Từ ngày 30-11-2011 bà ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton đang viếng thăm nước Myanmar. Từ hơn 50 năm qua đây là lần đầu tiên một nhân vật cấp cao Hoa Kỳ đến thăm nước này.
Trong buổi hội kiến với tổng thống Thein Sein tại thủ đô Naypyidaw, ngoại trưởng Hillary Clinton đã nói: ”Hoa Kỳ được khích lệ bởi các nỗ lực cải cách tại Myanmar. Tôi tới đây vì tổng thống Obama và tôi cảm thấy được khích lệ bởi các biện pháp mà tổng thống đã đề ra cho dân tộc của tổng thống”. Đáp lời bà ngoại trưởng Hoa Kỳ, tổng thống Thein Sein bầy tỏ niềm vui và hạnh phúc vì chuyến viếng thăm này. Ông nói: ”Đây là một sự kiện lịch sử và nó sẽ là một chương mới trong các quan hệ giữa hai quốc gia của chúng ta. Tôi đánh giá cao bầu khí mà bà ngoại trưởng đã đem lại để tạo ra các tương quan thân hữu giữa Hoa Kỳ và Myanmar”.
Thật thế, từ hai năm qua Hoa Kỳ và Myanmar đã từ từ xích lại gần nhau hơn. Chính quyền Myanmar thì lo lắng tái chiếm sự tin tưởng của cộng đồng quốc tế, còn Hoa Kỳ thì sợ rằng mình đã tặng không một vùng đất chiến thuật cho kẻ thù là Trung Quốc. Với chuyến viếng thăm của ngoại trưởng Hillary Clinton, cuộc đối thoại giữa Hoa Kỳ và Myanmar trở thành chính thức, và nó diễn tả điểm cao của một thời kỳ, trong đó các cải cách do chính quyền Yagoon đề ra khiến cho người ta hy vọng vào một khởi đầu của sự thay đổi đích thật, đồng thời chấm dứt tình trạng bị cô lập kéo dài nửa thế kỷ qua của dân nước Myanmar.
Trong bức thư gửi tổng thống Thein Sein do ngoại trường Hoa Kỳ trao, tổng thống Barack Obama cũng khẳng định đây là một giai đoạn mới của việc chuyển biến dân chủ và tôn trọng các quyền con người. Chính quyền Hoa Kỳ muốn thăm dò phương cách ủng hộ và thăng tiến các nỗ lực của chính quyền Yangoon trong việc chuyển tiếp hướng tới nền dân chủ và việc thăng tiến các quyền con người.
Qủa vậy, các chuyên viên quan sát tình hình Myanmar nhận thấy trong hai năm qua tổng thống Thein Sein đã có can đảm hướng Myanmar tới bước chuyển tiếp dân chủ đích thật, bằng cách bắt đầu đối thoại với bà Aung San Suu Kyi đã bị ông và các tướng lãnh sợ hãi quản thúc 15 năm qua, và chấp nhận cho bà tham gia một cuộc bầu cử quốc hội bổ xung vào cuối năm nay, qua đó đảng đối lập của bà có thể chiếm được ghế trong quốc hội.
Tổng thống Thein Sein cũng đã bắt đầu tổ chức các cuộc họp báo thường xuyên để thông tin cho dân chúng biết các sáng kiến mới do chính quyền đề ra. Ông cũng đã trả tự do cho 6.359 tù nhân, trong đó có một nhóm tù nhân chính trị. Ngoài ra tổng thống Thein Sein cũng đã can đảm quyết định ngưng việc xây cất đập Myitsone, do Trung Quốc muốn và tài trợ. Lý do chính thức được đưa ra là vì sự phản đối của các nhóm bảo vệ môi sinh, nhưng trên thực tế là vì các lý do chiến lược và chính trị.
