Chúa nhật 4 QN.B (Đnl 18, 15-20; 1Cor 7, 32-35; Mc 1, 21-28)
Thiên Chúa đã chọn Môisen để dẫn dắt Dân Chúa ra khỏi nước Ai-cập. Chúa đã trao phó cho Môisen quyền giảng dạy và quản trị. Chúa phán: Ta sẽ đặt vào miệng ngươi những lời của Ta, ngươi sẽ nói cho họ biết tất cả những điều Ta đã truyền cho ngươi. Môisen được diện kiến Thiên Chúa trong bụi gai cháy mà không bị tàn lụi. Chúa ban cho ông chiếc gậy chăn chiên để làm các sự lạ, biến rẽ biển đỏ và đập đá tuôn trào dòng nước cho dân. Chúa đã trao cho Môisen quyền hướng dẫn, giảng dậy và thánh hóa. Với sự hiểu biết và sức lực có hạn, Môisen hoàn toàn cậy nhờ vào ơn Chúa giúp. Ông đã thỉnh cầu Thiên Chúa và tuân hành theo ý muốn của Chúa trong mọi hoàn cảnh. Suốt 40 năm Dân Do-thái lưu lạc trong hoang địa, Môisen đã đồng hành với Dân qua mọi thách thức khó khăn và nguy hiểm.
Ra khỏi nước Ai-cập, sau bốn mươi ngày trên núi nguyện cầu, Chúa đã ban cho Môisen Mười Giới Răn là nồng cốt của đạo. Môisen đã thay mặt Chúa để hướng dẫn Dân sống theo luật pháp của Chúa: Anh em phải biết rằng Chúa, Thiên Chúa của anh em, thật là Thiên Chúa, là Thiên Chúa trung thành: cho đến muôn ngàn thế hệ, Người vẫn giữ giao ước và tình thương đối với những ai yêu mến Người và giữ các mệnh lệnh của Người (Dnl 7,9). Ông đã truyền dậy về đức tin và luân lý. Tôn thờ Thiên Chúa, kính yêu thảo kính cha mẹ, sống chân thành không dối gian và tôn trọng thân xác. Thật vậy, Thiên Chúa đã dùng con người mọi thời để tiếp tục sứ mệnh rao truyền giới răn của Chúa. Suốt dọc lịch sử cứu độ, Thiên Chúa đã chọn gọi nhiều các tiên tri, vua chúa và các thừa tác viên cộng tác trong việc dẫn dắt dân chúng đi trong đường lối Chúa.
Ngày xưa, Thiên Chúa truyền dạy chúng ta qua các tổ phụ, cha ông và các đại diện, nay Thiên Chúa sai chính Con Một đến để mạc khải cho chúng ta về chân lý Nước Trời: Thuở xưa, nhiều lần nhiều cách, Thiên Chúa đã phán dạy cha ông chúng ta qua các ngôn sứ; nhưng vào thời sau hết này, Thiên Chúa đã phán dạy chúng ta qua Thánh Tử. Thiên Chúa đã nhờ Người mà dựng nên vũ trụ, đã đặt Người làm Đấng thừa hưởng muôn vật muôn loài (Dt 1,1-2). Khi nghe Chúa Giêsu rao giảng, người ta đã kinh ngạc về giáo lý của Người vì Người dạy như Đấng có uy quyền. Qua Ngôi Lời, Thiên Chúa đã tác tạo mọi loài. Lời của Chúa có thể sáng tạo và biến đổi từ thể xác đến tâm hồn. Lời Chúa là lời quyền năng linh thiêng. Tất cả Lời Chúa đều là lời hằng sống, ban sinh lực và giáng phúc. Khi đi rao giảng tin mừng, Chúa Giêsu đã thực hiện những phép lạ kèm theo. Các phép lạ là dấu chỉ để mọi người nhận biết Chúa là Đấng Thiên Sai.
