Khi nào hát thánh thi TE DEUM?
"(TE DEUM) Lạy Thiên Chúa, chúng con xin ca ngợi hát mừng, tuyên xưng Ngài là Ðức Chúa”
VATICAN – Trong giờ kinh Chiều ngày 31-12-2011, ĐTC Biển Đức XVI đã nói: “Giáo Hội gợi ý rằng chúng ta không nên kết thúc năm cũ mà không bày tỏ lời cám tạ Chúa, vì những ơn lành của Ngài cho chúng ta”.
Và buổi đọc kinh Chiều này kết thúc với thánh thi Te Deum (Lạy Thiên Chúa).
Bài thánh thi cổ được một chuyên viên phụng vụ của hãng tin Zenit giải thích trong một bài viết năm 2010. Chúng tôi xin đăng lại lời giải thích này, kèm theo bản dịch tiếng Anh và tiếng Việt.
* * *
Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô, giáo sư phụng vụ tại đại học Regina Apostolorum (Nữ vương các thánh Tông đồ), Roma.
Hỏi: Tôi đã đọc và rất quan tâm bài viết của cha về thánh thi Adoro Te Devote. Tôi tự hỏi liệu cha có thể giúp giải thích kiểu như thế về thánh thi Te Deum không. Tôi xem thánh thi này là một thánh ca đẹp và muốn biết thêm về lịch sử và việc sử dụng thánh thi này. Xin cha giúp, cám on cha. - B.D., Columbia, Indiana (Mỹ)
Đáp: So với lịch sử rối rắm của thánh thi Te Deum, lịch sử của thánh thi Adoro Te Devote (Con tôn thờ Chúa hết lòng) khá đơn giản hơn nhiều.
Thánh thi Te Deum, một bài thánh thi Latinh cổ xưa bằng văn xuôi có nhịp điệu, có lẽ là một sự kết hợp từ ba nguồn. Thực vậy, có các nhịp điệu ba khổ, và ba giai điệu khác biệt trong một bài. Trong nhiều cách, thánh thi này giống một bài thánh ca văn xuôi phụng vụ cổ khác, là bài Gloria in Excelsis Deo (Kinh Vinh Danh: Vinh danh Thiên Chúa trên các tầng trời).
Các giai điệu thánh thi là thuộc phong cách tiền Gregorian và phong cách Gregorian. Các phiên bản đa âm được sáng tác bởi nhiều nhạc sĩ, trong số đó có: G. Palestrina, GF Handel, Henry Purcell, Ralph Vaughan Williams, ML Cherubini, Benjamin Britten, H. Berlioz, A. Bruckner và A. Dvorak. Nhiều bản dịch tiếng Anh đã được thực hiện, trong đó có bài của nhà thơ John Dryden (1631-1700). Thánh thi nổi tiếng “Lạy Thiên Chúa, chúng con xin ca ngợi Danh Ngài”, mà nguồn gốc là một thánh thi năm 1775 của Hội thánh Lutherô bằng tiếng Đức, cũng dựa vào bài Te Deum.
Chúng tôi trình bày bản Latinh, bản dịch tiếng Anh được xuất bản trong Phụng Vụ Các Giờ Kinh năm 1975 (kèm theo bản dịch tiếng Việt). Vì lợi ích sự rõ ràng của thánh thi, chúng tôi đã phân chia nó thành ba phần như đã nói ở trên.
"Te deum laudamus te dominum confitemur / Te aeternum patrem omnis terra veneratur / Tibi omnes angeli Tibi caeli et universae potestates / Tibi cherubim et seraphim incessabili voce proclamant / Sanctus sanctus sanctus dominus deus sabaoth / Pleni sunt celi et terra maiestatis gloriae tuae / Te gloriosus apostolorum chorus / Te prophetarum laudabilis numerus / Te martyrum candidatus laudat exercitus / Te per orbem terrarum sancta confitetur ecclesia / Patrem inmense maiestatis / Venerandum tuum verum unicum filium / Sanctum quoque paraclytum spiritum.
