Man rợ! bào thai bị phá ở Trung Quốc được biến thành thuốc
Báo chí Hàn Quốc đưa ra những lời cáo buộc. Bệnh viện ở tỉnh Cát Lâm, Trung Quốc dùng thi hài bào thai làm thành viên nang bán tại Hàn Quốc, nơi chúng được sử dụng cho các bệnh không thể chữa được. Seoul và Bắc Kinh bắt tay điều tra, nhưng cái gốc sai lầm như thế bắt nguồn từ chính sách một con của Trung Quốc và bạo lực do chế độ cộng sản gây ra nhân danh kế hoạch hóa gia đình.
Bắc Kinh (AsiaNews) – Chính quyền Trung Quốc đang điều tra cáo buộc trên báo chí Hàn Quốc rằng các thi hài bào thai từ tỉnh Cát Lâm đã bị bán bất hợp pháp ở Hàn Quốc, nơi chúng được sử dụng cho mục đích điều trị.
Theo đài truyền hình SBS Hàn Quốc, một số bệnh viện ở Trung Quốc dường như đã bán các bào thai bị phá sau khi chúng bị biến thành "viên nang thịt người" chứa các thi hài. Báo chí Hàn Quốc cho hay những viên nang này đã được bán như thuốc điều trị cho một số bệnh không thể chữa được với chi phí 800.000 won (750 Mỹ kim) cho mỗi 100 viên.
Cơ quan hải quan Hàn Quốc yêu cầu các công tố viên điều tra kỹ vấn đề. Chính phủ Hàn Quốc thông báo rằng họ sẽ làm việc với Trung Quốc để ngăn chặn việc buôn bán "kinh khiếp" này. Các quan chức Trung Quốc cho hay họ sẽ thực hiện các bước cần thiết để chấm dứt điều đó, họ cũng cho biết thêm rằng Trung Quốc có "quy định chặt chẽ" để xử lý các thi hài bị phá bỏ.
Mặc dù cuộc điều tra đang được tiến hành, nhưng thực tế là nó liên quan đến các bào thai bị phá bỏ nên đã làm tăng thêm độ tin cậy của các bài báo. Mặc dù công khai tuyên bố ý định làm dịu đi 'chính sách một con' của mình, nhưng nhà cầm quyền cộng sản Trung Quốc vẫn tiếp tục thực thi pháp luật một cách mạnh mẽ. Bất cứ ai vi phạm chính sách này và không thể trả tiền phạt đều bị buộc phải phá thai.
Theo phong tục truyền thống của Trung Quốc, các cặp vợ chồng có nghĩa vụ phải có con trai nối dõi để chăm sóc cha mẹ khi họ già yếu. Do đó, vấn đề ép buộc phá thai bị làm tồi tệ hơn bởi sự lựa chọn giới tính. Hậu quả là hàng năm, hàng triệu bé gái không được sinh ra.
Reggie Littlejohn, người điều hành trang mạng Các Quyền Phụ Nữ Không Biên Giới viết rằng: "Năm 2011, một năm sau khi Trung Quốc […] cam kết sẽ đưa tỷ lệ giới tính về mức bình thường, thì hiện nay có 119 bé trai được sinh ra cho mỗi 100 bé gái được ra đời. Khoảng cách giới tính đã không thu hẹp lại mà còn mở rộng ra. Không nên nhầm lẫn. Chính sách một con của Trung Quốc được thực thi thông qua việc ép buộc phá thai, ép buộc triệt sản, giết trẻ sơ sinh. […] Chính sách một con là cuôc chiến của Trung Quốc trên phụ nữ".
Phụ nữ và những người phản đối chính quyền Trung Quốc phải trả giá cho cuộc chiến này. Trường hợp nổi tiếng nhất là nhà hoạt động khiếm thị Chen Guangcheng. Ra tù vào tháng 9 năm 2010 sau bốn năm ngồi tù, ông cho biết ông vẫn còn bị quản thúc tại gia mà không có bản án.
Bị kết tội hủy hoại tài sản và tham gia vào đám đông để làm gián đoạn giao thông, thực sự vị luật sư là mục tiêu của nhà cầm quyền do công việc kiên định của ông thay mặt cho phụ nữ và vì sự phản đối của ông đối với các vụ phá thai ép buộc, vốn là thành phần của chính sách kế hoạch hóa gia đình được Trung Quốc thông qua vào cuối những năm 1970.
