Chúa nhật III B Mùa Chay (Xh 20, 1-17; 1 Cor 1, 22-25; Ga 2, 13-25)
Thiên Chúa đã truyền dạy các giới răn cho dân Do-thái qua ông Môisen. Biến cố Xuất Hành ra khỏi nước Ai-cập là một biến cố vĩ đại. Từ cuộc xuất hành Vượt Qua biển đỏ, Thiên Chúa đã chọn người Do-thái làm dân riêng. Từng bước, Thiên Chúa đã tỏ mình ra cho Dân. Thiên Chúa đòi hỏi dân riêng sẽ chỉ tôn thờ một Thiên Chúa độc nhất, Chúa hùng mạnh và Chúa ganh tị. Chúa sẽ tỏ lòng nhân lành đến ngàn đời đối với những ai kính mến và tuân giữ các giới răn. Thiên Chúa đã trao ban Mười Giới Răn cho ông Môisen để hướng dẫn dân riêng đi trong đường lối của Chúa. Thập giới này là những luật lệ căn bản của con người mọi thời. Những điều răn này cũng được khắc ghi trong lương tâm của mỗi người. Bản kinh Thập Giới gồm tóm những điều cơ bản giúp con người tìm về nguồn chính thật. Mười Giới Răn được phân ra: Tôn thờ Thiên Chúa, tôn kính cha mẹ và hoàn thiện bản thân.
Dân Chúa đã chọn phải lưu lạc suốt bốn mươi năm trong hoang địa. Chúa dùng thời gian này để thanh tẩy, luyện lọc và dậy dỗ họ mọi điều. Tất cả các giới răn, những huấn lệnh và những luật lệ về đời sống tâm linh được hình thành trong thời gian này. Cuộc sống đời thường của Dân riêng hoàn toàn phó thác trong bàn tay quan phòng của Thiên Chúa. Trong cuộc hành trình, Chúa ban Manna và chim cút làm của ăn. Chúa ban nước uống qua các nguồn suối tươi mát. Sau bốn mươi năm lang thang trong sa mạc, đại đa số những người xuất hành từ Ai-cập đã trở về lòng đất. Một dòng dõi mới xuất hiện cưu mang những lời hứa và lệnh truyền của Chúa. Chúa bảo vệ, chăm sóc và cùng chiến đấu với họ để tiến vào miền Đất Hứa, nơi chảy sữa và mật. Thiên Chúa không ngừng nhắc nhở họ về các biến cố đã xảy ra trên đường lữ hành. Chúa đã chọn họ làm dân riêng để chuẩn bị đón chờ Đấng Cứu Thế giáng trần. Thiên Chúa luôn trung thành với các giao ước và thực hành những lời Chúa đã hứa qua các thời đại.
Qua lịch sử cứu độ, dân Chúa chọn đã nhiều lần thay lòng đổi dạ. Rất nhiều lần họ bỏ Chúa, đi thờ các bụt thần ngoại bang. Họ sống theo thói tục của người ngoại giáo. Chúa đã phạt họ phải lưu đầy xa xứ, nhưng rồi Chúa lại thương tha thứ cho trở về quê hương xứ sở. Các sự cố được lập đi lập lại qua sự yếu đuối của con người. Chương trình cứu độ cứ tiệm tiến từ dòng dõi này qua dòng dõi khác kéo dài cả ngàn năm. Khi Dân đi tìm kiếm sự khôn ngoan của người đời, họ đã bị thất vọng với sự trống rỗng. Các bụt thần gỗ đá và các tượng thần do bàn tay con người tạo nên, chỉ là để thỏa mãn những nhu cầu chóng qua và đòi hỏi bản năng thấp hèn của con người. Không có thần nào khác có thể làm cho con người thỏa mãn mọi khao khát thầm kín sâu thẳm trong tâm hồn. Chỉ những ai biết tìm về chính nguồn sự khôn ngoan đích thật, họ mới được an nghỉ và toại nguyện trí lòng.
