Tuy nhiên, thực tế rằng bây giờ đôi khi họ đã không còn tìm cách gặp tôi nữa, và tôi cảm thấy một cái gì đó khá lo ngại trong những việc họ làm và nói về Giáo hội thân yêu của chúng tôi ở Trung Quốc, tôi tin rằng đã đến lúc để tham gia cuộc nói chuyện công khai qua những từ được viết ra, và khi làm như vậy, tôi lấy cảm hứng từ một bài viết của Gianni Valente có tựa đề là “30 ngày” trong ấn bản số tháng 9 năm 2011: “Cuộc Phỏng vấn John Baptist Li Su Quang, Giám mục Phụ tá của Nam Xương”.
Câu hỏi của tôi
Sau khi đọc kỹ các trang 30-35, tôi không thể thích nghi với những từ ngữ hoa mỹ của Đức Giám mục Li trong cuộc phỏng vấn về các sự kiện mà Gianni Valente tường tình trung thực gần đây: Đó là, vào ngày 14-7 Đức Giám mục đã tham dự lễ phong chức bất hợp thức cho Giám mục Huang Binzhuang của Sán Đầu [1].
Câu hỏi đầu tiên của tôi là: tại sao Cộng đồng thánh Egidio mời những người như Đức cha Li, người từng gây tổn hại nghiêm trọng quan điểm của Giáo hội, tham dự hội nghị quốc tế đó [2]. Rõ ràng, họ đã được tiếp đón niềm nở, điều đó là tốt, và với sự danh dự, việc này thì không.
Sau đó tôi hỏi tại sao Gianni Valente tác giả cuốn “30 ngày” lại phỏng vấn những người như vậy, thì tôi biết được rằng họ không được tự do nói những gì họ nghĩ. Làm thế nào mà Đức Giám mục Li Suguang có thể nói rằng “Giáo Hội tại Trung Quốc đã không thay đổi một mảy may (iota) nào từ truyền thống tông đồ”, khi cách đó không lâu ngài đã tham dự (dù bị ép buộc hoặc không) vào một hành động nghiêm trọng làm tổn thương đến sự hiệp nhất của Giáo hội mặc dù có những nhắc nhở rõ ràng gần đây của Tòa Thánh liên quan đến mức độ nghiêm trọng của hành vi đó.
Hiểu biết về tình hình
Rõ ràng là đang có một tình trạng đau đớn ở Trung Quốc và tất cả chúng tôi lo lắng để làm một cái gì đó nhằm hỗ trợ anh chị em của chúng tôi. Nhưng câu hỏi là: Làm cái gì? Vì ngạn ngữ chúng tôi có câu “con đường đến địa ngục được lát bằng những ý định tốt”, có nghĩa là, hành động đó có hại cho những người mà chúng tôi dự định sẽ làm điều tốt cho họ.
Để phân biệt những gì là tốt hoặc không trong tình huống này, trước hết chúng ta phải đồng ý về sự hiểu biết của chúng ta về tình hình hiện nay.
Tôi nghĩ tất cả chúng ta đều đồng ý trong việc thừa nhận rằng, như Đức Thánh Cha chỉ ra trong lá Thư năm 2007 của ngài, tình hình của Giáo hội tại Trung Quốc là đặc biệt bất thường bởi vì không một giám mục nào, nhưng là cơ quan bên ngoài giáo hội - Hiệp hội Yêu nước, Văn phòng Ban Tôn giáo - lãnh đạo giáo hội chúng ta.
Gần 5 năm sau khi công bố bức thư trên, thực tế không có vẻ như đã thay đổi gì cả. Tại sao?
Một mặt, Chính phủ Bắc Kinh đã không thay đổi một mảy may nào trong chính sách đàn áp tôn giáo, chính phủ vẫn muốn kiểm soát tôn giáo cách tuyệt đối và, trong trường hợp của Giáo hội Công Giáo, Trung Quốc muốn tách Giáo hội khỏi sự vâng phục Tòa Thánh.
Về phần chúng tôi, thật không may, một số đã không thành thật hoan nghênh lá thư của Đức Giáo hoàng. Ngược lại, một số người đã dám làm lệch lạc nội dung bức thư, bản dịch sang tiếng Trung Quốc và lối giải thích về lá thư đó mà bỏ qua các khía cạnh giáo hội, là những điều được Đức Thánh Cha nhấn mạnh, và thay vào đó là khuynh hướng giải thích bức thư như là một sự khích lệ của Đức Thánh Cha cho việc hoà giải, như thể đó là một lời mời “kết hợp” một cách bừa bãi từ 2 cộng đồng: một cộng đồng thì ngày càng bị chính phủ kiểm soát và cộng đồng kia thì ẩn náu dưới lòng đất để tránh bị kiểm soát.