"Tu rex gloriae christe / Tu patris sempiternus es filius / Tu ad liberandum suscepisti hominem non horruisti virginis uterum / Tu devicto mortis aculeo aperuisti credentibus regna caelorum / Tu ad dexteram dei sedes in gloria patris / Iudex crederis esse venturus / Te ergo quaesumus tuis famulis subveni quos pretioso sanguine redemisti / Aeterna fac cum sanctis tuis gloria numerari.
"Salvum fac populum tuum domine et benedic hereditati tuae / Et rege eos et extolle illos usque in aeternum / Per singulos dies benedicimus te / Et laudamus nomen tuum in saeculum et in saeculum saeculi / Dignare domine die isto, sine peccato nos custodire / Miserere nostri domine miserere nostri / Fiat misericordia tua domine super nos quemadmodum speravimus in te / In te domine speravi non confundar in aeternum"
Bản tiếng Anh: "You are God: we praise you; You are the Lord: we acclaim you; / You are the eternal Father: All creation worships you./ To you all angels, all the powers of heaven, / Cherubim and Seraphim, sing in endless praise: / Holy, holy, holy, Lord, God of power and might,/ heaven and earth are full of your glory./ The glorious company of apostles praise you./ The noble fellowship of prophets praise you. / The white-robed army of martyrs praises you. / Throughout the world the holy Church acclaims you:/ Father, of majesty unbounded, / your true and only Son, worthy of all worship, / and the Holy Spirit, advocate and guide.
“You, Christ, are the king of glory,/ the eternal Son of the Father./ When you became man to set us free / you did not spurn the Virgin's womb. / You overcame the sting of death, and opened the kingdom of heaven to all believers. / You are seated at God's right hand in glory./ We believe that you will come, and be our judge./ Come then, Lord, and help your people, bought with the price of your own blood, / and bring us with your saints to glory everlasting.
“Save your people, Lord, and bless your inheritance./ Govern and uphold them now and always./ Day by day we bless you./ We praise your name for ever. / Keep us today, Lord, from all sin. / Have mercy on us, Lord, have mercy. / Lord, show us your love and mercy; / for we put our trust in you. / In you, Lord, is our hope: / And we shall never hope in vain."
Bản dịch tiếng Việt: “Lạy Thiên Chúa, / Chúng con xin ca ngợi hát mừng, / Tuyên xưng Ngài là Ðức Chúa. / Chúa là Cha, Ðấng trường tồn vạn đại, / Hoàn vũ này kính cẩn suy tôn. / Trước nhan Chúa, các tổng thần phủ phục, / Mọi thiên thần và đạo binh thiên quốc, / Ðều cảm tạ và cung chúc tôn thờ, / Chẳng khi ngừng vang dậy tiếng tung hô: / Thánh! Thánh! Chí Thánh! / Chúa tể càn khôn là Ðấng Thánh! / Trời đất rạng ngời vinh quang Chúa uy linh. / Bậc Tông Ðồ đồng thanh ca ngợi Chúa, / Bao vị ngôn sứ tán tụng Ngài. / Ðoàn tử đạo quang huy hùng dũng, / Máu đào đổ ra minh chứng về Ngài, / Và trải rộng khắp nơi trần thế, / Hội Thánh Ngài hoan hỷ tuyên xưng: / Chúa là Cha lẫm liệt uy hùng, / Và Con Một Ngài chí tôn chí ái, / Cùng Thánh Thần, Ðấng an ủi yêu thương.
