NGHĨA VỤ ỨNG CỬ VÀ BẦU CỬ 2

IV.- VIỆT VÀ TÀU VỚI HẠN KỲ 2020.

Muôn đời, xâm lược Trung hoa vẫn nuôi tham vọng chiếm Quê hương chúng ta và Đất Nước đã trãi qua ba lần Bắc thuộc :

- Lần đầu, năm 111 trước Tây lịch, chúng chiếm nước Giao Chỉ và cai trị hà khắc dân ta khiến Hai Bà Trưng (Trưng Trắc và Trưng Nhị) kêu gọi toàn dân phất Cờ Vàng đánh đuổi quân Tàu về nước năm 39 sau Tây lịch. Ở ngôi vua tuy chỉ được 3 năm, Hai Bà đã làm cho vua tôi nhà Hán phải lo sợ, kính nể đủ để tiếng thơm lại cho muôn đời trong sử sách ;

- Lần hai bắt đầu năm 43. Năm 544, Tiêu Tư, thứ sử Giao châu, là kẻ tàn bạo, làm cho lòng dân oán hận, nên Lý Bôn hợp toàn dân nổi dậy, tạo lập nhà Tiền Lý ;

- Lần ba khởi đi từ năm 603. Năm 938, khi quân Hán do Hoằng Tháo đến gần sông Bạch đằng, Ngô Quyền hiệu triệu quốc dân đồng bào gia tăng đề phòng và truyền lịnh quân sĩ tìm gỗ cặp sắt nhọn, cắm ngầm ở dưới lòng sông, rồi chờ địch đến lúc nước thủy triều lên, xua quân ta ra khiêu chiến, Hán quân đuổi theo. Khi nước xuống, ông phản công, địch thua chạy, các thuyền mắc vào cộc gỗ thủng nát hết, người chết quá nửa. Hoàng Tháo bị bắt và xử tử. https://www.youtube.com/watch?v=1-RTLdW5QyU

Nhờ đó, nước Nam ta thoát ách Bắc thuộc. Từ đó, tuy dưới các chế độ quân chủ Đinh, Lê, Lý, Trần, khi Đất Nước nguy biến, Triều đình biết hỏi ý người dân bị trị để chung sức đối phó mà Hội nghị Diên Hồng năm 1284 do Vua Trần Thánh Tôn triệu tập các bô lão để hội ý nên Hòa hay Chiến với quân Nguyên xâm lược. https://www.youtube.com/watch?v=r4eJAySTH6Y

Nhưng, với sự cai trị độc tài, nhà nước do Đảng Cộng sản chỉ định chứ không do dân bầu, tương lai, Việt Nam có thể phải rơi vào Bắc thuộc lần thứ tư.

Đọc bài ‘Đã đến lúc giải mật Hội nghị Thành đô’ đăng trên mạng RFA ngày 06.08.2014 ( http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/time-to-declas-thanhdo-conf-08062014082423.html ), chúng ta được biết rằng Truyền thông Tàu cộng vừa công bố những chi tiết về ‘Kỷ yếu Hội nghị Thành đô?’ như sau (xin trích): « Vì sự tồn tại sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa Cộng sản, Đảng Cộng sản và Nhà nước Việt Nam đề nghị Trung quốc giải quyết các mối bất đồng giữa hai nước. Việt Nam sẽ cố gắng vun đắp tình hữu nghị lâu đời giữa hai đảng và nhân dân hai nước do Chủ tịch Mao Trạch Đông và Hồ Chí Minh đã dày công xây đắp. Và Việt Nam mong muốn được làm một khu vực tự trị thuộc chính quyền Trung ương tại Bắc Kinh, như Trung quốc đã dành cho Nội Mông, Tây Tạng, Quảng Tây…. Trung quốc đồng ý và chấp nhận đề nghị này và cho VN thời gian 30 năm (1990-2020) để Đảng Cộng sản Việt Nam giải quyết các bước tiến hành cho việc gia nhập đại gia đình các dân tộc Trung quốc ».

