Theo cha Manfred Deselaers, giám đốc chương trình của Trung Tâm Đối Thoại và Cầu Nguyện tại Oswiecim, gần trại tập trung Auschwitz, trại tập trung này chính là trường dạy thánh thiện của Đức Gioan Phaolô II: chính tại đây, ngài tìm ra sự thật về con người vì các câu hỏi mà mọi người tự nêu ra với chính mình đều là những câu hỏi căn bản về ý nghĩa đời người.
Trung tâm này được thiết lập năm 1992, gần trại tập trung Auschwitz-Birkenau, do sáng kiến của Đức Hồng Y Franciszek Macharski, lúc đó là tổng giám mục của Kracow, với sự nhất trí của các giám mục toàn Âu Châu và đại diện các định chế Do Thái. Hơn 7 năm qua, hơn 34,000 người đã lui tới trung tâm này, nhất là người Đức, người Na Uy và người Mỹ, nhiều người tới để tham dự hội thảo cũng như linh thao. Nó được gọi là trung tâm đối thoại và cầu nguyện, mặc dù, theo cuốn hướng dẫn, người ta có cảm tưởng không thể nào có lời cầu nguyện nào phát xuất từ một địa điểm như thế này.
Cha Deselaers giải thích: những ai tới đây đều phải làm thế với ý hướng lắng nghe, khi viếng trại tập trung, khi gặp gỡ các cựu tù nhân, khi nghiên cứu các tài liệu. Tuy nhiên, theo ngài, không phải họ chỉ đến để thăm một viện bảo tàng với những khung trưng bày một số lớn các gọng kính mắt, các rương hòm và ngay cả các sợi tóc của tù nhân.
Các vấn đề phổ quát
Vị linh mục nói tiếp: ở Ba Lan, người ta có niềm xác tín sâu xa rằng máu người chết biết nói: nên cần phải lắng nghe tiếng nói của mảnh đất Auschwitz và dành thì giờ để suy niệm câu hỏi: tất cả những điều này có nghĩa gì với tôi? Và câu trả lời sẽ khác nhau tùy bạn là người Ba Lan hay người Ý, người Do Thái Giáo hay người Công Giáo, là linh mục và là người Đức, như chính cha chẳng hạn. Cha cho hay: "việc kính trọng hỗ tương các nhạy cảm khác nhau là câu trả lời trước nhất đối với trại tập trung nơi người khác hoàn toàn bị bác bỏ".
Cha cũng cho rằng bước qua ngưỡng cửa Auschwitz, là bước vào các trường học, đi dưới tấm bảng từng in sâu vào ký ức tập thể của phim ảnh và đồ kỷ niệm:
"Arbeit macht frei" (lao động giải phóng con người). Cha nói rằng: nhiều khách viếng thăm ra về với đôi mắt đỏ ngầu vì nhớ tới ít nhất 1 triệu rưỡi người, cả đàn ông, đàn bà lẫn con trẻ từng mất mạng một cách dã man nhất ở đấy.
Ngài bảo: Birkenau là chứng tá của một ý chí có hệ thống nhằm tận diệt, được diễn dịch thành những dẫy trại thẳng tắp, với hai hàng kẽm gai phân cách các mương hào do chính các tù nhân đào. Chỉ có các khối xi măng của các lò thiêu, mà Quốc Xã cho nổ tung trước khi bỏ trại để dấu giếm tội ác của họ, mới có vẻ tàn phá, chồng chất lên nhau. Mọi sự ở đấy đều toát ra một sự khiếp đảm mà tâm trí ta khó có thể chấp nhận được, khó có thể quan niệm được: làm thế nào con người lại có thể làm điều ấy cho đồng loại của mình? Cha cho hay: nhiều người hỏi: Thiên Chúa đang ở nơi đâu? Đó là câu hỏi đầu tiên mà Elie Wiesel, người lãnh giải Nobel về Hoà Bình, đã hỏi khi cho rằng: "trước khi Thiên Chúa hỏi tôi 'ngươi đang ở đâu', tôi phải hỏi Người 'Chúa ở nơi đâu khi người ta giết anh tôi, giết chị tôi, giết dân tộc tôi?'"
Không có câu trả lời dễ dãi
Theo cha Deselaers, không hề có câu trả lời dễ dãi, chỉ có cầu nguyện và im lặng. Khó có cầu nguyện chân thực, nếu không có những nơi như thế này. Cha là người đã nghiên cứu mọi tài liệu của Đức Gioan Phaolô II liên quan đến chủ đề này và theo cha, vị giáo hoàng này đóng một vai trò chủ yếu về phương diện ấy. Là giám mục Krakow, ngài không những là giám mục của Auschwitz, nhưng ta có thể nói ngài còn coi chức linh mục của ngài như một đáp trả đối với những gì xẩy ra trong Thế Chiến II, những đau khổ lớn lao mà người khác phải trải nghiệm thay vì ngài.