Không đời nào tôi cho phép mình phán đoán về luân lý người khác bằng những gì tôi đã nói hoặc sắp nói, nhưng rõ ràng là có rất nhiều những sai lầm đã được thực hiện trong những năm gần đây.
Một chút lịch sử gần đây
ĐHY Josef Tomko, khi ngài còn làm Tổng Trưởng Thánh Bộ Truyền giảng Các Dân tộc, đã có kinh nghiệm rộng lớn trong việc chia sẻ mối quan tâm của Đức Thánh Cha đối với Giáo hội phổ quát. Kinh nghiệm này, cùng với nguồn gốc của ngài từ một quốc gia Cộng sản, có nghĩa là ngài có khả năng hiểu biết về tình hình Giáo hội tại Trung Quốc. Với chính sách cởi mở ở Bắc Kinh sau đó, ngài đã nhận được rất nhiều thông tin về tình hình và khuyên rằng đường hướng và các biện pháp thích hợp phải được sự chấp thuận của Đức Thánh Cha.
Ngoài mối quan tâm ưu tiên của ngài đối với cộng đồng hầm trú, ngài đã hiểu biết sâu rộng về các giám mục già nua thuộc cộng đồng chính thức, được thụ phong bất hợp pháp trong những tình huống thực sự khó khăn và chịu áp lực nặng. Trong việc chấp nhận tính hợp pháp kiến nghị của họ, ngài đã tìm kiếm sự đồng ý của vị giám mục thuộc giáo hội hầm trú được thụ phong hợp thức (nếu có một vị trong cùng một giáo phận) hoặc xin ý kiến của các giám mục hợp thức lân cận. Trong các giáo phận nơi có một giám mục hầm trú được xác nhận là Chính tòa, trong khi các giám mục chính thức được coi là phụ tá. Tất nhiên, việc tùy thuộc vào giáo luật này là một thực tế trong những tình huống thuận lợi, chẳng hạn như tại Vũ Hán, trong khi ở những nơi khác thì phải có một tuyên bố của pháp luật, mặc dù trong thực tế cả 2 vị đều không thể tham khảo ý kiến với nhau nơi văn phòng mục vụ của các ngài.
Những quy định tương tự cũng được thực hành khi có các ứng cử viên trẻ, chính thức được bầu trong cộng đồng, họ tin rằng trách nhiệm của họ chỉ là tìm kiếm sự chấp thuận của Tòa Thánh trước khi được thụ phong giám mục.
Năm 2000, Đức Hồng Y Tomko được 75 tuổi và nghỉ hưu. Đồng thời, trong Thánh Bộ Truyền giảng Các Dân tộc, việc thay đổi hoàn toàn nhân viên đã diễn ra. Việc thiếu kinh nghiệm và chuyên môn gây ra một khoảng trống trong cả lối suy nghĩ và hành động. Các phương pháp tiếp cận đầu tiên được khởi sự theo cách của Đức Hồng Y Tomko vẫn được tiếp tục, nhưng trong sự trì trệ (inertia) hoàn toàn, không có độ chính xác từ nơi mà sự việc được bắt đầu. Nhiều thành viên của cộng đồng hầm trú phàn nàn rằng các giám mục được thụ phong bất hợp thức đã được hợp thức hóa và các ứng viên mới được sự phê chuẩn quá dễ dàng, đồng thời các vị tân giám mục không được bổ nhiệm cho cộng đồng hầm trú trong khi đó các mục tử cao niên đã qua đời.
Vị kế nhiệm của người kế nhiệm ĐHY Tomko (Đức Hồng Y Ivan Dias) đã có kinh nghiệm từng làm việc với Đức Hồng Y Casaroli. Thật không may, kinh nghiệm này có thể là ưu điểm của ngài, thay vì đó hóa ra lại là một giới hạn, kể từ khi ngài tin rằng chính sách Ostpolitik (Cởi mở) của Đức Hồng y nổi tiếng đã hoạt động như phép lạ ở các nước cộng sản Đông Âu, trong khi được biết rằng ít nhất là Đức Giáo Hoàng John Paul II và Đức Hồng y Wyszynski không có cùng ý kiến như thế, và nhiều giáo sĩ trong những quốc gia đó chỉ trích nặng nề chính sách này. Đức Hồng Y Casaroli đã cương quyết rằng họ phải tìm kiếm nếu không phải là một “modus vivendi – cách sống”, thì ít nhất phải là một “modus non moriendi – cách không thể chết”, nhưng trong thực tế đức tin trong những Giáo hội đó đã chết dần.
