ĐTC kêu gọi hòa giải và hòa bình ở Syria và Libya
Castel Gandolfo – ĐTC Biển Đức XVI bày tỏ "sự quan ngại sâu sắc" cho bạo lực ở Syria và Libya, "nơi mà việc sử dụng vũ khí đã không giải quyết tình hình". Trong bài phát biểu ngày 8-8, Ngài kêu gọi hòa giải giữa người dân Syria và chính quyền nước này, kêu gọi cộng đồng quốc tế hãy làm việc với Tripoli để đạt được "một kế hoạch hòa bình cho đất nước, thông qua đàm phán và đối thoại xây dựng".
Phát biểu với các tín hữu tụ tập trong sân của Dinh thự Tông đồ tại Castel Gandolfo, ĐTC Biển Đức XVI nói sau kinh Truyền Tin: "Anh chị em thân mến, tôi theo dõi với mối quan ngại sâu sắc số lượng đáng kể và ngày càng tăng của các vụ bạo động ở Syria, vốn làm cho nhiều người thành nạn nhân và rất nhiều đau khổ. Tôi kêu gọi các tín hữu Công Giáo cầu nguyện cho nỗ lực hòa giải có thể thắng thế trước sự chia rẻ và hận thù. Tôi cũng kêu gọi chính quyền và người dân Syria hãy tái thiết lập hoà bình càng sớm càng tốt, và cho các nhu cầu chính đáng của người dân đất nước này được đáp ứng đầy đủ, tôn trọng phẩm giá của họ và vì lợi ích của sự ổn định trong khu vực. Tôi cũng nghĩ nhớ đến Libya, nơi mà việc sử dụng vũ khí đã không giải quyết tình hình. Tôi kêu gọi các tổ chức quốc tế và các người có trách nhiệm chính trị và quân sự hãy tìm kiếm, với niềm xác tín và sự thuyết phục, một kế hoạch hòa bình cho đất nước, thông qua đàm phán và đối thoại xây dựng".
Kể từ tháng Ba, sau “cách mạng hoa nhài" ở Tunisia và Ai Cập, các cuộc biểu tình đã diễn ra ở Syria chống lại sự đàn áp của Assad, các cuộc tấn công và vây hãm của quân đội, mà theo phe đối lập đã làm cho hàng trăm người thiệt mạng, và hàng chục ngàn người bị bắt giữ.
CácKitô hữu Syria, trong khi ủng hộ nhiều yêu cầu tự do hơn và dân chủ hơn, lo sợ rằng sự sụp đổ của ông Assad có thể mang lại một chế độ cực đoan Hồi giáo, vốn sẽ tước đoạt sự tự do tôn giáo thực sự của họ và các nhóm thiểu số khác.
Kể từ tháng Hai, nội chiến đã xâu xé Libya. Quân nổi dậy ở Benghazi trên thực tế được hỗ trợ bởi máy bay và tàu chiến của Tổ chức Minh ước Bắc Đại Tây Dương (NATO). Phe nổi dậy được nghĩ rằng sẽ bảo vệ thường dân (ở Benghazi), nhưng trên thực tế đang gây ra nhiều tử vong trong số thường dân ở Tripoli. Mặc dù đã có hàng chục cuộc không kích trong vài tháng qua, tình hình vần là bế tắc với sự thiệt hại khổng lồ về nhận mạng, kinh tế và cơ sở hạ tầng của mọi phe, trong đó có các quốc gia NATO nữa.
Trước bài phát biểu sau kinh Truyền Tin, ĐTC Biển Đức XVI diễn giải Tin Mừng ngày 7-8 (chủ nhật 19 thường niên A), vốn trình bày phép lạ của cơn bão được Chúa làm tan biến, và trong đó thánh Phêrô được cứu sống (Mt 14:22-33). Ngài nói: “Đó là một sự kiện có ý nghĩa rất lớn mà các Giáo Phụ đã hiểu. Biển tượng trưng cho cuộc sống hôm nay và sự bất ổn của thế giới hữu hình. Cơn bão cho thấy những khó khăn đàn áp con người. Tuy nhiên, chiếc thuyền này tượng trưng cho Giáo Hội được xây dựng trên Chúa Kitô và do các Tông Đồ dẫn dắt. Chúa Giêsu muốn giáo dục các môn đệ hãy can đảm chịu đựng các nghịch cảnh của cuộc sống, đặt niềm tin vào Đức Chúa, Đấng Duy Nhất đã tỏ mình với ngôn sứ Êlia trên núi Horeb trong “tiếnggió hiu hiu”(1 V 19,12).
