(Tiếp theo, số 9)
NHỮNG NGUYÊN TẮC TỔNG QUÁT ĐỂ CANH TÂN VÀ CỔ VŨ PHỤNG VỤ THÁNH
39. Thưa cha, việc huấn luyện nhằm giúp người tín hữu tham dự Phụng Vụ cách linh động như thế nào?
Mẹ Giáo Hội luôn ước mong mọi tín hữu được hướng dẫn tham dự các việc cử hành Phụng Vụ cách trọn vẹn, ý thức và linh động. Bởi lẽ Phụng Vụ là nguồn mạch thiết yếu để các tín hữu múc lấy tinh thần Kitô giáo đích thực. Do đó, nếu các chủ chăn nhiệt tâm trong mọi hoạt động mục vụ để lo việc huấn luyện thích hợp, sẽ giúp người tín hữu gặt hái được kết quả to lớn khi tham dự Phụng Vụ.
Điều trước tiên, các chủ chăn phải thấm nhuần sâu rộng tinh thần và năng lực của Phụng Vụ, đồng thời có khả năng giảng dạy Phụng Vụ. Do đó, các vị chủ chăn và các nhà đào tạo cần huấn luyện cho hàng giáo sĩ về Phụng Vụ thánh cách chuyên sâu.
40. Vậy trước tiên phải đào luyện giáo sư Phụng Vụ chứ, thưa cha?
Đúng vậy. Ban đào tạo trong Giáo Hội phải lo liệu sao cho có những người được đào tạo đầy đủ về phận vụ của họ tại các trường chuyên môn đặc biệt về Phụng Vụ. Chính những người đó sau này đảm nhiệm giảng dạy Phụng Vụ thánh trong các Chủng Viện, các Học Viện Dòng Tu, các Phân Khoa Thần Học.
41. Việc giảng dạy Phụng Vụ sẽ như thế nào ạ?
Thực sự, môn Phụng Vụ thánh được đặt vào hàng các môn học cần thiết và quan trọng trong các Chủng Viện, Học Viện Dòng Tu. Còn trong các Phân Khoa Thần Học thì môn Phụng Vụ được xếp vào môn chính.
Phụng Vụ được giảng dạy dưới nhiều khía cạnh khác nhau: thần học, lịch sử, tu đức, mục vụ, luật pháp. Ngoài ra, các giáo sư của các môn khác khi giảng dạy thì cách này hay cách khác cũng đễ cập đến Phụng Vụ nhằm làm nổi bật mầu nhiệm Chúa Kitô và mầu nhiệm cứu rỗi.
Nhờ việc chú trọng đến vấn đề huấn luyện đào tạo Phụng Vụ như thế, Hội Thánh nhắm đến đào tạo những chủng sinh có được đời sống thiêng liêng sâu sắc hầu tham dự nghi lễ thánh với trọn tâm hồn. Sau này, khi đã ra trường, họ có khả năng chia sẻ và truyền đạt đời sống Phụng Vụ cho các tín hữu được ủy thác cho họ.
42. Thưa cha, công việc huấn luyện Phụng Vụ cho các tín hữu được tiến hành ra sao?
Các chủ chăn phải chú trọng và có trách nhiệm lớn duy trì việc huấn luyện Phụng Vụ cho các tín hữu. Các ngài phải dẫn dắt đoàn chiên mình bằng cả lời nói lẫn gương lành.
43. Vậy Hội Thánh có được phép sử dụng các phương tiện truyền thông trong Phụng Vụ thánh không ạ?
Thực sự việc sử dụng phương tiện truyền thông trong Phụng Vụ thánh, đặc biệt trong Thánh Lễ phải được thực hiện cách thận trọng, cách xứng đáng dưới sự chỉ dẫn và bảo lãnh của những người có khả năng do các Giám Mục ủy thác.
44. Con thiết nghĩ, việc canh tân Phụng Vụ thánh phải tuân theo một số quy tắc nào đó chứ, thưa cha?
Đúng vậy. Hội Thánh dựa trên những nguyên tắc sau đây:
44.1 Việc điều hành Phụng Vụ thuộc thẩm quyền hàng Giáo Phẩm. Nghĩa là việc điều hành Phụng Vụ thánh chỉ tùy thuộc thẩm quyền của Giáo Hội, cũng có nghĩa là thuộc quyền Tông Tòa và chiếu theo quy tắc luật pháp thì thuộc quyền Giám Mục. Điều này tùy thuộc các loại Hội Đồng Giám Mục khác nhau, được thiết định hợp pháp, có thẩm quyền trong từng địa phương.
