Phó tổng thống Hoa Kỳ Joseph Biden yết kiến Đức Thánh Cha
VATICAN - Hôm 3 Tháng Sáu 2011, Phó tổng thống Hoa Kỳ Joseph Biden đã yết kiến Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI trong một chuyến viếng thăm Vatican không báo trước. Cả hai vị đều giữ kín nội dung đã thảo luận.
Phát ngôn viên Vatican - Cha Federico Lombardi, SJ nói với CNA rằng: "Tôi không thể bình luận gì cả. Đó là một cuộc hội kiến hoàn toàn riêng tư và không có thông cáo ra bên ngoài".
Quả thực, cuộc yết kiến này thậm chí còn không được liệt kê trong thời dụng biểu của Đức Thánh Cha. Một trong những dấu hiệu bị lộ là việc an ninh được thắt chặt xung quanh lối vào từ cảng Thánh Anna tiến về Vatican suốt cả buổi sáng. Giới ký giả đi tường thuật cuộc hội kiến của Đức Thánh Cha với Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas cũng phát hiện ra chiếc xe của ông Biden tại Vatican.
Phó tổng thống Biden đến Rôma để mừng lễ kỷ niệm 150 năm thống nhất nước Ý. Mặc dù là người Công Giáo nhưng ông Biden có một mối quan hệ không mấy êm đẹp với Giáo Hội vì lập trường của ông trên một vài vấn đề nhất định, chẳng hạn như vấn đề phá thai.
Thực tế, sau khi đắc cử phó tổng thống Hoa Kỳ năm 2008, ông đã bị chính giám mục sở tại là Đức Cha Michael Saltarelli (nguyên giám mục của Wilmington) chỉ trích vì lập trường về vấn đề phá thai. Ông Biden sau đó đã bị cấm phát biểu tại các sự kiện trong các trường Công Giáo của giáo phận.
Ông Biden đã nhiều lần tuyên xưng điều mà ông tin rằng "sự sống bắt đầu ngay tại lúc thụ thai" nhưng ông lại "không muốn áp đặt đức tin của mình lên người khác".
Điều này đã bị Đức Cha Saltarelli phản đối vào năm 2004. Ngài nói: "Ngày nay, không ai chấp nhận được lời tuyên bố này từ bất kỳ một công chức nào khi họ nói rằng: [cá nhân tôi phản đối chế độ nô lệ con người và phân biệt chủng tộc nhưng tôi sẽ không áp đặt đức tin cá nhân của tôi trong lĩnh vực lập pháp]. Cũng không ai trong chúng ta chấp nhận được câu nói tương tự thế này từ tuyên bố của một công chức: [Cá nhân tôi phản đối việc phá thai nhưng tôi sẽ không áp đặt đức tin cá nhân của tôi trong lĩnh vực lập pháp]".
Ông Biden không phải là nhân vật cao cấp đầu tiên của Đảng Dân Chủ ủng hộ hợp pháp hóa việc phá thai và được gặp Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI.
Năm 2009, Chủ tịch Hạ viện Hoa Kỳ Nancy Pelosi cũng đã viếng thăm Đức Thánh Cha tại Vatican. Sau đó, bà tuyên bố rằng: "Tôi đã có cơ hội để ca ngợi sự lãnh đạo của Giáo Hội trong cuộc chiến chống lại nghèo đói và sự nóng lên toàn cầu, cũng như sự cống hiến của Đức Thánh Cha cho tự do tôn giáo, chuyến đi sắp tới và thông điệp của ngài dành cho Israel".
Lời tuyên bố này mâu thuẫn phần nào với một thông cáo của Vatican phát hành chỉ vài giờ sau đó:
"Nhân cơ hội này, Đức Thánh Cha đã nói về những đòi hỏi của luật luân lý tự nhiên và giáo huấn trước sau như một của Giáo Hội về phẩm giá sự sống con người từ lúc thụ thai cho đến khi chết cách tự nhiên mà mọi người Công giáo phải tuân thủ. Đặc biệt, các nhà lập pháp, luật gia và những người chịu trách nhiệm vì lợi ích chung của xã hội phải hợp tác làm việc với tất cả mọi người bằng ý hướng ngay lành nhằm tạo ra một hệ thống luật pháp có khả năng bảo vệ cho sự sống của con người tại mọi giai đoạn phát triển của nó".
Trong ngày 3 Tháng Sáu, Phó tổng thống Biden cũng có cuộc gặp gỡ tại Rôma với Tổng thống Nga Dmitry Medvedev và Thủ tướng Ý Silvio Berlusconi thảo luận về vấn đề Trung Đông. Cùng ngày, Đức Thánh Cha cũng có buổi hội kiến riêng về vấn đề nêu trên với Tổng thống Chính quyền Palestine, ông Mahmoud Abbas. (3 Tháng Sáu 2011, CNA / EWTN News).