Về việc cứu thánh Phêrô,ĐTC Biển Đức XVI nói: “Thánh Âu tinh, dùng hình ảnh Chúa đang nói với thánh tông đồ ‘Chúa tự hạ mình và nắm lấy tay con. Một mình con, con không thể đứng vững. Con hãy nắm chặt bàn tay chìa xuống phía con’ (Enarr. In Ps 95:7; PL 36, 1233)! Thánh Phêrô đi trên mặt nước không phải nhờ sức mạnh riêng của Ngài, nhưng nhờ ơn Chúa mà Ngài tin vào. Khi sự ngờ vực lấn át Ngài, khi Ngài dừng lại nhìn vào Chúa Giêsu và sợ gió mạnh, khi Ngài không hoàn toàn tin tưởng lời của Thầy mình, Ngài rời xa khỏi Thầy và bắt đầu chìm. Nhà tư tưởng lớn Romano Guardini đã viết rằng “Chúa luôn luôn ở gần chúng ta vì Chúa là gốc rễ của hữu thể chúng ta. Tuy nhiên, chúng ta phải kiểm tra mối quan hệ của chúng ta với Thiên Chúa giữa các cực của khoảng xa và khoảng gần. Khoảng gần làm cho chúng ta thêm mạnh, còn khoảng xa thử thách chúng ta” (Accettare se stessi, Brescia năm 1992, 71)".
ĐTC Biển Đức XVI nói: "Trước khi chúng ta tìm Chúa hoặc khẩn cầu Chúa, Chúa đã tự đến với chúng ta, đưa Trời xuống nắm lấy tay chúng ta và đưa chúng ta lên cao. Chúa chỉ chờ chúng ta hoàn toàn phó thác và tin tưởng Chúa. Chúng ta hãy nài xin Đức Trinh Nữ Maria, một mẫu gương của hoàn toàn tín thác vào Chúa, để giữa bao lo lắng, vấn đề và khó khăn làm rối biển đời chúng ta, trái tim của chúng ta vẫn có thể chú ý đến lời trấn an của Chúa Giêsu, ‘Cứyên tâm, chính Thầy đây, đừng sợ!”, để đức tin của chúng ta có thể phát triển trong Ngài".(AsiaNews 8-8-2011)
Nguyễn Trọng Đa
Castel Gandolfo – ĐTC Biển Đức XVI bày tỏ "sự quan ngại sâu sắc" cho bạo lực ở Syria và Libya, "nơi mà việc sử dụng vũ khí đã không giải quyết tình hình". Trong bài phát biểu ngày 8-8, Ngài kêu gọi hòa giải giữa người dân Syria và chính quyền nước này, kêu gọi cộng đồng quốc tế hãy làm việc với Tripoli để đạt được "một kế hoạch hòa bình cho đất nước, thông qua đàm phán và đối thoại xây dựng".
Phát biểu với các tín hữu tụ tập trong sân của Dinh thự Tông đồ tại Castel Gandolfo, ĐTC Biển Đức XVI nói sau kinh Truyền Tin: "Anh chị em thân mến, tôi theo dõi với mối quan ngại sâu sắc số lượng đáng kể và ngày càng tăng của các vụ bạo động ở Syria, vốn làm cho nhiều người thành nạn nhân và rất nhiều đau khổ. Tôi kêu gọi các tín hữu Công Giáo cầu nguyện cho nỗ lực hòa giải có thể thắng thế trước sự chia rẻ và hận thù. Tôi cũng kêu gọi chính quyền và người dân Syria hãy tái thiết lập hoà bình càng sớm càng tốt, và cho các nhu cầu chính đáng của người dân đất nước này được đáp ứng đầy đủ, tôn trọng phẩm giá của họ và vì lợi ích của sự ổn định trong khu vực. Tôi cũng nghĩ nhớ đến Libya, nơi mà việc sử dụng vũ khí đã không giải quyết tình hình. Tôi kêu gọi các tổ chức quốc tế và các người có trách nhiệm chính trị và quân sự hãy tìm kiếm, với niềm xác tín và sự thuyết phục, một kế hoạch hòa bình cho đất nước, thông qua đàm phán và đối thoại xây dựng".
Kể từ tháng Ba, sau “cách mạng hoa nhài" ở Tunisia và Ai Cập, các cuộc biểu tình đã diễn ra ở Syria chống lại sự đàn áp của Assad, các cuộc tấn công và vây hãm của quân đội, mà theo phe đối lập đã làm cho hàng trăm người thiệt mạng, và hàng chục ngàn người bị bắt giữ.
