Trong khi cả thế giới tổ chức kỷ niệm Ngày Nhân Quyền Quốc Tế vào hôm 10/12, Trung Quốc không mấy vui mừng về sự kiện đó. Điều này đã được khẳng định bởi một bản báo cáo mà Tổ Chức Bảo Vệ Nhân Quyền Cho Người Trung Quốc (CHRD) vừa công bố - đây là một tổ chức phi chính phủ theo dõi tình hình nhân quyền tại Trung Quốc.
Các thông tin chứa trong bản báo cáo này là: các nhà hoạt động bị cầm tù, bắt người trái phép, tra tấn và đe dọa những người ở Trung Quốc hoạt động cho việc tôn trọng nhân quyền. Tình hình liên quan đến tự do tôn giáo cũng có vẻ ảm đạm, với việc các linh mục bị bắt giam, các giám mục bị bắt cóc, can thiệp vào lễ nghi tôn giáo và việc tấn phong giám mục, không minh bạch về bạo lực đối với người Tin Lành, Hồi giáo và Phật giáo. Năm 2011, số lượng người "bị bắt cóc" và bắt giữ trái phép tăng vọt. Đây là những phương pháp mới mà chế độ cộng sản đã thông qua để đàn áp đối thủ của họ.
Theo kết luận của tổ chức phi chính phủ này, cũng được công bố trên AsiaNews, giai đoạn tồi tệ nhất là trong "cuộc cách mạng hoa nhài", chiến dịch chống lại những người bất đồng chính kiến đã diễn ra tại Bắc Kinh từ giữa tháng 2 và tháng 6 năm 2011. Các biện pháp nêu trên đã được thực hiện nhằm ngăn chặn "cuộc cách mạng hoa nhài tiềm tàng" như đã diễn ra trong thế giới Ả Rập. Một điểm khác đáng nói đến là Trung Quốc đã cố gắng ra một đạo luật mới trong Bộ luật Hình sự, qua đó hợp pháp hóa việc bắt cóc.
Bắt cóc đã trở thành đạo luật từ ngày 30/8, khi chính quyền Trung Quốc công bố một tu chính án của Bộ luật Hình sự. Như vậy, ở Trung Quốc ngày nay, việc bắt cóc được hợp pháp hóa. AsiaNews đã viết: "nhà chức trách có thể bỏ tù một người nào đó trong một địa điểm bí mật, mà không cần phải thông báo cho gia đình hoặc thế giới bên ngoài biết, do đó không ai biết liệu người bị bắt đã ra đi về đâu".
Ngay sau khi đạo luật này được phê chuẩn, ba người đàn ông tích cực tham gia vận động cho dân chủ và tôn trọng nhân quyền là Teng Biao, Li Heping và Wan Yanhai bị bắt cóc. Trước đó, chỉ có Gao Zhisheng, là một luật sư và là nhà hoạt động, bị bắt cóc. Nhưng trong "cuộc cách mạng hoa nhài", ít nhất có thêm vài chục nhà hoạt động bị bắt cóc nữa, bao gồm cả Tang Jitian, Jiang Tianyong, Gu Chuan, Li Hai, Ai Weiwei. Một số người bị giam giữ trong nhiều tuần, số khác là vài tháng. Sau khi tất cả được thả ra, họ đã kể về sự tra tấn về thể chất và tinh thần khi ở trong tù.
Vụ bắt cóc khác được thực hiện trên 2 giám mục Công Giáo: Đức Cha Giacomo Su Zhimin từ Bảo Định (80 tuổi) và Đức Cha Cosma Shi Enxiang của Dịch Huyện (88 tuổi). Các ngài có lẽ là tù nhân lương tâm cao tuổi nhất bị bắt đến một địa điểm không rõ ràng. "Tội" của các ngài là không chịu từ bỏ mối quan hệ của mình với Đức Giáo Hoàng và Giáo hội Công giáo La Mã.
Trong một tuyên bố trên AsiaNews, Renee Xia, Giám đốc quốc tế của CHRD nói: "Khép lại một năm đau xót bởi hành vi vi phạm nhân quyền, chúng tôi muốn khuyến khích các nhà hoạt động và thường dân Trung Quốc can đảm và tiếp tục đấu tranh cho tự do. Chúng tôi yêu cầu thả người đoạt giải Nobel Hòa Bình Lưu Hiểu Ba và mời gọi cả thế giới lên tiếng chống lại cái đạo đức giả tạo của chính phủ Trung Quốc liên quan đến nhân quyền."
