Trong một động thái bất thường, chính phủ Israel đã gửi một đại biểu chính thức đến tham dữ lễ phong chân phước của đức Giáo hoàng Gioan Phaolô II, đó là một quan chức đã sống sót qua nạn Holocaust nhờ đã được giao cho một gia đình Công giáo nuôi dưỡng.

Vị đại biểu ông Yossi Peled tuyên bố, "Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II là một vị giáo hoàng đặc biệt với chúng tôi," ngài đã thiết lập quan hệ ngoại giao với Israel và nâng cao tình cảm nồng ấm hơn giữa người Công giáo và người Do Thái.

Đại sứ Israel tại Vatican là Mordechay Lewy nói rằng bởi vì việc phong chân phước là một buổi lễ tôn giáo và là vấn đề nội bộ của Giáo Hội Công Giáo, cho nên ông không mong đợi sẽ có một phái đòan giáo sĩ Do Thái tham dự buổi lễ.

Ông Peled, 70 tuổi, nói với các phóng viên rằng cha mẹ của ông là người Ba Lan gốc Do Thái, đã di cư đến Bỉ để lánh nạn. Peled được sinh ra tại Bỉ và khi ông được 6 tháng thì cha mẹ của ông đã họ trao ông cho một gia đình Công giáo nuôi để tránh nhựng nguy hiểm mà người Do Thái phải đối mặt.

"Tôi đã lớn lên như một cậu bé hạnh phúc có đạo Kitô," ông nói.

Bố mẹ, chú bác cô dì của ông đã bị đưa tới Auschwitz, và chỉ mình mẹ ông còn sống sót.

Peled cho biết ông đã không được biết ông là người Do Thái cho đến khi mẹ của ông trở về để đòi lại ông khi ông đã 8 tuổi.

Bà mẹ ông đã từng bị làm vật thí nghiệm y tế của tiến sĩ Josef Mengele tại Block 10. Do điều kiện thể chất của bà, bà không thể chăm sóc ông ta được, vì vậy bà ấy đã gửi ông vào một trại mồ côi người Do Thái ở Bỉ. Ông và 300 trẻ em khác đã được di chuyển về Israel một năm sau đó.

Peled không biết gia đình Công giáo nuôi ông có rửa tôi cho ông hay không, nhưng "tôi thường đi nhà thờ mỗi Chủ nhật. Và tôi biết rằng trước khi tôi đi ngủ, tôi phải làm dấu Thánh Giá.. Và tôi biết khi tôi ngồi xuống bàn ăn, tôi phải làm dấu trên của ăn. "

"Đột nhiên, tất cả những điều này bị cấm" sau khi về với mẹ ông, ông nói. Học để trở thành một người Do Thái và không được cầu nguyện như là một Kitô hữu nữa là một khó khăn cho một cậu bé mới lên 8, ông nói.

"Mỗi ngày tôi đã ngồi trên giường chờ đến tối, (để) tôi có thể cầu nguyện với Chúa Giêsu," ông nói.

Peled cho biết Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô đã trưởng thành ở Ba Lan "giữa một bầu không khí công khai chống Do Thái," vậy mà vẫn có thể kết bạn với nhiều người Do Thái và thiết lập một mối quan hệ mới giữa Giáo Hội Công Giáo và người Do Thái.

"Lời xin lỗi của Ngài cho sự đau khổ của người Do Thái đã không phải là một lời nói xuông," ông nói.

"Thật vậy, có lẽ không có người nào phù hợp hơn để đại diện cho tinh thần thật sự của Thiên Chúa giáo hơn là Karol Wojtyla Jozef," Peled nói.

Rabbi Bemporad Jack, giám đốc Trung tâm Liên kết các tôn giáo tại New Jersey và đồng thời là giáo sư tại Giáo Hoàng Học Viện Thánh Thomas Aquinas ở Roma, nói với tờ báo của Vatican rằng, "những người Do Thái dành cho đức Gioan Phaolô II một tình cảm sâu đậm nhất và một sự tôn trọng cao nhất của họ."

"Ngài là vị giáo hoàng đầu tiên đã đi tới một giáo đường Do Thái và đưa ra lời xin lỗi vì các hành vi chống Do Thái giáo trong quá khứ, bằng cách sử dụng từ 'teshuvah,' của tiếng Do Thái có nghĩa là không chỉ yêu cầu cho sự tha thứ, mà cũng còn quyết tâm để đi theo một hướng mới, " vị giáo sĩ Do Thái cho biết.

Ngoài việc thiết lập quan hệ ngoại giao với Israel, "khi ngài đi khắp mọi nơi trên thế giới, ngài đã luôn tìm gặp các cộng đồng Do Thái địa phương để thiết lập mối quan hệ hữu nghị và hiểu biết lẫn nhau," Rabbi Bemporad nói. "Không một Giáo Hoàng nào đã từng làm rất nhiều như vậy."