Tuyệt đối không ai (ngay cả linh mục) được tự quyền thêm bớt hay thay đổi một điều gì trong Phụng Vụ. Bởi lẽ chính là công cuộc của Chúa Kitô và Giáo Hội phổ quát, chứ không thuộc về một Giáo Hội địa phương hay đoàn thể đặc biệt nào. Do đó, tất cả mọi sự liên quan tới việc điều hành Phụng Vụ chỉ lệ thuộc thẩm quyền tối cao của Giáo Hội mà thôi. Các Hội Đồng Giám Mục và các Giám Mục nói chung chỉ có thẩm quyền do Giáo Hội ủy thác và trao việc thừa hành.
44.2 Phải tuân theo nguyên tắc truyền thống và tiến bộ. Nghĩa là việc canh tân không phá bỏ truyền thống, mang nét tiến bộ nhưng luôn nhắm đến lợi ích thiết thực và chắc chắn của Giáo Hội đòi hỏi. Việc canh tân cũng nên tránh tối đa những gì gây ra sự dị biệt về nghi lễ giữa các vùng xung quanh.
44.3 Thánh Kinh và Phụng Vụ luôn gắn kết với nhau cách chặt chẽ. Thánh Kinh luôn giữ vai trò quan trọng trong Phụng Vụ. Chẳng hạn khi cử hành các giờ Phụng Vụ, các bài đọc, dẫn giải trong bài giảng, lời kinh, lời nguyện, ca vịnh, bài hát,… đều khởi nguồn từ Thánh Kinh. Bởi vậy, để canh tân Phụng Vụ hiệu quả, Hội Thánh luôn dựa vào Thánh Kinh.
44.4 Việc tu chỉnh sách Phụng Vụ cần phải nhờ đến các chuyên viên và tham khảo ý kiến các Giám Mục mọi nơi để hiệu chỉnh sách Phụng Vụ cách nhanh chóng, kịp thời.
44.5 Xét về mặt phẩm trật và cộng đoàn thì dân thánh được quy tụ, tổ chức, cử hành cách cộng đồng, công khai đông đảo dưới quyền của các Giám Mục. Các bạn nên nhớ, Thánh Lễ là đỉnh cao và có giá trị đặc biệt, rồi đến giá trị của các Bí Tích.
44.6 Phải cử hành Phụng Vụ một cách nghiêm chỉnh, trang trọng, sốt sắng, linh động. Nói chung, khi cử hành Phụng Vụ thánh, ai lãnh phận vụ nào thì phải chu toàn xuất sắc trọn vẹn phận vụ ấy, từ thừa tác viên (Giám Mục, Linh Mục) đến Giáo Dân; từ những người đọc sách, dẫn giải, ca đoàn đến giúp lễ,… Tất cả phải thi hành với lòng đạo đức chân thành trong trật tự, nghiêm túc, nghiêm trang, đồng thời phải tuân theo luật “chữ đỏ” được hướng dẫn trong “Sách Lễ Roma”. Để chu toàn trọn vẹn, mọi người cần phải được học hỏi và thấm nhuần tinh thần của Phụng Vụ.
45. Con thấy trong khi cử hành Phụng Vụ, người tín hữu đóng vai trò không nhỏ, có đúng vậy không, thưa cha?
Bạn nói chính xác. Đoàn dân tín hữu đóng vai trò rất lớn trong việc cử hành Phụng Vụ. Vì vậy, trong Phụng Vụ, luôn luôn cần phải cổ vũ những lời tung hô, những lời đối đáp, những bài ca vịnh, tiến khúc, thánh ca, những động tác, cử chỉ,… của dân chúng.
46. Thưa cha, có một vấn đề hơi khó nói và tế nhị, trong khi cử hành Phụng Vụ thì có những người anh em lương dân hay những viên chức dân sự tham dự thì sao?
Thực sự, ngoài sự ưu đãi đặc biệt đối với phận sự Phụng Vụ và Chức Thánh, cũng như vinh dự dành cho các viên chức dân sự hợp theo quy luật Phụng Vụ, sẽ không có một thiên vị nào đối với các tư nhân hay địa vị. Nếu là lương dân, họ sẽ tham dự cách thụ động vì nơi họ chưa có niềm tin trong khi việc cử hành Phụng Vụ dành đặc biệt cho những người có niềm tin vào Chúa (chẳng hạn như phần rước lễ, anh em lương dân sẽ không được tham dự vào phần này).
