Tổng Quát về Giáo Hội Sri Lanka

I. Tình Hình Chung Về Đất Nước Sri Lanka

Địa Hình Và Một Số Vấn Đề Khác

Là một đảo quốc nằm trong Ấn Độ Dương, ngoài khơi mỏm Đông Nam bán đảo Ấn Độ, Sri Lanka có kích cỡ chừng một phân nửa bang Alabama. Hầu hết đảo phẳng thấm và cuồn cuộng gơn sóng; vùng Trung Nam có núi lến đến cao độ 2.438 m. Đảo quốc theo chế độ cộng hòa.
Diện tích đất thực sự là 24.996 dặm vuông (64.740 cây số cuông); toàn diện tích: 25.332 dăm vuông (65.610 cây số vuông).
Dân số (ước lượng 2006) gồm 20.222.240 người, (tỷ lệ tăng trưởng: 0.8%); sinh xuất: 15,5/1000; tử suất trẻ sơ sinh: 14,0/1000; tuổi thọ: 73,4; mật độ dân số trên một dặm vuông: 809.

Thủ đô và thành phố lớn (ước lương 2003): Colombo, 2.436.000 (khu thủ đô), 656.100 (riêng nội thành). Thủ đô tư pháp và lập pháp: Sri Jayawardenepura Kotte, 118.300.

Các thành phố khác gồm có: Dehiwala-Mount Lavinia 214,300; Moratuwa, 181,000; Kandy, 112,400.

Ngôn Ngữ, Chủng Tộc, Tôn Giáo

Sinhala 74% (tiếng nói chính thức của quốc gia), Tamil 18% (quốc gia), tiếng khác 8%; tiếng Anh thông dụng trong chính quyền và được nói trong lớp người khoảng 10%

Chủng tộc: Sinhalese 73.8%, Moors Sri Lanka 7.2%, Tamil Ấn Độ 4.6%, Tamil Sri Lanka 3.9%, chủng khác 0.5%, không xác định 10% (2001)
Tôn giáo: Phật Giáo 70%, Hồi Giáo 8%, Ấn Giáo 7%, Kitô giáo 6% (2001)

Sơ Lược Lịch Sử

Người Ấn-Aryan xuất phát từ Ấn Độ vào thế kỷ thứ năm trước Công Nguyên dần dần tạo thành nhóm dân tộc lớn nhất ở Sri Lanka ngày nay, người Sinhalese. Người Tamil là nhóm chủng tộc lớn thứ hai trên hải đảo. Họ xuất xứ từ vùng Tamil ở Ấn Độ và di cư vào khoảng giữa thế kỷ thứ ba trước Công Nguyên tiếp tục đến năm 1200 sau Công Nguyên.
Cho đến khi các cường quốc phương Tây kiểm soát Tích Lan (tên nước này cho đến năm 1972), người Singalese và Tamil chiến đấu giành quyền thống trị trên hải đảo. Những người Tamil, ban đầu theo Ấn Giáo, đòi phần phía Bắc hải đảo và người Sinhalese, phần đông theo Phật giáo, kiểm soát phần phía Nam. Năm 1505, người Bồ Đào Nha chiếmTích Lan, cho đến khi Công Ty Ấn Độ của Hòa Lan giành đoạt quyền kiểm soát (1658–1796). Đến lượt người Anh chiếm năm 1796 và Tích lan trở thành thuộc địa của Hoàng Gia Anh quốc năm 1802. Người Anh phát triển các đồn điền cao su, trà và cà phê. Ngày 4/2/1948, sau những người quốc gia Tích Lan làm áp lực (nói tắt các lãnh đạo thống nhất gồm người Tamil và Sinhalese), Tích Lan trở nên một thực thể tự trị trong Khối Thịnh Vượng Chung Anh quốc.

S.W.R.D. Bandaranaike trở thành thủ tướng năm 1956 và đâấ tranh cho chủ nghĩa quốc gia Sinhalese, làm cho Sinhala thành tiếng nói duy nhất chính thức của đất nước. Nhà nước công khai yểm trợ Phật Giáo, đẩy nhóm thiếu số Tamil ra bên lề đời sống xã hội hơn nữa. Ông bị chính một nhà sư Phật Giáo ám sát năm 1959. Bà Sirivo Banranaike, góa phụ của ông, trở thành người đàn bà đầu tiên làm thủ tường của thế giới năm 1960. Tên Tích Lan được đổi thành Sri Lanka (hòn đảo rực rỡ) ngày 22/5/1972.

