Giáo Hội Công Giáo lận đận tại Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa

I. Mấy Nét Về Nước Trung Hoa Trong Lich Sử

Địa Lý

Phần lớn nước này có nhiều núi. Các dãy chính gồm có Tien Shan, rặng Kunlun, and vùng Trans-Himalaya. Ở Tây Nam là Tây Tạng, do Trung Hoa thôn tính năm 1950. Sa mạc Gobi nằm ở phía Bắc. Trung Hoa chính thức có ba hệ thống sông: sông Hoàng Hà (Huang He), dài 2.109 dậm (5.464 km); sông Trường Giang (Chang Jiang), con sông dài thứ ba trên thế giới 2.432 dậm (6.300 km); và sông Châu Giang (Zhu Jiang), dài 848 dậm (2.197 km). Đây là nước lớn nhất ở Đông Á, có dân số lớn nhất thế giới và là nước lớn nhất thứ ba hay thứ tư trên thế giới xét về tổng diện tích.

Tổ chức chính quyền theo chế độ độc đảng Cộng Sản, với danh xưng chính thức là Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa. Tên Trung Hoa là: Zhonghua Renmin Gongheguo (giọng phát âm bình dân), 中华人民共和国 (chữ tắt hiện nay) hay 中華人民共和國 (chữ cổ truyền). Thủ Tướng hiện nay: Hồ Cẩm Đào (Hu Jintao) (2003). Diện tích đất đai: 3.600.927 dậm vuông (9.326.411 km2); tổng diện tích: 3.705.407 dậm vuông (9.596.960 km2)1

Dân số (2007): 1.321.851.888 (tỷ lệ tăng trưởng: 0, 6%); sinh suất: 13, 5/1000; tử suất trẻ sơ sinh: 22, 1/1000; tuổi thọ: 72, 9; mật độ trên dậm vuông: 367. Thủ Đô (2003): Bắc Kinh, 10.849.000 (khu thủ đô), 8.689.000 (nội thị). Các thành phố lớn nhất khác: Thượng Hải, 12.665.000 (khu thủ phủ), 10.996.500 (nội thị); Tianjin (Thiên Tân - Tientsin), 9.346.000 (khu thủ phủ), 4.333.900 (nội thị); Vũ Hán (Wuhan), 3.959.700; Shenyang (Mukden), 3.574.100; Quảng Châu (Guangzhou), 3.473.800; Haerbin, 2.904.900; Tây An (Xian), 2.642.100; Trùng Khánh (Chungking) (Chongquing) 2.370.100; Chengdu, 2.011.000; Hương Cảng (Hong Kong) (Xianggang), 1.361.200. Đơn vị tiền tệ: Nguyên (Yuan)/Renminbi

Ngôn ngữ: Tiến Hoa chuẩn (Quan thoại/Phổ thông hoa), Yue (Quảng Châu), Wu (Thượng Hải), Minbei (Phúc Châu), Minnan (Phúc Kiến – Đài Loan), Thổ ngữ Choang, Gan, Hẹ (Xiang, Gan, Hakka, ngôn ngữ dân thiểu số. Dân tộc: Hoa Hán 91.9%, Zhuang, Uygur, Hui, Yi, Tây Tạng, Mèo, Mãn Châu, Mông Cổ, Bố Y, Triều Tiên (Miao, Manchu, Mongol, Buyi, Korean), và các quốc tịch khác 8.1%.

Tôn giáo: Chính thức là vô thần; Đạo giáo, Phật giáo, Kitô giáo 3%–4%, Hồi giáo 1%–2% (2002). Tỷ lệ biết chữ: 86% (2003)

Toát lược kinh tế: GDP/PPP (2006): $10.17 trillion; theo đầu người $7,700. Tăng trưởng thật: 10.7% (dữ kiện chính thức). Lạm phát: 1,5%. Thất nghiệp: 4,2% chính thức đăng ký thất nghiệp trong các khu thành thị năm 2004; thất nghiệp cơ bản và thiếu việc làm 73 các khu vực nông thôn; một nhật báo Trung Hoa chính thức ước lương mức thất nghiệp toàn thể (kể cà khu vực nông thôn cho năm 2003 là 20% (2004).

Đất trồng trọt: 15%. Nông: gạo, mì, khoai tây, bắp, dậu, trà, kê, mạch, táo, bông, hạt có dầu, thị heo, cá. Lực lượng lao động: 798 triệu (2006); nông 45%, công 24%, dịch vụ 31% (2006). Kỹ nghệ: quăng và chế biến mỏ, sắt, thép, nhôm và kim khí khác, than đá, đóng mày, thiết bị, vải sợi, giả da, dầu lửa; xi măng, hóa chất, phân bón; đồ tiêu dùng gồm có dày dép, đồ chơi, và đồ điện tử, chế biến thực phẩm; thiết bị chuyên chở, kể cả xe hơi, xe rail, đầu máy, tàu biển và máy bay, thiết bi viễn liên, tàu phóng không gian thương mại, vệ tinh.

Tài nguyên thiên nhiên: than đá, quặng sắt, đầu lửa, khí tự nhiên, thủy ngân, thiếc, tungsten, antimony, mangan, molybdenum, vanadium, quặng nam châm, nhôm, chì, kẽm, uranium, tiềm năng thủy điện (lớn nhất thế giới). Xuất: $974 tỉ f.o.b. (2006): Máy móc và thiết bị, đồ nhưa, thiết bi y khoa và nhãn khoa, sắt thép. Nhập Nhập: $777.9 tỉ f.o.b. (2006): Máy móc và thiết bị, dầu và nhiên liệu khoáng mỏ, nhựa, thiết bị y khoa và nhãn khoa, hóa chất hữu cơ, sắt thép. Các bạn hàng chính: Hoa Kỳ, Hồng Kông, Nhật Bản, Nam Triều Tiên, Đức Đài Loan (2004).

Chuyên chở: Điện thoại: những đường giây chính đang xử dụng: 350.43 triệu (2005); di động: 437.48 triệu (2006). Trạm phát thanh: AM 369, FM 259, sóng ngắn 45 (1998). Trạm truyền hình: 3.240 (trong đó 209 hoạt động do Truyền Hình Trung Ương Trung Hoa, 31 là trạm truyền hình tỉnh và gần 3.000 là trạm địa phương) (1997). Mời mạng toàn cầu: 232.780 (2006). Người xử dụng mạng toàn cầu: 123 triệu (2006).