NHỮNG NGUYÊN TẮC TỔNG QUÁT ĐỂ CANH TÂN VÀ CỔ VŨ PHỤNG VỤ THÁNH
39. Thưa cha, việc huấn luyện nhằm giúp người tín hữu tham dự Phụng Vụ cách linh động như thế nào?
Mẹ Giáo Hội luôn ước mong mọi tín hữu được hướng dẫn tham dự các việc cử hành Phụng Vụ cách trọn vẹn, ý thức và linh động. Bởi lẽ Phụng Vụ là nguồn mạch thiết yếu để các tín hữu múc lấy tinh thần Kitô giáo đích thực. Do đó, nếu các chủ chăn nhiệt tâm trong mọi hoạt động mục vụ để lo việc huấn luyện thích hợp, sẽ giúp người tín hữu gặt hái được kết quả to lớn khi tham dự Phụng Vụ.
Điều trước tiên, các chủ chăn phải thấm nhuần sâu rộng tinh thần và năng lực của Phụng Vụ, đồng thời có khả năng giảng dạy Phụng Vụ. Do đó, các vị chủ chăn và các nhà đào tạo cần huấn luyện cho hàng giáo sĩ về Phụng Vụ thánh cách chuyên sâu.
40. Vậy trước tiên phải đào luyện giáo sư Phụng Vụ chứ, thưa cha?
Đúng vậy. Ban đào tạo trong Giáo Hội phải lo liệu sao cho có những người được đào tạo đầy đủ về phận vụ của họ tại các trường chuyên môn đặc biệt về Phụng Vụ. Chính những người đó sau này đảm nhiệm giảng dạy Phụng Vụ thánh trong các Chủng Viện, các Học Viện Dòng Tu, các Phân Khoa Thần Học.
41. Việc giảng dạy Phụng Vụ sẽ như thế nào ạ?
Thực sự, môn Phụng Vụ thánh được đặt vào hàng các môn học cần thiết và quan trọng trong các Chủng Viện, Học Viện Dòng Tu. Còn trong các Phân Khoa Thần Học thì môn Phụng Vụ được xếp vào môn chính.
Phụng Vụ được giảng dạy dưới nhiều khía cạnh khác nhau: thần học, lịch sử, tu đức, mục vụ, luật pháp. Ngoài ra, các giáo sư của các môn khác khi giảng dạy thì cách này hay cách khác cũng đễ cập đến Phụng Vụ nhằm làm nổi bật mầu nhiệm Chúa Kitô và mầu nhiệm cứu rỗi.
Nhờ việc chú trọng đến vấn đề huấn luyện đào tạo Phụng Vụ như thế, Hội Thánh nhắm đến đào tạo những chủng sinh có được đời sống thiêng liêng sâu sắc hầu tham dự nghi lễ thánh với trọn tâm hồn. Sau này, khi đã ra trường, họ có khả năng chia sẻ và truyền đạt đời sống Phụng Vụ cho các tín hữu được ủy thác cho họ.
42. Thưa cha, công việc huấn luyện Phụng Vụ cho các tín hữu được tiến hành ra sao?
Các chủ chăn phải chú trọng và có trách nhiệm lớn duy trì việc huấn luyện Phụng Vụ cho các tín hữu. Các ngài phải dẫn dắt đoàn chiên mình bằng cả lời nói lẫn gương lành.
43. Vậy Hội Thánh có được phép sử dụng các phương tiện truyền thông trong Phụng Vụ thánh không ạ?
Thực sự việc sử dụng phương tiện truyền thông trong Phụng Vụ thánh, đặc biệt trong Thánh Lễ phải được thực hiện cách thận trọng, cách xứng đáng dưới sự chỉ dẫn và bảo lãnh của những người có khả năng do các Giám Mục ủy thác.
44. Con thiết nghĩ, việc canh tân Phụng Vụ thánh phải tuân theo một số quy tắc nào đó chứ, thưa cha?
Đúng vậy. Hội Thánh dựa trên những nguyên tắc sau đây:
44.1 Việc điều hành Phụng Vụ thuộc thẩm quyền hàng Giáo Phẩm. Nghĩa là việc điều hành Phụng Vụ thánh chỉ tùy thuộc thẩm quyền của Giáo Hội, cũng có nghĩa là thuộc quyền Tông Tòa và chiếu theo quy tắc luật pháp thì thuộc quyền Giám Mục. Điều này tùy thuộc các loại Hội Đồng Giám Mục khác nhau, được thiết định hợp pháp, có thẩm quyền trong từng địa phương.