Tiền Hô
VATICAN - Hôm 3 Tháng Sáu 2011, Phó tổng thống Hoa Kỳ Joseph Biden đã yết kiến Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI trong một chuyến viếng thăm Vatican không báo trước. Cả hai vị đều giữ kín nội dung đã thảo luận.
Phát ngôn viên Vatican - Cha Federico Lombardi, SJ nói với CNA rằng: "Tôi không thể bình luận gì cả. Đó là một cuộc hội kiến hoàn toàn riêng tư và không có thông cáo ra bên ngoài".
Quả thực, cuộc yết kiến này thậm chí còn không được liệt kê trong thời dụng biểu của Đức Thánh Cha. Một trong những dấu hiệu bị lộ là việc an ninh được thắt chặt xung quanh lối vào từ cảng Thánh Anna tiến về Vatican suốt cả buổi sáng. Giới ký giả đi tường thuật cuộc hội kiến của Đức Thánh Cha với Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas cũng phát hiện ra chiếc xe của ông Biden tại Vatican.
Phó tổng thống Biden đến Rôma để mừng lễ kỷ niệm 150 năm thống nhất nước Ý. Mặc dù là người Công Giáo nhưng ông Biden có một mối quan hệ không mấy êm đẹp với Giáo Hội vì lập trường của ông trên một vài vấn đề nhất định, chẳng hạn như vấn đề phá thai.
Thực tế, sau khi đắc cử phó tổng thống Hoa Kỳ năm 2008, ông đã bị chính giám mục sở tại là Đức Cha Michael Saltarelli (nguyên giám mục của Wilmington) chỉ trích vì lập trường về vấn đề phá thai. Ông Biden sau đó đã bị cấm phát biểu tại các sự kiện trong các trường Công Giáo của giáo phận.
Ông Biden đã nhiều lần tuyên xưng điều mà ông tin rằng "sự sống bắt đầu ngay tại lúc thụ thai" nhưng ông lại "không muốn áp đặt đức tin của mình lên người khác".
Điều này đã bị Đức Cha Saltarelli phản đối vào năm 2004. Ngài nói: "Ngày nay, không ai chấp nhận được lời tuyên bố này từ bất kỳ một công chức nào khi họ nói rằng: [cá nhân tôi phản đối chế độ nô lệ con người và phân biệt chủng tộc nhưng tôi sẽ không áp đặt đức tin cá nhân của tôi trong lĩnh vực lập pháp]. Cũng không ai trong chúng ta chấp nhận được câu nói tương tự thế này từ tuyên bố của một công chức: [Cá nhân tôi phản đối việc phá thai nhưng tôi sẽ không áp đặt đức tin cá nhân của tôi trong lĩnh vực lập pháp]".
Ông Biden không phải là nhân vật cao cấp đầu tiên của Đảng Dân Chủ ủng hộ hợp pháp hóa việc phá thai và được gặp Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI.
Năm 2009, Chủ tịch Hạ viện Hoa Kỳ Nancy Pelosi cũng đã viếng thăm Đức Thánh Cha tại Vatican. Sau đó, bà tuyên bố rằng: "Tôi đã có cơ hội để ca ngợi sự lãnh đạo của Giáo Hội trong cuộc chiến chống lại nghèo đói và sự nóng lên toàn cầu, cũng như sự cống hiến của Đức Thánh Cha cho tự do tôn giáo, chuyến đi sắp tới và thông điệp của ngài dành cho Israel".
Lời tuyên bố này mâu thuẫn phần nào với một thông cáo của Vatican phát hành chỉ vài giờ sau đó:
"Nhân cơ hội này, Đức Thánh Cha đã nói về những đòi hỏi của luật luân lý tự nhiên và giáo huấn trước sau như một của Giáo Hội về phẩm giá sự sống con người từ lúc thụ thai cho đến khi chết cách tự nhiên mà mọi người Công giáo phải tuân thủ. Đặc biệt, các nhà lập pháp, luật gia và những người chịu trách nhiệm vì lợi ích chung của xã hội phải hợp tác làm việc với tất cả mọi người bằng ý hướng ngay lành nhằm tạo ra một hệ thống luật pháp có khả năng bảo vệ cho sự sống của con người tại mọi giai đoạn phát triển của nó".
Trong ngày 3 Tháng Sáu, Phó tổng thống Biden cũng có cuộc gặp gỡ tại Rôma với Tổng thống Nga Dmitry Medvedev và Thủ tướng Ý Silvio Berlusconi thảo luận về vấn đề Trung Đông. Cùng ngày, Đức Thánh Cha cũng có buổi hội kiến riêng về vấn đề nêu trên với Tổng thống Chính quyền Palestine, ông Mahmoud Abbas. (3 Tháng Sáu 2011, CNA / EWTN News).
Tiền Hô