Ai cũng biết đồng tiền nó vô tri, vô giác, nó không nói, nó không biết làm gì cả nhưng sức công phá của đồng tiền vô cùng lớn. Tác hại của đồng tiền thật kinh khủng, hậu quả của nó để lại thật khôn lường.
Chuyện thứ nhất :
Người con cả trong gia đình ấy được xuất cảnh theo diện con lai. Qua Mỹ, anh phải cực khổ để kiếm miếng cơm manh áo. Từ Cali anh về Missouri chỉ vỏn vẹn có 20 đồng bạc. Từ ngày từ ngày anh đi làm thuê làm mướn, lập gia đình rồi có 3 người con. Nghe anh kể lại chuỗi ngày sống của anh thật đau khổ. Thế nhưng, những đau khổ để kiếm tiền lo cho vợ cho con không đau khổ bằng cái tình nghĩa của anh em.
Mẹ và các em cùng mẹ khác cha còn ở lại đất Việt. Vì thương mẹ, báo hiếu cho mẹ nên mỗi khi Việt Nam gọi điện hay gửi thư báo cho biết mẹ bệnh mẹ đau là bằng mọi giá anh gởi tiền về cho mẹ. Sau nhiều năm nhiều tháng anh nhận được lá thư của mẹ báo rằng mẹ không nhận được sự trợ giúp nào từ anh. Anh tá hỏa tam tinh sau khi biết được sự thật đắng lòng. Từ ngày ấy, không nhờ các em lo cho mẹ nữa mà phải nại đến bà dì. Qua bà dì thì số tiền lo cho mẹ không bị hao hụt như trước nữa.
Một ngày kia, 3 giờ sáng, giọng nói từ Việt Nam gọi qua xin anh 200 đồng để tổ chức sinh nhật cho con của họ ! Anh ngạc nhiên nói rằng bên đây nghèo lắm, chẳng bao giờ tổ chức sinh nhật, họa chăng đến ngày sinh nhật đưa con vợ con ra tiệm ăn chút gì đó vài chục đồng bạc. Nghe như thế, người bên kia bắt đầu trách móc là Việt Kiều sao mà than thế !
Ở bên kia họ đâu hiểu được rằng để có được đồng tiền sinh sống bên đất Mỹ cả là một vấn đề. Có tiền thật đấy nhưng phải đánh đổi bằng sức lao động cật lực.
Ngày mẹ mất đi, anh không có đủ tiền về Việt Nam lo cho mẹ, anh phải đi vay đi mượn để gửi về nhờ bà dì lo cho mẹ. Nói ra chẳng ai tin nhưng đó lại là sự thật.
Mẹ ra đi, từ ngày ấy anh nói lời từ biệt với mấy người em. Chẳng còn liên hệ, chẳng còn dính dáng gì nữa cho đâm phiền toái.
Đồng tiền đã làm mất tình mất nghĩa.
Chuyện thứ hai :
Người anh cả của gia đình có 7 người em. Đặt chân qua Mỹ người anh phải nai lưng ra “cày” để kiếm sống. Chắt chiu mãi để lo cho cha mẹ và 7 người em. Tưởng chừng các em thấu hiểu nỗi khổ của anh mình nhưng không, cả 7 đều ngoảnh mặt sau khi đến nơi mà họ cần đến. Tình nghĩa từ ngày ấy bỗng phôi phai. Cũng từ vật chất, tiền bạc mà ra cả.
Chuyện thứ ba :
Lại có gia đình kia, người anh cũng vì tình vì nghĩa mà lo cho các em. Cho người em cùng chồng và hai con qua nhà mình để tá túc. Tưởng chừng cảm nhận được tình sâu nghĩa nặng ấy nhưng rồi người em bảo : “Tưởng anh chị đưa qua đây giúp đỡ chứ có lo gì đâu ?”
Sao mà cay đắng thế ! Sao mà nghiệt ngã thế ! Những ngày mưa to gió lớn, những bữa trời đông buốt giá ai là người chăm cho hai đứa nhỏ đến trường vậy mà sao lại ăn nói như thế !
Tưởng chừng gia đình ở chung và cảm nhận tình thương như thế sẽ sống hạnh phúc, đùm bọc nhau nhưng kết quả hoàn toàn ngược lại. Người anh đã hơn một lần nói cho em biết là em sống vô ơn bạc nghĩa.
Vẫn ở chung một nhà đó, vẫn sống chung trong một mái ấm đó nhưng thật ra nó là mái lạnh hơn là mái ấm. Ngày mỗi ngày đi làm về dù gặp mặt nhau nhưng cứ coi nhau như người xa lạ vậy. Mặt giận, mày hờn nhìn thấy mà kinh khủng !
Người em chuẩn bị dọn ra chổ khác ở và rồi tình nghĩa sẽ đi theo.
Tạm kết : Đồng tiền, vật chất, nhà cửa có thể dù khó khăn, vất vả nhưng con người vẫn còn có cơ may tạo ra được nhưng tình nghĩa chẳng ai mua được đâu.
Dẫu biết rằng cái cõi tạm này mau qua chóng lụi nhưng tại sao người ta lại cứ mãi vun vén như vậy. Được gì chăng khi tình chẳng còn mà nghĩa cũng chẳng thấy.
Vẫn biết là đồng tiền chẳng là gì nhưng người người đi vun vén.
Biết bao nhiêu người đã hơn một lần đụng phải, đã cay đắng với đồng tiền nhưng hình như vẫn chưa là kinh nghiệm cho bản thân. Họ cứ để, cứ để cho đồng tiền lèo lái cuộc đời của họ.
