Giới Thiệu Về Giáo Hội Công giáo Nam Dương

Nam Dương là một quần đảo tại Đông Nam Á có 17.000 hải đảo ( 6.000 đảo có người cư ngụ) và nằm trong vị trí xích đới. Các hải đảo lớn nhất là Sumatra, Java (đông dân nhất), Bali, Kalimantan (phần đảo Borneo thuộc Nam Dương), Sulawesi (Celebes), cụm đảo Nusa Tanggara, quần đảo Moluccas và Irian Jaya (cũng gọi là Tây Papua), phần phía Tây Papua.

Diện tích đất 1.826.440 cây số vuông. Dân số 2006 là 245.452.739 người, tỷ lệ tăng trường là 1.4%, tuổi thọ trung bình là 69.9.

Thủ đô là Jakarta (khoảng năm 2003) có 13.194.000 dân toàn khu thủ đô. Các thành phố lớn khác là Surabaya, Bandung, Medan, Semarang.

Hầu hết dân số Nam Dương theo Hồi giáo. Kitô giáo chỉ là một thiểu số nhỏ, nhưng năng động. Cụ thể là Hồi giáo 88%, Tin Lành 5%, Công giáo Rôma 3%, Ấn giáo 2%, Phật giáo 1% (1998). Hiện Giáo Hội Nam Dương có 10 tổng giáo phận và 20 giáo phận.

Mười (10) Tổng Giáo Phận: Ende, Jakarta, Kupang, Makassar, Medan, Merauke, Pontianak, Palembang, Samarinda, Semarang.

Hai Mươi (20) Giáo Phận: Agats, Amboina, Atambua, Bandung, Banjarmasin, Bogor, Denpasar, Jayapura, Ketapang, Larantuka, Malang, Manado, Manokwari-Sorong, Padang, Palangka Raya, Purwokerto, Ruteng, Sanggau, Sibolga, Sintang.

Ngày 8/5/1807 Tòa Thánh Vatican thiết lập Phủ Doãn Tông Tòa Batavia (tên của Jakarta dưới thời thuộc địa Hòa Lan). Batavia lúc đó gồm hầu hết quần đảo. Năm 1808, hai nhà truyền giáo Hòa Lan đến Batavia. Từ đó, một ít linh mục, dưới thời Hòa Lan thống trị, làm việc với những người Công giáo Hòa Lan tại Batavia.

Năm 1842, Phủ Doãn Tông Tòa trở thành một Giáo Phận Tông Tòa, và Đức Ông I. Grooff được bổ nhiệm làm Đại Diện Giáo Phận Tông Tòa đầu tiên. Đức Ông P.M. Vrancken cùng đổ bộ với nhiều linh mục triều năm 1848, thay thế ngài. Một số nữ tu dòng Ursuline, đến đây năm 1848, là những nữ tu đầu tiên ở Batavia. Họ mở trường ở đó. Năm 1859, các tu sĩ Dòng Tên đến Jakarta.

Từ 1902 đến 1919, tất cả các hải đảo, ngoài Java, đươc rút khỏi quyền tài phán của Giáo Phận Tông Tòa. Dưới thời Nhật chiếm đóng năm 1945, tên Batavia được đổi thành Jakarta. Từ 1927-1957, hầu hết đảo Java, ngoài thủ đô Jakarta, đểu được rút khỏi quyền tài phán của Giáo Phận Tông Tòa. Đại Diện Giáo Phận Tông Tòa Petrus Willekens, SJ được bổ nhiệm năm 1934. Ngài từ chức năm 1952. Đức Ông Adrianus Djajasepoetra, một tu sĩ Dòng Tên, thay thế ngài năm 1953.

Ngày 3/3/1961, Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII thiết lập hàng giáo phẩm Công giáo tại Nam Dương. Jakarta được tuyên bố thành một Tổng Giáo Phận và và tu sỉ Dòng Tên Tổng Giám Mục Adrianus Djajasepoetra trở thành Tổng Giám Mục đầu tiên ở đó. Ngài là Giám mục Nam Dương đầu tiên ở Jakarta. Nhờ thiết lập hàng giáo phẩm tại Nam Dương, Jakarta và Tây Java trở nên một Giáo Tỉnh bao gồm Tổng Giáo Phận Jakarta, Giáo Phận Bogor và Giáo Phận Bandung.