Thực thế, chính trong cuộc chiến đó, Wojtyla đã quyết định trở thành linh mục và gia nhập chủng viện hầm trú do Đức Hồng Y Adam Sapieha tổ chức. Đối với ngài, người mà từ niên thiếu đã có nhiều bạn hữu Do Thái, Auschwitz không phải chỉ là một thảm kịch trừu tượng nhưng nó tạo nên một phần đời ngài. Theo cha Deselaers, kinh nghiệm Auschwitz phát sinh nơi Đức Gioan Phaolô II một dấn thân mạnh bạo để tranh đấu cho phẩm giá và quyền lợi con người, cho việc tìm kiếm đối thoại giữa người Công Giáo và người Do Thái Giáo, cho cuộc gặp gỡ tại Assisi giữa các nhà lãnh đạo tôn giáo để mọi người cùng hợp tác vào nền văn minh tình thương...
Năm 1965, lúc còn là một giám mục trẻ, Wojtyla tới Oswiecim cử hành Lễ Các Thánh. Trong bài giảng hôm đó, ngài nói rằng ta có thể nhìn chỗ này bằng con mắt đức tin. Dù Auschwitz là nơi cho ta hay con người có thể trở nên độc ác đến mức nào, nhưng ta vẫn không thể để mình bị đánh qụy vì cái cảm tưởng khủng khiếp này, trái lại phải nhìn tới những dấu chỉ của đức tin, như (thánh) Maximilian Kolbe từng làm. Theo cha Deselaers, quan điểm ấy dạy ta rằng Auschwitz cũng làm chứng cho sự cao cả của con người, những gì con người có thể thực hiện được, là chinh phục sự chết nhân danh tình yêu, như Chúa Kitô từng làm. Khi tới đây lần đầu trong tư cách giáo hoàng, ngài tuyên bố: "sự chiến thắng chống thù hận ấy nhân danh tình yêu không chỉ thuộc các tín hữu mà thôi, mọi chiến thắng của nhân loại đối với một hệ thống phi nhân đều là một biểu tượng đối với ta". Có lẽ chính vì thế, Thánh Nữ Teresa Benedicta Thánh Giá (Edith Stein), người đã kết hợp việc tuyên xưng niềm tin Kitô Giáo với thàm họa diệt chủng (Shoah),đã trở thành quan thầy của Âu Châu.
Cha cho hay: Wojtyla muốn nói với ta rằng nếu Âu Châu muốn tìm căn tính mình trong thời hiện đại, họ không thể nào quên được Auschwitz. Nó là trường dạy thánh thiện của Đức Gioan Phaolô II. Điều này được người ta thấy ngay lập tức vì Wojtyla hiểu rõ niềm tin có nghĩa gì đối với con người thời đại. Cha kết luận: "Con người khắp thế giới hiểu rõ ngài vì ngài hiểu rõ họ". (Zenit 3 tháng 5)
Trung tâm này được thiết lập năm 1992, gần trại tập trung Auschwitz-Birkenau, do sáng kiến của Đức Hồng Y Franciszek Macharski, lúc đó là tổng giám mục của Kracow, với sự nhất trí của các giám mục toàn Âu Châu và đại diện các định chế Do Thái. Hơn 7 năm qua, hơn 34,000 người đã lui tới trung tâm này, nhất là người Đức, người Na Uy và người Mỹ, nhiều người tới để tham dự hội thảo cũng như linh thao. Nó được gọi là trung tâm đối thoại và cầu nguyện, mặc dù, theo cuốn hướng dẫn, người ta có cảm tưởng không thể nào có lời cầu nguyện nào phát xuất từ một địa điểm như thế này.
Cha Deselaers giải thích: những ai tới đây đều phải làm thế với ý hướng lắng nghe, khi viếng trại tập trung, khi gặp gỡ các cựu tù nhân, khi nghiên cứu các tài liệu. Tuy nhiên, theo ngài, không phải họ chỉ đến để thăm một viện bảo tàng với những khung trưng bày một số lớn các gọng kính mắt, các rương hòm và ngay cả các sợi tóc của tù nhân.
Các vấn đề phổ quát
Vị linh mục nói tiếp: ở Ba Lan, người ta có niềm xác tín sâu xa rằng máu người chết biết nói: nên cần phải lắng nghe tiếng nói của mảnh đất Auschwitz và dành thì giờ để suy niệm câu hỏi: tất cả những điều này có nghĩa gì với tôi? Và câu trả lời sẽ khác nhau tùy bạn là người Ba Lan hay người Ý, người Do Thái Giáo hay người Công Giáo, là linh mục và là người Đức, như chính cha chẳng hạn. Cha cho hay: "việc kính trọng hỗ tương các nhạy cảm khác nhau là câu trả lời trước nhất đối với trại tập trung nơi người khác hoàn toàn bị bác bỏ".
Cha cũng cho rằng bước qua ngưỡng cửa Auschwitz, là bước vào các trường học, đi dưới tấm bảng từng in sâu vào ký ức tập thể của phim ảnh và đồ kỷ niệm:
"Arbeit macht frei" (lao động giải phóng con người). Cha nói rằng: nhiều khách viếng thăm ra về với đôi mắt đỏ ngầu vì nhớ tới ít nhất 1 triệu rưỡi người, cả đàn ông, đàn bà lẫn con trẻ từng mất mạng một cách dã man nhất ở đấy.
