Đặc sứ của Giáo hoàng sẽ đến Miến Điện
Theo hãng thông tấn tôn giáo I.Media hôm nay, 06/12, vào thứ năm tới, 8/12, một đặc sứ của Giáo hoàng Benedicto 16 sẽ được phái đến Miến Điện để dự lễ kỷ niệm 100 năm đại giáo đường Rangun và nhân dịp này sẽ gặp nhà đối lập Aung San Suu Kyi.
Hồng y Renato Raffaele Martino, cựu chủ tịch Hội đồng Công lý và Hòa bình của Vatican, vào tuần trước đã được chỉ định để đại diện Đức Giáo hoàng đến dự buổi lễ này.
Tham dự buổi lễ cũng sẽ có mặt nhà đối lập Aung San Suu Kyi, tuy bà là người Phật giáo và Bộ trưởng Bộ Tôn giáo Miến Điện. Toàn bộ các cộng đồng tôn giáo ở Miến Điện cũng được mời dự lễ kỷ niệm 100 năm đại giáo đường Rangun. Tại buổi lễ, Hồng y Martino sẽ đọc một thông điệp của Đức Giáo hoàng.
Theo chương trình dự kiến, đặc sứ của Giáo hoàng sẽ ăn trưa với các giám mục, linh mục Miến Điện và các “ khách mời đặc biệt”. Theo I.Media, không loại trừ khả năng là bà Aung San Suu Kyi sẽ dự buổi ăn trưa này.
Cộng đồng Công giáo ở Miến Điện chỉ chiếm khoảng 1% dân số tại quốc gia Phật giáo này. Tháng sáu vừa qua, một nhà truyền giáo người Ý, Clemente Vismara, đã được phong chân phước. Đây là vị chân phước đầu tiên từng sống ở Miến Điện.
Theo hãng thông tấn tôn giáo I.Media hôm nay, 06/12, vào thứ năm tới, 8/12, một đặc sứ của Giáo hoàng Benedicto 16 sẽ được phái đến Miến Điện để dự lễ kỷ niệm 100 năm đại giáo đường Rangun và nhân dịp này sẽ gặp nhà đối lập Aung San Suu Kyi.
Hồng y Renato Raffaele Martino, cựu chủ tịch Hội đồng Công lý và Hòa bình của Vatican, vào tuần trước đã được chỉ định để đại diện Đức Giáo hoàng đến dự buổi lễ này.
Tham dự buổi lễ cũng sẽ có mặt nhà đối lập Aung San Suu Kyi, tuy bà là người Phật giáo và Bộ trưởng Bộ Tôn giáo Miến Điện. Toàn bộ các cộng đồng tôn giáo ở Miến Điện cũng được mời dự lễ kỷ niệm 100 năm đại giáo đường Rangun. Tại buổi lễ, Hồng y Martino sẽ đọc một thông điệp của Đức Giáo hoàng.
Theo chương trình dự kiến, đặc sứ của Giáo hoàng sẽ ăn trưa với các giám mục, linh mục Miến Điện và các “ khách mời đặc biệt”. Theo I.Media, không loại trừ khả năng là bà Aung San Suu Kyi sẽ dự buổi ăn trưa này.
Cộng đồng Công giáo ở Miến Điện chỉ chiếm khoảng 1% dân số tại quốc gia Phật giáo này. Tháng sáu vừa qua, một nhà truyền giáo người Ý, Clemente Vismara, đã được phong chân phước. Đây là vị chân phước đầu tiên từng sống ở Miến Điện.