Phản ứng của nhân sĩ trí thức và tướng tá Việt Nam (Thiếu tướng Lê Duy Mật, Đại tá công an Nguyễn Đăng Quang) đã phẫn nộ và đòi hỏi nhà nước phải bạch hóa sự kiện Thành đô. Họ công khai kiến nghị lãnh đạo phải giải thích minh bạch những điều mà Trung cộng đưa ra như trường hợp công hàm Phạm Văn Đồng khiến Hà nội phải nuốt căm hờn mà không thể đi kiện chống Trung cộng. Nhà nước thấy cần gì trả lời cho họ vì họ vẫn còn giữ thẻ đảng và sổ hưu. Đại tá Quang nói : « Thông tin này thì bản thân tôi nghĩ rằng không phải là thật. Hoàn Cầu Thời báo tung ra để gây chia rẽ mâu thuẫn trong nội bộ lãnh đạo Việt Nam với nhau và gây phân hóa trong người dân Việt Nam với nhau ». Thiếu tướng Mật : « Vấn đề Thành đô quan hệ như thế nào nó ảnh hưởng ra sao và hậu họa của nó thế nào thì giờ mình cũng chưa thật rõ cho nên tôi nêu ra vấn để để các đồng chí lãnh đạo xem xét và đồng thời có ý kiến với toàn bộ đảng toàn nhân dân thế thôi. Bây giờ thì cứ chờ họ xem quan điểm, thái độ và cách giải quyết như thế nào ».

Trong bài này, biên tập viên Mặc Lâm còn viết : ‘Đại tá Quang đã từng tiếp xúc với cố Ngoại trưởng Nguyễn Cơ Thạch cho biết: « Trung quốc đưa ra một điều kiện tiên quyết đó là Việt Nam thực tâm muốn bình thường, cải thiện quan hệ ngoại giao với Trung quốc thì việc đầu tiên là Việt Nam phải loại bỏ Bộ trưởng Thạch, … Anh ấy là người rất hiểu Trung quốc và hiểu tận tim gan của họ. Ví dụ như Trung quốc nói rằng đảo Hoàng Sa có xương của người Trung quốc thì ảnh đập lại anh ấy nói nếu như thế thì ngay thủ đô Hà nội cũng sẽ là đất của Trung quốc bởi vì gò Đống Đa có rất nhiều xương của Trung quốc vì người Hán bị vua Quang Trung tiêu diệt chất thành cả một cái gò như thế… ». Do đó, năm 2011, ông Phạm Bình Minh, con ông Nguyễn Cơ Thạch, được Đảng đề cử vào chức vụ Bộ trưởng Ngoại giao với nhiều dè dặt, nhìn về Trung quốc, vừa vô Bộ Chính trị sau Đại hội 12.

Sự kiện này lẫn việc, tuần rồi, Tổng bí thư Nguyễn phú Trọng sai Phạm Bình Minh làm Trưởng đoàn Việt Nam tại Hội nghị thượng đỉnh Hoa kỳ và ASEAN thay Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, sắp mãn nhiệm. Nhưng trước sự can thiệp của Tổng thống Mỹ, Tổng Trọng buộc phải để ông Dũng cầm đầu phái đoàn Việt. Các lãnh đạo cộng sản chỉ hiếp đáp dân mình, nhưng phải vâng lời ngoại nhân.

Do lòng yêu nước thúc đẩy, ngày 15.10.2014, hai nhóm đại diện Mạng Lưới Bloggers Việt Nam đã đến tại trụ sở Ban Dân Nguyện tại thủ đô Hà nội và Văn phòng Quốc hội ở phía nam tại Sài gòn để trao văn bản ‘Yêu cầu Quốc hội bạch hóa Hội nghị Thành đô’. Nhưng tại cả hai nơi, những người can đảm này đều không được ai tiếp nhận vì tuy là đại biểu của dân, nhưng không do họ cử.

