Với lời cầu nguyện liên lỉ và tin tưởng Chúa giải thoát chúng ta khỏi các xích xiềng, hướng dẫn chúng ta qua bất cứ đêm đen nào của tù đầy có thể kìm kẹp trái tim chúng ta, trao ban cho chúng ta sự thanh thản của tâm trí để đương đầu với các khó khăn của cuộc sống, kể cả sự khước từ, áp bức và bách hại.
Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã khẳng định như trên với gần 30.000 tín hữu và du khách hành hương năm châu tham dự buổi tiếp chung sáng thứ tư 9-5-2012 tại quảng trường thánh Phêrô.
Trong bài huấn dụ Đức Thánh Cha đã nhắc tới biến cố thánh Phêrô bị vua Hêrốt Agrippa cầm tù, nhưng được thiên thần Chúa giải thoát hôm trước ngày bị xét xử tại Giêrusalem (Cv 12,1-17). Thánh Luca kể rằng ”Trong khi Phêrô bị cầm tù trong ngục như thế, thì Hội Thánh không ngừng dâng lên Thiên Chúa lời cầu nguyện khẩn thiết cho ông” (Cv 12,5). Và sau khi được giải thoát cách lạ lùng, Phêrô đến thăm nhà bà Maria mẹ của Marco, và khẳng định rằng ”có nhiều người tụ tập nhau ở đó và cầu nguyện” (Cv 12,12). Hai ghi chú quan trọng này minh giải thái độ của cộng đoàn kitô trước hiểm nguy và bách hại. Sức mạnh lời cầu nguyện liên lỉ của Giáo Hội dâng lên Thiên Chúa, Chúa lắng nghe và thực hiện một cuộc giải thoát không thể nghĩ tới và không chờ mong, bằng cách gửi Thiên Thần của Người tới.
Trình thuật nhắc lại các yếu tố lớn lao của cuộc giải phóng dân Israel khỏi kiếp sống nô lệ bên Ai Cập là lễ Vượt Qua. Như đã xảy ra trong biến cố nền tảng đó, ở đây cũng thế hành động chính được hoàn thành bởi Thiên Thần Chúa giải thoát Phêrô. Các cử chỉ thánh Phêrô phải làm: vội vã đứng đậy, lấy dây thắt lưng lại, cũng bắt chước các hành động của dân Israel trong đêm được giải phóng, khi họ được kêu mời ăn chiên vội vã, thắt lưng, mang dép và cầm gậy, sẵn sàng ra khỏi xứ (x. Xh 1,11). Và thánh Phêrô có thể kêu lên: ”Giờ đây tôi thực sự biết rằng Chúa đã gửi thiên thần của Người đến và giật thoát tôi khỏi tay của vua Hếrốt” (Cv 12,11). Nhưng Thiên Thần không chỉ nhắc lại cuộc giải phóng Israel khỏi đất Ai Cập, mà cũng nhắc lại thiên thần của sự Phục Sinh của Chúa Kitô nữa: ”Này đây, một thiên sứ của Chúa hiện đến và một ánh sáng chói rực cả phòng giam. Sứ thần đụng vào sườn Phêrô và đánh thức ông” (Cv 12,7). Đức Thánh Cha giải thích thêm như sau:
Ánh sáng tràn đầy phòng giam, chính hành động đánh thức vị Tông Đồ quy chiếu về ánh áng giải phóng của lễ Vượt Qua của Chúa, Đấng chiến thắng bóng tối của đêm đen và của sự dữ. Lời mời ”Khoác áo choàng vào và đi theo tôi” (Cv 12,8) làm vang vọng lên trong tim các lời kêu mời của Chúa Giêsu (x. Mt 1,17), được lập lại sau khi phục sinh bên bờ hồ Tiberiát, nơi Chúa nói với Phêrô tới ba lần ”Hãy đi theo Ta” (Ga 21,19.22). Đó là một lời kêu mời cấp thiết đi theo Chúa, chỉ bằng cách ra khỏi chính mình để bước đi với Chúa, thi hành ý muốn của Người và sống sự tự do dích thật.