Qua mọi thời, với lý trí, ý chí và tự do, con người đi tìm sự khôn ngoan để định hướng đời sống. Đã có biết bao nhiêu suy tư tìm kiếm tầm đạo, các triết thuyết, các trường phái góp phần đào sâu ý nghĩa và mục đích của cuộc sống con người. Sự khôn ngoan của con người không thể giải đáp thỏa mãn được tất cả các ẩn số, thắc mắc và khát vọng sâu thẳm của con người. Trong thơ gởi cho tín hữu Côrintô, thánh Phaolô đã viết: Các người Do-thái đòi hỏi dấu lạ, những người Hy lạp tìm kiếm sự khôn ngoan. Còn chúng tôi rao giảng Chúa Kitô chịu đóng đanh trên thập giá. Sự khôn ngoan của thập giá vượt hẳn sự khôn ngoan của loài người. Đây là một mầu nhiệm, mầu nhiệm của ơn cứu độ, mầu nhiệm của tình yêu và là sự khôn ngoan tuyệt đối. Con người sẽ không có khả năng hiểu thấu về mầu nhiệm hy sinh thập giá của Chúa Giêsu Kitô.
Bài phúc âm, thánh Gioan kể câu truyện Chúa Giêsu lên Giêrusalem và vào trong đền thờ. Chúa Giêsu thấy có những người bán bò, chiên, bồ câu và cả người đổi tiền. Chúa đã bện giây đánh đuổi bọn họ cùng với chiên bò ra khỏi đền thờ. Người Do-thái hỏi Người: Ông hãy tỏ cho chúng tôi thấy dấu chỉ gì là ông có quyền làm như vậy? Chúa Giêsu trả lời: Các ông cứ phá hủy đền thờ này đi, nội trong ba ngày Ta sẽ dựng lại. Không ai hiểu Chúa Giêsu muốn nói gì và ám chỉ điều chi. Họ chỉ thách thức và đặt câu hỏi. Không ai dám ra tay ngăn cản, bắt bớ hay luận phạt về hành động của Chúa Giêsu. Chúa đã hành động nhiệt thành với cả tâm tình sốt mến lo cho nhà Chúa.
Sự hiện diện của Chúa Giêsu là dấu chỉ tuyệt vời. Ngài đã mạc khải về sự khôn ngoan thật của Thiên Chúa. Thánh Gioan viết: Điều yếu đuối của Thiên Chúa thì vượt hẳn sự mạnh mẽ của loài người. Chúa Giêsu đã thực hiện các dấu lạ qua bàn tay uy quyền. Chúa Giêsu khai mở một con đường mới, con đường của tình yêu. Chúa đã lấy chính sự sống mình để lập giao ước mới. Giao ước mới được ký kết bằng chính Mình và Máu Thánh Người. Chúa Giêsu không xóa bỏ giao ước và các giới răn của đạo cũ nhưng làm cho mọi sự nên hoàn thiện.
Thuở xưa, Thiên Chúa luôn nhắc nhở dân riêng rằng: Ta là Thiên Chúa các ngươi, Ta đưa các ngươi ra khỏi đất Ai-cập và khỏi làm nô lệ vào miền Đất Hứa. Các ngươi không được tôn thờ chúa nào khác, không được lạm danh Chúa một cách vô cớ và giữ ngày Sabát. Thời Tân Ước, Chúa Giêsu dẫn đưa chúng ta ra khỏi miền thâm u tối tăm của tội lỗi, sự dữ và sự chết và đi vào trong miền ánh sáng, sự thật, tự do và chân lý. Chúa đến cư ngụ giữa chúng ta và trở nên bạn hữu thân tình. Chúng ta gọi Chúa là Cha, là Thầy và là Chúa. Chúng ta dâng hiến ngày Chúa Nhật để tưởng nhớ việc Chúa đã chịu đau khổ, chịu chết và sống lại để cứu độ chúng ta.
Thời Cựu Ước, qua các giới răn, Thiên Chúa dậy rằng phải thảo kính cha mẹ, không được giết người, không phạm tội ngoại tình, không trộm cướp, không gian dối và không muốn của người khác. Đạo lý Tân Ước dậy chúng ta cách tích cực hơn: Hãy thảo kính, yêu thương và chăm sóc ủi an cha mẹ. Hãy yêu thương đồng loại như chính mình. Hãy yêu thương kẻ thù và cầu nguyện cho những kẻ ghét và làm hại. Không đoán xét và không kết án. Không ăn gian nói dối, có thì nói có và không thì nói không. Đừng làm tổn thương danh dự người khác. Không chửi rủa anh chị em là khùng, là ngốc. Hãy tha thứ để được thứ tha. Đời sống vợ chồng phải gắn bó thương yêu, trung tín, nâng đỡ và giúp nhau nên trọn lành. Sự chân thật và công bình trong cách cư xử và giao tế sẽ xây dựng tình liên đới và tôn trọng lẫn nhau. Vì tình bác ái không biên giới sẽ là nhịp cầu giúp chúng ta xây dựng một xã hội tốt đẹp trong tình yêu.