Tạm kết luận, báo Tàu cộng công khai ‘Mật nghị Thành đô’, Đảng và Nhà nước không nói và có hỏi thì cũng không thèm trả lời. Quốc hội tuy có tiếng đại diện dân, nhưng đã lánh mặt. Do đó, thượng sách của người dân không muốn Việt Nam sẽ trở thành một khu vực tự trị thuộc chính quyền Trung cộng bằng phải có đại biểu tại Quốc hội để đặt câu hỏi với Thủ tướng Nguyển xuân Phúc và, nếu cần, Quốc hội có thể biểu quyết bác bỏ Mật ước này.

V.- QUỐC HỘI CỘNG SẢN.

{chúng tôi viết Quốc hội cộng sản mà không ghi Quốc hội Việt Nam vì, trong quá khứ, đã có Quốc hội Việt Nam Cộng hòa được tổ chức dân chủ, kể cả trong thời chiến tranh do cộng sản gây ra, giết hại đồng bào Miền Nam, nhất là trong biến cố Tết Mậu Thân 1968 và, nhờ thế, các dân biểu phe thứ ba đã tiếp tay cộng để Sài gòn sớm bị mất tên.}

A./ Quyền bính chính trị.

Hiến pháp ngày 28.11.2013 Điều 6 ghi : « Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước bằng dân chủ trực tiếp, bằng dân chủ đại diện thông qua Quốc hội, Hội đồng nhân dân và thông qua các cơ quan khác của Nhà nước. » và Điều 7.1 ghi : « Việc bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân được tiến hành theo nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín ». Những quy định đó cho phép chúng ta hiểu rằng ‘quyền lực nhà nước’ được người dân (cử tri) thực hiện trực tiếp tín nhiệm người dân (ứng cử trực tiếp) để đại diện tại Quốc hội hay Hội đồng nhân dân, không cần phải qua sự hiệp thương của một ai hay một tổ chức nào.

Khác với chế độ quân chủ, trong chế độ dân chủ, quyền bính chính trị cần thiết để điều hành xã hội phải thuộc về toàn dân. Vì toàn dân không thể, mỗi người hành sử quyền của mình, nên tín nhiệm trao việc thi hành quyền bính ấy cho những người có năng lực và tâm huyết tự do ứng cử, nhân danh một đảng phái nào hay độc lập, để trở thành đại biểu Quốc hội. Chỉ khi đó mới có Nhà nước pháp quyền ‘của dân, do dân và vì dân’ (Lời nói đầu). Đồng thời việc bỏ phiếu công khai, khách quan và công bằng, là đòi hỏi cần thiết để người dân có được những đại diện mà họ tín nhiệm. Chính họ có quyền đánh giá năng lực những đại diện họ đã bầu, và khi cần, họ có quyền thay thế những đại diện đó.

Ngoài ra, để tôn trọng quyền làm chủ của toàn dân, Hiến pháp không nên và không thể khẳng định sự lãnh đạo của bất kỳ đảng phải chính trị nào (xem điều 4), vì chính toàn dân là chủ quyền bính chính trị, và họ trao quyền bính đó cho những người họ tín nhiệm qua việc bầu cử. Những cá nhân được bầu phải chịu trách nhiệm trước toàn dân về việc họ làm, chứ không thể là một tập thể mơ hồ rồi cuối cùng không ai chịu trách nhiệm cả.

B./ Lịch sử Quốc hội cộng sản.

Đến nay, Quốc hội này có 13 khóa với những đặc điểm khác nhau :

- Khóa I được bầu ngày 06.01.1946, gồm 403 đại biểu: 333 do bầu cử và 70 ghế do Hồ Chí Minh tặng (không qua bầu cử) cho 50 người của Việt Nam Quốc dân Đảng (Việt Quốc) và 20 cho Việt Nam Cách mạng Đồng minh Hội (Việt Cách). Họ đã thông qua Hiến pháp 1946 và 1959, sắc lệnh cải cách ruộng đất (giết người dân) và phê chuẩn Hiệp định Geneva. Đến khóa mùa thu 1946, số đại biểu chỉ còn 291 và khi mãn khóa thì chỉ còn 242 vì hầu hết các đại biểu đối lập thuộc Việt Cách và Việt Quốc đã bỏ chạy sang Hoa Nam khi không còn sự hậu thuẫn về quân sự và chính trị của quân đội Trung hoa Dân quốc (Đài loan ngày nay) sau Hiệp định Sơ bộ ngày 06.03.1946. Quốc hội khóa này chỉ chấm dứt năm 1960.