Bị tức giận ngày càng tăng với nhóm đa số Sinhalese, đang nắm độc quyền chính trị và kinh tế, lại bị giày vò bực tức vì các dị biệt văn hóa và tôn giáo, nhóm thiếu số Tamil đã bùng lên thành bạo lực đẫm máu năm 1983. Những nhóm nổi loạn Tamil, mạnh nhất là Phe Hổ Giải Phóng Tamail Eelam hay Hổ Tamil bắt đầu một cuộc nội chiến đòi tách biệt đát nước.

Tổng thống Ranasinghe Premadasa bị ám sát trong một cuộc tập họp chính trị năm 1993, khi một quân nổi loạn Tamil kích ngòi nổ, gây thương tích cho chính mình. Những người quá khích Tamil thường mở những cuộc tấn công khủng bố, chống lại các thường dân.
Tổng thống kế tiếp là Chandrika Kumaratunga. Bà thề hứa tài lập hòa bình cho đát nước. Tháng 12/1999 chính bà bị thương trong một cuộc tấn công khủng bố. Vào đầu năm 2000, 18 năm chiến tranh đã lấy đi mạng sống của hơn 64.000 người, hấu hết là thường dân.
Sau đợt bầu cử tháng 12/2001, Ranil Wickremesinghe, người cạnh tranh gay gắt với Tổng Thồng Kumaratunga, tuyên thệ làm thủ tướng. Chiến thắng của Wickremesinghe mau đưa tới ngưng bắn chính thức với phe phản loạn Tamil. Cuộc ngưng bắn được ký kết tháng 2/ 2002. Trong những lần đàm phán vào tháng Chín, chính quyền không tẩy chay nhóm này, và phe Hổ Tamil không yêu cầu đòi có một quốc gia Tamil độc lập riêng cho họ. Một cuộc đột phá quan trọng khác đến vào tháng 1à khi phe Hổ Tamil và chính quyền chơi đòn chia quyền bính, tức là có thể dành cho phe phản loạn được tự trị trong miền. Nhưng các đàm phán năm 2003 không có kết quả bao nhiêu.

Cuộc tranh chấp chính trị đe dọa tiến trình hòa bình. Tháng 11/2003, Tổng thống Kumaratunga, thâm tín rằng Thủ Tương Wickremesinghe quá mềm yếu khi thương thuyết với phe Hổ, đã đấu tranh bỏ đi một số quyền lực của thủ tướng. Vào tháng 2/2004, Tổng thống giải tán quốc hội và kêu gọi bầu cử, hy vọng làm hao mòn hơn nữa quyền lực của thủ tướng. Kumaratunga, chơi trò đó, đã phải trả giá—Liên minh Tự Do Thống Nhất Nhân Dân thắng lơi trong đợt bầu cử tháng Tư, và một thủ tướng mới thay thế Wickremesinghe. Tân thủ tướng Mahinda Rajapakse là một thành viên cao cấp thuộc đảng của Kumaratunga.
Ngày 26/12/2004, trận sóng thần mạnh khủng khiếp đã tàn phá 12 nước ở châu Á. Theo báo cáo, có khoảng 38.000 người bị giết hại ở Sri Lanka. Tổng thống Kumaratunga và phe Hổ Tamil thỏa thuận vào tháng Sáu là chia nhau khoản tiền $4.5 tỉ trong viện trợ quốc tế để tái thiết đất nước. Nhung bạo lực gia tăng cường độ tại phần phía Đông của đất nước, đe dọa cuộc ngưng chiến và gây gnuy cơ cho khoản tiền viện trợ trọn gói. Vào tháng 8/2005, Bộ trưởng ngoại giáo Lakshman Kadirgamar bị ám sát và chính phủ tuyên bố tình trạng khẩn trương.

Thủ tướng Mahinda Rajapakse thắng lợi trong đợt bầu cử tháng Mười Một, giành lấy 50% số thăm dành cho số 48% ủng hộ cựu thủ tướng Ranil Wickremesinghe. Rajapakse hỵ vọng có một đường lối cứng rắn với Phe Hổ Tamil. Rajapakse bổ nhiệm Ratnasiri Wickremanayaka làm thủ tướng.
Năm 2006, cả hai phía đều vi phạm nhiều lần cuộc ngưng chiến năm 2002, gây ra cuộc chiến tranh thật sự bùng nổ. Từ tháng Tư năm 2006, khoảng 1.000 binh lính và dân thường đã bị sát hại và 135.000 người, hầu hết là phe Tamil, đã phải tản cư. Những cố gắng của Na Uy, từng làm môi giới đưa đến cuộc ngưng chiến năm 2002, mang hai phía đến bàn đàm phán, nhưng lại thất bại suốt mùa hè.