Khi sai các tông đồ ra rao giảng, Chúa Giêsu cũng ban quyền chữa lành cho các ngài. Với danh Chúa Kitô sống lại từ cõi chết, các tông đồ đã nhiệt tình đem tin mừng đến muôn dân qua sự giảng dậy và làm các phép lạ. Sách Tông Đồ Công Vụ ghi lại nhiều phép lạ mà các tông đồ đã thực hiện, nhất là thánh Phêrô: Người ta còn khiêng cả những kẻ đau ốm ra tận đường phố đặt trên giường trên chõng, để khi ông Phêrô đi qua, ít ra cái bóng của ông cũng phủ lên được một bệnh nhân nào đó. Nhiều người từ các thành chung quanh Giêrusalem cũng lũ lượt kéo đến, đem theo những kẻ ốm đau cùng những người bị thần ô uế ám, và tất cả đều được chữa lành (Tđcv 5,15-16). Thánh Phaolô cũng được ơn chữa lành: Có ông thân sinh ông Púpliô đang liệt giường vì bị sốt và kiết lỵ. Ông Phaolô vào thăm, cầu nguyện, đặt tay trên ông và chữa khỏi (Tđcv 28,8). Thánh Philipphê thực hiện các dấu lạ: Đám đông một lòng chú ý đến những điều ông Philipphê giảng, bởi được nghe đồn và được chứng kiến những dấu lạ ông làm (Tđcv 8,6).
Trong thơ gởi cho tín hữu Côrintô, thánh Phaolô khuyên răn mọi người hãy sống đẹp lòng Chúa qua những ơn gọi riêng. Vì lợi ích của anh chị em, chớ không phải gài bẫy anh em. Mọi ơn lành Chúa ban đều phải sinh hoa trái trong đời sống đạo. Dọc lịch sử Giáo Hội, bàn tay quan phòng của Chúa luôn hiện diện với con cái loài người. Chúng ta nhìn qua một chút những hồng ân từ trời ban xuống cho nhân loại qua các chứng nhân.
Khi còn lữ hành tại thế, có một số vị sống thánh thiện đã được Chúa ban những ơn sủng đặc biệt để làm nhân chứng cho Chúa, như được ơn ghi dấu thánh: Thánh Gemma Galgani (1878-1903) và cha thánh Piô Năm Dấu (1887-1968).
Ơn nói tiên tri: Thánh Martin de Porres (1579-1639), Thánh Mary Magdalene de Pazzi (1566-1607), Thánh Francis of Paola (1416-1507), Thánh Francis of Rome (1384-1440), Á thánh Margaret of Castello (1287-1320), Thánh Anthony of Padua (1195-1231), Thánh Bernard of Clairvaux (1090-1153), Thánh St. Anthony Mary Claret (1807-1870), Thánh Colette (1381-1447), Thánh John Bosco (1815-1888).
Ơn chữa bệnh: Cha thánh Piô Năm Dấu 1887-1968). Ơn hiện diện hai nơi cùng lúc: Cha thánh Pio of Pietrelcina (1887-1968). Ơn nghe tiếng nói từ trời cao: Thánh Clelia Barbieri (1847-1870).
Ơn xuất thần và bay bổng: Thánh Joseph of Cupertino (1603-1663), Thánh Gerard Majella (1726-1755), Thánh Paul of the Cross (1694-1775), Thánh Gemma Galgani (1878-1903). Ơn cầu cho kẻ chết sống lại: Thánh Vincent Ferrer (1350-1419). Ơn ăn chay trường: Á thánh Alexandrina da Costa (1904-1955). Ơn nhắn gởi thơ từ: Thánh Anthony of Padua (1195-1231).
Ơn hiểu biết được những kiến thức huyền bí: Thánh Gerard Majella (1726-1755). Thánh Catherine of Siena (1347-1380), Thánh John Vianney (1786-1859). Ơn đánh đòn và đội mão gai: Thánh Rita of Cascia (1381-1457) và Marie Rose Ferron (1902-1936). Ơn nói tiếng lạ: Thánh Paul of the Cross (1694-1775), thánh Francis of Assisi (1181-1226) và thánh Anthony of Padua (1195-1231).
Ơn thân xác được giữ nguyên vẹn sau khi chết: Thánh Charbel Makhlouf (1828- 1898). Ơn hiểu các ngôn ngữ cổ thời: Therese Neumann of Germany (1898-1962). Ơn thực hiện các phép lạ trong thiên nhiên trên các thú vật: Thánh John Bosco (1815-1888, Thánh Francis of Assisi (1181-1226) và nhiều các dấu lạ khác.