Chúa Giêsu rao giảng tin mừng cứu độ. Tin mừng là rượu mới phải đổ vào bình da mới. Chúa truyền dậy gồm tóm trong hai giới luật quan trọng nhất là: Yêu mến Thiên Chúa và yêu thương người khác như chính mình. Nơi đâu còn có ganh tị, thù hằn và bạo lực, nơi đó đang vắng bóng tình yêu đích thực. Tin mừng dành cho những ai có trái tim mở rộng biết đón nhận yêu thương. Chúa Giêsu đã hiến trọn cuộc đời để minh chứng tình yêu cao cả. Không có tình yêu, sẽ không có ơn cứu rỗi. Không có tình yêu, thế giới con người sẽ bị lặng chìm trong đau thương của thù hận, chia rẽ và hủy hoại. Không có tình yêu, mọi thực hành tôn giáo trở thành trống rỗng và vô ích. Không có tình yêu, cuộc đời con người sẽ đi vào sự cô đơn bất hạnh. Đạo của Chúa là đạo của tình yêu thương. Hy tế thập giá là đỉnh cao của tình yêu dâng hiến. Tình yêu thập giá là sự khôn ngoan tuyệt diệu của Thiên Chúa.
Lạy Chúa, trong Mùa Chay Thánh này, xin cho chúng con biết tìm kiếm sự khôn ngoan đích thực nơi Chúa. Vì yêu, Chúa đã hiến thân trên thập giá để cứu độ chúng con. Đối với người đời, sự hy sinh thập giá của Chúa là sự điên rồ nhưng với người tín hữu, thập giá là lễ hy tế và là giá cứu độ. Xin cho chúng con nhận biết bài học vô giá nơi thánh giá của Chúa. Chúng con kính lạy và ngợi khen Chúa Giêsu Kitô.
Thiên Chúa đã truyền dạy các giới răn cho dân Do-thái qua ông Môisen. Biến cố Xuất Hành ra khỏi nước Ai-cập là một biến cố vĩ đại. Từ cuộc xuất hành Vượt Qua biển đỏ, Thiên Chúa đã chọn người Do-thái làm dân riêng. Từng bước, Thiên Chúa đã tỏ mình ra cho Dân. Thiên Chúa đòi hỏi dân riêng sẽ chỉ tôn thờ một Thiên Chúa độc nhất, Chúa hùng mạnh và Chúa ganh tị. Chúa sẽ tỏ lòng nhân lành đến ngàn đời đối với những ai kính mến và tuân giữ các giới răn. Thiên Chúa đã trao ban Mười Giới Răn cho ông Môisen để hướng dẫn dân riêng đi trong đường lối của Chúa. Thập giới này là những luật lệ căn bản của con người mọi thời. Những điều răn này cũng được khắc ghi trong lương tâm của mỗi người. Bản kinh Thập Giới gồm tóm những điều cơ bản giúp con người tìm về nguồn chính thật. Mười Giới Răn được phân ra: Tôn thờ Thiên Chúa, tôn kính cha mẹ và hoàn thiện bản thân.
Dân Chúa đã chọn phải lưu lạc suốt bốn mươi năm trong hoang địa. Chúa dùng thời gian này để thanh tẩy, luyện lọc và dậy dỗ họ mọi điều. Tất cả các giới răn, những huấn lệnh và những luật lệ về đời sống tâm linh được hình thành trong thời gian này. Cuộc sống đời thường của Dân riêng hoàn toàn phó thác trong bàn tay quan phòng của Thiên Chúa. Trong cuộc hành trình, Chúa ban Manna và chim cút làm của ăn. Chúa ban nước uống qua các nguồn suối tươi mát. Sau bốn mươi năm lang thang trong sa mạc, đại đa số những người xuất hành từ Ai-cập đã trở về lòng đất. Một dòng dõi mới xuất hiện cưu mang những lời hứa và lệnh truyền của Chúa. Chúa bảo vệ, chăm sóc và cùng chiến đấu với họ để tiến vào miền Đất Hứa, nơi chảy sữa và mật. Thiên Chúa không ngừng nhắc nhở họ về các biến cố đã xảy ra trên đường lữ hành. Chúa đã chọn họ làm dân riêng để chuẩn bị đón chờ Đấng Cứu Thế giáng trần. Thiên Chúa luôn trung thành với các giao ước và thực hành những lời Chúa đã hứa qua các thời đại.