“Lạy Ðức Kitô, Con Chúa Trời hằng sống, / Ngài là Chúa hiển vinh / Ðã chẳng nề mặc lấy xác phàm / Nơi cung lòng Trinh Nữ / Hầu giải phóng nhân loại lầm than. / Ngài đã ra tay chiến thắng tử thần, / Mở cửa trời cho những ai tin tưởng. / Ngài hiển trị bên hữu Chúa Cha, / Ngày cuối cùng sẽ giáng lâm thẩm phán. / Cúi lạy Chúa, xin phù hộ bề tôi / Ngài cứu chuộc bằng bửu huyết tuôn tràn. / Xin được hợp đoàn cùng muôn thần thánh, / Phúc miên trường vui hưởng ánh vinh quang.” (Nhóm CGKPV)
Như chúng tôi đã nói ở trên, chúng tôi có thể xử lý ba phần thánh thi khác biệt thành một bài. Phần đầu tiên hướng về Chúa Cha và kết thúc với một vinh tụng ca Ba Ngôi. Nó có thể là một bài sống sót hiếm hoi của các thánh thi được phổ biến trước Công đồng chung Nicea năm 325. Có nhiều qui chiếu đến bài này trong các tác phẩm của Thánh Cyprianô thành Carthage, và trong cuộc Khổ nạn của Thánh Perpetua, như thế nó chắc là được sáng tác trước năm 250.
Phần thứ hai, hoàn toàn hướng về Chúa Kitô, là rõ ràng muộn hơn và phản ánh các cuộc tranh luận xung quanh lạc giáo Arius trong thế kỷ thứ tư. Nó cũng là phần hoàn hảo hơn trong việc tôn trọng các quy tắc hùng biện văn chương Latinh.
Phần thứ ba được hình thành từ một loạt các câu Thánh Vịnh. Có thể rằng các câu này được đưa thêm vào như là một kinh cầu vào cuối bài thánh thi. Một điều gì tương tự xảy ra ngày hôm nay khi người ta thêm câu "Ngài đã cho họ bánh bởi trời ..." sau thánh ca Tantum Ergo. Kinh cầu cũng đã trở thành một phần của bài thánh thi. Thật vậy, trong nghi lễ Ambrosian ở Milan, thánh thi Te Deum kết thúc với câu "Aeterna fac cum sanctis tuis gloria [Munerari]” (Xin được hợp đoàn cùng muôn thần thánh, phúc miên trường vui hưởng ánh vinh quang). Chữ đỏ hiện nay cũng cho phép này xoá bỏ phần này trong nghi lễ Roma.
Có nhiều thuyết về tác giả của thánh thi, đặc biệt là đối với người sáng tác phần thứ hai và thêm nó vào phần đầu tiên. Các ứng viên sáng giá là Nicetas (khoảng 335-414), Giám mục giáo phận Remesiana, tức là giáo phận Bela Palanka ở Serbia ngày nay. Tài năng thơ ca của vị giám mục truyền giáo nhiệt thành này đã được công nhận bởi các người đương thời, như thánh Jerome và thánh Paulinus thành Nola, cũng như Gennadius khoảng 75 năm sau đó. Tác giả Nicetas được chứng thực bởi khoảng 10 bản thảo, bản sớm nhất vào thế kỷ thứ 10 và hầu hết có nguồn gốc Ireland. Dường như sự cô lập của Ireland có thể duy trì một sự gán tên tác giá cổ xưa, trong khi ở lục địa châu Âu, bài thánh thi đã được gán cho các người nổi tiếng hơn, chẳng hạn Thánh Hilary và Thánh Ambrôsiô. Một cuộc thảo luận chi tiết hơn về vấn đề quyền tác giả và bản dịch của văn bản có thể được tìm thấy trong Bách khoa từ điển Công giáo trực tuyến.
Bằng chứng sớm nhất cho việc sử dụng bài thánh thi này trong Thần Vụ được tìm thấy ở Thánh Caesarius thành Arles năm 502. Thánh Biển Đức (qua đời năm 526) cũng quy định như thế cho các tu sĩ của mình. Chữ đỏ tổng quát của sách Thần Vụ ngày nay chỉ định việc đọc thánh thi Te Deum trước lời nguyện kết thúc của Kinh Sách trong mọi Chủ nhật ngoài mùa Chay, trong tuần bát nhật lễ Phục sinh và lễ Giáng sinh, trong các lễ trọng và lễ buộc.