Tiếp tục bài huấn dụ Đức Thánh Cha đã nêu bật thái độ của thánh Phêrô trong tù: trong khi cộng đoàn sốt sắng cầu nguyện cho ông, thì Phêrô ngủ (Cv 12,6). Thái độ đó cho thấy Phêrô thanh thản tín tưởng nơi Thiên Chúa, vì biết rằng mình được bao bọc bởi tình liên đới và lời cầu nguyện của các tín hữu nên thánh nhân hoàn toàn phó mình trong bàn tay của Chúa. Lời cầu nguyện của chúng ta cũng phải kiên trì, liên đới với người khác, tràn đầy tin tưởng đối với Thiên Chúa, là Đấng thấu suốt nội tâm của chúng ta và lo lắng cho chúng ta, tới độ Chúa Giêsu nói ”cả tóc các con cũng được đếm rồi. Đừng sợ hãi... ” (Mt 10,30-31). Thánh Phêrô sống đêm tối của sự tù tội và giải thoát như một lúc trong cuộc theo Chúa, là Đấng chiến thăng bóng tối của đêm đen và giải thoát khỏi sự nô lệ và hiểm nguy của cái chết. Sự giải thoát của ông là một điều lạ lùng được sứ thần hướng dẫn từng bước: qua vọng canh thứ nhất, rồi vọng canh thứ hai, cho tới cửa sắt thông ra phố, cửa tự động mở ra, Phêrô và sứ thần đi với nhau một đoạn đường cho tới khi vị Tông Đồ nhận ra là mình đã thực sự được giải thoát. Ý thức được như thế, ông đến nhà bà Maria mẹ của Marcô, nơi có nhiều môn đệ đang họp nhau cầu nguyện. Một lần nữa câu trả lời của cộng đoàn cho khó khăn và nguy hiểm là tín thác nơi Thiên Chúa và củng cố gia tăng tương quan với Người.
Nhắc đến một tình trạng khó khăn khác của cộng đoàn kitô thời khai sinh như thánh Giacôbê nhắc lại trong thư của Người, Đức Thánh Cha nói:
Đó là một cộng đoàn đang gặp khủng hoảng, không phải vì các cuộc bách hại, cho bằng bởi vì trong nội bộ có các ghen tương và phản đối (x. Gc 3,14-16). Và thánh Tông Đồ hỏi lý do tại sao lại xảy ra tình trạng ấy. Người tìm ra hai lý do chính: lý do thứ nhất là vì tín hữu để cho mình bị thống trị bởi các đam mê, bởi sự độc tài của các ý muốn riêng, bởi sự ích kỷ (Gc 4,1-2a). Lý do thứ hai là thiếu cầu nguyện: ”anh em không xin” (Gc 4,2b), hay có sự cầu nguyện đấy, nhưng không phải là cầu nguyện: ”anh em xin mà không được, là vì anh em xin với tà ý, để lãng phí trong việc hưởng lạc” (Gc 4,3). Tình hình đã thay đối, nếu cộng đoàn cùng thưa chuyện với Thiên Chúa, cầu nguyện thực sự một cách kiên trì và nhất trí.
Thật thế, diễn văn về Thiên Chúa có nguy cơ mất đi sức mạnh nội tâm và chứng tá trở thành cứng nhắc, nếu chúng không được linh hoạt nâng đỡ và đồng hành bởi lời cầu nguyện, bởi cộng đoàn đối thoại với sống động với Chúa. Đây là một nhắc nhở quan trọng đối với cả chúng ta và các cộng đoàn của chúng ta ngày nay: các cộng đoàn nhỏ như gia đình và các cộng đoàn lớn hơn như giáo xứ, giáo phận và toàn thể Giáo Hội. Các tín hữu cộng đoàn của thánh Giacôbê đã cầu nguyện, nhưng đã cầu nguyện cho các đam mê riêng của họ. Chúng ta phải luôn học cầu nguyện một cách tốt đẹp, cầu nguyện thực sự, hướng về Thiên Chúa, chứ không hướng tới thiện ích riêng của mình.