- Khóa 2 được bầu ngày 08.05.1960, gồm 453 đại biểu [362 được bầu, 91 đại biểu khóa I của Miền Nam (ai bầu ?) được lưu nhiệm]. Bầu Chủ tịch nước Hồ Chí Minh, Phó Chủ tịch nước Tôn Đức Thắng và Thủ tướng Phạm Văn Đồng. Quốc hội giải tán năm 1964.

- Khóa 3 được bầu ngày 26.04.1964, gồm 453 đại biểu (366 được bầu, 87 đại biểu khóa I Miền Nam được lưu nhiệm) và chấm dứt năm 1971.

- Khóa 4 được bầu ngày 11.04.1971, gồm 420 đại biểu và mãn nhiệm năm 1975.

- Khóa 5 được bầu ngày 06.04.1975, gồm 424 đại biểu và bị giải tán năm 1976.

- Khóa 6 được bầu cả nước ngày 25.04.1976, gồm 492 đại biểu và giải tán năm 1981. Ngày 02.07.1976, Quốc hội thông qua việc đổi tên nước thành Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và đổi tên Sài gòn thành TP. Hồ Chí Minh, thông qua Hiến pháp 1980 ngày 18.12.1980 và thọ đến năm 1981.

- Khóa 7 được bầu ngày 26.04.1981, gồm 496 đại biểu. Ngày 04.07. 1981, Quốc hội bầu Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Trường Chinh, cơ quan cao nhất hoạt động thường xuyên của Quốc hội, đảm nhận chức năng của Ủy ban Thường vụ gồm 12 thành viên. Khóa này chấm dứt năm 1987.

- Từ khóa 8 đến 13 đều có nhiệm kỳ 5 năm và khóa 13 hiện có 493 đại biểu.

C./ Lợi dụng và Phá hoại Tôn giáo.

Trên giấy tờ, ‘Quyền ứng cử của công dân là một quyền căn bản được pháp luật Việt Nam tôn trọng và bảo vệ’. Nhưng, trong thực tê thì lại không hề như vậy! Để trở thành một ứng cử viên không được ‘đảng cử’ thì phải là một công dân can đảm vượt bực để vượt qua rất nhiều rào cản được tạo ra bằng những quy định vi hiến hoặc nhiều thủ đoạn được các cơ quan Nhà nước sử dụng để loại những người tự ra ứng cử ngay từ khi làm hồ sơ thủ tục. Không là người Việt Nam sống thời cộng sản không thế nào tưởng tượng nổi những rào cản này. Thêm một lần nữa, người cộng sản chứng minh lời ông Thiệu nói thật đúng ‘Đừng nghe những gì cộng sản nói mà hãy nhìn những gì họ làm’.