Cuộc chiến tranh giữa phe phản loạn và quân chính quyền tiếp diễn sang năm 2007. Sau một tuần đánh nhau chết chóc, phe quân sự kiểm soát vùng loạn quân chiếm giữ, thuộc miền Đông vào tháng Ba, khiến hàng chục ngàn người, nhiều người là dân thườn, phải dời chỗ Vào tháng Tư, phe Hổ Tamil tung ra cuộc tấn công trên không đầu tiên của họ, xử dụng những máy bay nhỏ, ném bom một căn cứ không lực gần Colombo.

II. Giáo Phận Anuradhapura

1. Vài Nét Về Giáo Hội Sri Lanka

Toàn thế giáo hội Sri Lanka có 11 đơn vị như sau:
Tổng Giáo Phận độc nhất là Colombo (1). Colombo hiện nay cũng là thủ đô chính trị của Sri Lanka.
Các giáo phận khác gồm có: Anuradhapura, Badulla, Chilaw, Galle, Jaffn, Kandy, Kurunegala, Mannar, Ratnapura, Trincomalee-Batticaloa (10)

2. Những Đặc Điểm Của Giáo Phận

Giáo phận có một diện tích đất là 10.258,5 cây số vuông, lãnh thổ giáo phận gồm có Anuradhapura, giáo hạt Polonnaruwa và hai quận.

Anuradhapura là một trong các thủ đô cổ đại của Sri Lanka. Cố đô này nổi tiếng vì bảo quản tốt các di tích của nền văn minh vĩ đại Sri Lanka. Nó được coi là thủ đô đầu tiên của đất nước được thành lập vào năm 4 trước Công Nguyên. Nơi này vẫn còn là thủ đô nhà vua trong hơn 10 thế kỷ. Nền văn minh được xây dựng ở thành phố này là một trong những nền văn minh lớn của thế giới. Thành phố này, nay là một cảnh quan di sản UNESCO, nằm ở 205 cây số Bắc thủ đô Colombo đương thời tại tỉnh Trung Bắc.

Anuradhapura có dân số là 1.067.141, với đa số là người Sinhalese theo Đạo Phật. Các nhóm dân tộc khác là người Burghers, Indian Tamils, Moors, Malays và Tamils. Các nhóm tôn giáo khác là Ấn Giáo, Hồi Giáo và Kitô giáo.
Thành phố cũng có một trong những hệ thống dẫn thủy phức tạp nhất của thế giới cổ đại. Nhà cầm quyền đã xây dựng nhiều bể tưới tiêu đất trồng. Khu đất này nằm trong vùng khô cạn của đất nước. Hầu hết các bể này nay vẫn còn. Người ta tin rằng một số trong các bể này là những hồ chứa nước cổ nhất của thế giới.

Hơn nữa các thành phố cổ Anuradhapura và Polonnaruwa vẫn là hai trong các đi chỉ khảo cổ tốt nhất trong xứ. Một số di tích của Anuradhapura gồm có cây bồ đề Sri Maha hay đền thờ (cây bồ đề (bodhiya), thánh thiêng đối với các Phật tử, tại đây cây bồ dề Sri Maha được đặc biệt bảo vệ ), Abhayagiri Dagaba, Isurumuniya, Jetavanarama, Magul Uyana, Lankarama, Lovamahapaya, Mirisaveti, Rathna Prasadaya, Ruwanwelisaya, Stupa, Thuparamaya và Vessagiri.
Anuradhapura là khu vực tập trung nhiều Phật tử đặc biệt. Giáo phận được thành lập ngày 19/12/1975. Sớm hơn nữa, Anuradhapura là phần thuộc về giáo phận Jaffna và sau này được tác ra thành một giáo vụ Sinhalese. Thánh quan thầy của Giáo Phận Anuradhapura là Thánh Giuse. Giáo Phận bào trùm toàn thể tỉnh Trung Bắc.