Trái lại, cộng đoàn đồng hành với cảnh tù tội của thánh Phêrô là một cộng đoàn cầu nguyện thực sự suốt đêm, hiệp nhất. Và đó đã là một niềm vui không kìm hãm nổi tràn ngập con tim, khi thánh Tông Đồ gõ cửa mà không ai chờ đợi. Đó là niềm vui và sự kinh ngạc trước hành động của Thiên Chúa, là Đấng lắng nghe.
Như thế, từ Giáo Hội bay lên Chúa lời cầu ngyuyện của cộng đoàn cho Phêrô và trong Giáo Hội thánh nhân trở lại để kể cho mọi người nghe ”Chúa đã kéo người ra khỏi tù như thế nào” (Cv 12,17). Trong Giáo Hội, nơi Chúa đã đặt thánh nhân như đá tảng (Mt 16,18), thánh Phêrô kể lại ”lễ Vượt Qua” giải phóng của người: người kinh nghiệm rằng sự tự do đích thực là ở nơi việc theo Chúa Giêsu, người được bao phủ bởi ánh sáng rạng ngời của sự Phục Sinh và vì thế có thể làm chứng cho tới chết vì đạo rằng Chúa là Đấng Phục Sinh, và ”thực sự là Chúa đã sai thiên sứ của Người đến, và Người đã cứu tôi thoát khỏi tay vua Hêrôt” (Cv 12,11). Thế rồi cuộc tử đạo mà người phải chịu tại Roma sẽ kết hiệp thánh nhân một cách vĩnh viễn với Chúa Kitô, là Đấng đã nói với thánh nhân rằng khi con sẽ già có một người khác sẽ dẫn con đi tới chỗ con không muốn, để ám chỉ người sẽ phải chết thế nào để vinh danh Thiên Chúa (Ga 21,18-19).
Anh chị em thân mến, trình thuật giải thoát thánh Phêrô do thánh Luca kể lai, nói với chúng ta rằng Giáo Hội, từng người trong chúng ta, đi qua đêm đen của thử thách, nhưng sự thức tỉnh liên lỉ cầu nguyện nâng đỡ chúng ta. Cả tôi cũng thế, ngay từ lúc đầu tiên khi được bầu làm Người Kế Vị Thánh Phêrô, tôi đã luôn luôn được nâng đỡ bởi lời cầu nguyện của anh chị em, bởi lời cầu nguyện của Giáo Hội, nhất là trong những lúc khó khăn nhất. Tôi xin hết lòng cám ơn anh chị em.
Với lời cầu nguyện liên lỉ và tin tưởng Chúa giải thoát chúng ta khỏi các xích xiềng, hướng dẫn chúng ta qua bất cứ đêm đen nào của tù đầy có thể kìm kẹp trái tim chúng ta, trao ban cho chúng ta sự thanh thản của tâm trí để đương đầu với các khó khăn của cuộc sống, kể cả sự khước từ, áp bức và bách hại. Trình thuật thánh Phêrô được giải thoát khỏi tù cho thấy sức mạnh của lời cầu nguyện. Cả khi bị xiềng xích thánh nhân vẫn cảm thấy an bình, vì xác tín rằng người không bao giờ cô đơn: có cộng đoàn đang cầu nguyện cho người, có Chúa ở gần. Còn hơn thế nữa, thánh nhân biết rằng ”sức mạnh của Chúa Kitô được tỏ lộ tràn đầy trong sự yếu đuối” (2 Cr 12,9). Lời cầu nguyện liên lỉ và đồng tâm là một dụng cụ qúy báu giúp vượt thắng các thử thách có thể xảy đến trên con đường cuộc sống, vì chính việc kết hiệp sâu xa với Thiên Chúa cho phép chúng ta kết hiệp sâu xa với tha nhân.