‘Quyền tự do ứng cử’ mà cộng sản nói đã được Mục sư Nguyễn Trung Tôn biết và viết trong bài ‘Tự ứng cử Đại biểu Quốc hội – ‘Trò chơi’ hay ‘Cuộc chiến’ ?’ trên mạng ‘Dân Làm Báo’ : Ngày 15.02.2016, ông mang hồ sơ ứng cử đến tới UBND xã Quảng Yên để đề nghị xác nhận vào hồ sơ mình. Ông đã gặp chủ tịch UBND xã Lê Quang Kỳ chào rất niềm nở ngay trước cửa nhà vệ sinh và đề nghị gặp phó chủ tịch Nguyễn Văn Huyên. Cũng niềm nở, nhưng rồi cũng bận đi họp, nên hồ sơ được trao cho các cô nhân viên. Đến chiều, sau 16 giờ, ông trở lại, hỏi cô Hoàn, nhân viên. Cô trả lời: ‘Các xếp nói rằng không xác nhận cho anh được’ và ‘Lý lịch của anh ghi là tôn giáo Tin lành, rồi là Mục sư, trong khi đó Chính quyền chưa công nhận anh. Vậy anh nên ra ngoài mua một bộ hồ sơ xin việc, lấy tờ lý lịch trong đó và khai theo mẫu. Anh cứ khai tôn giáo ‘không’, nghề nghiệp ‘làm ruộng’ bình thường thì bọn em sẽ xác nhận. Mà anh ứng cử làm sao được?! Có quy định là người ứng cử Đại biểu Quốc hội phải có bằng đại học anh ạ!’**. Ông hỏi: ‘Sao lại vớ vẩn vậy nhỉ? Anh theo tôn giáo Tin lành thì khai Tin lành chứ. Chẳng lẽ anh lại khai man lý lịch à?’ Cô Hoàn nói: ‘Thì đây cũng là quy định của pháp luật’ và chìa ra một tập giấy có chữ in ‘Anh xem đây này’. Vị mục sư chìa tay ra và nói: ‘Đưa anh xem nào! Sao lại có cái quy định vi hiến như vây?’ Nhưng cô Hoàn bỏ tập giấy xuống bàn và nói: ‘Anh cứ về vào mạng mà xem, có quy định mới về tiêu chuẩn ứng cử Quốc hội đấy anh ạ!’. Ông Tôn nói : ‘Anh là công dân chứ không phải là thần dân, Công dân là ông chủ chứ không phải là nô lệ. Ai ra quy định vi hiến người đó sẽ phải chịu trách nhiệm’. Hoàn nói: ‘Thôi bọn em không thể xác nhận vào hồ sơ của anh được. Anh cứ về làm lại, mai lên gặp các xếp nhé. Bây giờ cũng hết giờ làm việc rồi’. Vị mục sư cầm lại hồ sơ, chào các cô văn phòng và ra về.

** Một nước mà những người có bằng đại học đi làm ruộng thì thật là một sự phí phạm vô cùng.

Ngày 16.02.2016, ông trở lại Ủy ban. Gặp Phó chủ tịch, ông cho biết ‘việc hôm qua chưa xong, các cô văn phòng bảo về mua bộ hồ sơ khác khai lại mới được xác nhận. Anh ra gặp trực tiếp các chú xem sao’. Ông Phó nói : ‘… Hồ sơ anh chưa ổn, anh về lấy đúng mẫu đơn này nhưng khai lại. Anh cứ ghi là tôn giáo ‘không’, nghề nghiệp ‘làm ruộng’ bình thường, vì anh theo đạo chưa được chính quyền công nhận thì cứ xem như là không theo đạo anh ạ’. Ông Tôn nói: ‘Quyền tự do tôn giáo, theo đạo hay không là quyền của công dân chứ chú. Anh theo Tin lành thì anh khai Tin lành chứ chẳng lẽ anh lại khai man lý lịch sao? Hơn nữa chính quyền làm gì được phép can thiệp vào tín ngưỡng tôn giáo của công dân’. Ông Phó tiếp: ‘Quyền tự do ứng cử là quyền của anh, xác nhận lý lịch là nghĩa vụ của bọn em. Nhưng nói thật là: Nếu anh cứ để nguyên lý lịch thế này, bọn em không xác nhận được. Anh về làm lại đi, mai lên em ký cho’. Vị Mục sư chào và ra về.

Về nhà, Mục sư Tôn suy nghĩ mãi: ‘Sao có những chuyện trớ trêu vậy nhỉ!’ Chẳng lẽ họ đang cố tình loại mình ra khỏi danh sách ứng cử ngay từ vòng ‘gửi xe’!? Mình không thể khai lại hồ sơ, vì mình không thể nào ‘chối Chúa’ trước mặt thiên hạ’. Ông quyết định để nguyên hồ sơ lý lịch như cũ và sẽ làm đơn khiếu nại gửi lên Ủy ban Bầu cử tỉnh Thanh hóa về việc Chính quyền cơ sở gây khó khăn trong việc xác nhận lý lịch, xâm phạm quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo, vi phạm Luật Bầu cử ứng cứ; Thậm chí xúi giục công dân làm hồ sơ man… Ông biết chắc một điều: còn rất nhiều khó khăn cần phải vượt qua để có thể thực hiện được cái quyền căn bản của một công dân Việt Nam. Nhưng không bỏ cuộc, ông sẽ tiếp tục cố gắng trong mọi khả năng để ra ứng cử Đại biểu Quốc hội khóa này. Mặc dù sẽ phải đối đầu với nhiều thử thách, đơn thuần như sự đeo bám của các nhân viên an ninh. (Mấy ngày nay có hàng chục người liên tục canh gác ngay cổng nhà ông, đi theo ông và vợ ông).