Qua lịch sử cứu độ, dân Chúa chọn đã nhiều lần thay lòng đổi dạ. Rất nhiều lần họ bỏ Chúa, đi thờ các bụt thần ngoại bang. Họ sống theo thói tục của người ngoại giáo. Chúa đã phạt họ phải lưu đầy xa xứ, nhưng rồi Chúa lại thương tha thứ cho trở về quê hương xứ sở. Các sự cố được lập đi lập lại qua sự yếu đuối của con người. Chương trình cứu độ cứ tiệm tiến từ dòng dõi này qua dòng dõi khác kéo dài cả ngàn năm. Khi Dân đi tìm kiếm sự khôn ngoan của người đời, họ đã bị thất vọng với sự trống rỗng. Các bụt thần gỗ đá và các tượng thần do bàn tay con người tạo nên, chỉ là để thỏa mãn những nhu cầu chóng qua và đòi hỏi bản năng thấp hèn của con người. Không có thần nào khác có thể làm cho con người thỏa mãn mọi khao khát thầm kín sâu thẳm trong tâm hồn. Chỉ những ai biết tìm về chính nguồn sự khôn ngoan đích thật, họ mới được an nghỉ và toại nguyện trí lòng.
Qua mọi thời, với lý trí, ý chí và tự do, con người đi tìm sự khôn ngoan để định hướng đời sống. Đã có biết bao nhiêu suy tư tìm kiếm tầm đạo, các triết thuyết, các trường phái góp phần đào sâu ý nghĩa và mục đích của cuộc sống con người. Sự khôn ngoan của con người không thể giải đáp thỏa mãn được tất cả các ẩn số, thắc mắc và khát vọng sâu thẳm của con người. Trong thơ gởi cho tín hữu Côrintô, thánh Phaolô đã viết: Các người Do-thái đòi hỏi dấu lạ, những người Hy lạp tìm kiếm sự khôn ngoan. Còn chúng tôi rao giảng Chúa Kitô chịu đóng đanh trên thập giá. Sự khôn ngoan của thập giá vượt hẳn sự khôn ngoan của loài người. Đây là một mầu nhiệm, mầu nhiệm của ơn cứu độ, mầu nhiệm của tình yêu và là sự khôn ngoan tuyệt đối. Con người sẽ không có khả năng hiểu thấu về mầu nhiệm hy sinh thập giá của Chúa Giêsu Kitô.
Bài phúc âm, thánh Gioan kể câu truyện Chúa Giêsu lên Giêrusalem và vào trong đền thờ. Chúa Giêsu thấy có những người bán bò, chiên, bồ câu và cả người đổi tiền. Chúa đã bện giây đánh đuổi bọn họ cùng với chiên bò ra khỏi đền thờ. Người Do-thái hỏi Người: Ông hãy tỏ cho chúng tôi thấy dấu chỉ gì là ông có quyền làm như vậy? Chúa Giêsu trả lời: Các ông cứ phá hủy đền thờ này đi, nội trong ba ngày Ta sẽ dựng lại. Không ai hiểu Chúa Giêsu muốn nói gì và ám chỉ điều chi. Họ chỉ thách thức và đặt câu hỏi. Không ai dám ra tay ngăn cản, bắt bớ hay luận phạt về hành động của Chúa Giêsu. Chúa đã hành động nhiệt thành với cả tâm tình sốt mến lo cho nhà Chúa.
Sự hiện diện của Chúa Giêsu là dấu chỉ tuyệt vời. Ngài đã mạc khải về sự khôn ngoan thật của Thiên Chúa. Thánh Gioan viết: Điều yếu đuối của Thiên Chúa thì vượt hẳn sự mạnh mẽ của loài người. Chúa Giêsu đã thực hiện các dấu lạ qua bàn tay uy quyền. Chúa Giêsu khai mở một con đường mới, con đường của tình yêu. Chúa đã lấy chính sự sống mình để lập giao ước mới. Giao ước mới được ký kết bằng chính Mình và Máu Thánh Người. Chúa Giêsu không xóa bỏ giao ước và các giới răn của đạo cũ nhưng làm cho mọi sự nên hoàn thiện.