Người ta cũng thường hát thánh thi Te Deum như một bài thánh ca tạ ơn Thiên Chúa vào những dịp đặc biệt tôn giáo và dân sự. Các dịp lễ tôn giáo là chẳng hạn như cuộc bầu cử Giáo Hoàng, lễ tấn phong Giám mục, lễ phong thánh, lễ khấn Dòng, và các dịp quan trọng khác.
Tại nhiều quốc gia Công Giáo theo truyền thống, thường chính quyền dân sự tham dự một nghi thức tạ ơn đặc biệt với việc hát thánh thi Te Deum, chẳng hạn dịp lễ đăng quang Nhà Vua, lễ nhậm chức tổng thống, lễ ký hiệp ước hòa bình và các ngày kỷ niệm lịch sử quan trọng. Truyền thống này đôi khi được qui định bởi nghi thức nghiêm ngặt. Ví dụ, khi Tướng Charles de Gaulle hân hoan chiến thắng bước vào thủ đô Paris được giải phóng, trong Chiến tranh thế giới thứ hai, các Kinh sĩ Nhà thờ chính toà Đức Bà tranh luận liệu nhà lãnh đạo Pháp được công nhận cũng là quốc trưởng hợp pháp không. Thánh thi Te Deum chỉ có thể được hát cho vị quốc trưởng hợp pháp của nhà nước, do đó tình hình pháp lý đã bối rối. Vì vậy, khi tướng De Gaulle bước vào nhà thờ, các Kinh sĩ đón tiếp ông một cách ngoại giao bằng cách hát bài Magnificat (Linh hồn tôi ngợi khen Đức Chúa).
Cuối cùng, theo truyền thống, thánh thi Te Deum được hát ngày 31-12 để tạ ơn Chúa vì một năm cũ sắp qua đi. Giáo Hội ban ơn toàn xá cho những người tham gia việc hát hay đọc công khai thánh thi Te Deum trong ngày này. (Zenit.org 1-1-2012)
Nguyễn Trọng Đa
"(TE DEUM) Lạy Thiên Chúa, chúng con xin ca ngợi hát mừng, tuyên xưng Ngài là Ðức Chúa”
VATICAN – Trong giờ kinh Chiều ngày 31-12-2011, ĐTC Biển Đức XVI đã nói: “Giáo Hội gợi ý rằng chúng ta không nên kết thúc năm cũ mà không bày tỏ lời cám tạ Chúa, vì những ơn lành của Ngài cho chúng ta”.
Và buổi đọc kinh Chiều này kết thúc với thánh thi Te Deum (Lạy Thiên Chúa).
Bài thánh thi cổ được một chuyên viên phụng vụ của hãng tin Zenit giải thích trong một bài viết năm 2010. Chúng tôi xin đăng lại lời giải thích này, kèm theo bản dịch tiếng Anh và tiếng Việt.
* * *
Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô, giáo sư phụng vụ tại đại học Regina Apostolorum (Nữ vương các thánh Tông đồ), Roma.
Hỏi: Tôi đã đọc và rất quan tâm bài viết của cha về thánh thi Adoro Te Devote. Tôi tự hỏi liệu cha có thể giúp giải thích kiểu như thế về thánh thi Te Deum không. Tôi xem thánh thi này là một thánh ca đẹp và muốn biết thêm về lịch sử và việc sử dụng thánh thi này. Xin cha giúp, cám on cha. - B.D., Columbia, Indiana (Mỹ)
Đáp: So với lịch sử rối rắm của thánh thi Te Deum, lịch sử của thánh thi Adoro Te Devote (Con tôn thờ Chúa hết lòng) khá đơn giản hơn nhiều.
Thánh thi Te Deum, một bài thánh thi Latinh cổ xưa bằng văn xuôi có nhịp điệu, có lẽ là một sự kết hợp từ ba nguồn. Thực vậy, có các nhịp điệu ba khổ, và ba giai điệu khác biệt trong một bài. Trong nhiều cách, thánh thi này giống một bài thánh ca văn xuôi phụng vụ cổ khác, là bài Gloria in Excelsis Deo (Kinh Vinh Danh: Vinh danh Thiên Chúa trên các tầng trời).