Chuyên chở: Đường rầy xe lửa: tổng cộng: 71.898 (2002). Xa lộ: tổng 1.870.661 km; có lát: 1.515.797 km (với ít nhất 34.288 km đường cao tốc); không lát: 354.864 km (2004).Thủy lộ 123.964 km (2003). Cảng sông biển: Đại Liên, Quảng Châu, Nam kinh, Ninh Ba, Thanh Đảo, Thanh Hoàng Đảo, Thượng Hải. Sân bay: 486 (2006).

Các Tranh Chấp Quốc Tế

1. Năm 2005, Trung Hoa và Ấn Độ bắt đầu phác thảo những nguyên tắc giải quyết tất cả những khía cạnh về biên giới mở rộng của họ và các tranh cấp lãnh thổ, cùng với đối thọai chính sách an ninh và đối ngoại nhằm củng có những cuộc bàn cãi liên qun đến biên giới, việc phổ biến hạt nhân miền và nhiều vấn đề khác.

Những cuộc đàm phán và những biện pháp xây dựng lòng tin mới đã bắt đầu làm bớt căng thẳng về Kashmir, cảnh quan có tranh chấp lãnh thổ lớn nhất thế giới và được quân sự hóa nhiều nhất với những phần thực tế (de facto) dưới quyền quản trị của Trung Hoa (Aksai Chin), Ấn Độ (Jammu và Kashmir), và Pakistan (Azad Kashmir và các khu vực phía Bắc).

Ấn Độ không nhìn nhận việc Pakistan nhường các đất lịch sử cho Trung Hoa năm 1964.

Khoảng 90.000 người lưu vong dân tộc Tây Tạng ban đầu cư ngụ ở Ấn Độ cũng như Nepal và Bhutan.

2. Trung hoa cùng khẳng định chủ quyển trên các đảo Spratley (Trường Sa/Nam Sa) cùng với Mã Lai Á, Phi Luật Tân, Đài Loan và Việt Nam, và có lẽ Brunei. Bản “Tuyên Ngôn Về Cách Hanh Xử Của Các Bên Tại Biển Nam Trung Hoa” năm 2002 đã làm giảm căng thẳng trong quần đảo Spratley, nhưng không phải là “bộ luật hành xử” có tính bắt buộc về pháp lý mà một số bên tìm kiếm.

Vào tháng Ba 2005, các công ty dầu quốc gia của Trung Hoa, Phi Luật Tân, và Việt Nam ký kết một thỏa thuận liên hợp vè các hoạt động địa chấn hải dương trong quần đảo Spratleys; Trung Hoa chiếm đóng một số trong các đảo Hoàng Sa/Tây Sa (Paracel) mà Việt Nam và Đài Loan cũng đòi hỏi.

3. Trung Hoa và Đài Loan lên tiếng nói phủ quyết cả những đòi hỏi của Nhật về những hòn đảo không có người ở tại Senkaku-shoto (Điếu Ngư Đài - Diaoyu Tai), và Nhật Bản đơn phương tuyên bố khụ vực kinh tế độc quyền trong Biên Đông Trung Hoa, cảnh quan có triển vọng có nhiều hydrocarbon.

Một số đảo trong các sông Áp Lục và Tumen là có tranh chấp rõ ràng với Bắc Triều Tiên và một phần biên giới chung quanh ngọn núi Paektu coi như không rõ ràng.

Trung Hoa tìm các ngăn chặn cuộc di cư của nhiều chục nghìn người Bắc Triều Tên. Năm 2004, Trung Hoa và Nga chia các đảo trên sông Amur, Ussuri và Argun, chấm dứt cuộc tranh chất xưa một thế kỷ.

4. Việc xác định biên giới Trung Hoa-Việt Nam tiến triển chậm chạp, và mặc dù các thỏa thuận xác định biên giới và vùng đánh cá được phê chuẩn tháng 6/2004, việc thi hành đã bị đình hoãn. Các nhà môi trường tại Miến Điện và Thái Lan vẫn quan tâm về việc Trung Hoa xây các đập thủy điện ở thượng nguồn sông Nujing/Salween trong tỉnh Vân Nam.

Lịch Sử

Những khu định cư được ghi lại sớm nhất ở lãnh thổ ngày nay được gọi là Trung Hoa được khám phá trong thung lũng sông Hoàng Hà, và có niên đại từ khoảng năm 5.000 trước công nguyên. Trong triều đại nhà Shang (1500–1000 trước CN.), triều đại tiên báo hệ thống chữ viết tượng hình Trung Hoa hiện đại phát triển, cho phép các nước thời đại phong kiến nổi lên, hoàn thành giai đoạn văn minh tiến tiến, cạnh tranh phức tạp vối bất kỳ xã hội nào, tìm thấy lúc đó tại Âu châu, Trung Đông và Mỹ Châu. Chính theo sau cuộc hưng thịnh văn minh ban đầu, trong thời kỳ người ta biết là triều đại nhà Chu (1122-249 trước CN), mà Lão Tử, Khổng Tử, Mo Ti và Mạnh Tử đặt nền tảng cho tư tưởng triết học Trung Hoa.

Các nước phong kiến thường giao tranh với nhau, lần đầu tiên thống nhất đưới thời Tần Thủy Hoàng Đế. Trong triều đại ông (246–210 B.C.) công trình xây dựng Vạn Lý Trường Thành của Trung Hoa bắt đầu. Đấy là một bức tường vĩ đại chống lại quân xâm nhập từ phía Tây. Mặc dù bức thành vĩ đại này tương trưng cho ý chí Trung Hoa muốn tự vệ chống lại thế giới bên ngoài, dưới triều đại nhà Hán (206 trước CN – 220 CN), thì nền văn minh đã mở rộng giao thương với phương Tây.

Thời triều đại nhà Đường (618-907), thường vẫn được gọi là hoàng kim thời đại của lịch sử Trung Hoa. Hoạt động hội họa, điêu khắc, thi ca, đều thịnh đạt, kỹ thuật in trên khối gỗ, làm cho kỹ thuật in tập thể nhiều thứ sách. Đó là những biểu hiện văn minh sớm nhất người ta biết được. Nhà Minh, người cuối cùng cầm đầu xứ sở (1368-1644) lật đổ triều Nguyên Mông (1271–1368) do Kublai Khan lập nên. Đến lượt nhà Minh, bị những người Mãn Châu từ miền Bắc xâm lăng, lật đổ năm 1644.