Đức Thánh Cha đã chào các tín hữu bằng nhiều thứ tiếng khác nhau và khích lệ mọi người siêng năng lần hạt kính Đức Mẹ trong tháng năm này, vì Kinh Mân Côi là lời kinh đơn sơ nhưng hữu hiệu. Sau cùng ngài cất kinh Lậy Cha và ban phép lành Tòa Thánh cho mọi người.
Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã khẳng định như trên với gần 30.000 tín hữu và du khách hành hương năm châu tham dự buổi tiếp chung sáng thứ tư 9-5-2012 tại quảng trường thánh Phêrô.
Trong bài huấn dụ Đức Thánh Cha đã nhắc tới biến cố thánh Phêrô bị vua Hêrốt Agrippa cầm tù, nhưng được thiên thần Chúa giải thoát hôm trước ngày bị xét xử tại Giêrusalem (Cv 12,1-17). Thánh Luca kể rằng ”Trong khi Phêrô bị cầm tù trong ngục như thế, thì Hội Thánh không ngừng dâng lên Thiên Chúa lời cầu nguyện khẩn thiết cho ông” (Cv 12,5). Và sau khi được giải thoát cách lạ lùng, Phêrô đến thăm nhà bà Maria mẹ của Marco, và khẳng định rằng ”có nhiều người tụ tập nhau ở đó và cầu nguyện” (Cv 12,12). Hai ghi chú quan trọng này minh giải thái độ của cộng đoàn kitô trước hiểm nguy và bách hại. Sức mạnh lời cầu nguyện liên lỉ của Giáo Hội dâng lên Thiên Chúa, Chúa lắng nghe và thực hiện một cuộc giải thoát không thể nghĩ tới và không chờ mong, bằng cách gửi Thiên Thần của Người tới.
Trình thuật nhắc lại các yếu tố lớn lao của cuộc giải phóng dân Israel khỏi kiếp sống nô lệ bên Ai Cập là lễ Vượt Qua. Như đã xảy ra trong biến cố nền tảng đó, ở đây cũng thế hành động chính được hoàn thành bởi Thiên Thần Chúa giải thoát Phêrô. Các cử chỉ thánh Phêrô phải làm: vội vã đứng đậy, lấy dây thắt lưng lại, cũng bắt chước các hành động của dân Israel trong đêm được giải phóng, khi họ được kêu mời ăn chiên vội vã, thắt lưng, mang dép và cầm gậy, sẵn sàng ra khỏi xứ (x. Xh 1,11). Và thánh Phêrô có thể kêu lên: ”Giờ đây tôi thực sự biết rằng Chúa đã gửi thiên thần của Người đến và giật thoát tôi khỏi tay của vua Hếrốt” (Cv 12,11). Nhưng Thiên Thần không chỉ nhắc lại cuộc giải phóng Israel khỏi đất Ai Cập, mà cũng nhắc lại thiên thần của sự Phục Sinh của Chúa Kitô nữa: ”Này đây, một thiên sứ của Chúa hiện đến và một ánh sáng chói rực cả phòng giam. Sứ thần đụng vào sườn Phêrô và đánh thức ông” (Cv 12,7). Đức Thánh Cha giải thích thêm như sau:
Ánh sáng tràn đầy phòng giam, chính hành động đánh thức vị Tông Đồ quy chiếu về ánh áng giải phóng của lễ Vượt Qua của Chúa, Đấng chiến thắng bóng tối của đêm đen và của sự dữ. Lời mời ”Khoác áo choàng vào và đi theo tôi” (Cv 12,8) làm vang vọng lên trong tim các lời kêu mời của Chúa Giêsu (x. Mt 1,17), được lập lại sau khi phục sinh bên bờ hồ Tiberiát, nơi Chúa nói với Phêrô tới ba lần ”Hãy đi theo Ta” (Ga 21,19.22). Đó là một lời kêu mời cấp thiết đi theo Chúa, chỉ bằng cách ra khỏi chính mình để bước đi với Chúa, thi hành ý muốn của Người và sống sự tự do dích thật.