Các giai điệu thánh thi là thuộc phong cách tiền Gregorian và phong cách Gregorian. Các phiên bản đa âm được sáng tác bởi nhiều nhạc sĩ, trong số đó có: G. Palestrina, GF Handel, Henry Purcell, Ralph Vaughan Williams, ML Cherubini, Benjamin Britten, H. Berlioz, A. Bruckner và A. Dvorak. Nhiều bản dịch tiếng Anh đã được thực hiện, trong đó có bài của nhà thơ John Dryden (1631-1700). Thánh thi nổi tiếng “Lạy Thiên Chúa, chúng con xin ca ngợi Danh Ngài”, mà nguồn gốc là một thánh thi năm 1775 của Hội thánh Lutherô bằng tiếng Đức, cũng dựa vào bài Te Deum.
Chúng tôi trình bày bản Latinh, bản dịch tiếng Anh được xuất bản trong Phụng Vụ Các Giờ Kinh năm 1975 (kèm theo bản dịch tiếng Việt). Vì lợi ích sự rõ ràng của thánh thi, chúng tôi đã phân chia nó thành ba phần như đã nói ở trên.
"Te deum laudamus te dominum confitemur / Te aeternum patrem omnis terra veneratur / Tibi omnes angeli Tibi caeli et universae potestates / Tibi cherubim et seraphim incessabili voce proclamant / Sanctus sanctus sanctus dominus deus sabaoth / Pleni sunt celi et terra maiestatis gloriae tuae / Te gloriosus apostolorum chorus / Te prophetarum laudabilis numerus / Te martyrum candidatus laudat exercitus / Te per orbem terrarum sancta confitetur ecclesia / Patrem inmense maiestatis / Venerandum tuum verum unicum filium / Sanctum quoque paraclytum spiritum.
"Tu rex gloriae christe / Tu patris sempiternus es filius / Tu ad liberandum suscepisti hominem non horruisti virginis uterum / Tu devicto mortis aculeo aperuisti credentibus regna caelorum / Tu ad dexteram dei sedes in gloria patris / Iudex crederis esse venturus / Te ergo quaesumus tuis famulis subveni quos pretioso sanguine redemisti / Aeterna fac cum sanctis tuis gloria numerari.
"Salvum fac populum tuum domine et benedic hereditati tuae / Et rege eos et extolle illos usque in aeternum / Per singulos dies benedicimus te / Et laudamus nomen tuum in saeculum et in saeculum saeculi / Dignare domine die isto, sine peccato nos custodire / Miserere nostri domine miserere nostri / Fiat misericordia tua domine super nos quemadmodum speravimus in te / In te domine speravi non confundar in aeternum"
Bản tiếng Anh: "You are God: we praise you; You are the Lord: we acclaim you; / You are the eternal Father: All creation worships you./ To you all angels, all the powers of heaven, / Cherubim and Seraphim, sing in endless praise: / Holy, holy, holy, Lord, God of power and might,/ heaven and earth are full of your glory./ The glorious company of apostles praise you./ The noble fellowship of prophets praise you. / The white-robed army of martyrs praises you. / Throughout the world the holy Church acclaims you:/ Father, of majesty unbounded, / your true and only Son, worthy of all worship, / and the Holy Spirit, advocate and guide.
“You, Christ, are the king of glory,/ the eternal Son of the Father./ When you became man to set us free / you did not spurn the Virgin's womb. / You overcame the sting of death, and opened the kingdom of heaven to all believers. / You are seated at God's right hand in glory./ We believe that you will come, and be our judge./ Come then, Lord, and help your people, bought with the price of your own blood, / and bring us with your saints to glory everlasting.