Hôm thứ năm 1-12-2011 ngoại trưởng Hoa Kỳ cũng đã gặp gỡ bà Aung San Suu Kyi giải Nobel Hoà Bình 1991, lãnh tụ đảng đối lập đã từng thắng cử, nhưng bị Hội Đồng quân quản phủ nhận, cướp tay trên, đàn áp và quản thúc tại gia. Tuy bị đàn áp và ngược đãi như thế, nhưng bà Aung San Suu Kyi vẫn kiên trì quyết tâm tranh đấu cho dân chủ, tự do và phát triển dân nước Myanmar.
Trong những ngày vừa qua bà tuyên bố tin tưởng nơi ý chí thay đổi của tổng thống Thein Sein. Đảng Liên minh quốc gia dân chủ của bà đã tẩy chay các cuộc bầu cử năm ngoái, đang chuẩn bị ra tranh cử với 40 thành viên trong đó chắc chắn có cả bà, trong cuộc bỏ phiếu bổ xung vào các ngày sắp tới.
Trên bình diện đối nội tổng thống Thein Sein và chính quyền Yangoon rất ý thức được các xung khắc vẫn âm ỉ tại Myanmar. Người dân Myanmar và toàn thế giới vẫn không quên các vụ tàn sát đẫm máu hàng ngàn sư sãi và thường dân biểu tình hồi tháng 8 năm 2007. Bên cạnh đó là chính sách đàn áp các nhóm dân thiểu số trong đó có hai bộ tộc Karen và Kachin.
Các lựa chọn trên đây của chính quyền Myanmar khiến cho Trung Quốc ”nhột nhạt” và ”chướng tai gai mắt”. Lý do là vì trong hai mươi năm qua lợi dụng sự thiếu cạnh tranh của Hoa Kỳ và các quốc gia Tây Phương, nhà nước cộng sản Bắc Kinh đã thành công trong việc lôi kéo Myanmar vào trong vòng ảnh hưởng của mình để ký các hợp đồng khai thác quặng mỏ, trong đó có mỏ dầu hỏa ngoài khơi Myanmar, nhưng nhất là dùng Myanmar để thỏa mãn tham vọng kiểm soát Ấn Độ Dương, cũng như dùng Việt Nam để kiểm soát biển Đông, Thái Bình Dương và toàn vùng Đông Nam Á.
Tuy nhiên, trước ”chủ trương bành trướng đế quốc thực dân” của Nhà nước Bắc Kinh, các cựu tướng lãnh và nhóm thiểu số làm giầu buôn bán quặng mỏ với Trung Quốc bắt đầu cảm thấy ”vòng tay yêu thương” của chính quyền Bắc Kinh ngày càng siết chặt đến nghẹt thở.
Vì thế phải mau chóng tìm mọi cách nối lại liên hệ với Hoa Kỳ và các nước Tây Phương, và muốn thế thì phải bắt đầu tiến trình dân chủ hóa đất nước. Ngoài ra Myanmar cũng mong muốn sẽ được giữ ghế chủ tịch khối Asian vào năm 2014.
Có lẽ đây cũng là lý do các chuyến công du nhiều nước Á châu của tổng thống Barack Obama hồi tháng 11 vừa qua, cũng như các chuyến viếng thăm hiện nay của ngoại trưởng Hoa Kỳ. Với hơn 50 liên hiệp quân sự ký kết với các nước trong vùng Thái Bình Dương và Đông Nam Á người ta đang chứng kiến cảnh Hoa Kỳ bao vây ”con cọp” Trung Quốc hiếu chiến.
Chuyến viếng thăm của ngoại trưởng Hillary Clinton chắc chắn không phải là chiếc đũa thần có thể lập tức thay đổi tình hình chính trị kinh tế Myanmar, nhưng nó có thể bảo đàm cho dân nước Myanmar tin tưởng bước vào con đường dân chủ hóa, và nhất là nó giúp Myanmar thoát khỏi vòng kiềm tỏa của chính quyền cộng sản Trung Quốc, đang đe dọa ”nuốt sống” các quốc gia toàn vùng Đông Nam Á. Không biết chừng nào các ”đỉnh cao trí tuệ” của chính quyền cộng sản Việt Nam mới theo kịp ông Thein Sein và chính quyền Myanmar nhỉ?