Chúa Giêsu là Con Thiên Chúa. Mọi quyền năng trên trời dưới đất đã được trao ban cho Ngài. Chúa Giêsu thực hiện tất cả mọi thứ phép lạ qua chính lời nói, ý muốn và quyền năng của Ngài. Chúa có mọi uy quyền sáng tạo, tái tạo và biến đổi trong lời nói và việc làm. Chúa cũng đã ban cho một số vị được những ơn lạ là để giúp củng cố lòng tin của các tín hữu mọi nơi và mọi thời. Các ngài là những vị sống đời chiêm niệm và thần bí kết hợp mật thiết với Chúa và làm sự lạ để sáng danh Chúa.
Các vị thánh không làm phép lạ để khoe khoang, quảng cáo hay đề cao chính mình nhưng các ngài sống trong khiêm nhượng và phó thác. Hữu xạ tự nhiên hương. Thực hiện tất cả các sự lạ là hồng ân nhưng không Thiên Chúa ban tặng. Hầu hết các vị thánh này có một đời sống khổ hạnh, hy sinh hãm mình và sống chìm ngập trong ân sủng của Chúa. Ngay từ sinh thời, các Ngài đã là mẫu mực gương sáng cho mọi người. Sau khi mãn phần, Giáo Hội đã tôn phong nhân đức của các Ngài để mọi người tôn vinh danh Chúa và cầu khẩn. Sự chân thật và thánh thiện đi vào cuộc sống đời đời.
Chúng ta hãy đặt niềm tin tưởng nơi Chúa Kitô là đầu và cùng đích. Chúa luôn đồng hành với Giáo Hội qua mọi biến cố thăng trầm. Như Dân xưa đi trong sa mạc, họ đã chịu trăm nghìn thử thách và khổ đau để được thanh luyện. Họ đã trở thành Dân Riêng được Chúa yêu thương và đã chiếm hữu được miền Đất Hứa. Trong cuộc lữ hành trần thế, chúng ta cũng đang đối diện với muôn vàn chông gai thử thách. Lửa thử vàng, gian nan thử đức. Chúng ta hãy trung thành và kiên trì phấn đấu tới giây phút cuối. Triều thiên vinh thắng đang chờ mỗi người chúng ta nơi cuối cuộc hành trình. Lạy Chúa, xin thêm đức tin để chúng con ra đi làm nhân chứng cho Chúa trong mọi hoàn cảnh của cuộc sống. Amen.
Thiên Chúa đã chọn Môisen để dẫn dắt Dân Chúa ra khỏi nước Ai-cập. Chúa đã trao phó cho Môisen quyền giảng dạy và quản trị. Chúa phán: Ta sẽ đặt vào miệng ngươi những lời của Ta, ngươi sẽ nói cho họ biết tất cả những điều Ta đã truyền cho ngươi. Môisen được diện kiến Thiên Chúa trong bụi gai cháy mà không bị tàn lụi. Chúa ban cho ông chiếc gậy chăn chiên để làm các sự lạ, biến rẽ biển đỏ và đập đá tuôn trào dòng nước cho dân. Chúa đã trao cho Môisen quyền hướng dẫn, giảng dậy và thánh hóa. Với sự hiểu biết và sức lực có hạn, Môisen hoàn toàn cậy nhờ vào ơn Chúa giúp. Ông đã thỉnh cầu Thiên Chúa và tuân hành theo ý muốn của Chúa trong mọi hoàn cảnh. Suốt 40 năm Dân Do-thái lưu lạc trong hoang địa, Môisen đã đồng hành với Dân qua mọi thách thức khó khăn và nguy hiểm.
Ra khỏi nước Ai-cập, sau bốn mươi ngày trên núi nguyện cầu, Chúa đã ban cho Môisen Mười Giới Răn là nồng cốt của đạo. Môisen đã thay mặt Chúa để hướng dẫn Dân sống theo luật pháp của Chúa: Anh em phải biết rằng Chúa, Thiên Chúa của anh em, thật là Thiên Chúa, là Thiên Chúa trung thành: cho đến muôn ngàn thế hệ, Người vẫn giữ giao ước và tình thương đối với những ai yêu mến Người và giữ các mệnh lệnh của Người (Dnl 7,9). Ông đã truyền dậy về đức tin và luân lý. Tôn thờ Thiên Chúa, kính yêu thảo kính cha mẹ, sống chân thành không dối gian và tôn trọng thân xác. Thật vậy, Thiên Chúa đã dùng con người mọi thời để tiếp tục sứ mệnh rao truyền giới răn của Chúa. Suốt dọc lịch sử cứu độ, Thiên Chúa đã chọn gọi nhiều các tiên tri, vua chúa và các thừa tác viên cộng tác trong việc dẫn dắt dân chúng đi trong đường lối Chúa.