Bây giờ chúng ta đến với thực tế tại Trung Quốc. Trong niềm xác tín rằng sự đề kháng với quyền lực quá mức của một chính phủ toàn trị là vô ích, thế là một chiến lược thỏa hiệp đã được thông qua, nếu không là vô thời hạn thì ít nhất là đến một mức độ đáng kể. Và bây giờ chúng ta có thể thấy những gì? Chúng ta có thể thấy rằng cộng đồng hầm trú đã từng phát triển rất tốt, bây giờ có nguy cơ chết vì nỗi thất vọng và chán nản, bởi vì công đồng này dường như bị quên lãng và coi là bất tiện với Tòa Thánh. Cộng đồng chính thức dường như còn sống tốt với những nhà thờ mở cửa đầy người và có giám mục cai quản, nhiều nơi có sự phê chuẩn gấp đôi, tức là được phê chuẩn của cả Chính phủ và Tòa Thánh, nhưng đúng với thực tế là những gì? Một chiến thắng nhân đôi chăng?
Khi Gianni Valente muốn tỏ cho thấy rằng mọi sự đang diễn ra tốt đẹp bởi vì các cuộc phong chức giám mục đã được phê duyệt 2 nơi, tôi đặt câu hỏi liệu có phải Tòa Thánh đã phải nhượng bộ nhiều hơn trong các cuộc đàm phán so với đối tác Trung Quốc.
Những sự kiện mới
Sau nhiều lần mặc nhận (tôi muốn nói là quá nhiều) của Tòa Thánh, chính phủ Trung Quốc đã cho thấy không sẵn sàng tôn trọng tính chất thiết yếu của Giáo hội Công Giáo, như vẫn được chấp nhận một cách hòa bình trên khắp thế giới văn minh. Trong thực tế, trong trường hợp đầu tiên khi sự chấp thuận của Giáo hội còn đang kéo dài, chính phủ đã đơn phương tiến hành, phong chức bất hợp thức ở Thừa Đức (tháng 11-2010), tiếp theo là 2 cuộc phong chức: một ở Lạc Sơn (tháng 6-2011) và một Sán Đầu (tháng 7-2011). Chính phủ Trung Quốc do đó đã chỉ ra rằng nhà nước này không có ý định thay đổi chính sách tôn giáo của mình.
Đối mặt với những hành vi thách thức như thế, những hành vi đã phản bội ước muốn chân thành đối thoại, thì lựa chọn duy nhất của Tòa Thánh là trở về với lập trường rõ ràng của mình. Do đó, Tòa Thánh không thể bị cáo buộc là khép lại lập trường này.
Chuyển hướng
Phản ánh về quá khứ gần đây, cho thấy rằng một chính sách quá tải đã không có được sự xoay chiều như mong muốn của Chính phủ và trong khi đó lòng trắc ẩn sai lầm đã làm suy yếu giáo hội từ bên trong. Ngay cả Đức Thánh Cha đã lên tiếng báo động về sự xâm nhập các yếu tố cơ hội trong các vị trí cấp cao trong Giáo hội [3].
Sự chần chừ không còn là một tùy chọn nữa. Sự thay đổi về vị trí trong 2 cuộc phong chức bất hợp thức gần đây, thì đã rõ ràng cho tất cả mọi người.
Tôi hiểu những người tin vào một tình huống 2 bên cùng thắng (win-win situation) trong tình huống thỏa hiệp trước đây là như thế nào, và bây giờ nghĩ rằng Giáo hội đã nhầm lẫn vì lập trường ‘cứng rắn và rõ ràng’, mà họ đánh giá là một trong những lập trường phải bị khép lại.
Đối với những người, đặc biệt là thông qua Internet từ nội địa Trung Quốc, đã bắt mạch được cộng đồng tín hữu đọc tin về các sự kiện đó như thế nào, lập trường ‘cứng rắn và rõ ràng’ là vừa khôn ngoan vừa cần thiết để lấy lại lòng tin của nhiều người, vốn cảm thấy mất tín nhiệm trước mặt một giám mục, là người trong khi vẫn hiệp thông với Tòa Thánh, lại thực hiện những hành vi chống lại sự hiệp nhất của Giáo hội mà không có bất kỳ hình phạt nghiêm trọng nào từ Tòa Thánh. Trong thực tế, trong quá khứ, vạ tuyệt thông được ghi trong Bộ Giáo Luật đã thường được nói đến nhưng hiếm khi được thực thi.
Rõ ràng tình hình hiện nay là khá khác nhau so với một vài thập kỷ trước đây. Ví dụ, đem so sánh các giám mục hiện nay của Giáo hội chính thức với con người đáng kính của Đức Cố Giám mục Duẩn Li là một sự phản bội của sự thiếu hiểu biết đầy đủ về các sự kiện.