Thuở xưa, Thiên Chúa luôn nhắc nhở dân riêng rằng: Ta là Thiên Chúa các ngươi, Ta đưa các ngươi ra khỏi đất Ai-cập và khỏi làm nô lệ vào miền Đất Hứa. Các ngươi không được tôn thờ chúa nào khác, không được lạm danh Chúa một cách vô cớ và giữ ngày Sabát. Thời Tân Ước, Chúa Giêsu dẫn đưa chúng ta ra khỏi miền thâm u tối tăm của tội lỗi, sự dữ và sự chết và đi vào trong miền ánh sáng, sự thật, tự do và chân lý. Chúa đến cư ngụ giữa chúng ta và trở nên bạn hữu thân tình. Chúng ta gọi Chúa là Cha, là Thầy và là Chúa. Chúng ta dâng hiến ngày Chúa Nhật để tưởng nhớ việc Chúa đã chịu đau khổ, chịu chết và sống lại để cứu độ chúng ta.
Thời Cựu Ước, qua các giới răn, Thiên Chúa dậy rằng phải thảo kính cha mẹ, không được giết người, không phạm tội ngoại tình, không trộm cướp, không gian dối và không muốn của người khác. Đạo lý Tân Ước dậy chúng ta cách tích cực hơn: Hãy thảo kính, yêu thương và chăm sóc ủi an cha mẹ. Hãy yêu thương đồng loại như chính mình. Hãy yêu thương kẻ thù và cầu nguyện cho những kẻ ghét và làm hại. Không đoán xét và không kết án. Không ăn gian nói dối, có thì nói có và không thì nói không. Đừng làm tổn thương danh dự người khác. Không chửi rủa anh chị em là khùng, là ngốc. Hãy tha thứ để được thứ tha. Đời sống vợ chồng phải gắn bó thương yêu, trung tín, nâng đỡ và giúp nhau nên trọn lành. Sự chân thật và công bình trong cách cư xử và giao tế sẽ xây dựng tình liên đới và tôn trọng lẫn nhau. Vì tình bác ái không biên giới sẽ là nhịp cầu giúp chúng ta xây dựng một xã hội tốt đẹp trong tình yêu.
Chúa Giêsu rao giảng tin mừng cứu độ. Tin mừng là rượu mới phải đổ vào bình da mới. Chúa truyền dậy gồm tóm trong hai giới luật quan trọng nhất là: Yêu mến Thiên Chúa và yêu thương người khác như chính mình. Nơi đâu còn có ganh tị, thù hằn và bạo lực, nơi đó đang vắng bóng tình yêu đích thực. Tin mừng dành cho những ai có trái tim mở rộng biết đón nhận yêu thương. Chúa Giêsu đã hiến trọn cuộc đời để minh chứng tình yêu cao cả. Không có tình yêu, sẽ không có ơn cứu rỗi. Không có tình yêu, thế giới con người sẽ bị lặng chìm trong đau thương của thù hận, chia rẽ và hủy hoại. Không có tình yêu, mọi thực hành tôn giáo trở thành trống rỗng và vô ích. Không có tình yêu, cuộc đời con người sẽ đi vào sự cô đơn bất hạnh. Đạo của Chúa là đạo của tình yêu thương. Hy tế thập giá là đỉnh cao của tình yêu dâng hiến. Tình yêu thập giá là sự khôn ngoan tuyệt diệu của Thiên Chúa.
Lạy Chúa, trong Mùa Chay Thánh này, xin cho chúng con biết tìm kiếm sự khôn ngoan đích thực nơi Chúa. Vì yêu, Chúa đã hiến thân trên thập giá để cứu độ chúng con. Đối với người đời, sự hy sinh thập giá của Chúa là sự điên rồ nhưng với người tín hữu, thập giá là lễ hy tế và là giá cứu độ. Xin cho chúng con nhận biết bài học vô giá nơi thánh giá của Chúa. Chúng con kính lạy và ngợi khen Chúa Giêsu Kitô.