều người Công giáo để phong chân phước cách nhanh chóng cho ĐTC Gioan Phaolô II, nhưng cũng muốn chắc chắn rằng Ngài, người đã qua đời năm 2005, đang ở trên thiên đàng.
Đức Hồng Y Amato cho biết tiến trình phong Thánh là một trong các lĩnh vực của đời sống Giáo Hội, nơi đó sự đồng thuận của các thành viên Giáo hội, từ ngữ kỹ thuật gọi là "sensus fidelium" ("cảm thức của tín hữu"), được quan tâm đáng kể.
Đức Hồng y nói: “Từ ngày ĐTC từ trần ngày 2-4-2005, dân Chúa bắt đầu rao truyền sự thánh thiện của Ngài, và hàng trăm, nếu không nói là hàng ngàn người, đã viếng mộ của Ngài mỗi ngày. Một dấu hiệu khác nữa là số lượng sách tiểu sử về Ngài được xuất bản nhiều, và số lượng các tác phẩm của Ngài được dịch và tái bản tăng lên.
Hồng y nói thêm: “Trong quá trình điều tra phong chân phước, có populi vox (tiếng nói dân chúng), kèm theo vox Dei (tiếng nói của Thiên Chúa) - các phép lạ - và vox ecclesiae (tiếng nói của Giáo hội), vốn là phán quyết chính thức được ban ra, sau khi phỏng vấn các nhân chứng và tham khảo ý kiến của các sử gia, bác sĩ, nhà thần học và các nhà lãnh đạo Giáo hội để xác minh sự thánh thiện của ứng viên”.
Theo Đức Hồng y, việc phong chân phước và phong thánh không phải là công nhận sự hiểu biết vượt trội về thần học của một người, cũng không phải về các thành tựu vĩ đại của người đó. Ngài nói rằng khi tuyên bố một người là thánh nhân, Giáo hội chứng minh cho sự việc là người ấy đã sống các nhân đức Kitô giáo một cách thực sự phi thường, và là một gương mẫu cho người khác noi theo. Theo Ngài, ứng viên phải được cảm nhận "như một hình ảnh của Chúa Kitô."
Đức Hồng Y Amato cho biết thêm: “Áp lực của công chúng và của các phương tiện truyền thông đã không gây phiền toái cho tiến trình, nhưng đã giúp đỡ tiến trình, bởi vì đó là một dấu hiệu thêm nữa cho sự nổi tiếng về thánh thiện của ĐTC Gioan Phaolô II, và đây là điều Giáo hội đòi hỏi bằng chứng trước khi tiến hành phong chân phước cho một người”.
Ông Joaquin Navarro-Valls, người đã phục vụ như là phát ngôn viên Tòa thánh dưới thời ĐTC Gioan Phaolô II, phát biểu tại cuộc họp báo rằng giọng nói, cách phát âm, cử điệu, sự hiện diện tại bàn thờ hoặc trên khán đài của Ngài đã góp phần vào sự thành công của Ngài như một người giao tiếp giỏi.
Ông nói thêm: “Nhưng chìa khóa cho tính hiệu quả này là Ngài tin chắc rằng mỗi người được dựng nên giống hình ảnh Chúa. Tôi nghĩ điều này hấp dẫn người khác hơn là cách thức Ngài phát biểu. Ai nấy đều cảm thấy là Ngài rất chân thành trong việc nhìn nhận phẩm giá của họ và vận mệnh của họ được sống với Chúa”.
Theo ông, “Ngài là người xác tín sâu xa về chân lý của câu nói trong sách Sáng thế - “Chúa dựng nên người nam người nữ giống hình ảnh Chúa”. Điều này đã cho Ngài lạc quan, ngay cả khi Ngài không còn có thể đi bộ, và cả khi Ngài không còn nói được”.
Đức Hồng y người Tây Ban Nha, một thành viên của Opus Dei, cho biết ngài có diễm phúc quen biết ba vị thánh: Josemaría Escriva de Balaguer, người sáng lập Opus Dei; Chân phước Mẹ Teresa thành Kolkata, và ĐTC Gioan Phaolô II. Theo ngài, cả ba vị có đặc điểm chung là một cảm thức về sự hài hước, nụ cười sẵn sàng và khả năng cười vui.
Đối với những ai vấn nạn về việc tại sao ĐTC Gioan Phaolô II được phong Chân phước chỉ sáu năm sau khi Ngài qua đời, và những người nói rằng sự bùng nổ của các vụ bê bối lạm dụng tình dục trong thời Giáo hoàng của Ngài phủ một bóng mờ trên triều đại của Ngài, ông Navarro-Valls nói rằng mọi người phải nhớ rằng việc phong chân phước không là một phán quyết về triều đại giáo hoàng, nhưng chỉ về sự thánh thiện cá nhân của một ứng viên.
Theo ông, câu hỏi chủ chốt phải là: “Liệu chúng ta có thể đoan chắn rằng Ngài đã sống các nhân đức Kitô giáo một cách anh hùng không?" (CNS 1-4-2011)
Nguyễn Trọng Đa
ROMA (CNS) – ĐTC Gioan Phaolô II sẽ phong chân phước, không vì tác động của Ngài trên lịch sử hoặc trên Giáo Hội Công Giáo, mà vì cách thức Ngài sống các nhân đức tin, cậy, mến, theo Đức Hồng Y Angelo Amato, Tổng trưởng Thánh bộ phong thánh.