Ngày xưa, Thiên Chúa truyền dạy chúng ta qua các tổ phụ, cha ông và các đại diện, nay Thiên Chúa sai chính Con Một đến để mạc khải cho chúng ta về chân lý Nước Trời: Thuở xưa, nhiều lần nhiều cách, Thiên Chúa đã phán dạy cha ông chúng ta qua các ngôn sứ; nhưng vào thời sau hết này, Thiên Chúa đã phán dạy chúng ta qua Thánh Tử. Thiên Chúa đã nhờ Người mà dựng nên vũ trụ, đã đặt Người làm Đấng thừa hưởng muôn vật muôn loài (Dt 1,1-2). Khi nghe Chúa Giêsu rao giảng, người ta đã kinh ngạc về giáo lý của Người vì Người dạy như Đấng có uy quyền. Qua Ngôi Lời, Thiên Chúa đã tác tạo mọi loài. Lời của Chúa có thể sáng tạo và biến đổi từ thể xác đến tâm hồn. Lời Chúa là lời quyền năng linh thiêng. Tất cả Lời Chúa đều là lời hằng sống, ban sinh lực và giáng phúc. Khi đi rao giảng tin mừng, Chúa Giêsu đã thực hiện những phép lạ kèm theo. Các phép lạ là dấu chỉ để mọi người nhận biết Chúa là Đấng Thiên Sai.
Khi sai các tông đồ ra rao giảng, Chúa Giêsu cũng ban quyền chữa lành cho các ngài. Với danh Chúa Kitô sống lại từ cõi chết, các tông đồ đã nhiệt tình đem tin mừng đến muôn dân qua sự giảng dậy và làm các phép lạ. Sách Tông Đồ Công Vụ ghi lại nhiều phép lạ mà các tông đồ đã thực hiện, nhất là thánh Phêrô: Người ta còn khiêng cả những kẻ đau ốm ra tận đường phố đặt trên giường trên chõng, để khi ông Phêrô đi qua, ít ra cái bóng của ông cũng phủ lên được một bệnh nhân nào đó. Nhiều người từ các thành chung quanh Giêrusalem cũng lũ lượt kéo đến, đem theo những kẻ ốm đau cùng những người bị thần ô uế ám, và tất cả đều được chữa lành (Tđcv 5,15-16). Thánh Phaolô cũng được ơn chữa lành: Có ông thân sinh ông Púpliô đang liệt giường vì bị sốt và kiết lỵ. Ông Phaolô vào thăm, cầu nguyện, đặt tay trên ông và chữa khỏi (Tđcv 28,8). Thánh Philipphê thực hiện các dấu lạ: Đám đông một lòng chú ý đến những điều ông Philipphê giảng, bởi được nghe đồn và được chứng kiến những dấu lạ ông làm (Tđcv 8,6).
Trong thơ gởi cho tín hữu Côrintô, thánh Phaolô khuyên răn mọi người hãy sống đẹp lòng Chúa qua những ơn gọi riêng. Vì lợi ích của anh chị em, chớ không phải gài bẫy anh em. Mọi ơn lành Chúa ban đều phải sinh hoa trái trong đời sống đạo. Dọc lịch sử Giáo Hội, bàn tay quan phòng của Chúa luôn hiện diện với con cái loài người. Chúng ta nhìn qua một chút những hồng ân từ trời ban xuống cho nhân loại qua các chứng nhân.
Khi còn lữ hành tại thế, có một số vị sống thánh thiện đã được Chúa ban những ơn sủng đặc biệt để làm nhân chứng cho Chúa, như được ơn ghi dấu thánh: Thánh Gemma Galgani (1878-1903) và cha thánh Piô Năm Dấu (1887-1968).
Ơn nói tiên tri: Thánh Martin de Porres (1579-1639), Thánh Mary Magdalene de Pazzi (1566-1607), Thánh Francis of Paola (1416-1507), Thánh Francis of Rome (1384-1440), Á thánh Margaret of Castello (1287-1320), Thánh Anthony of Padua (1195-1231), Thánh Bernard of Clairvaux (1090-1153), Thánh St. Anthony Mary Claret (1807-1870), Thánh Colette (1381-1447), Thánh John Bosco (1815-1888).
