ĐTC: Canh tân phụng vụ có nghĩa là canh tân đời sống Giáo hội
Kỷ niệm 50 năm ngày thành lập Học viện Giáo hoàng về Phụng Vụ Thánh Anselme
ROMA – ĐTC Biển Đức 16 nhấn mạnh mối tương quan chặt chẽ giữa "canh tân phụng vụ" và "canh tân đời sống Giáo Hội."
Ngày 6-5, ĐTC Biển Đức 16 nhắc lại việc giải thích của Ngài về Công đồng chung Vatican II trong một chú giải Kinh thánh về "tính liên tục", chứ không phải tính phá vỡ, khi Ngài tiếp các thành viên của Hội nghị quốc tế lần thứ 9 về Phụng vụ, được Học viện Giáo hoàng về Phụng Vụ Thánh Anselme tổ chức, nhân dịp kỷ niệm 50 năm ngày thành lập Học viện, với chủ đề: “Giữa hoài niệm và sứ ngôn”.
Trước kia, ĐTC đã triển khai sự giải thích về tính liên tục trong bài diễn văn nổi tiếng của Ngài với Giáo triều Roma ngày 22-12-2005 (xem Zenit, ngày 22-12-2005). Bây giờ Ngài triển khai văn kiện chính về Phụng vụ của Công đồng chung Vatican II: hiến chế Công đồng "Sacrosanctum Concilium".
ĐTC nhấn mạnh về tính liên tục, bởi vì phụng vụ "nhìn thấy mối tương quan chính xác và cố định giữa Thánh truyền và sự tiến bộ hợp pháp, và hiến chế Công đồng trình bày rõ ràng mối tương quan này”.
Ngài lấy làm tiếc là "người ta quá thường xuyên đối lập một cách không khéo léo truyền thống và tiến bộ, trong khi hai khái niệm này bổ sung cho nhau hoàn toàn".
ĐTC giải thích: “Truyền thống là một thực thể sinh động, vốn bao gồm một cách nào đó nguyên tắc phát triển và tiến bộ".
ĐTC nhắc lại rằng Học Viện do ĐTC Gioan XXIII thành lập, và Học Viện đã đáp ứng "ngay trước Công đồng chung, cho các kỳ vọng của phong trào phụng vụ".
Thật vậy, Ngài muốn "làm sống lại việc cầu nguyện của Giáo hội, bằng cách giao cho Phân khoa Biển Đức của l’Aventin thiết lập một trung tâm nghiên cứu, để bảo đảm một nền tảng vững chắc cho việc cải cách phụng vụ".
ĐTC nhận xét, bằng cách lấy lại chủ đề của Hội nghị, rằng “Hoài niệm thuộc về lịch sử của một Học viện, vốn đưa ra sự đóng góp của mình cho một Giáo hội dấn thân vào sự hiện thực hóa của Công đồng chung Vatican II, trong 50 năm hoạt động và giáo dục của mình”.
Trong khi đó, sứ ngôn mở ra “một chân trời mới, ngay cả khi phụng vụ của Giáo Hội không biết giới hạn vào sự cải cách đơn giản của Công đồng”.
ĐTC nhấn mạnh “Sự cải cách đã đi quá xa, bởi vì mục đích chính của cuộc cải cách này không phải là thay đổi văn bản và các nghi lễ, nhưng là canh tân tư tưởng phụng vụ, bằng cách đặt việc cử hành mầu nhiệm vượt qua ở trung tâm của đời sống Kitô hữu và mục vụ”.
ĐTC đã than phiền rằng "thường" các mục tử hay chuyên viên phụng vụ không xem một cách đầy đủ phụng vụ "như một đề tài để đem lại sức sống cho đời sống Kitô hữu”, do mối tương quan chặt chẽ giữa “canh tân phụng vụ” và “canh tân đời sống Giáo Hội".
ĐTC kết luận: “Ước mong Học viện tiếp tục hăng hái phục vụ Giáo hội, trung thành với truyền thống phụng vụ phong phú của mình, như với cuộc cải cách mà Công đồng chung Vatican II mong muốn, theo các tiêu chuẩn ghi trong Hiến chế Sacrosanctum Concilium, và các hướng dẫn của Huấn Quyền". (Zenit 6-5-2011)
Nguyễn Trọng Đa
Kỷ niệm 50 năm ngày thành lập Học viện Giáo hoàng về Phụng Vụ Thánh Anselme
ROMA – ĐTC Biển Đức 16 nhấn mạnh mối tương quan chặt chẽ giữa "canh tân phụng vụ" và "canh tân đời sống Giáo Hội."