Tuyệt đối không ai (ngay cả linh mục) được tự quyền thêm bớt hay thay đổi một điều gì trong Phụng Vụ. Bởi lẽ chính là công cuộc của Chúa Kitô và Giáo Hội phổ quát, chứ không thuộc về một Giáo Hội địa phương hay đoàn thể đặc biệt nào. Do đó, tất cả mọi sự liên quan tới việc điều hành Phụng Vụ chỉ lệ thuộc thẩm quyền tối cao của Giáo Hội mà thôi. Các Hội Đồng Giám Mục và các Giám Mục nói chung chỉ có thẩm quyền do Giáo Hội ủy thác và trao việc thừa hành.
44.2 Phải tuân theo nguyên tắc truyền thống và tiến bộ. Nghĩa là việc canh tân không phá bỏ truyền thống, mang nét tiến bộ nhưng luôn nhắm đến lợi ích thiết thực và chắc chắn của Giáo Hội đòi hỏi. Việc canh tân cũng nên tránh tối đa những gì gây ra sự dị biệt về nghi lễ giữa các vùng xung quanh.
44.3 Thánh Kinh và Phụng Vụ luôn gắn kết với nhau cách chặt chẽ. Thánh Kinh luôn giữ vai trò quan trọng trong Phụng Vụ. Chẳng hạn khi cử hành các giờ Phụng Vụ, các bài đọc, dẫn giải trong bài giảng, lời kinh, lời nguyện, ca vịnh, bài hát,… đều khởi nguồn từ Thánh Kinh. Bởi vậy, để canh tân Phụng Vụ hiệu quả, Hội Thánh luôn dựa vào Thánh Kinh.
44.4 Việc tu chỉnh sách Phụng Vụ cần phải nhờ đến các chuyên viên và tham khảo ý kiến các Giám Mục mọi nơi để hiệu chỉnh sách Phụng Vụ cách nhanh chóng, kịp thời.
44.5 Xét về mặt phẩm trật và cộng đoàn thì dân thánh được quy tụ, tổ chức, cử hành cách cộng đồng, công khai đông đảo dưới quyền của các Giám Mục. Các bạn nên nhớ, Thánh Lễ là đỉnh cao và có giá trị đặc biệt, rồi đến giá trị của các Bí Tích.
44.6 Phải cử hành Phụng Vụ một cách nghiêm chỉnh, trang trọng, sốt sắng, linh động. Nói chung, khi cử hành Phụng Vụ thánh, ai lãnh phận vụ nào thì phải chu toàn xuất sắc trọn vẹn phận vụ ấy, từ thừa tác viên (Giám Mục, Linh Mục) đến Giáo Dân; từ những người đọc sách, dẫn giải, ca đoàn đến giúp lễ,… Tất cả phải thi hành với lòng đạo đức chân thành trong trật tự, nghiêm túc, nghiêm trang, đồng thời phải tuân theo luật “chữ đỏ” được hướng dẫn trong “Sách Lễ Roma”. Để chu toàn trọn vẹn, mọi người cần phải được học hỏi và thấm nhuần tinh thần của Phụng Vụ.
45. Con thấy trong khi cử hành Phụng Vụ, người tín hữu đóng vai trò không nhỏ, có đúng vậy không, thưa cha?
Bạn nói chính xác. Đoàn dân tín hữu đóng vai trò rất lớn trong việc cử hành Phụng Vụ. Vì vậy, trong Phụng Vụ, luôn luôn cần phải cổ vũ những lời tung hô, những lời đối đáp, những bài ca vịnh, tiến khúc, thánh ca, những động tác, cử chỉ,… của dân chúng.
46. Thưa cha, có một vấn đề hơi khó nói và tế nhị, trong khi cử hành Phụng Vụ thì có những người anh em lương dân hay những viên chức dân sự tham dự thì sao?
Thực sự, ngoài sự ưu đãi đặc biệt đối với phận sự Phụng Vụ và Chức Thánh, cũng như vinh dự dành cho các viên chức dân sự hợp theo quy luật Phụng Vụ, sẽ không có một thiên vị nào đối với các tư nhân hay địa vị. Nếu là lương dân, họ sẽ tham dự cách thụ động vì nơi họ chưa có niềm tin trong khi việc cử hành Phụng Vụ dành đặc biệt cho những người có niềm tin vào Chúa (chẳng hạn như phần rước lễ, anh em lương dân sẽ không được tham dự vào phần này).