Tiếp tục bài huấn dụ Đức Thánh Cha đã nêu bật thái độ của thánh Phêrô trong tù: trong khi cộng đoàn sốt sắng cầu nguyện cho ông, thì Phêrô ngủ (Cv 12,6). Thái độ đó cho thấy Phêrô thanh thản tín tưởng nơi Thiên Chúa, vì biết rằng mình được bao bọc bởi tình liên đới và lời cầu nguyện của các tín hữu nên thánh nhân hoàn toàn phó mình trong bàn tay của Chúa. Lời cầu nguyện của chúng ta cũng phải kiên trì, liên đới với người khác, tràn đầy tin tưởng đối với Thiên Chúa, là Đấng thấu suốt nội tâm của chúng ta và lo lắng cho chúng ta, tới độ Chúa Giêsu nói ”cả tóc các con cũng được đếm rồi. Đừng sợ hãi... ” (Mt 10,30-31). Thánh Phêrô sống đêm tối của sự tù tội và giải thoát như một lúc trong cuộc theo Chúa, là Đấng chiến thăng bóng tối của đêm đen và giải thoát khỏi sự nô lệ và hiểm nguy của cái chết. Sự giải thoát của ông là một điều lạ lùng được sứ thần hướng dẫn từng bước: qua vọng canh thứ nhất, rồi vọng canh thứ hai, cho tới cửa sắt thông ra phố, cửa tự động mở ra, Phêrô và sứ thần đi với nhau một đoạn đường cho tới khi vị Tông Đồ nhận ra là mình đã thực sự được giải thoát. Ý thức được như thế, ông đến nhà bà Maria mẹ của Marcô, nơi có nhiều môn đệ đang họp nhau cầu nguyện. Một lần nữa câu trả lời của cộng đoàn cho khó khăn và nguy hiểm là tín thác nơi Thiên Chúa và củng cố gia tăng tương quan với Người.
Nhắc đến một tình trạng khó khăn khác của cộng đoàn kitô thời khai sinh như thánh Giacôbê nhắc lại trong thư của Người, Đức Thánh Cha nói:
Đó là một cộng đoàn đang gặp khủng hoảng, không phải vì các cuộc bách hại, cho bằng bởi vì trong nội bộ có các ghen tương và phản đối (x. Gc 3,14-16). Và thánh Tông Đồ hỏi lý do tại sao lại xảy ra tình trạng ấy. Người tìm ra hai lý do chính: lý do thứ nhất là vì tín hữu để cho mình bị thống trị bởi các đam mê, bởi sự độc tài của các ý muốn riêng, bởi sự ích kỷ (Gc 4,1-2a). Lý do thứ hai là thiếu cầu nguyện: ”anh em không xin” (Gc 4,2b), hay có sự cầu nguyện đấy, nhưng không phải là cầu nguyện: ”anh em xin mà không được, là vì anh em xin với tà ý, để lãng phí trong việc hưởng lạc” (Gc 4,3). Tình hình đã thay đối, nếu cộng đoàn cùng thưa chuyện với Thiên Chúa, cầu nguyện thực sự một cách kiên trì và nhất trí.
Thật thế, diễn văn về Thiên Chúa có nguy cơ mất đi sức mạnh nội tâm và chứng tá trở thành cứng nhắc, nếu chúng không được linh hoạt nâng đỡ và đồng hành bởi lời cầu nguyện, bởi cộng đoàn đối thoại với sống động với Chúa. Đây là một nhắc nhở quan trọng đối với cả chúng ta và các cộng đoàn của chúng ta ngày nay: các cộng đoàn nhỏ như gia đình và các cộng đoàn lớn hơn như giáo xứ, giáo phận và toàn thể Giáo Hội. Các tín hữu cộng đoàn của thánh Giacôbê đã cầu nguyện, nhưng đã cầu nguyện cho các đam mê riêng của họ. Chúng ta phải luôn học cầu nguyện một cách tốt đẹp, cầu nguyện thực sự, hướng về Thiên Chúa, chứ không hướng tới thiện ích riêng của mình.