Trong buổi hội kiến với tổng thống Thein Sein tại thủ đô Naypyidaw, ngoại trưởng Hillary Clinton đã nói: ”Hoa Kỳ được khích lệ bởi các nỗ lực cải cách tại Myanmar. Tôi tới đây vì tổng thống Obama và tôi cảm thấy được khích lệ bởi các biện pháp mà tổng thống đã đề ra cho dân tộc của tổng thống”. Đáp lời bà ngoại trưởng Hoa Kỳ, tổng thống Thein Sein bầy tỏ niềm vui và hạnh phúc vì chuyến viếng thăm này. Ông nói: ”Đây là một sự kiện lịch sử và nó sẽ là một chương mới trong các quan hệ giữa hai quốc gia của chúng ta. Tôi đánh giá cao bầu khí mà bà ngoại trưởng đã đem lại để tạo ra các tương quan thân hữu giữa Hoa Kỳ và Myanmar”.
Thật thế, từ hai năm qua Hoa Kỳ và Myanmar đã từ từ xích lại gần nhau hơn. Chính quyền Myanmar thì lo lắng tái chiếm sự tin tưởng của cộng đồng quốc tế, còn Hoa Kỳ thì sợ rằng mình đã tặng không một vùng đất chiến thuật cho kẻ thù là Trung Quốc. Với chuyến viếng thăm của ngoại trưởng Hillary Clinton, cuộc đối thoại giữa Hoa Kỳ và Myanmar trở thành chính thức, và nó diễn tả điểm cao của một thời kỳ, trong đó các cải cách do chính quyền Yagoon đề ra khiến cho người ta hy vọng vào một khởi đầu của sự thay đổi đích thật, đồng thời chấm dứt tình trạng bị cô lập kéo dài nửa thế kỷ qua của dân nước Myanmar.
Trong bức thư gửi tổng thống Thein Sein do ngoại trường Hoa Kỳ trao, tổng thống Barack Obama cũng khẳng định đây là một giai đoạn mới của việc chuyển biến dân chủ và tôn trọng các quyền con người. Chính quyền Hoa Kỳ muốn thăm dò phương cách ủng hộ và thăng tiến các nỗ lực của chính quyền Yangoon trong việc chuyển tiếp hướng tới nền dân chủ và việc thăng tiến các quyền con người.
Qủa vậy, các chuyên viên quan sát tình hình Myanmar nhận thấy trong hai năm qua tổng thống Thein Sein đã có can đảm hướng Myanmar tới bước chuyển tiếp dân chủ đích thật, bằng cách bắt đầu đối thoại với bà Aung San Suu Kyi đã bị ông và các tướng lãnh sợ hãi quản thúc 15 năm qua, và chấp nhận cho bà tham gia một cuộc bầu cử quốc hội bổ xung vào cuối năm nay, qua đó đảng đối lập của bà có thể chiếm được ghế trong quốc hội.
Tổng thống Thein Sein cũng đã bắt đầu tổ chức các cuộc họp báo thường xuyên để thông tin cho dân chúng biết các sáng kiến mới do chính quyền đề ra. Ông cũng đã trả tự do cho 6.359 tù nhân, trong đó có một nhóm tù nhân chính trị. Ngoài ra tổng thống Thein Sein cũng đã can đảm quyết định ngưng việc xây cất đập Myitsone, do Trung Quốc muốn và tài trợ. Lý do chính thức được đưa ra là vì sự phản đối của các nhóm bảo vệ môi sinh, nhưng trên thực tế là vì các lý do chiến lược và chính trị.
Hôm thứ năm 1-12-2011 ngoại trưởng Hoa Kỳ cũng đã gặp gỡ bà Aung San Suu Kyi giải Nobel Hoà Bình 1991, lãnh tụ đảng đối lập đã từng thắng cử, nhưng bị Hội Đồng quân quản phủ nhận, cướp tay trên, đàn áp và quản thúc tại gia. Tuy bị đàn áp và ngược đãi như thế, nhưng bà Aung San Suu Kyi vẫn kiên trì quyết tâm tranh đấu cho dân chủ, tự do và phát triển dân nước Myanmar.