Trung Hoa phần lớn vẫn bị cô lập với phần văn minh thế giới còn lại, và hạn chế chặt chẽ các hoạt động đối ngoại. Khoảng cuối thế kỷ XVIII, chỉ có Quảng Đông (địa điểm Hồng Kông ngày nay) và hải cảng Macao là mở cho các nhà buôn châu Âu. Nhưng với cuộc chiến tranh Anh-Hoa (Chiến Tranh Nha Phiến) đầu tiên vào năm 1839–1842, một thời kỳ bất ổn lâu dài, và bắt đầu có các nhương bộ cho các cường quốc thục dân Âu châu.

Sau cuộc chiến tranh, nhiều hải cảng được mở cho việc giao thương, và Hồng Kông được nhường cho Anh. Các hòa ước được ký kết sau những hành động thù nghịch (1856–1860) làm suy yếu chủ quyền của Trung Hoa và cho người ngoại quốc miễn khỏi quyền tài phán của Trung Hoa. Các cường suốc châu Âu lấy nhiều lợi từ cuộc chiến tranh Hoa-Nhật thảm hại năm 1894–1895 để giành thêm các nhượng bộ buôn bán từ Trung hoa. Cách đáp ứng của Bắc Kinh, cuộc nổi loạn của Hồng Tú Toàn (1900), bị một lực lượng quốc tế đánh dẹp.

Cái chết của Từ Hi Thái Hậu năm 1908 và việc lên kế ngôi của Ấu hoàng Hsuan T’ung (Pu-Yi, Phổ Nghi) theo sau là cuộc khởi loạn khắp nước do Tôn Dật Tiên lãnh đạo. Ông lật đổ nhà Mãn Châu và trở nên tổng thống đầu tiên của Cộng Hòa Trung Hoa Lâm Thời năm. Bác Sĩ Tôn từ chức nhường ngôi cho Viên Thế Khai Yuan Shih-K’ai, là người đã dẹp các người Cộng Hòa trong một cuộc đặt giá để củng cố quyền lực của ông. Cái chết của Viên vào tháng sau có tiếp theo những năm nội chiến, giữa phe cạnh tranh chủ chiến và các đảng viên Cộng hòa của Bác Sĩ Tôn.

Lực Lượng Quốc Gia được Tướng Tưởng Giới Thạch lãnh đạo và với lời khuyên của các chuyên gia Công Sản, đã sớm chiếm được hầu hết Trung Hoa, và thiết lập nên chế độ Quốc Dân Đảng năm 1928. Tuy nhiên, cuộc đấu tranh nội bộ tiếp tục và cuối cùng Tưởng đổ vỡ với nhưng người Cộng Sản.

Ngày 18/9/1931, Nhật Bản tung ra cuộc xâm lăng Mãn châu, lấy được tỉnh này. Tokyo lập nên một nhà nước bị lồng tên Mãn Châu Quốc, và đặt hoàng đế Mãn Châu cuối cùng, Henry Pu-Yi (Hsuan T’ung) làm người lãnh đạo trên danh nghĩa. Quân Nhật vận chuyển chiếm lấy các tỉnh miền Hoa Bắc tháng 7/1937, nhưng bị Tưởng kháng cự. Chính ông có thể dùng cuộc xâm lăng của Nhật, để thống nhất hầu hết Trung Hoa phía sau ông. Tuy nhiên, trong vòng hai năm, Nhật Bản đã lấy hầu hết các hải cảng và xe lửa miền Đông đất nước. Chính phủ Quốc Dân Đảng rút lui, trước hết đến Hán Khẩu và rồi sau Trùng Khánh, trong khi người Nhật lập nên một chính phủ bù nhìn do Uông Tinh Vệ lãnh đạo.

Việc Nhật đầu hàng Đồng Minh phương Tây năm 1945 phát động cuộc nội chiến giữa lực lượng Quốc Dân Đảng dưới quyền Tưởng Giới Thạch và những người Cộng sản do Mạo Trạch Đông cầm đầu. Chính ông đã chiến đấu trong thập niên 1930 để kiểm soát Trung Hoa. Mặc dù có Hoa Kỳ giúp, Quốc Dân Đảng đã bị những người Cộng sản, được Xô Viết yểm trợ, đánh thắng, và Tưởng cùng những người theo ông buộc phải trốn chạy khỏi lục điạ, thiết lập một chính phủ lưu vong tại hải đảo Formosa (Đài Loan). Chế độ Mao tuyên bố nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa ngày 1/10/1949, lấy Bắc Kinh làm thủ đô mới và Chu Ấn Lai làm Thủ Tướng.

Sau cuộc chiến tranh Triều Tiên, đã bắt đầu tháng 6/1950, Trung quốc lãnh đạo khối Cộng sản ủng hộ Bắc Triều Tiên, và ngày 26/10/1950, chế độ Mao gửi quân đội giúp miền Bắc cố lấy hết miền Nam.

Trong một mưu tính cấu trúc lại nền kinh tế nông nghiệp ban sơ, Mao tiến hành chiến dịch “Bước Đại Nhảy Vọt” năm 1958, một chương tình thảm hại có mục đích tiếp tục thành lập các công xã nông thôn, với một chương trình phá tan công cuộc kỹ nghệ hóa làng xã. “Bước Đại Nhảy Vọt” buộc phải bỏ các hoạt động làm nông, dẫn đến nạn đói mở rộng khiến hơn 20 triệu người chết vì kém dinh dưỡng.

Năm 1959, một cuộc nổi dậy thất bại chống lại việc Trung Hoa xâm lăng và chiếm đóng Tây Tạng, buộc vị lãnh đạo tinh thần Dalai Lama và 100.000 trong các tín đồ của ngài chốn chạy sang Ấn Độ. Cuộc xâm lăng Tây Tạng và cuộc cạnh tranh nhận thức quyền lãnh đạo phong trào thế giới Cộng Sản gây ra nỗi cay đắng nghiêm trọng cho quan hệ giữa Trung Hoa và Liên Xô, đồng minh trước kia. Năm 1965 Tây Tạng chính thức thành một Miền Tự Trị Của Trung Hoa. Trung Hoa bách hại tàn bạo đối với nền văn hóa và tôn giáo của người Tây Tạng. Cuộc bách hại vẫn tiếp tục cho đến nay, phát sinh ra việc chống đối gia tăng của quốc tế.