Trong khi đó, hồi tưởng lại trong mùa Bầu cử đại biểu Quốc hội khóa 13, ba Linh mục Công Giáo (trong đó có Cha Phan Khắc Từ, sau giờ ở nhà xứ, về làm cha bầy trẻ ?) đã gây sự không tốt trong Giáo Hội. Hiện nay, chưa nghe nói gì, nhưng làm gì không có những Cha noi gương Linh mục Huỳnh Công Minh, người được Đức Tổng Thành Hồ dắt đi ‘để cám ơn’ tại Giáo đô Vatican. Việt cộng làm sao không gài những Vị này vào Quốc hội để tuyên truyền ‘Việt Nam có Tự do Tôn giáo’ chỉ để lường gạt các ‘con ngáo ộp’.

Trong cuộc bầu đại biểu Quốc hội khóa 13 ngày 22.05.2011, có ba ứng cử viên là linh mục : Phan khắc Từ (Tổng Giáo phận Sài gòn), Trần mạnh Cường (Giáo phận Ban mê Thuột) và Lê ngọc Hoàn (Giáo phận Bùi Chu). Hai Linh mục Cường và Hoàn đang là đại biểu khóa 12 (2007-2011). Nhưng, cuối cùng, Đảng đã phản Phan khắc Từ bằng cho ông thất cử. Đồng thời, ông cũng không còn là Cha sở.

Cả ba đều là thành viên Ủy ban Đoàn kết Công Giáo, một tổ chức của Đảng, vi phạm Giáo luật điều 287.2 : « Các giáo sĩ không được tham gia tích cực vào các đảng phái chính trị, hoặc dự phần lãnh đạo trong các nghiệp đoàn, trừ khi nào, theo phán đoán của nhà chức trách có thẩm quyền của Giáo Hội, việc bảo vệ quyền lợi của Giáo Hội và cổ võ công ích đòi hỏi như vậy ». Nếu là đại biểu, các vị này vi phạm thêm điều 285.3 Giáo luật : ề Cấm các giáo sĩ đảm nhận những chức vụ công quyền có kèm theo việc hành sử quyền bính dân sự ».

Cũng như họ là các giáo sĩ vi phạm Giáo luật, việc tổ chức bầu cử cũng trái Luật Bầu cử Đại biểu Quốc hội. Thí dụ điều 1 qui định : « Việc bầu cử đại biểu Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được tiến hành theo nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín. », tức cho phép các cử tri trực tiếp chọn ứng cử viên để bầu chứ không cần sự xét lựa của cơ quan hay nhóm người nào.

D./ Hai tài liệu góp ý :

1/ Trong nước : Thư kính gửi Đức Hồng Y và các Đức Giám mục Việt Nam về việc các Linh mục ứng cử đại biểu Quốc hội Cộng sản của Nhóm Linh mục Nguyễn Kim Điền ngày 07.04.2011

1. Chúng con được biết trong cuộc bầu cử Quốc hội Cộng sản khóa 13 ngày 22-05-2011, các Vị Bản quyền đã cho phép 3 Linh mục ứng cử đại biểu : Phan Khắc Từ, Trần Mạnh Cường và Lê Ngọc Hoàn. Các Linh mục và rất nhiều Tu sĩ, Giáo dân đều biết rằng :

a- Giáo luật 1983, điều 285.3 và điều 287.2 (xem bên trên).