Thậm chí hôm nay, một số người đã bị bắt giữ tại Bắc Kinh khi họ đang cố gắng vào trụ sở Liên Hợp Quốc để trình bày một số kiến nghị. Cảnh sát đã ngăn chặn họ đi vào tòa nhà và tống họ vào một chiếc xe buýt. Đây là cách mà người Trung Quốc làm việc đối với nhân quyền. (Vatican Insider)
Các thông tin chứa trong bản báo cáo này là: các nhà hoạt động bị cầm tù, bắt người trái phép, tra tấn và đe dọa những người ở Trung Quốc hoạt động cho việc tôn trọng nhân quyền. Tình hình liên quan đến tự do tôn giáo cũng có vẻ ảm đạm, với việc các linh mục bị bắt giam, các giám mục bị bắt cóc, can thiệp vào lễ nghi tôn giáo và việc tấn phong giám mục, không minh bạch về bạo lực đối với người Tin Lành, Hồi giáo và Phật giáo. Năm 2011, số lượng người "bị bắt cóc" và bắt giữ trái phép tăng vọt. Đây là những phương pháp mới mà chế độ cộng sản đã thông qua để đàn áp đối thủ của họ.
Theo kết luận của tổ chức phi chính phủ này, cũng được công bố trên AsiaNews, giai đoạn tồi tệ nhất là trong "cuộc cách mạng hoa nhài", chiến dịch chống lại những người bất đồng chính kiến đã diễn ra tại Bắc Kinh từ giữa tháng 2 và tháng 6 năm 2011. Các biện pháp nêu trên đã được thực hiện nhằm ngăn chặn "cuộc cách mạng hoa nhài tiềm tàng" như đã diễn ra trong thế giới Ả Rập. Một điểm khác đáng nói đến là Trung Quốc đã cố gắng ra một đạo luật mới trong Bộ luật Hình sự, qua đó hợp pháp hóa việc bắt cóc.
Bắt cóc đã trở thành đạo luật từ ngày 30/8, khi chính quyền Trung Quốc công bố một tu chính án của Bộ luật Hình sự. Như vậy, ở Trung Quốc ngày nay, việc bắt cóc được hợp pháp hóa. AsiaNews đã viết: "nhà chức trách có thể bỏ tù một người nào đó trong một địa điểm bí mật, mà không cần phải thông báo cho gia đình hoặc thế giới bên ngoài biết, do đó không ai biết liệu người bị bắt đã ra đi về đâu".
Ngay sau khi đạo luật này được phê chuẩn, ba người đàn ông tích cực tham gia vận động cho dân chủ và tôn trọng nhân quyền là Teng Biao, Li Heping và Wan Yanhai bị bắt cóc. Trước đó, chỉ có Gao Zhisheng, là một luật sư và là nhà hoạt động, bị bắt cóc. Nhưng trong "cuộc cách mạng hoa nhài", ít nhất có thêm vài chục nhà hoạt động bị bắt cóc nữa, bao gồm cả Tang Jitian, Jiang Tianyong, Gu Chuan, Li Hai, Ai Weiwei. Một số người bị giam giữ trong nhiều tuần, số khác là vài tháng. Sau khi tất cả được thả ra, họ đã kể về sự tra tấn về thể chất và tinh thần khi ở trong tù.
Vụ bắt cóc khác được thực hiện trên 2 giám mục Công Giáo: Đức Cha Giacomo Su Zhimin từ Bảo Định (80 tuổi) và Đức Cha Cosma Shi Enxiang của Dịch Huyện (88 tuổi). Các ngài có lẽ là tù nhân lương tâm cao tuổi nhất bị bắt đến một địa điểm không rõ ràng. "Tội" của các ngài là không chịu từ bỏ mối quan hệ của mình với Đức Giáo Hoàng và Giáo hội Công giáo La Mã.
Trong một tuyên bố trên AsiaNews, Renee Xia, Giám đốc quốc tế của CHRD nói: "Khép lại một năm đau xót bởi hành vi vi phạm nhân quyền, chúng tôi muốn khuyến khích các nhà hoạt động và thường dân Trung Quốc can đảm và tiếp tục đấu tranh cho tự do. Chúng tôi yêu cầu thả người đoạt giải Nobel Hòa Bình Lưu Hiểu Ba và mời gọi cả thế giới lên tiếng chống lại cái đạo đức giả tạo của chính phủ Trung Quốc liên quan đến nhân quyền."
Thậm chí hôm nay, một số người đã bị bắt giữ tại Bắc Kinh khi họ đang cố gắng vào trụ sở Liên Hợp Quốc để trình bày một số kiến nghị. Cảnh sát đã ngăn chặn họ đi vào tòa nhà và tống họ vào một chiếc xe buýt. Đây là cách mà người Trung Quốc làm việc đối với nhân quyền. (Vatican Insider)