Một số người đã cố gắng thân mật cho rằng tác giả là một người vui vẻ hoan nghênh việc ra vạ tuyệt thông. Tuy nhiên, các sự kiện được ghi lại trong lịch sử có thể chứng minh rằng tôi là một trong những người đầu tiên, hai mươi năm trước đây, bào chữa nguyên nhân của những người của cộng đồng chính thức. Tôi thậm chí còn nói trước Thượng Hội đồng Giám mục châu Á hồi tháng 8 rằng, chỉ có một Giáo hội tại Trung Quốc. Nhưng bây giờ tôi không chắc chắn như vậy.
Chúng tôi chắc chắn biết rằng anh em của chúng tôi đang bị đàn áp bởi các mối đe dọa và dụ dỗ của chính phủ, nhưng phải đối mặt với các vấn đề cơ bản của sự hiệp nhất của Giáo hội Công Giáo là nhiệm vụ của chúng tôi nhằm khuyến khích họ can đảm, như Đức Thánh Cha đã thực hiện nhiều lần. Đó sẽ là một lòng từ bi giả dối khi cho rằng những thất bại (yếu lòng) của họ là chính đáng.
Bây giờ, xin mời các giám mục đã tự tham gia trong những hành vi khách quan phá hoại sự hiệp nhất của Giáo hội để gặp gỡ rộng rãi thì dường như rất là khó khăn, bởi vì trong những trường hợp như vậy họ sẽ có nhiều khả năng nhận được những hành vi khuyến khích mà sau này những hành vi đó sẽ bị lạm dụng như là sự thừa nhận cho hành động của họ bởi phần còn lại của Giáo hội. Hơn nữa, phỏng vấn họ thì cũng tương đương như có một không gian mở cho những người không được tự do nói lên sự thật và họ chỉ có thể nói về những vấn đề nhằm đề cao nguyên nhân của Chính phủ. Việc đó là độc ác đối với người được phỏng vấn và bất công đối với các độc giả, những người sẽ có một khái niệm méo mó về thực tế.
Thực tế là chúng tôi đang trên bờ vực của sự ly khai, với các báo cáo lặp đi lặp lại muốn thực hiện một Giáo hội tự trị và tiếp tục phong chức giám mục mà không có uỷ quyền của Đức Giáo Hoàng.
Không phải tất cả các hành vi tử tế là thực sự bác ái, đặc biệt là chúng không giúp giữ cách trung thành với bản chất thật sự của Giáo hội. Hơn nữa, các cuộc gặp gỡ này còn để lại hiệu lực đau đớn cho các thành viên của cộng đồng hầm trú, những người không thể không cảm thấy bị lạc lõng khi nhìn thấy các thành viên của Giáo hội phổ quát vinh danh những anh em đang thỏa hiệp cách nghiêm trọng.
Kết luận
Trả lời câu hỏi được nêu ra trong tiêu đề của bài viết này, tôi nghĩ tôi có thể nói rằng lợi ích thực sự của Giáo hội tại Trung Quốc chỉ có thể được tìm thấy một khi trở về với bản chất thật sự của giáo hội như được đưa ra bởi người sáng lập giáo hội, Chúa Giêsu Kitô, và như được quy định trong lá thư của Đức Giáo hoàng gửi Giáo hội tại Trung Quốc, đó là: Duy nhất, Thánh thiện, Công Giáo và Tông truyền.
Lợi ích thực sự của Giáo hội tại Trung Quốc là không an ủi người bị áp bức khi những người này vẫn còn trong các tình huống không rõ ràng, nhưng khuyến khích để họ bước ra khỏi tình huống mập mờ đó.
Lợi ích thực sự của Giáo hội tại Trung Quốc là không tiếp tục mặc cả với các sinh vật không chỉ là ngoài cuộc, nhưng rõ ràng là thù địch với Giáo hội, nhưng bằng cách huy động các giám mục và tín hữu thoát khỏi Giáo hội đó của họ.
Tôi có nói về những điều không thể thực hiện được chăng? Mọi sự đều có thể đối với những ai muốn trung thành với những sắp đặt của Thiên Chúa, Ngài là Đấng ban sức mạnh cho kẻ khiêm nhường và lòng can đảm cho người yếu đuối.
[1] Xem: AsiaNews.it, 14/07/2011: 8 giám mục hiệp thông với Đức Giáo Hoàng buộc phải tham gia truyền chức bất hợp thức ở Sán Đầu (ghi chú của nhà xuất bản).
[2] ĐHY Quân đề cập đến cuộc họp “Tôn giáo và Văn hóa qua đối thoại”, tổ chức bởi Cộng đồng Sant'Egidio từ ngày 11 đến 13-9-2011 (ghi chú của nhà xuất bản).
[3] Xem: AsiaNews.it, 18/05/2011 Đức Giáo Hoàng cầu nguyện cho Giáo hội tại Trung Quốc, cho những người bị áp bức và những người bị cám dỗ bởi cơ hội chủ nghĩa.
(Nguyễn Hùng dịch)