Đức Hồng y cho biết rằng Giáo hội muốn đáp ứng cách tích cực cho niềm hy vọng của nhiều người Công giáo để phong chân phước cách nhanh chóng cho ĐTC Gioan Phaolô II, nhưng cũng muốn chắc chắn rằng Ngài, người đã qua đời năm 2005, đang ở trên thiên đàng.
Đức Hồng Y Amato cho biết tiến trình phong Thánh là một trong các lĩnh vực của đời sống Giáo Hội, nơi đó sự đồng thuận của các thành viên Giáo hội, từ ngữ kỹ thuật gọi là "sensus fidelium" ("cảm thức của tín hữu"), được quan tâm đáng kể.
Đức Hồng y nói: “Từ ngày ĐTC từ trần ngày 2-4-2005, dân Chúa bắt đầu rao truyền sự thánh thiện của Ngài, và hàng trăm, nếu không nói là hàng ngàn người, đã viếng mộ của Ngài mỗi ngày. Một dấu hiệu khác nữa là số lượng sách tiểu sử về Ngài được xuất bản nhiều, và số lượng các tác phẩm của Ngài được dịch và tái bản tăng lên.
Hồng y nói thêm: “Trong quá trình điều tra phong chân phước, có populi vox (tiếng nói dân chúng), kèm theo vox Dei (tiếng nói của Thiên Chúa) - các phép lạ - và vox ecclesiae (tiếng nói của Giáo hội), vốn là phán quyết chính thức được ban ra, sau khi phỏng vấn các nhân chứng và tham khảo ý kiến của các sử gia, bác sĩ, nhà thần học và các nhà lãnh đạo Giáo hội để xác minh sự thánh thiện của ứng viên”.
Theo Đức Hồng y, việc phong chân phước và phong thánh không phải là công nhận sự hiểu biết vượt trội về thần học của một người, cũng không phải về các thành tựu vĩ đại của người đó. Ngài nói rằng khi tuyên bố một người là thánh nhân, Giáo hội chứng minh cho sự việc là người ấy đã sống các nhân đức Kitô giáo một cách thực sự phi thường, và là một gương mẫu cho người khác noi theo. Theo Ngài, ứng viên phải được cảm nhận "như một hình ảnh của Chúa Kitô."
Đức Hồng Y Amato cho biết thêm: “Áp lực của công chúng và của các phương tiện truyền thông đã không gây phiền toái cho tiến trình, nhưng đã giúp đỡ tiến trình, bởi vì đó là một dấu hiệu thêm nữa cho sự nổi tiếng về thánh thiện của ĐTC Gioan Phaolô II, và đây là điều Giáo hội đòi hỏi bằng chứng trước khi tiến hành phong chân phước cho một người”.
Ông Joaquin Navarro-Valls, người đã phục vụ như là phát ngôn viên Tòa thánh dưới thời ĐTC Gioan Phaolô II, phát biểu tại cuộc họp báo rằng giọng nói, cách phát âm, cử điệu, sự hiện diện tại bàn thờ hoặc trên khán đài của Ngài đã góp phần vào sự thành công của Ngài như một người giao tiếp giỏi.
Ông nói thêm: “Nhưng chìa khóa cho tính hiệu quả này là Ngài tin chắc rằng mỗi người được dựng nên giống hình ảnh Chúa. Tôi nghĩ điều này hấp dẫn người khác hơn là cách thức Ngài phát biểu. Ai nấy đều cảm thấy là Ngài rất chân thành trong việc nhìn nhận phẩm giá của họ và vận mệnh của họ được sống với Chúa”.
Theo ông, “Ngài là người xác tín sâu xa về chân lý của câu nói trong sách Sáng thế - “Chúa dựng nên người nam người nữ giống hình ảnh Chúa”. Điều này đã cho Ngài lạc quan, ngay cả khi Ngài không còn có thể đi bộ, và cả khi Ngài không còn nói được”.
Đức Hồng y người Tây Ban Nha, một thành viên của Opus Dei, cho biết ngài có diễm phúc quen biết ba vị thánh: Josemaría Escriva de Balaguer, người sáng lập Opus Dei; Chân phước Mẹ Teresa thành Kolkata, và ĐTC Gioan Phaolô II. Theo ngài, cả ba vị có đặc điểm chung là một cảm thức về sự hài hước, nụ cười sẵn sàng và khả năng cười vui.
Đối với những ai vấn nạn về việc tại sao ĐTC Gioan Phaolô II được phong Chân phước chỉ sáu năm sau khi Ngài qua đời, và những người nói rằng sự bùng nổ của các vụ bê bối lạm dụng tình dục trong thời Giáo hoàng của Ngài phủ một bóng mờ trên triều đại của Ngài, ông Navarro-Valls nói rằng mọi người phải nhớ rằng việc phong chân phước không là một phán quyết về triều đại giáo hoàng, nhưng chỉ về sự thánh thiện cá nhân của một ứng viên.
Theo ông, câu hỏi chủ chốt phải là: “Liệu chúng ta có thể đoan chắn rằng Ngài đã sống các nhân đức Kitô giáo một cách anh hùng không?" (CNS 1-4-2011)
Nguyễn Trọng Đa