Việt Nam được cai trị bởi đảng Cộng sản vô thần, độc tài và toàn trị, không có tam quyền phân lập mà chỉ có tam quyền phân công, dưới sự điều khiển của Đảng và các Linh mục vào đó không để cổ võ công ích.

b- Ngày 20.05.1992, Đức Hồng Y Angelo Sodano, Quốc vụ khanh Tòa Thánh, đã gởi Đức Cha Phaolô Nguyễn Minh Nhật, Chủ tịch Hội đồng Giám mục Việt Nam lúc ấy, thư mang số 4708/92/RS nói về vấn đề các linh mục tham gia Ủy ban Đoàn kết Công Giáo. Đức Hồng Y nhắc lại 2 điều Giáo luật nói trên, đồng thời cũng khẳng định rằng Tuyên ngôn của Bộ Giáo sĩ ngày 08.03.1982 vẫn còn giá trị.

2- Chúng con, như mọi người, đều hiểu rằng Quốc hội khóa 13 tới, như các khóa trước, vẫn chỉ là Quốc hội độc đảng. Việc bầu cử vừa là hình thức, ‘đảng cử dân bầu’, vì thế mang tính dối trá, vừa là bó buộc đối với mọi công dân, vì thế mang tính bạo lực.

Cùng với bao Tổ chức và cá nhân tâm huyết vì một nền Dân chủ cho Đất nước, chúng con tiếp tục kêu gọi mọi công dân tại Việt Nam tẩy chay các cuộc bầu cử Quốc hội độc đảng dân chủ giả hiệu. Có người cho rằng như thế là thực hiện một hành vi chính trị. Nhưng thực chất, đi bầu cũng là một hành vi chính trị. Lương tâm Kitô hữu và nhiệm vụ linh mục buộc chúng con chọn lựa hành vi chính trị làm suy yếu một chế độ độc tài áp bức, phi dân chủ phản nhân quyền hơn là hành vi chính trị củng cố chế độ đó. Hơn nữa, chúng con quyết dấn thân ngày càng tích cực và trọn vẹn hơn cho nghĩa vụ chính trị công dân để đấu tranh cho Chân lý, Công bình, Tình thương và Tự do mà Đức Cố Giáo hoàng Gioan-Phaolô II và Đức Cố TGM Philipphê Nguyễn Kim Điền là 2 tấm gương sáng chói tiêu biểu.

2/ Ngoài nước : Bài báo của Asia-News. Đây là bài tiếng Anh mà chúng ta có thể tìm tại địa chỉ : http://vietcatholic.net/News/Html/89635.htm

Gần đến ngày bầu cử Quốc hội và các Hội đồng Nhân dân, các linh mục quốc doanh gây đau khổ cho Giáo Hội Việt Nam. Một mặt, sự ứng cử của ba linh mục vào Quốc hội vi phạm Giáo luật, điển hình là linh mục Phan khắc Từ đã được sự hỗ trợ của đảng cộng sản và nổi tiếng nhờ chỉ trích Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II và Vatican. Mặt khác, những linh mục đã lạm dụng tài sản nhà thờ và vai trò của họ để hỗ trợ cho đảng cộng sản để hưởng lợi. Do đó, giáo dân xa Giáo Hội vì không Thánh Lễ như tại nhà thờ Trung Châu (Thái Bình) ngày 29.04.2011, Linh mục cho người gọi giáo dân, đọc kinh Mân côi, ra dự cuộc họp tuyên truyền bầu cử cho đông đúc để quay phim truyền hình. Giáo dân không xưng tội vì sợ Linh mục báo cho cảnh sát. Các “linh mục của nhà nước” tạo ra sự rối loạn chức năng trong Giáo Hội. Cha Peter, Tuyên úy Quân đội Việt Nam Cộng hoà, khi mãn hạn cải tạo, cán bộ cộng sản nói ‘Hãy về nhà lấy vợ và sinh con như họ’. Cha nghĩ đó là một trò đùa, nhưng không phài vậy. Trong hai năm, Cha xin Giám mục một công việc mục vụ, dù đã làm hết sức mình nhưng vô ích. Cha phải tìm một linh mục quốc doanh. Một vài ngày sau, Cha có bài sai đi làm mục vụ và, hôm nay, Cha không biết ai điều hành Giáo phận”.

(Còn tiếp)

Hà Minh Thảo