Cuộc thất bại của Bước Đại Nhảy Vọt Về Phía Trước phát động một cuộc đấu tranh quyền lực, bên trong Đảng Cộng Sản Trung Hoa, giữa Mao và những người ủng hộ ông với nhóm cải cách, gồm có Thủ Tương Đặng Tiểu Bình tuơng lai. Mao chuyển đến Thượng Hải, và từ căn cứ này ông và những người ủng hộ ông thực hiện điều họ gọi là Cuộc Cách Mạng Văn Hóa. Bắt đầu mùa Xuân năm 1966, Mao ra lệnh đóng cửa các trường, và thanh niên và sinh viên thống trị công cuộc giáo dục các đơn vị Vệ Binh Đỏ thuần túy về ý thức hệ. Các Vệ Binh Đỏ mở chiến dịch chống lại “các tư tưởng cũ, văn hóa cũ, cách làm cũ, và thói quen cũ”. Nhiều triệu người chết, khi thực hiện một loạt những vụ thanh tẩy tàn bạo. Vào đầu năm 1967, Cuộc Cách Mạng Văn Hóa đã thành công trong việc làm ầm ĩ vị trí của Mao như lãnh tụ tối cao của Trung Hoa.

Lo khai thác vết nứt rạn Trung Xô, vào tháng 7/1971 chính quyền Nixon đột ngột thông báo rằng, Cố Vấn An Ninh Quốc Gia Henry Kissinger đã bí mật đến thăm Bắc Kinh, và đạt tới một thỏa hiệp, bố trí cuộc viếng thăm Trung Hoa của Nixon. Vận động tiến tới hòa giải, báo hiệu chấm dứt chính sách kiềm chế Trung Hoa, cung cấp một cơ hội cho Trung Hoa được thu nhận vào Liên Hiệp Quốc. Mặc dù Hoa kỳ chống đối việc trục xuất Đài Loan (Trung Hoa quốc gia), một bộ phận lớn của thế giới bỏ phiếu áp đảo, đế đẩy Đài Loan ra, có lợi cho chính quyền Cộng sản.

Tổng thống Nixon đi đến Bắc Kinh trong một tuần vào dầu năm 1972, gặp Mao cũng như Zhou. Cuộc họp mặt thượng đỉnh chấm dứt bằng một thông báo lich sử ngày 28/2/1972, trong đó cả hai quốc gia đều hứa làm việc hướng tới cải thiện các quan hệ. Quan hê ngoại giao đầy đủ bi Trung Hoa chặn lại, bao lâu Hoa

Kỳ tiếp tục nhìn nhận tính cách chính thống của Trung Hoa Quốc Gia.

Tiếp sau khi Zhou chết ngày 8/2/1976, người kế vị ông là Phó Thủ Tướng Đặng Tiểu Bình, lại được Hoa Quốc Phong thay thế trong vòng một tháng. Ông này từng làm bộ trưởng công an. Hoa trở nên Thủ Tướng thường trực vào tháng Tư. Vào tháng Mười, ông được bổ nhiệm làm người kế vị Mao là Chủ Tịch Đảng Cộng Sản. Nhưng Mao chết ngày 10 tháng 9, đã thả lỏng những cạnh tranh trong nội bộ đảng cay đắng từng bị đàn áp từ Cuộc Cách Mạng Văn Hóa. Các người chống đối cũ của Mao tung ra chiến dịch chống lại Giang Thanh, người vợ góa của ông, và ba trong các đồng nghiệp “triệt để” của bà. Nhóm này, được gọi là Tứ Nhân Bang, bị tố giác là đã ngầm hủy hoại Đảng, chính quyền và nền kinh tế. Họ bị xử và nhận tội năm 1981. Đồng thời, năm 1977, Dặng Tiểu Bình được đặt lại làm Phó Thủ Tưóng, tham mưu trưởng quân đội, và ủy viên Ủy Ban Trung Ương của Bộ Chính Trị.

Bắc Kinh và Hoa Thịnh Đốn thông báo các quan hệ ngoại giao đầy đủ ngày 1/1/1979, và chính quyền hành pháp Carter hủy bỏ hiệp ước bảo vệ Đài Loan. Phó Thủ Tướng Đặng đóng dấu ấn thỏa thuận về một cuộc thăm viếng tại Hoa Kỳ. Cuộc viếng thăm này trùng hợp với việc mở các tòa đại sứ ở cả hai thủ đô ngày 1/3/1972. Khi Đặng từ Hoa Kỳ về, thì quân đội Trung quốc xâm lăng và chiếm đóng ngắn hạn một khu vực dọc theo biên giới Bắc Việt Nam. Hành động ấy được xem như một cách trả lời cho việc Việt Nam xâm lăng Kampuchia và lật đổ chính quyền Khơme Đỏ do Trung Hoa yểm trợ.

Năm 1981, người được Đặng bảo vệ là Hồ Diệu Bang lên thay thế Hoa Quốc Phong làm Chủ Tịch Đảng. Đặng trở thành chủ tịch Ban Quân Sự của Trung Ương Đảng. Vị trí này dành cho ông quyền kiểm soát quân đội. Bộ phận 215 thành viên kết thúc phiên họp với phát biểu nói rằng, Mao Trạch Đông chịu trách nhiệm về “sai lầm nghiêm trọng” của cuộc Cách Mạng Văn Hóa.

Đồng thời, dưới quyền lãnh đạo của Đặng Tiểu Bình, ý thức hệ Cộng Sản Trung hoa chủ trương giải thích lại toàn bộ vấn đề, và những thay đổi kinh tế bao quát đưa vào vận hành trong đầu những năm 1980. Người Trung Hoa phá vỡ việc tôn thờ cá nhân, đã thần tường hóa Mao Trạch Đông, bỏ đi lời kêu gọi cũ đòi đấu tranh giai cấp và xuất cảng cách mạng Cộng Sản, và nhập cảng kỹ thuật học và những kỹ thuật quản trị phương Tây để thay thế chủ nghĩa đã làm chậm công cuộc hiên đại hóa.

Việc cất chức Hồ Diệu Bang khỏi tư cách chủ tịch đảng vào tháng 1/1987 là một dấu hệu cho thấy có sự phục sinh khó khăn bên trong đảng. Hồ - người đã trở nên một anh hùng đối với nhiều người Trung Hoa có tinh thần cải cách - được cựu thủ tướng Zhao Ziyang thay thế. Với cái chết của Hồ thàng 4/1989, cuộc dấu tranh ý thực hệ tràn xuống đường phố thủ đô, khi sinh viên biểu tình chiếm giữ Công Trường Thiên An Môn ở Bắc Kinh vào tháng 5, kêu gọi cải cách dân chủ. Chưa đầy một tháng sau, những cuộc biểu tình bị dẹp tan trong một cuộc thẳng tay trừng trị đẫm máu, khi quân đội và xe tăng di chuyển vào công trường, và bắn vào những người biểu tình, giết chết nhiều trăm người.