Ngày 6-5, ĐTC Biển Đức 16 nhắc lại việc giải thích của Ngài về Công đồng chung Vatican II trong một chú giải Kinh thánh về "tính liên tục", chứ không phải tính phá vỡ, khi Ngài tiếp các thành viên của Hội nghị quốc tế lần thứ 9 về Phụng vụ, được Học viện Giáo hoàng về Phụng Vụ Thánh Anselme tổ chức, nhân dịp kỷ niệm 50 năm ngày thành lập Học viện, với chủ đề: “Giữa hoài niệm và sứ ngôn”.
Trước kia, ĐTC đã triển khai sự giải thích về tính liên tục trong bài diễn văn nổi tiếng của Ngài với Giáo triều Roma ngày 22-12-2005 (xem Zenit, ngày 22-12-2005). Bây giờ Ngài triển khai văn kiện chính về Phụng vụ của Công đồng chung Vatican II: hiến chế Công đồng "Sacrosanctum Concilium".
ĐTC nhấn mạnh về tính liên tục, bởi vì phụng vụ "nhìn thấy mối tương quan chính xác và cố định giữa Thánh truyền và sự tiến bộ hợp pháp, và hiến chế Công đồng trình bày rõ ràng mối tương quan này”.
Ngài lấy làm tiếc là "người ta quá thường xuyên đối lập một cách không khéo léo truyền thống và tiến bộ, trong khi hai khái niệm này bổ sung cho nhau hoàn toàn".
ĐTC giải thích: “Truyền thống là một thực thể sinh động, vốn bao gồm một cách nào đó nguyên tắc phát triển và tiến bộ".
ĐTC nhắc lại rằng Học Viện do ĐTC Gioan XXIII thành lập, và Học Viện đã đáp ứng "ngay trước Công đồng chung, cho các kỳ vọng của phong trào phụng vụ".
Thật vậy, Ngài muốn "làm sống lại việc cầu nguyện của Giáo hội, bằng cách giao cho Phân khoa Biển Đức của l’Aventin thiết lập một trung tâm nghiên cứu, để bảo đảm một nền tảng vững chắc cho việc cải cách phụng vụ".
ĐTC nhận xét, bằng cách lấy lại chủ đề của Hội nghị, rằng “Hoài niệm thuộc về lịch sử của một Học viện, vốn đưa ra sự đóng góp của mình cho một Giáo hội dấn thân vào sự hiện thực hóa của Công đồng chung Vatican II, trong 50 năm hoạt động và giáo dục của mình”.
Trong khi đó, sứ ngôn mở ra “một chân trời mới, ngay cả khi phụng vụ của Giáo Hội không biết giới hạn vào sự cải cách đơn giản của Công đồng”.
ĐTC nhấn mạnh “Sự cải cách đã đi quá xa, bởi vì mục đích chính của cuộc cải cách này không phải là thay đổi văn bản và các nghi lễ, nhưng là canh tân tư tưởng phụng vụ, bằng cách đặt việc cử hành mầu nhiệm vượt qua ở trung tâm của đời sống Kitô hữu và mục vụ”.
ĐTC đã than phiền rằng "thường" các mục tử hay chuyên viên phụng vụ không xem một cách đầy đủ phụng vụ "như một đề tài để đem lại sức sống cho đời sống Kitô hữu”, do mối tương quan chặt chẽ giữa “canh tân phụng vụ” và “canh tân đời sống Giáo Hội".
ĐTC kết luận: “Ước mong Học viện tiếp tục hăng hái phục vụ Giáo hội, trung thành với truyền thống phụng vụ phong phú của mình, như với cuộc cải cách mà Công đồng chung Vatican II mong muốn, theo các tiêu chuẩn ghi trong Hiến chế Sacrosanctum Concilium, và các hướng dẫn của Huấn Quyền". (Zenit 6-5-2011)
Nguyễn Trọng Đa