Philippines: Một đền thánh tưởng nhớ Chân phước Gioan Phaolô II
Đền thờ ở một trại tị nạn cũ, nơi ĐTC đã dâng thánh lễ
ROMA – Ngày 2-5, một trại tị nạn cũ ở Philippines, được ĐTC Gioan Phaolô II viếng thăm năm 1981, đã được khánh thành như một đền thánh và có thể trở thành một giáo xứ.
Đền thánh này thuộc về Nhà nước Philippines, và nằm ở ngay vị trí mà chính ĐTC Gioan Phaolô II đã cử hành một Thánh lễ vào ngày 21-2-1981.
Bên trong đền thánh, bàn thờ là một bản sao của bàn thờ mà ĐTC Gioan Phaolô II đã dâng lễ, với một bức chân dung của ĐTC với các kích thước thực, đặt trên một chiếc thuyền với một gia đình "thuyền nhân".
Các tín hữu đã xin cho đền thánh này trở nên nhà thờ thuộc một giáo xứ dâng kính cho Chân phước Gioan Phaolô II.
Đền thánh tọa lạc trong Trung tâm Xử lý Trại Tị nạn Philippines (“Philippine Refugee Camp Processing Center”) trước đây, hiện nay là Khu Công nghệ cao Bataan (BTPI). Trại này là chặng cuối cùng cho người tị nạn Đông Dương, khi họ tìm cách tái hòa nhập vĩnh viễn ở các nước khác.
Trại cũng phục vụ như một nơi trú ngụ tạm thời cho khoảng 400.000 người tị nạn Việt Nam, Lào và Campuchia, được gọi là "thuyền nhân". (Zenit 5-5-2011)
Phạm Kim An
Đền thờ ở một trại tị nạn cũ, nơi ĐTC đã dâng thánh lễ
ROMA – Ngày 2-5, một trại tị nạn cũ ở Philippines, được ĐTC Gioan Phaolô II viếng thăm năm 1981, đã được khánh thành như một đền thánh và có thể trở thành một giáo xứ.
Đền thánh này thuộc về Nhà nước Philippines, và nằm ở ngay vị trí mà chính ĐTC Gioan Phaolô II đã cử hành một Thánh lễ vào ngày 21-2-1981.
Bên trong đền thánh, bàn thờ là một bản sao của bàn thờ mà ĐTC Gioan Phaolô II đã dâng lễ, với một bức chân dung của ĐTC với các kích thước thực, đặt trên một chiếc thuyền với một gia đình "thuyền nhân".
Các tín hữu đã xin cho đền thánh này trở nên nhà thờ thuộc một giáo xứ dâng kính cho Chân phước Gioan Phaolô II.
Đền thánh tọa lạc trong Trung tâm Xử lý Trại Tị nạn Philippines (“Philippine Refugee Camp Processing Center”) trước đây, hiện nay là Khu Công nghệ cao Bataan (BTPI). Trại này là chặng cuối cùng cho người tị nạn Đông Dương, khi họ tìm cách tái hòa nhập vĩnh viễn ở các nước khác.
Trại cũng phục vụ như một nơi trú ngụ tạm thời cho khoảng 400.000 người tị nạn Việt Nam, Lào và Campuchia, được gọi là "thuyền nhân". (Zenit 5-5-2011)
Phạm Kim An