Trong những phiên họp hằng năm của Đại Hội Nhân Dân Quốc Gia tán thành như con dấu cao su năm 1992 và 1993, chính quyền kêu gọi đấy nhanh đà cải cách kinh tế, nhưng nhiều người thấy các phiên họp là một cố gắng duy trì công cuộc Trung Hoa vận động tiến tới một nền kinh tế thị trường, nhưng duy trì chuyên quyền chính trị. Tại phiên họp năm 1993, lãnh tụ Đảng Cộng Sản Giang Trach Dân được chọn làm chủ tịch nước, trong khi phe cứng rắn Lý Bằng được chọn lại là thủ tướng nhiệm kỳ năm năm khác. Từ 1993, nền kinh tế Trung Hoa đã tiếp tục tăng trưởng nhanh chóng.Cái chết của Đặng tiểu Bình vào tháng 2/1997 để cho một thế hệ trẻ trung hơn chịu trách nhiệm quản đốc một quốc gia to lớn.

Năm 1998, Thủ Tướng Zhu Rongji đưa vào một chương trình bao quát nhằm tư nhân hóa các doanh vụ quốc doanh và tự do hóa hơn nữa nền kinh tế quốc gia, một chuyển động được các nhà kinh tế phương Tây khen ngợi.

Vào ngày 1/7/1997, khi kỳ nghỉ của nước Anh trên các lãnh thổ mới hết hạn, thì Hồng Kông trở về chủ quyền Trung Hoa, và năm 1999, thuộc địa Macao của Bồ Đào Nha được trả lại cho Trung Hoa cai trị.

Tháng 8/1999, Trung hoa vây bắt nhiều nghìn thành viên của giáo phái Pháp Luân Công, một phong trào tôn giáo được quần chúng yêu mến. Chính quyền coi nhóm tâm linh phi chính trị này có tính đe dọa, vì con số thành viên của nó đông hơn số đảng viên Đảng Cộng sản Trung Hoa. Trung hoa hạn chế nghiêm khắc các quyến dân sự, tôn giáo và chính trị của các công dân của mình. Việc sử dụng đến hành hạ đã được nhiều tài liệu nói đến, và trong nhiều năm Trung Hoa đã hành quyết nhiều người, hơn bất cứ quốc gia nào khác trên thế giới, thi hành hơn ba phần tư những vụ hành hình trên thế giới.

Trung Hoa đã được nhận vào Tổ Chức Thương Mại Thế Giới WTO tháng 11/2001. Việc gia nhập của Trung hoa chấm dứt 15 năm tranh cãi về chuyện xem Trung hoa có xứng đáng được các quyền lợi đầy đủ của các nước tư bản không.

Tháng 11/2002 Phó Chủ Tịch Hồ Cẩm Đào trở nên Tổng Bí Thư của Đảng Cộng Sản vào Đại Hội Đảng thứ XVI, kế vị Chủ tịch Giang. Hồ Diệu Bang cũng nhận chức chủ tịch vào tháng 3/2003.

Hội chứng hô hấp cấp tính trầm trọng (SARS), một đe dọa sức khỏe toàn cầu tấn công Trung Hoa vào tháng 3/2003. Sau khi Tổ Chức Sức Khỏe Thế Giới chỉ trích vì Trung Hoa không thông báo con số những trường hợp SARS, thì cuối cùng Trung Hoa cho thấy mức báo động rộng lớn của bệnh dịch này.

Các viên chức Bắc Kinh tháng 4/2004 làm cho những người bênh vực dân chủ tại Hồng Kông tức giận, khi họ tẩy chay những cuộc phổ thông bầu cử viên hành chính trưởng của Hồng Kông, dự định cho năm 2007.

Căng thẳng giữa Trung hoa và Đài Loan gia tăng cường độ vào tháng 3/2005, khi Trung hoa thông qua một luật Chống ly khai nói rằng quốc gia có thể xử dụng vũ lực, nếu Đài Loan vận động tiến tới độc lập. “Nhà nước sẽ dùng các phương tiện không hòa bình, và các biện pháp cần thiết khác, nhằm bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Trung Hoa”, ngành lập pháp nói. Tổng thống Đài Loan gọi dự luật trên là một “luật tấn công”

Tháng 6/2005, Tổ Hợp Dầu Quốc Gia Trung Hoa (Cnoc) bỏ thầu $18.5 tỉ để giành công ty dầu của Hoa Kỳ UNICAL. Xí nghiệp Trung Hoa rút lại cuộc bỏ thầu vào tháng Tám giữa lúc các viên chức Hoa Kỳ phản đối mạnh mẽ.

Sau nhiều tháng gây áp lực từ phía chính quyền hành pháp Bush, vào tháng 7/2005 Trung hoa thông báo rằng, Hoa Kỳ sẽ không bao lâu móc chặt đồng nguyên với đồng đôla. Thay vào đó, đồng nguyên được nối kết với nhóm các ngoại tệ hay chao đảo

Cảnh sát bắn giết chết chừng 20 người phản đối việc xây dựng nhà máy năng lượng ở phía Nam thành phố Dongzhou vào tháng Mười Hai. Các viên chức Trung Hoa bịt kín tin tức khỏi lan rộng về biến cố này.

Vào tháng Mười Hai viên chức chính quyền thông tin cho biết rằng nền kinh tế Trung Hoa đã phát triển 9% trong năm 2005. Trung Hoa được đánh giá là có nền kinh tế lớn thứ tư, sau Hoa Kỳ, Nhật Bản và Đức.

Vào tháng 5/2006, Trung hoa dã hoàn tất xây dựng trên Đập Tam Hợp (Gorges), đập thủy điện lớn nhất thế giới. Hơn một triệu người phải rời chỗ, khi khu vực bi lụt lội. Tháng 6/2006, Trung hoa mở một đường xe lửa $4.2-tỉ, dài 710 dặm từ tỉnh Thanh Hải đến thủ đô Lhasa của Tây Tạng. Đường xe lửa dài nhất thế giới, leo cao đến 16.500 feet, đòi hỏi các phòng toa phải điều hòa mức độ ốcxy. Đường xe lửa sẽ gia tăng di chuyển dân tộc Trung Hoa vào Tây Tạng, mà nhiều người thấy là một mưu toan có tính toán kỹ lưỡng làm tan loãng nền văn hóa Tây Tạng.