Ơn chữa bệnh: Cha thánh Piô Năm Dấu 1887-1968). Ơn hiện diện hai nơi cùng lúc: Cha thánh Pio of Pietrelcina (1887-1968). Ơn nghe tiếng nói từ trời cao: Thánh Clelia Barbieri (1847-1870).
Ơn xuất thần và bay bổng: Thánh Joseph of Cupertino (1603-1663), Thánh Gerard Majella (1726-1755), Thánh Paul of the Cross (1694-1775), Thánh Gemma Galgani (1878-1903). Ơn cầu cho kẻ chết sống lại: Thánh Vincent Ferrer (1350-1419). Ơn ăn chay trường: Á thánh Alexandrina da Costa (1904-1955). Ơn nhắn gởi thơ từ: Thánh Anthony of Padua (1195-1231).
Ơn hiểu biết được những kiến thức huyền bí: Thánh Gerard Majella (1726-1755). Thánh Catherine of Siena (1347-1380), Thánh John Vianney (1786-1859). Ơn đánh đòn và đội mão gai: Thánh Rita of Cascia (1381-1457) và Marie Rose Ferron (1902-1936). Ơn nói tiếng lạ: Thánh Paul of the Cross (1694-1775), thánh Francis of Assisi (1181-1226) và thánh Anthony of Padua (1195-1231).
Ơn thân xác được giữ nguyên vẹn sau khi chết: Thánh Charbel Makhlouf (1828- 1898). Ơn hiểu các ngôn ngữ cổ thời: Therese Neumann of Germany (1898-1962). Ơn thực hiện các phép lạ trong thiên nhiên trên các thú vật: Thánh John Bosco (1815-1888, Thánh Francis of Assisi (1181-1226) và nhiều các dấu lạ khác.
Chúa Giêsu là Con Thiên Chúa. Mọi quyền năng trên trời dưới đất đã được trao ban cho Ngài. Chúa Giêsu thực hiện tất cả mọi thứ phép lạ qua chính lời nói, ý muốn và quyền năng của Ngài. Chúa có mọi uy quyền sáng tạo, tái tạo và biến đổi trong lời nói và việc làm. Chúa cũng đã ban cho một số vị được những ơn lạ là để giúp củng cố lòng tin của các tín hữu mọi nơi và mọi thời. Các ngài là những vị sống đời chiêm niệm và thần bí kết hợp mật thiết với Chúa và làm sự lạ để sáng danh Chúa.
Các vị thánh không làm phép lạ để khoe khoang, quảng cáo hay đề cao chính mình nhưng các ngài sống trong khiêm nhượng và phó thác. Hữu xạ tự nhiên hương. Thực hiện tất cả các sự lạ là hồng ân nhưng không Thiên Chúa ban tặng. Hầu hết các vị thánh này có một đời sống khổ hạnh, hy sinh hãm mình và sống chìm ngập trong ân sủng của Chúa. Ngay từ sinh thời, các Ngài đã là mẫu mực gương sáng cho mọi người. Sau khi mãn phần, Giáo Hội đã tôn phong nhân đức của các Ngài để mọi người tôn vinh danh Chúa và cầu khẩn. Sự chân thật và thánh thiện đi vào cuộc sống đời đời.
Chúng ta hãy đặt niềm tin tưởng nơi Chúa Kitô là đầu và cùng đích. Chúa luôn đồng hành với Giáo Hội qua mọi biến cố thăng trầm. Như Dân xưa đi trong sa mạc, họ đã chịu trăm nghìn thử thách và khổ đau để được thanh luyện. Họ đã trở thành Dân Riêng được Chúa yêu thương và đã chiếm hữu được miền Đất Hứa. Trong cuộc lữ hành trần thế, chúng ta cũng đang đối diện với muôn vàn chông gai thử thách. Lửa thử vàng, gian nan thử đức. Chúng ta hãy trung thành và kiên trì phấn đấu tới giây phút cuối. Triều thiên vinh thắng đang chờ mỗi người chúng ta nơi cuối cuộc hành trình. Lạy Chúa, xin thêm đức tin để chúng con ra đi làm nhân chứng cho Chúa trong mọi hoàn cảnh của cuộc sống. Amen.