Sức mạnh của đồng tiền quả thật là lớn !
Chuyện thứ nhất :
Người con cả trong gia đình ấy được xuất cảnh theo diện con lai. Qua Mỹ, anh phải cực khổ để kiếm miếng cơm manh áo. Từ Cali anh về Missouri chỉ vỏn vẹn có 20 đồng bạc. Từ ngày từ ngày anh đi làm thuê làm mướn, lập gia đình rồi có 3 người con. Nghe anh kể lại chuỗi ngày sống của anh thật đau khổ. Thế nhưng, những đau khổ để kiếm tiền lo cho vợ cho con không đau khổ bằng cái tình nghĩa của anh em.
Mẹ và các em cùng mẹ khác cha còn ở lại đất Việt. Vì thương mẹ, báo hiếu cho mẹ nên mỗi khi Việt Nam gọi điện hay gửi thư báo cho biết mẹ bệnh mẹ đau là bằng mọi giá anh gởi tiền về cho mẹ. Sau nhiều năm nhiều tháng anh nhận được lá thư của mẹ báo rằng mẹ không nhận được sự trợ giúp nào từ anh. Anh tá hỏa tam tinh sau khi biết được sự thật đắng lòng. Từ ngày ấy, không nhờ các em lo cho mẹ nữa mà phải nại đến bà dì. Qua bà dì thì số tiền lo cho mẹ không bị hao hụt như trước nữa.
Một ngày kia, 3 giờ sáng, giọng nói từ Việt Nam gọi qua xin anh 200 đồng để tổ chức sinh nhật cho con của họ ! Anh ngạc nhiên nói rằng bên đây nghèo lắm, chẳng bao giờ tổ chức sinh nhật, họa chăng đến ngày sinh nhật đưa con vợ con ra tiệm ăn chút gì đó vài chục đồng bạc. Nghe như thế, người bên kia bắt đầu trách móc là Việt Kiều sao mà than thế !
Ở bên kia họ đâu hiểu được rằng để có được đồng tiền sinh sống bên đất Mỹ cả là một vấn đề. Có tiền thật đấy nhưng phải đánh đổi bằng sức lao động cật lực.
Ngày mẹ mất đi, anh không có đủ tiền về Việt Nam lo cho mẹ, anh phải đi vay đi mượn để gửi về nhờ bà dì lo cho mẹ. Nói ra chẳng ai tin nhưng đó lại là sự thật.
Mẹ ra đi, từ ngày ấy anh nói lời từ biệt với mấy người em. Chẳng còn liên hệ, chẳng còn dính dáng gì nữa cho đâm phiền toái.
Đồng tiền đã làm mất tình mất nghĩa.
Chuyện thứ hai :
Người anh cả của gia đình có 7 người em. Đặt chân qua Mỹ người anh phải nai lưng ra “cày” để kiếm sống. Chắt chiu mãi để lo cho cha mẹ và 7 người em. Tưởng chừng các em thấu hiểu nỗi khổ của anh mình nhưng không, cả 7 đều ngoảnh mặt sau khi đến nơi mà họ cần đến. Tình nghĩa từ ngày ấy bỗng phôi phai. Cũng từ vật chất, tiền bạc mà ra cả.
Chuyện thứ ba :
Lại có gia đình kia, người anh cũng vì tình vì nghĩa mà lo cho các em. Cho người em cùng chồng và hai con qua nhà mình để tá túc. Tưởng chừng cảm nhận được tình sâu nghĩa nặng ấy nhưng rồi người em bảo : “Tưởng anh chị đưa qua đây giúp đỡ chứ có lo gì đâu ?”
Sao mà cay đắng thế ! Sao mà nghiệt ngã thế ! Những ngày mưa to gió lớn, những bữa trời đông buốt giá ai là người chăm cho hai đứa nhỏ đến trường vậy mà sao lại ăn nói như thế !
Tưởng chừng gia đình ở chung và cảm nhận tình thương như thế sẽ sống hạnh phúc, đùm bọc nhau nhưng kết quả hoàn toàn ngược lại. Người anh đã hơn một lần nói cho em biết là em sống vô ơn bạc nghĩa.
Vẫn ở chung một nhà đó, vẫn sống chung trong một mái ấm đó nhưng thật ra nó là mái lạnh hơn là mái ấm. Ngày mỗi ngày đi làm về dù gặp mặt nhau nhưng cứ coi nhau như người xa lạ vậy. Mặt giận, mày hờn nhìn thấy mà kinh khủng !
Người em chuẩn bị dọn ra chổ khác ở và rồi tình nghĩa sẽ đi theo.
Tạm kết : Đồng tiền, vật chất, nhà cửa có thể dù khó khăn, vất vả nhưng con người vẫn còn có cơ may tạo ra được nhưng tình nghĩa chẳng ai mua được đâu.
Dẫu biết rằng cái cõi tạm này mau qua chóng lụi nhưng tại sao người ta lại cứ mãi vun vén như vậy. Được gì chăng khi tình chẳng còn mà nghĩa cũng chẳng thấy.
Vẫn biết là đồng tiền chẳng là gì nhưng người người đi vun vén.
Biết bao nhiêu người đã hơn một lần đụng phải, đã cay đắng với đồng tiền nhưng hình như vẫn chưa là kinh nghiệm cho bản thân. Họ cứ để, cứ để cho đồng tiền lèo lái cuộc đời của họ.
Sức mạnh của đồng tiền quả thật là lớn !