Giáo Phận Anuradhapura tiếp giáp với Jaffna ở phía Bắc, Chillaw ở phía Tây, Galle ở phía Nam và Trincomalee ở phía Đông. Giám mục Henry Swithin Thomas Alexander Wijetunge Goonewardena, OMI, được bổ nhiệm ngày 20/12/1975 làm giám mục đầu tiên của Giáo Phận. Ngài từ chức ngày 1/11/1995. Ngày nay có 29 linh mục triều và 13 giáo xứ gồm ba nơi hành hương, Đó là Đền Đức Bả Lộ Đức, Đức Bà Madu-Maduru Oya và Calvary.

Dân Số
Tại giáo phận Anuradhapura, dân số là 1.067.141 vào cuối năm 2004. So với dân số toàn quốc là 18.990.000 người vào thời điểm 2004. Hầu hết dân cư là người Sinhalese.

Khí Hậu
Mùa mưa kéo dài từ tháng Mươi đến tháng Mười Hai. Anuradhapura là ở trê đất liền, bên trong khu vực khô và nóng. Đặc diểm khí hậu ở đây là nhiệt độ cao và độ mưa không nhiều. Nhiệt độ hàng tháng thay đổi từ 26,5o đến 30o Celsius với các mức cao thường được báo cáo là vào giữa tháng Năm và tháng Tám. Anuradhapura tiếp nhận gần 60% lượng mưa trong thời tiết gió mùa Đông Bắc, kéo dài từ tháng Mười qua tháng Mười Hai.

Cấu Trúc Chính Trị
Các thành phố được các chính quyển tỉnh thị quản nhiệm, còn các làng mạc và thị trấn nhỏ thì có các cơ quan dân cử địa phương. quản trị.

Viễn Thông
Các nhà hoạt động chính quyền và tư nhân cung cấp các tiện nghi viễn thông rộng rải trong khu vực giáo phận.

Chuyên Chở
Khu vực giáo phận được nối kết bằng đương bộ và xe lửa tiện lợi. Các phi trường tỉnh đêu có ở Anuradhapura và Higurakgoda.

Giáo Dục
Tỷ lệ biết chữ là 94, 4%.

Ngôn Ngữ
Ngôn ngữ chuẩn là tiếng Sinhala được xử dụng.
Tính đến 31/12/2004, giáo phận Anuradhapura có 10.000 người Công giáo đã rửa tội trên tổng số 1.067.141 người trong lãnh thổ. Anuradhapura có 13 giáo xứ, 29 linh mục và một trung tâm mục vụ có một linh mục thường ngụ.

Nhân dân trong giáo phận: Người Công giáo có rửa tội: 10.000; Thành viên cúa các giáo phái Kitô khác nhau: 2504; tín dồ cua các tôn giáo không Kitô: Phật Giáo (962.898), Ấn Giáo (11.060, Hồi giáo (89.053)

Giám Mục Don Norbert Marshall Andradi, Dòng Tận Hiến Đức Mẹ Vô Nhiễm [Oblate of Mary Immaculate (OMI)], sinh ngày 30/8/1949 tại Diyalagoda, Maggona, trong Tổng Giáo Phận Colombo. Ngài được truyền chức linh mục Tận Hiến ngày 5/10/1980 trong nhà thờ giáo xứ tại Kalamulla, tỉnh Tây. Ngài là nhà kinh viện thứ nhất Dòng Tận Hiến và giám đốc chủng viện OMI Ngài được chọn làm Giám Mục Anuradhapur, và được truyền chức ngày 10/1/2004. Giám Mục Andradi hoàn thành văn bằng tiến sĩ tại Viện Đại Học St Paul tại Ottawa Canada trong một thời gian năm 1995. Ngài là giáo sư và Khoa Trưởng phân khoa Thần Học tại chủng viện quốc gia Đức Bà Sri Lanka (1995-2003). Ngài hiện nay là chủ tịch Ủy Ban Quốc Gia vầ Phụng Vụ và Văn Hóa.

Địa Chỉ: Bishop's House Anuradhapura, Sri Lanka
Đt: (94) 25-2222503
Fax: (94) 25-2222503
Email: bandradi@slt.lk
Tổng Đại Diện: Cha Andrew Anthony
Tổng Quản Lý: Cha Gerard Silva

Các Giáo Hạt: Giáo hạt Anuradhapura: cha Augustine Kariyakarawana; giáo hạt Polonnaruwa: cha Callistus Mendis
Hội Đồng Cổ Vấn gồm sáu cha.
http://www.infoplease.com/ipa/A0107992.html; cũng xin xem Encyclopedia: Sri Lanka.

(cập nhật cuối cùng 20/12/2006. Tài liệu UCAN)