CácKitô hữu Syria, trong khi ủng hộ nhiều yêu cầu tự do hơn và dân chủ hơn, lo sợ rằng sự sụp đổ của ông Assad có thể mang lại một chế độ cực đoan Hồi giáo, vốn sẽ tước đoạt sự tự do tôn giáo thực sự của họ và các nhóm thiểu số khác.
Kể từ tháng Hai, nội chiến đã xâu xé Libya. Quân nổi dậy ở Benghazi trên thực tế được hỗ trợ bởi máy bay và tàu chiến của Tổ chức Minh ước Bắc Đại Tây Dương (NATO). Phe nổi dậy được nghĩ rằng sẽ bảo vệ thường dân (ở Benghazi), nhưng trên thực tế đang gây ra nhiều tử vong trong số thường dân ở Tripoli. Mặc dù đã có hàng chục cuộc không kích trong vài tháng qua, tình hình vần là bế tắc với sự thiệt hại khổng lồ về nhận mạng, kinh tế và cơ sở hạ tầng của mọi phe, trong đó có các quốc gia NATO nữa.
Trước bài phát biểu sau kinh Truyền Tin, ĐTC Biển Đức XVI diễn giải Tin Mừng ngày 7-8 (chủ nhật 19 thường niên A), vốn trình bày phép lạ của cơn bão được Chúa làm tan biến, và trong đó thánh Phêrô được cứu sống (Mt 14:22-33). Ngài nói: “Đó là một sự kiện có ý nghĩa rất lớn mà các Giáo Phụ đã hiểu. Biển tượng trưng cho cuộc sống hôm nay và sự bất ổn của thế giới hữu hình. Cơn bão cho thấy những khó khăn đàn áp con người. Tuy nhiên, chiếc thuyền này tượng trưng cho Giáo Hội được xây dựng trên Chúa Kitô và do các Tông Đồ dẫn dắt. Chúa Giêsu muốn giáo dục các môn đệ hãy can đảm chịu đựng các nghịch cảnh của cuộc sống, đặt niềm tin vào Đức Chúa, Đấng Duy Nhất đã tỏ mình với ngôn sứ Êlia trên núi Horeb trong “tiếnggió hiu hiu”(1 V 19,12).
Về việc cứu thánh Phêrô,ĐTC Biển Đức XVI nói: “Thánh Âu tinh, dùng hình ảnh Chúa đang nói với thánh tông đồ ‘Chúa tự hạ mình và nắm lấy tay con. Một mình con, con không thể đứng vững. Con hãy nắm chặt bàn tay chìa xuống phía con’ (Enarr. In Ps 95:7; PL 36, 1233)! Thánh Phêrô đi trên mặt nước không phải nhờ sức mạnh riêng của Ngài, nhưng nhờ ơn Chúa mà Ngài tin vào. Khi sự ngờ vực lấn át Ngài, khi Ngài dừng lại nhìn vào Chúa Giêsu và sợ gió mạnh, khi Ngài không hoàn toàn tin tưởng lời của Thầy mình, Ngài rời xa khỏi Thầy và bắt đầu chìm. Nhà tư tưởng lớn Romano Guardini đã viết rằng “Chúa luôn luôn ở gần chúng ta vì Chúa là gốc rễ của hữu thể chúng ta. Tuy nhiên, chúng ta phải kiểm tra mối quan hệ của chúng ta với Thiên Chúa giữa các cực của khoảng xa và khoảng gần. Khoảng gần làm cho chúng ta thêm mạnh, còn khoảng xa thử thách chúng ta” (Accettare se stessi, Brescia năm 1992, 71)".
ĐTC Biển Đức XVI nói: "Trước khi chúng ta tìm Chúa hoặc khẩn cầu Chúa, Chúa đã tự đến với chúng ta, đưa Trời xuống nắm lấy tay chúng ta và đưa chúng ta lên cao. Chúa chỉ chờ chúng ta hoàn toàn phó thác và tin tưởng Chúa. Chúng ta hãy nài xin Đức Trinh Nữ Maria, một mẫu gương của hoàn toàn tín thác vào Chúa, để giữa bao lo lắng, vấn đề và khó khăn làm rối biển đời chúng ta, trái tim của chúng ta vẫn có thể chú ý đến lời trấn an của Chúa Giêsu, ‘Cứyên tâm, chính Thầy đây, đừng sợ!”, để đức tin của chúng ta có thể phát triển trong Ngài".(AsiaNews 8-8-2011)
Nguyễn Trọng Đa