Trong những ngày vừa qua bà tuyên bố tin tưởng nơi ý chí thay đổi của tổng thống Thein Sein. Đảng Liên minh quốc gia dân chủ của bà đã tẩy chay các cuộc bầu cử năm ngoái, đang chuẩn bị ra tranh cử với 40 thành viên trong đó chắc chắn có cả bà, trong cuộc bỏ phiếu bổ xung vào các ngày sắp tới.
Trên bình diện đối nội tổng thống Thein Sein và chính quyền Yangoon rất ý thức được các xung khắc vẫn âm ỉ tại Myanmar. Người dân Myanmar và toàn thế giới vẫn không quên các vụ tàn sát đẫm máu hàng ngàn sư sãi và thường dân biểu tình hồi tháng 8 năm 2007. Bên cạnh đó là chính sách đàn áp các nhóm dân thiểu số trong đó có hai bộ tộc Karen và Kachin.
Các lựa chọn trên đây của chính quyền Myanmar khiến cho Trung Quốc ”nhột nhạt” và ”chướng tai gai mắt”. Lý do là vì trong hai mươi năm qua lợi dụng sự thiếu cạnh tranh của Hoa Kỳ và các quốc gia Tây Phương, nhà nước cộng sản Bắc Kinh đã thành công trong việc lôi kéo Myanmar vào trong vòng ảnh hưởng của mình để ký các hợp đồng khai thác quặng mỏ, trong đó có mỏ dầu hỏa ngoài khơi Myanmar, nhưng nhất là dùng Myanmar để thỏa mãn tham vọng kiểm soát Ấn Độ Dương, cũng như dùng Việt Nam để kiểm soát biển Đông, Thái Bình Dương và toàn vùng Đông Nam Á.
Tuy nhiên, trước ”chủ trương bành trướng đế quốc thực dân” của Nhà nước Bắc Kinh, các cựu tướng lãnh và nhóm thiểu số làm giầu buôn bán quặng mỏ với Trung Quốc bắt đầu cảm thấy ”vòng tay yêu thương” của chính quyền Bắc Kinh ngày càng siết chặt đến nghẹt thở.
Vì thế phải mau chóng tìm mọi cách nối lại liên hệ với Hoa Kỳ và các nước Tây Phương, và muốn thế thì phải bắt đầu tiến trình dân chủ hóa đất nước. Ngoài ra Myanmar cũng mong muốn sẽ được giữ ghế chủ tịch khối Asian vào năm 2014.
Có lẽ đây cũng là lý do các chuyến công du nhiều nước Á châu của tổng thống Barack Obama hồi tháng 11 vừa qua, cũng như các chuyến viếng thăm hiện nay của ngoại trưởng Hoa Kỳ. Với hơn 50 liên hiệp quân sự ký kết với các nước trong vùng Thái Bình Dương và Đông Nam Á người ta đang chứng kiến cảnh Hoa Kỳ bao vây ”con cọp” Trung Quốc hiếu chiến.
Chuyến viếng thăm của ngoại trưởng Hillary Clinton chắc chắn không phải là chiếc đũa thần có thể lập tức thay đổi tình hình chính trị kinh tế Myanmar, nhưng nó có thể bảo đàm cho dân nước Myanmar tin tưởng bước vào con đường dân chủ hóa, và nhất là nó giúp Myanmar thoát khỏi vòng kiềm tỏa của chính quyền cộng sản Trung Quốc, đang đe dọa ”nuốt sống” các quốc gia toàn vùng Đông Nam Á. Không biết chừng nào các ”đỉnh cao trí tuệ” của chính quyền cộng sản Việt Nam mới theo kịp ông Thein Sein và chính quyền Myanmar nhỉ?