Trung Hoa thử nghiệm vũ khí chống vệ tinh đầu tiên vào tháng 1/2007, phá hủy thành công một trong những vệ tinh thời tiết của mình. Các nhà phân tích mường tượng cuộc vận động là một thách thức có tính khiêu khích đối với tính ưu việt của Hoa Kỳ trong kỹ thuật học có căn cứ trên không gian. Nhiều người nghĩ rằng Trung Hoa đang tìm cách thúc đẩy Hoa Kỳ tiến tới ký kết một hợp ước, tẩy chay vũ khí có căn cứ trên không gian.

Vào mùa Xuân và mùa Hè năm 2007, thực phẩm cho chó và sản phẩm kem đáng răng xuất xứ ở Trung Hoa được trả về vị có hiện diện tạp chất độc, khiến nhiều người phải đặt vấn đế an toàn của các sản phẩm Trung Hoa, và trách nhiệm của hệ thống điều hợp. Tháng 7, người đứng đầu trước kia của Ban Quản Trị Thực Phẩm và Dược Phẩm Trung Quốc bị hành quyết vì nhận hối lộ từ các công ty dược đổi lấy ưu đãi

II. Giáo Hội Công Giáo Tại Trung Hoa Với Những Bước Đi Lắt Léo

Công Giáo tại Trung Hoa có một lịch sử lâu dài và phức tạp. Ki tô giáo đã có mặt tại Trung Hoa dưới nhiều hình thức khác nhau (ít nhất từ Đời nhà Đường vào thế kỷ thứ tám công nguyên).

Thời Đại Nhà Nguyên (1271-1368)

Các linh mục truyền giáo Công giáo từ châu Âu là những người được ghi lại là đã vào Trung Hoa vào thế kỷ XII. Linh mục người dòng Phanxicô là John Motecorvino đã đến Bắc Kinh khi đó gọi là Cambalik hay Khanbalik năm 1294. Năm 1299 ngài xây một nhà thờ và năm 1305, một nhà thờ thứ hai, đối diện với lầu đài hoàng đế. Đã học ngôn ngữ địa phương, ngài phiên dịch Tân Ước và Thánh Thi. Ước lượng số người trở lại từ 6.000 đến 30.000 vào năm 1.300. Năm 1307 Đức Giáo Hoàng Clementê V gửi bảy giám mục Phanxicô đến tôn phong cha John Motecorvino làm Tổng Giám Mục Bắc Kinh. Ba vị còn sống sau cuộc hành trình mà các ngài thực hiện năm 1308 và kế thừa nhau làm giám mục Zaiton mà cha John thiết lập. Năm 1312 ba vị giám mục Phanxicô nữa từ Rôma đến để giúp Đ/C John cho đến khi ngài chết năm 1328. Phái bộ truyền giáo có một số thành công dưới thời cai trị của triều đại Nguyên Mông, nhưng nhiều nhân tố khác nhau đưa đến một sư co cụm lại của việc truyền giáo.

Triều Đại Nhà Minh (1368-1644) và Nhà Thanh (1644-1911)

Dưới thời bùng nổ nỗ lực truyền giáo của cuộc Cải Cách Công giáo trên khắp thế giới, nhất là tại châu Á, các nhà truyền giáo Dòng Tên và các nhà truyền giáo công giáo khác cố gắng vào Trung Hoa. Họ đã xáo trộn thành công bước đầu, nhưng cuối cùng đã có một ảnh hưởng mạnh mẽ, nhất là những trao đổi nghệ thuật và khoa học liên văn hóa ở nơi các tầng lớp cao và triều đình đế quốc

Thời Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa (1949-2007)

Từ năm 1949, tiếp theo việc Đảng Cộng Sản Trung Hoa thành lập nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa, thì qui chế đạo Công giáo như một định chế tại xã hội Trung Hoa còn rất mù mờ. Trong khi giáo hội Công giáo bị chính thức tẩy chay trong nước, thì chính quyền Trung Hoa yêu cầu rằng tất cả những “người Công giáo” Trung Hoa phải trung thành với nhà nước, và việc thờ phụng phải được điều hành trong các nhà thờ được nhà nước chấp nhận (thuộc “Hội Yêu Nước Công Giáo Trung Hoa”); theo lối này, người công giáo bị áp lực phải cắt đứt hiệp thông với Tòa Thánh, bằng cách đòi hỏi họ phải khước từ niềm tin căn bản vào Công giáo, ưu quyền của Đức Giáo Hoàng Roma. Người Công giáo nào cón trung thành với Đức Giáo Hoàng, thì nay vẫn thờ phụng mọt cách lén lút, vì sợ bi bắt tù.

Mặc dù Đảng Cộng Sản là một tổ chức trần thế, tổ chức đó cũng vẫn giành quyền bổ nhiệm linh mục. Họ cho rằng các hoạt động của công dân Trung Hoa phải đối phó việc can dự hay ảnh hưởng các cường quốc bên ngoài. Chính quyền không phân biệt giữa trung thành phần đời hay thiêng liêng. Vì thế hiện nay nhà nước không nhìn nhận người Công giáo có thể trung thành với chính phủ của mình, trong khi vẫn lắng nghe Đức giáo hoàng về các vấn đề đức tin và đạo đức.

Theo một cuộc điều tra của Công giáo Trung quốc trong một xuất bản phẩm Công giáo Mỹ, Commonweal, Hội Yêu Nước Công Giáo Trung Hoa là một tổ chức trông coi giáo hội Công Giáo Trung Hoa. Đồng thời hai phần ba các giám mục của giáo hội có đăng ký của Trung Hoa bây giờ được Vatican nhìn nhận.

Quan trọng hơn, trong Mùa Hè năm 2005, Vatican và Bắc Kinh đồng ý về việc bổ nhiệm một Giám mục Phụ tá của Thượng Hải. Trong qua khứ, một ngăn trở quan trọng cho việc thiết lập lại các quan hệ giữa Vatican và Bắc Kinh là vấn đề bổ nhiệm các giám mục.

Trong một dấu hiệu hơn nữa cho thấy việc xích lại gần nhau giữa Vatican và Bắc Kinh, Đức Giáo Hoàng XVI đã mời bốn giám mục Trung Hoa, gồm có hai giám mục được chính quyền nhìn nhận, một giám mục hầm trú và một giám mục hầm trú mới nổi lên trong giáo hội có đăng ký, đến tham dự Thương Hội Đồng năm 2005 và lễ Thánh Thể. Bắc Kinh cuối cùng từ chối quyền cho bốn gám mục tham dự cuộc họp.