“Save your people, Lord, and bless your inheritance./ Govern and uphold them now and always./ Day by day we bless you./ We praise your name for ever. / Keep us today, Lord, from all sin. / Have mercy on us, Lord, have mercy. / Lord, show us your love and mercy; / for we put our trust in you. / In you, Lord, is our hope: / And we shall never hope in vain."
Bản dịch tiếng Việt: “Lạy Thiên Chúa, / Chúng con xin ca ngợi hát mừng, / Tuyên xưng Ngài là Ðức Chúa. / Chúa là Cha, Ðấng trường tồn vạn đại, / Hoàn vũ này kính cẩn suy tôn. / Trước nhan Chúa, các tổng thần phủ phục, / Mọi thiên thần và đạo binh thiên quốc, / Ðều cảm tạ và cung chúc tôn thờ, / Chẳng khi ngừng vang dậy tiếng tung hô: / Thánh! Thánh! Chí Thánh! / Chúa tể càn khôn là Ðấng Thánh! / Trời đất rạng ngời vinh quang Chúa uy linh. / Bậc Tông Ðồ đồng thanh ca ngợi Chúa, / Bao vị ngôn sứ tán tụng Ngài. / Ðoàn tử đạo quang huy hùng dũng, / Máu đào đổ ra minh chứng về Ngài, / Và trải rộng khắp nơi trần thế, / Hội Thánh Ngài hoan hỷ tuyên xưng: / Chúa là Cha lẫm liệt uy hùng, / Và Con Một Ngài chí tôn chí ái, / Cùng Thánh Thần, Ðấng an ủi yêu thương.
“Lạy Ðức Kitô, Con Chúa Trời hằng sống, / Ngài là Chúa hiển vinh / Ðã chẳng nề mặc lấy xác phàm / Nơi cung lòng Trinh Nữ / Hầu giải phóng nhân loại lầm than. / Ngài đã ra tay chiến thắng tử thần, / Mở cửa trời cho những ai tin tưởng. / Ngài hiển trị bên hữu Chúa Cha, / Ngày cuối cùng sẽ giáng lâm thẩm phán. / Cúi lạy Chúa, xin phù hộ bề tôi / Ngài cứu chuộc bằng bửu huyết tuôn tràn. / Xin được hợp đoàn cùng muôn thần thánh, / Phúc miên trường vui hưởng ánh vinh quang.” (Nhóm CGKPV)
Như chúng tôi đã nói ở trên, chúng tôi có thể xử lý ba phần thánh thi khác biệt thành một bài. Phần đầu tiên hướng về Chúa Cha và kết thúc với một vinh tụng ca Ba Ngôi. Nó có thể là một bài sống sót hiếm hoi của các thánh thi được phổ biến trước Công đồng chung Nicea năm 325. Có nhiều qui chiếu đến bài này trong các tác phẩm của Thánh Cyprianô thành Carthage, và trong cuộc Khổ nạn của Thánh Perpetua, như thế nó chắc là được sáng tác trước năm 250.
Phần thứ hai, hoàn toàn hướng về Chúa Kitô, là rõ ràng muộn hơn và phản ánh các cuộc tranh luận xung quanh lạc giáo Arius trong thế kỷ thứ tư. Nó cũng là phần hoàn hảo hơn trong việc tôn trọng các quy tắc hùng biện văn chương Latinh.
Phần thứ ba được hình thành từ một loạt các câu Thánh Vịnh. Có thể rằng các câu này được đưa thêm vào như là một kinh cầu vào cuối bài thánh thi. Một điều gì tương tự xảy ra ngày hôm nay khi người ta thêm câu "Ngài đã cho họ bánh bởi trời ..." sau thánh ca Tantum Ergo. Kinh cầu cũng đã trở thành một phần của bài thánh thi. Thật vậy, trong nghi lễ Ambrosian ở Milan, thánh thi Te Deum kết thúc với câu "Aeterna fac cum sanctis tuis gloria [Munerari]” (Xin được hợp đoàn cùng muôn thần thánh, phúc miên trường vui hưởng ánh vinh quang). Chữ đỏ hiện nay cũng cho phép này xoá bỏ phần này trong nghi lễ Roma.