Báo chí Hàn Quốc đưa ra những lời cáo buộc. Bệnh viện ở tỉnh Cát Lâm, Trung Quốc dùng thi hài bào thai làm thành viên nang bán tại Hàn Quốc, nơi chúng được sử dụng cho các bệnh không thể chữa được. Seoul và Bắc Kinh bắt tay điều tra, nhưng cái gốc sai lầm như thế bắt nguồn từ chính sách một con của Trung Quốc và bạo lực do chế độ cộng sản gây ra nhân danh kế hoạch hóa gia đình.
Bắc Kinh (AsiaNews) – Chính quyền Trung Quốc đang điều tra cáo buộc trên báo chí Hàn Quốc rằng các thi hài bào thai từ tỉnh Cát Lâm đã bị bán bất hợp pháp ở Hàn Quốc, nơi chúng được sử dụng cho mục đích điều trị.
Theo đài truyền hình SBS Hàn Quốc, một số bệnh viện ở Trung Quốc dường như đã bán các bào thai bị phá sau khi chúng bị biến thành "viên nang thịt người" chứa các thi hài. Báo chí Hàn Quốc cho hay những viên nang này đã được bán như thuốc điều trị cho một số bệnh không thể chữa được với chi phí 800.000 won (750 Mỹ kim) cho mỗi 100 viên.
Cơ quan hải quan Hàn Quốc yêu cầu các công tố viên điều tra kỹ vấn đề. Chính phủ Hàn Quốc thông báo rằng họ sẽ làm việc với Trung Quốc để ngăn chặn việc buôn bán "kinh khiếp" này. Các quan chức Trung Quốc cho hay họ sẽ thực hiện các bước cần thiết để chấm dứt điều đó, họ cũng cho biết thêm rằng Trung Quốc có "quy định chặt chẽ" để xử lý các thi hài bị phá bỏ.
Mặc dù cuộc điều tra đang được tiến hành, nhưng thực tế là nó liên quan đến các bào thai bị phá bỏ nên đã làm tăng thêm độ tin cậy của các bài báo. Mặc dù công khai tuyên bố ý định làm dịu đi 'chính sách một con' của mình, nhưng nhà cầm quyền cộng sản Trung Quốc vẫn tiếp tục thực thi pháp luật một cách mạnh mẽ. Bất cứ ai vi phạm chính sách này và không thể trả tiền phạt đều bị buộc phải phá thai.
Theo phong tục truyền thống của Trung Quốc, các cặp vợ chồng có nghĩa vụ phải có con trai nối dõi để chăm sóc cha mẹ khi họ già yếu. Do đó, vấn đề ép buộc phá thai bị làm tồi tệ hơn bởi sự lựa chọn giới tính. Hậu quả là hàng năm, hàng triệu bé gái không được sinh ra.
Reggie Littlejohn, người điều hành trang mạng Các Quyền Phụ Nữ Không Biên Giới viết rằng: "Năm 2011, một năm sau khi Trung Quốc […] cam kết sẽ đưa tỷ lệ giới tính về mức bình thường, thì hiện nay có 119 bé trai được sinh ra cho mỗi 100 bé gái được ra đời. Khoảng cách giới tính đã không thu hẹp lại mà còn mở rộng ra. Không nên nhầm lẫn. Chính sách một con của Trung Quốc được thực thi thông qua việc ép buộc phá thai, ép buộc triệt sản, giết trẻ sơ sinh. […] Chính sách một con là cuôc chiến của Trung Quốc trên phụ nữ".
Phụ nữ và những người phản đối chính quyền Trung Quốc phải trả giá cho cuộc chiến này. Trường hợp nổi tiếng nhất là nhà hoạt động khiếm thị Chen Guangcheng. Ra tù vào tháng 9 năm 2010 sau bốn năm ngồi tù, ông cho biết ông vẫn còn bị quản thúc tại gia mà không có bản án.
Bị kết tội hủy hoại tài sản và tham gia vào đám đông để làm gián đoạn giao thông, thực sự vị luật sư là mục tiêu của nhà cầm quyền do công việc kiên định của ông thay mặt cho phụ nữ và vì sự phản đối của ông đối với các vụ phá thai ép buộc, vốn là thành phần của chính sách kế hoạch hóa gia đình được Trung Quốc thông qua vào cuối những năm 1970.