Con số những người Công Giáo tại Jakarta gia tăng đều đặn như sau:

T.T Năm Số tín đồ Chú thích
1 1941 2.409 Không kể các người Công giáo châu Âu
2 1952 27.674
3 1962 32.599
4 1972 86.236
5 1980 163.042
6 1985 234.204
7 1987 260.524
8 2001 394.332
9 2003 434.762


Như vậy trong khoảng thời gian từ năm 1941 đến năm 2003 số giáo dân từ 2.409 người tăng lên đến 434.762 người.

Dưới thời tu sĩ Dòng Tên, Tổng Giám Mục Leo Soekoto (1970-1995), người Công giáo đã tằng từ 70.520 đến 335.835 người.

Từ 1997, Đức Hồng Y Julius Riyadi Darmaatmadja, trước kia là Tổng Giám Mục Semarang, thủ phủ của tỉnh Trung Java, đã có Tổng Giám Mục Jakarta.

Tổng Giáo Phận Jakarta bao trùm 2.983 cây số vuông và gồm có một tỉnh (Tỉnh Đặc Biệt Jakarta, 665 cây số vuông) và hai quận lân cận thuộc các tỉnh khác - quận Tangerang thuộc tỉnh Banten (1.044 cây số vuông) và quận Bekasi thuộc tỉnh Tây Java (1.284). Theo dữ kiện 2003, người Công giáo của Tổng Giáo Phận có 434.762 trong toàn dân số là 11.279.333 trong lãnh thổ tổng giáo phận.

Tổng Giáo Phận có 8 giáo hạt: Trung Java, Tây Java I, Tây Java II, Bắc Jakarta, Nam Jakarta, Đông Jakarta, Tangerang va Bakasi. Người Công giáo Jakarta xuất xứ từ nhiều cơ sở dân tộc. Họ gồm người Trung Hoa, Java, Batak (dân ở Bắc Sumatra), Minahasa (người miền Bắc Sulawesi), Toraja ( người miền Nam Solawesi), người Timorese và Florinese ( người miềm Đông Nusa Teengara)

Tổng Giáo Phận Jakarta chuẩn bi cho lễ hội cử hành kỷ niệm 200 năm Giáo Hội có mặt tại Jakarta, vào năm 2007.

Quản Trị Mục Vụ

Hồng Y Julius Riyadi Darmaatmadja sinh ra tại Muntilan, Semarang, Tỉnh Trung Java ngày 20/12/1934. Ngài thụ phong linh mục thuộc Dòng Tên ngày 18/12/1969, và được bổ nhiệm Tổng Giáo Phận Semarang ngày 9/4/1983. Ngài được phong chức Giám Mục ngày 19/6/1983. Từ tháng Sáu đến ngày 3/1/2005, ngài phục vụ với tư cách Giám mục quân đội.

Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolo II tôn ngài lên chức Hồng Y ngày 30/10/1994 và việc thăng chức được thực hiện ngày 26/11 cùng năm tại Vatican. Năm 1997, ngài chuyển đến Jakarta thay cho tu sĩ Dòng Tên, Tổng Giám Mục Leo Soekoto, chết ngày 30/12/1995. Đức Hồng Y Darmaatmadja là chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Công Giáo Nam Dương từ 2003 đến 2006. Ngài đã phục vụ tại cùng vị trí từ 188 đến 1997.

Địa Chỉ: Archbishop's Residence, Jl. Katedral No. 7, Jakarta 10710. Đt:(62) 21-3813345, 3814322, 3511141. Fax: (62) 21-3855681. Email: astra98@indosat.net.id

Tổng Đại Diện: Cha Yohanes Subagyo

Thư ký Tổng Giám Mục: Cha Adrianus Padmaseputra, SJ

Địa Chỉ: Jl. Katedral No. 7, Jakarta 1071. Đt: (62) 21-3813345, 3814322, 3511141

Chánh Án và Thư Ký Tòa Tổng Giáo Phận: Cha Yohanes Purbo Tamtomo.

Vào ngày 31/12/2003, Tổng Giáo Phận Jakarta có 434.762 người Công giáo đã rửa tội, biểu thị 3.85% toàn thể dân số 11.279.332 người, trong lãnh thổ giáo phận. Nay Tổng Giáo Phận có 65 giáo xứ, gồm cả khác xứ đạo biệt xứ và 4 giáo xứ sinh viên, 10 nhà nguyện và 12 trạm truyền giáo.

(Cập nhật ngày 16/5/2006. Tài liệu UCAN)