Ngài bảo: Birkenau là chứng tá của một ý chí có hệ thống nhằm tận diệt, được diễn dịch thành những dẫy trại thẳng tắp, với hai hàng kẽm gai phân cách các mương hào do chính các tù nhân đào. Chỉ có các khối xi măng của các lò thiêu, mà Quốc Xã cho nổ tung trước khi bỏ trại để dấu giếm tội ác của họ, mới có vẻ tàn phá, chồng chất lên nhau. Mọi sự ở đấy đều toát ra một sự khiếp đảm mà tâm trí ta khó có thể chấp nhận được, khó có thể quan niệm được: làm thế nào con người lại có thể làm điều ấy cho đồng loại của mình? Cha cho hay: nhiều người hỏi: Thiên Chúa đang ở nơi đâu? Đó là câu hỏi đầu tiên mà Elie Wiesel, người lãnh giải Nobel về Hoà Bình, đã hỏi khi cho rằng: "trước khi Thiên Chúa hỏi tôi 'ngươi đang ở đâu', tôi phải hỏi Người 'Chúa ở nơi đâu khi người ta giết anh tôi, giết chị tôi, giết dân tộc tôi?'"
Không có câu trả lời dễ dãi
Theo cha Deselaers, không hề có câu trả lời dễ dãi, chỉ có cầu nguyện và im lặng. Khó có cầu nguyện chân thực, nếu không có những nơi như thế này. Cha là người đã nghiên cứu mọi tài liệu của Đức Gioan Phaolô II liên quan đến chủ đề này và theo cha, vị giáo hoàng này đóng một vai trò chủ yếu về phương diện ấy. Là giám mục Krakow, ngài không những là giám mục của Auschwitz, nhưng ta có thể nói ngài còn coi chức linh mục của ngài như một đáp trả đối với những gì xẩy ra trong Thế Chiến II, những đau khổ lớn lao mà người khác phải trải nghiệm thay vì ngài.
Thực thế, chính trong cuộc chiến đó, Wojtyla đã quyết định trở thành linh mục và gia nhập chủng viện hầm trú do Đức Hồng Y Adam Sapieha tổ chức. Đối với ngài, người mà từ niên thiếu đã có nhiều bạn hữu Do Thái, Auschwitz không phải chỉ là một thảm kịch trừu tượng nhưng nó tạo nên một phần đời ngài. Theo cha Deselaers, kinh nghiệm Auschwitz phát sinh nơi Đức Gioan Phaolô II một dấn thân mạnh bạo để tranh đấu cho phẩm giá và quyền lợi con người, cho việc tìm kiếm đối thoại giữa người Công Giáo và người Do Thái Giáo, cho cuộc gặp gỡ tại Assisi giữa các nhà lãnh đạo tôn giáo để mọi người cùng hợp tác vào nền văn minh tình thương...
Năm 1965, lúc còn là một giám mục trẻ, Wojtyla tới Oswiecim cử hành Lễ Các Thánh. Trong bài giảng hôm đó, ngài nói rằng ta có thể nhìn chỗ này bằng con mắt đức tin. Dù Auschwitz là nơi cho ta hay con người có thể trở nên độc ác đến mức nào, nhưng ta vẫn không thể để mình bị đánh qụy vì cái cảm tưởng khủng khiếp này, trái lại phải nhìn tới những dấu chỉ của đức tin, như (thánh) Maximilian Kolbe từng làm. Theo cha Deselaers, quan điểm ấy dạy ta rằng Auschwitz cũng làm chứng cho sự cao cả của con người, những gì con người có thể thực hiện được, là chinh phục sự chết nhân danh tình yêu, như Chúa Kitô từng làm. Khi tới đây lần đầu trong tư cách giáo hoàng, ngài tuyên bố: "sự chiến thắng chống thù hận ấy nhân danh tình yêu không chỉ thuộc các tín hữu mà thôi, mọi chiến thắng của nhân loại đối với một hệ thống phi nhân đều là một biểu tượng đối với ta". Có lẽ chính vì thế, Thánh Nữ Teresa Benedicta Thánh Giá (Edith Stein), người đã kết hợp việc tuyên xưng niềm tin Kitô Giáo với thàm họa diệt chủng (Shoah),đã trở thành quan thầy của Âu Châu.
Cha cho hay: Wojtyla muốn nói với ta rằng nếu Âu Châu muốn tìm căn tính mình trong thời hiện đại, họ không thể nào quên được Auschwitz. Nó là trường dạy thánh thiện của Đức Gioan Phaolô II. Điều này được người ta thấy ngay lập tức vì Wojtyla hiểu rõ niềm tin có nghĩa gì đối với con người thời đại. Cha kết luận: "Con người khắp thế giới hiểu rõ ngài vì ngài hiểu rõ họ". (Zenit 3 tháng 5)