Người ta ước lượng có 8 triệu người Công giáo theo giáo hội hàm trú vẫn còn trung thành với Rôma và 5 triệu người theo Hội Yêu Nước Công giáo Tuy nhiên, chính quyền Trung hoa cứ cư xử mạp mờ trong các quan hệ với Toà Thánh, khi vẫn bách hại và bỏ tù những người Công giáo hầm trú, nhất là các linh mục. Giáo hội Công giáo Trung hoa vẫn bị coi là bất hợp pháp.

Ngày 27/5/2007, Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI viết một lá thư cho người Công giáo Trung Hoa “nhằm đưa ra một số đường nét hướng dẫn liên quan đến đời sống của Giáo hội và nhiệm vụ truyền bá Tin Mừng tại Trung Hoa”.Trong lá thư này (tiết 9), Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI biết những căng thẳng :

“Như anh chị em biết, một trong những vấn đề tế nhị nhất trong quan hệ giữa Tòa Thánh và chính quyền của quí quốc là vấn đề bổ nhiệm các Giám Mục. Một mặt thì cũng dễ hiểu là chính quyền chú ý đến việc lựa chọn những người sẽ thi hành nhiệm vụ quan trọng là lãnh đạo và chăn dắt cộng đoàn công giáo địa phương, hiểu ngầm là - ở Trung Quốc cũng như tất cả mọi nơi trên thế giới - nhiệm vụ này bao gồm cả phạm vi dân sự lẫn tinh thần. Mặt khác, Tòa Thánh đặc biệt theo dõi việc bổ nhiệm các Giám Mục, vì nó ảnh hưởng đến trọng tâm của đời sống Giáo Hội, bởi lẽ việc Đức Giáo Hoàng bổ nhiệm các Giám mục là bảo đảm cho sự hiệp nhất của Giáo Hội, và tính hiệp thông của hàng giáo phẩm. Vì lý do đó, Giáo Luật (luật số 1382) chế tài rất nặng / phạt vạ cả những Giám Mục tự tiện truyền chức Giám Mục mà không có phép của Tòa Thánh lẫn người được chịu phép truyền chức Giám mục: Việc truyền chức như vậy, trong thực tế, đã gây tổn thương cho sự hiệp thông của Giáo Hội và vi phạm Giáo Luật rất trầm trọng.”

Một giám muc “hầm trú”, Joseph Wei Jingyi thuộc Qiqihar (đông bắc Trung Hoa) ban hành một lá thư mục vụ hai trang vào tháng 7/2007, yêu cầu cộng đoàn của ngài nghiên cứu học hỏi và hành động theo lá thư của Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI và gọi tên lá thư đó là một “viên đá tảng trong việc phát triển Giáo Hội Trung Hoa”

Hong Kong và Macao

Giáo Hội Công giáo được phép hoạt động tại Macao và Hồng Kông. Thực sự, Donald Tsang, viên chức Hành Chính Trưởng Hồng Kông là một người Công giáo. Tuy nhiên Đức Gioan Phaolô II đã bị từ chối cuộc viếng thăm đến Hồng Kông năm 1999, một quyết định mà nhiều người tin là đươc làm dưới áp lực của Chính Quyền Công Hòa Nhân Dân Trung Ương. Hai lãnh địa được tổ chức thành giáo phận Hồng Kông và Giáo phận Macao.

Các Quan Hệ Ngoại Giao Với Vatican

Vấn đề quan hệ Trung Hoa –Vatican đã có một tranh chấp cao độ và thường khó khăn cho hai bên. Hội Yêu Nước Công Giáo Trung Hoa (CCPA) là một phân ban của Văn Phòng Tôn Giáo Vụ Trung Hoa và trông coi về người Công giáo Trung Hoa. Tuy nhiên, theo ít nhất một nguồn tin, các người Công giáo Trung Quốc, kể cả giáo sĩ và nữ tu chăng bao lâu, sẽ không còn bị đói hỏi phải là thành viên của Hội Yêu Nước nữa.

Vào năm 2007, Vatican trong nhiều dịp đã chỉ rõ rằng Tòa Thánh ước ao thiết lập quan hệ ngoại giao đầy đủ với Trung Quốc, và có thể chuyển toà đại sứ từ Đài Loan sang Trung Hoa lục địa, nếu cần thiết. Tuy nhiên một chướng ngại lớn giữa hai bên là kỷ luật của Công giáo Rôma qui định rằng chỉ có Đức Giáo Hoàng có thể bổ nhiệm các giám mục của Giáo Hội. Hiện nay các Giám muc tại Nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa là những người được chính quyền bổ nhiệm. Trong những năm qua, vấn đề này đã chứng tỏ là một nhân tố thường làm nặng nề thêm các quan hệ Trung Hoa và Vatican.

Một vài người, kể cả Hông Y Hồng Kông “bộc trực” Joseph Trần Nhật Quân (Zen), xem tiến bộ giữa viên chức Việt Nam và Vatican tiến tới thiết lập lại ngoại giao đầy đủ như một mẫu mực cho việc bình thường hóa quan hệ Trung Hoa – Vatican. Vào cuối năm 2004, trước khi chết, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II tiếp nhận một phái đoàn Trung Hoa “hầu như chính thức” tại Vatican. Những cởi mở này tiếp tục, sau khi Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI nhiệm chức.

Các Thuật Ngữ Trung Hoa Chỉ Về Thiên Chúa Và Kitô Giáo

Thuật ngữ được dùng để chỉ về Thiên Chúa trong tiếng Trung Hoa khác nhau giữa các Kitô hữu. Khi đến Trung hoa triều đại nhà Đường, các nhà truyền giáo Kitô sớm nhất thuộc Giáo Hội phương Đông, thường chỉ về đạo của họ là Jǐng jiào (景教, theo nghĩa chữ là “Lời Giảng Dậy Sáng Láng”). Ban đầu, một số nhà truyền giáo và học giả Công giáo đưa ra dùng từ Shangdi (上帝, theo nghĩa chữ là “Hoàng Để Từ Trên Cao” ), là có tính bản địa đối với ngôn ngữ Trung Hoa, nhưng cuối cùng hàng giáo phẩm Công giáo quyết định rằng thuật ngữ có tính chất Khổng Tử hơn là Tianzhu (天主, theo sát nghĩa chữ là “Chúa Trời”), phải được dùng, ít nhất trong thờ phượng và bản văn chính thức.