Có nhiều thuyết về tác giả của thánh thi, đặc biệt là đối với người sáng tác phần thứ hai và thêm nó vào phần đầu tiên. Các ứng viên sáng giá là Nicetas (khoảng 335-414), Giám mục giáo phận Remesiana, tức là giáo phận Bela Palanka ở Serbia ngày nay. Tài năng thơ ca của vị giám mục truyền giáo nhiệt thành này đã được công nhận bởi các người đương thời, như thánh Jerome và thánh Paulinus thành Nola, cũng như Gennadius khoảng 75 năm sau đó. Tác giả Nicetas được chứng thực bởi khoảng 10 bản thảo, bản sớm nhất vào thế kỷ thứ 10 và hầu hết có nguồn gốc Ireland. Dường như sự cô lập của Ireland có thể duy trì một sự gán tên tác giá cổ xưa, trong khi ở lục địa châu Âu, bài thánh thi đã được gán cho các người nổi tiếng hơn, chẳng hạn Thánh Hilary và Thánh Ambrôsiô. Một cuộc thảo luận chi tiết hơn về vấn đề quyền tác giả và bản dịch của văn bản có thể được tìm thấy trong Bách khoa từ điển Công giáo trực tuyến.
Bằng chứng sớm nhất cho việc sử dụng bài thánh thi này trong Thần Vụ được tìm thấy ở Thánh Caesarius thành Arles năm 502. Thánh Biển Đức (qua đời năm 526) cũng quy định như thế cho các tu sĩ của mình. Chữ đỏ tổng quát của sách Thần Vụ ngày nay chỉ định việc đọc thánh thi Te Deum trước lời nguyện kết thúc của Kinh Sách trong mọi Chủ nhật ngoài mùa Chay, trong tuần bát nhật lễ Phục sinh và lễ Giáng sinh, trong các lễ trọng và lễ buộc.
Người ta cũng thường hát thánh thi Te Deum như một bài thánh ca tạ ơn Thiên Chúa vào những dịp đặc biệt tôn giáo và dân sự. Các dịp lễ tôn giáo là chẳng hạn như cuộc bầu cử Giáo Hoàng, lễ tấn phong Giám mục, lễ phong thánh, lễ khấn Dòng, và các dịp quan trọng khác.
Tại nhiều quốc gia Công Giáo theo truyền thống, thường chính quyền dân sự tham dự một nghi thức tạ ơn đặc biệt với việc hát thánh thi Te Deum, chẳng hạn dịp lễ đăng quang Nhà Vua, lễ nhậm chức tổng thống, lễ ký hiệp ước hòa bình và các ngày kỷ niệm lịch sử quan trọng. Truyền thống này đôi khi được qui định bởi nghi thức nghiêm ngặt. Ví dụ, khi Tướng Charles de Gaulle hân hoan chiến thắng bước vào thủ đô Paris được giải phóng, trong Chiến tranh thế giới thứ hai, các Kinh sĩ Nhà thờ chính toà Đức Bà tranh luận liệu nhà lãnh đạo Pháp được công nhận cũng là quốc trưởng hợp pháp không. Thánh thi Te Deum chỉ có thể được hát cho vị quốc trưởng hợp pháp của nhà nước, do đó tình hình pháp lý đã bối rối. Vì vậy, khi tướng De Gaulle bước vào nhà thờ, các Kinh sĩ đón tiếp ông một cách ngoại giao bằng cách hát bài Magnificat (Linh hồn tôi ngợi khen Đức Chúa).
Cuối cùng, theo truyền thống, thánh thi Te Deum được hát ngày 31-12 để tạ ơn Chúa vì một năm cũ sắp qua đi. Giáo Hội ban ơn toàn xá cho những người tham gia việc hát hay đọc công khai thánh thi Te Deum trong ngày này. (Zenit.org 1-1-2012)
Nguyễn Trọng Đa