Trái lại, cộng đoàn đồng hành với cảnh tù tội của thánh Phêrô là một cộng đoàn cầu nguyện thực sự suốt đêm, hiệp nhất. Và đó đã là một niềm vui không kìm hãm nổi tràn ngập con tim, khi thánh Tông Đồ gõ cửa mà không ai chờ đợi. Đó là niềm vui và sự kinh ngạc trước hành động của Thiên Chúa, là Đấng lắng nghe.
Như thế, từ Giáo Hội bay lên Chúa lời cầu ngyuyện của cộng đoàn cho Phêrô và trong Giáo Hội thánh nhân trở lại để kể cho mọi người nghe ”Chúa đã kéo người ra khỏi tù như thế nào” (Cv 12,17). Trong Giáo Hội, nơi Chúa đã đặt thánh nhân như đá tảng (Mt 16,18), thánh Phêrô kể lại ”lễ Vượt Qua” giải phóng của người: người kinh nghiệm rằng sự tự do đích thực là ở nơi việc theo Chúa Giêsu, người được bao phủ bởi ánh sáng rạng ngời của sự Phục Sinh và vì thế có thể làm chứng cho tới chết vì đạo rằng Chúa là Đấng Phục Sinh, và ”thực sự là Chúa đã sai thiên sứ của Người đến, và Người đã cứu tôi thoát khỏi tay vua Hêrôt” (Cv 12,11). Thế rồi cuộc tử đạo mà người phải chịu tại Roma sẽ kết hiệp thánh nhân một cách vĩnh viễn với Chúa Kitô, là Đấng đã nói với thánh nhân rằng khi con sẽ già có một người khác sẽ dẫn con đi tới chỗ con không muốn, để ám chỉ người sẽ phải chết thế nào để vinh danh Thiên Chúa (Ga 21,18-19).
Anh chị em thân mến, trình thuật giải thoát thánh Phêrô do thánh Luca kể lai, nói với chúng ta rằng Giáo Hội, từng người trong chúng ta, đi qua đêm đen của thử thách, nhưng sự thức tỉnh liên lỉ cầu nguyện nâng đỡ chúng ta. Cả tôi cũng thế, ngay từ lúc đầu tiên khi được bầu làm Người Kế Vị Thánh Phêrô, tôi đã luôn luôn được nâng đỡ bởi lời cầu nguyện của anh chị em, bởi lời cầu nguyện của Giáo Hội, nhất là trong những lúc khó khăn nhất. Tôi xin hết lòng cám ơn anh chị em.
Với lời cầu nguyện liên lỉ và tin tưởng Chúa giải thoát chúng ta khỏi các xích xiềng, hướng dẫn chúng ta qua bất cứ đêm đen nào của tù đầy có thể kìm kẹp trái tim chúng ta, trao ban cho chúng ta sự thanh thản của tâm trí để đương đầu với các khó khăn của cuộc sống, kể cả sự khước từ, áp bức và bách hại. Trình thuật thánh Phêrô được giải thoát khỏi tù cho thấy sức mạnh của lời cầu nguyện. Cả khi bị xiềng xích thánh nhân vẫn cảm thấy an bình, vì xác tín rằng người không bao giờ cô đơn: có cộng đoàn đang cầu nguyện cho người, có Chúa ở gần. Còn hơn thế nữa, thánh nhân biết rằng ”sức mạnh của Chúa Kitô được tỏ lộ tràn đầy trong sự yếu đuối” (2 Cr 12,9). Lời cầu nguyện liên lỉ và đồng tâm là một dụng cụ qúy báu giúp vượt thắng các thử thách có thể xảy đến trên con đường cuộc sống, vì chính việc kết hiệp sâu xa với Thiên Chúa cho phép chúng ta kết hiệp sâu xa với tha nhân.
Đức Thánh Cha đã chào các tín hữu bằng nhiều thứ tiếng khác nhau và khích lệ mọi người siêng năng lần hạt kính Đức Mẹ trong tháng năm này, vì Kinh Mân Côi là lời kinh đơn sơ nhưng hữu hiệu. Sau cùng ngài cất kinh Lậy Cha và ban phép lành Tòa Thánh cho mọi người.