Khi các người Tin Lành cuối cùng đến Trung Hoa vào thế kỷ 19, thì họ thích chử Shangdi hơn Tianzhu. Nhiều người Tin lành cũng dùng chữ Shen (神), thường có nghĩa là “chúa” hay “thần”, măc dù các linh mục công giáo được gọi là shen fu (神父, theo sát nghĩa chữ là “cha thiêng liêng”). Đồng thời việc dịch tiếng Trung Hoa quan thoại của “Christ”, được dùng bởi mọi Kitô hữu là Jidu (基督).

Người Công giáo và Tin Lành tại Trung Hoa

Ngôn ngữ hiện đại thường chia người Kitô hữu thành hai nhóm: các tín đồ Công giáo, Thiên Chúa Giáo Tianzhu jiao (天主教), và những người theo GiêSu giáo Jidu jiao (基督教)—theo sát chữ, "Christianity"— hay GiêSu Tân Giáo Jidu Xinjiao (基督新教), "Tôn giáo mới – Tân giáo"- Đạo Tin Lành - Đạo Thệ Phản - Protestantism. Những người phát ngôn Trung Hoa coi đạo Công giáo và Tin lành giáo là những tôn giáo riêng biệt, ngay dù mức độ phân biệt không có bên thế giới phương Tây. Như vậy trong các ngôn ngữ phương Tây thuật ngữ "Christianity" có thể gộp cả Tin Lành và Công Giáo (nghĩa là các Kitô hữu như đối lập với chẳng hạn, người theo Ấn giáo hay Do Thái giáo) Tuy nhiên trong tiếng Trung Hoa, thường không có từ ngữ thông dụng có thể bao hàm hai nghĩa (ngày nay trong chữ nghĩa Công giáo Trung Hoa, thuật "jidu zongjiao" (基督宗教) được dùng để chỉ tất cà các giáo phái Kitô, như thuật ngữ trong tiếng Trung Hoa nghĩa " tôn giáo của Giêsu - religion of Christ". Chính thống giáo phương Đông được gọi là Đông phương giáo Dongzheng jiao (東正教). Đó đơn giản chỉ là phiên dịch từ “Đạo Chính Thống Phương Đông” sang tiếng Trung Hoa.

Qui Chế Tự Do Tôn Giáo ở Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa

Hiến Pháp Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa dành quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo cho mọi công dân. Nhưng chính phủ hầu nhu sợ rằng tự do tôn giáo này đòi hỏi tự do hội họp, hạn chế thực hành tôn giáo đối với các tổ chức do chính quyền chế tài và các nơi thờ phượng có đăng ký, và kiểm soát sự tăng trưởng và phạm vi hoạt động của các nhóm tôn giáo. Hiến pháp cấm các tập quán tôn giáo gây ra “đổ vỡ” hay “thiệt hại” cho xã hội. Có năm tôn giáo được đăng ký: Phật giáo, Lão (Đạo) giáo, Hồi Giáo, Tin Lành giáo và Công giáo. Một Hội do chính phủ lập ra, điều hướng các hoạt động của mỗi trong năm tôn giáo này. Tại các thành phố như Thượng Hải, có nhiều nhà thờ và đền chùa không bị chế tài, có nhiều người địa phương và ngoại quốc tham dự.

Các nhóm tôn giáo bị đòi hỏi phải đăng ký với Ban Quan Tri Nhà Nước về Tôn Giáo Vụ (SARA, trước kia được biết là Văn Phòng Tôn Giáo Vụ) các văn phòng tỉnh hay địa phương của nó (còn được biết là các Văn Phòng Tôn Giáo Vu (RABs). SARA và các RABs chịu trách nhiệm diều khiển và phán đoán tính hợp thức của hoạt động tôn giáo.

Tại Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa, Công giáo Rôma chính thức bị tẩy chay. Chính quyền Trung Quốc đỏi hỏi tất cả mọi người Công giáo Trung Hoa phải trung thành với nhà nước, và việc thờ phượng chỉ được phép thự hiện hợp pháp thông qua các nhà thờ được nhà nước, tức là “Hội Yêu Nước Công giáo Trung Hoa” chấp nhận. Các người Công giáo bị áp lực phải phá vỡ hiệp thông với Vatican bằng cách đòi họ phải từ khước niềm tin cơ bản vào Công giáo, quyền ưu việt của Vị Giáo Hoàng Rôma. Người Công giáo trung thành với Đức Giáo Hoàng hiện nay thờ phượng lén lút, vì sợ bị bắt tù. Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa chỉ cho phép các ứng viên do nhà bước chấp nhận được thánh hiến làm giám mục, và như thế Vatican đã không nhìn nhận tính hợp thức của bất cứ giám mục nào của Trung hoa..

Ngoài Tây Tạng có một qui chế cho Phật Giáo La ma giáo Pháp Luân Công là một trọng tâm được quốc tế chú ý, từ 20/7/1999, khi chính quyền Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoabắt đầu thẳng tay trừng trị, ngoại trừ tại Đặc Khu Hành Chính Hồng Kông và Macau. Chính quyền Trung Hoa tầy chay nhóm này vì cho là dính dấp tới “các hoạt động bất hơp pháp, che chở mê tín vì gieo rắc những lầm lạc, lừa dối nhân dân, xúi dục và tạo ra nhiễu loạn và gây nguy hiểm cho ổn định xã hội”. Nhiều chính phủ, các tổ chức nhân quyền quốc tế và các học giả coi viêc tẩy chay này là vi phạm nhân quyền. Những quan tâm đặc biệt đã được cơ quan Ấn Xá Quốc Tế nêu lên về các báo cáo hành hạ và bắt tù bất hợp pháp những người thực hành Pháp Luân Công tại Trung Hoa. Cơ quan Ân Xá phát biểu rằng “vụ thẳng tay trưng trị được vận động về mặt chính trị, bằng luật pháp dùng để thuyết phục dân chúng tin vào các trách nhiệm có chính trị thúc đấy, và nhiều qui định luật pháp mới được đưa vào để hạn chế hơn nữa quyền tự do nền tảng".

Tài Liệu

  • http://www.infoplease.com/ipa/A0107411.htm
  • http://en.wikipedia.org/wiki/Status_of_religious_freedom_in_People's_Republic_of_China
  • http://www.google.com/search?q=Map+of+china&sourceid=ie7&rls=com.microsoft:en-US&ie=utf8&oe=utf8
  • http://www.chinatoday.com/city/a.htm
  • http://en.wikipedia.org/wiki/People's_Republic_of_China
  • http://en.wikipedia.org/wiki/Catholicism_in_China