Giáo Hội Công Giáo Có Quá Trình Truân Chiên Tại Penang

I. Phác Họa Sơ Nét Về Penang

Chủng viện Penang là nơi có 5 thánh Tự Đạo Việt Nam tu học tại đây
Từ ít lâu nay, bỗng nhiên Mã Lai Á nhảy lên vị trí quan trọng ngày càng được củng cố ở Đông Nam Á, nhất là tại Việt Nam, như một trong những con rồng tiến bộ sau khi giành được độc lập ở Đông Nam Á. Có nhất thiết thế giới các nước cựu thuộc địa rơi vào thời kỳ độc tài cực quyền của những chính đảng trong nước chèn ép dân tộc đồng bào của mình thay thế quồng máy thực dân quốc ngoại không?

Mã Lai Á, ở ngay cửa ngõ Việt Nam, cho chúng ta một gương mẫu được nhìn theo một góc khác tiến bộ, và giới lãnh đạo dân tộc độc lập đang kéo cả cộng đồng dân tộc Mã Lai và các chủng tộc cộng sinh, thoát khỏi những u mê thời thuộc địa, và thời độc lập hậu thuộc địa không cộng sản.

Trớ trêu thay, Việt Nam đang đang chọn Mã Lai Á như một điểm xuất khẩu lao động để giải quyết nạn thất nghiệp, nhân mãn và có thêm ngoại tệ.

Nhiều người đã nhớ đến Penang thường chi qua chủng viện Penang nổi tiếng một thời cho các giáo hội tại Châu Á, nhất là một số các thánh tử đạo Việt Nam được tôi luyện trong chủng viện Penang, dưới thời Hội Thừa Sai Ba Lê truyền giáo. Nhưng thế giới nhỏ bé Penang còn nhiều huyền bí chúng ta cần học hỏi ngày nay.

Danh Xưng Penang

1. Penang (đọc là /pə'næŋ/; tiếng Mã Lai: Pulau Pinang), là tên một hải đảo trong Eo Malacca, và cũng là một trong những bang của Mã Lai Á, nằm ở bờ biển Tây Bắc bán đảo Mã Lai Á. Penang là bang nhỏ nhất thứ hai tại Mã Lai Á sau Perlis, và là bang thứ tám có đông dân nhất. Một cư dân Penang theo cách nói thông thường goi là một dân Penangite.

Hòn đảo được nhắc đến là 檳榔嶼 (Bīnláng Yù) trong các sơ đồ hải hành được đô đốc Zheng He, triều Minh, Trung Hoa dùng, trong các cuộc viễn chinh đến vùng Biển Nam vào thế kỷ XV. Người Mã Lai ban đầu gọi đảo đó là Pulau Ka-Satu hay Đảo Đầu Tiên ("First Island”).

Tên "Penang" xuất xứ từ tên Mã Lai hiện đại là Pulau Pinang, có nghĩa là hòn đảo cây cau (Areca catechu), họ Cọ Palmae. Trong tiếng Hoa, Penang được hiểu là 檳城 (pinyin: Bīnchéng / Bīngchéng). Tất cả ba tên này đều có thể chỉ về đảo Penang, hay đôi khi là George Town, thủ phủ bang.

Đặc biệt hơn, George Town được hiểu là Tanjung trong tiếng Mã Lai, và 喬治市 (Qiáozhì Shì) trong tiếng Hoa. Đảo Penang chỉ là Pulau Pinang (/'pulaʊ 'pinaŋ/) trong tiếng Mã Lai và 檳榔嶼 (Bīnláng Xù) trong tiếng Hoa, và bang Penang là Negeri Pulau Pinang trong tiếng Mã Lai và 檳州 (Bīn Zhōu) trong tiếng Hoa.

2. Về mặt địa lý và hành chính, bang chia thành hai phần:

*Đảo Penang: một hòn đảo rộng 293 km2, ở trong Eo Malacca; và

*Seberang Perai (quen gọi là tỉnh Wellesley): một vùng đất trống, rộng 760 km2 trên bán đảo Mã Lai, qua con kênh hẹp có chiều ngang nhỏ nhất là 4 km (2.5 dậm), giáp ranh với bang Kedah ở phía Bắc (phân tuyến do sông Muda và phía Đông), và Perak ở phía Nam.

3. Phần nước giữa Đảo Penang và Seberang Perai là Kênh Bắc, ở phía Bắc George Town, và Kênh Nam ở phía Nam George Town. Đảo Penang có hình thế bất thường với một vùng nội địa hầu hết có nhiều rừng rú, núi đồi và đá granit. Điểm cao nhất là Núi phía Tây (một phần Núi Penang), cao 830 m trên mức nước biển. Các đồng bằng duyên hải thì hẹp, chỗ rộng nhất ở phía Đông Bắc, tạo thành một mũi đất nhô ra, có hình tam giác là nơi có George Town, thủ phủ của tỉnh. Địa chí của Tỉnh Wellesleythì hầu như thấp bằng. Butterworth, thành phố chính trong tỉnh Wellesley, nằm dọc theo cửa sông Perai và đối diện George Town cách 3 km (2 miles) qua con kênh ở phía Đông.

Các Thành phố

Ngoài George Town và Butterworth, có nhiều thành phố khác trong bang Penang, như: Itam, Ajam, Batu Ferringhi, Batu Maung, Bukit Mertajam, Nibong Tebal, Aceh, Tanjung Bungah, Tanjung Tokong, Teluk Bahang,…

Khu Vực Thủ Phủ Rộng Lớn Penang

Vi Penang và khu vực chung quanh được thành thị hóa nhanh, nên thực tế khu trung tâm thủ phủ được thành hình ở phần phía Bắc của bàn đảo Mã Lai Á. Khu vực thành thị này cuối cùng diến đổi thành một khu đồng thành thị hóa được biết là khu Đồng thành thị George Town như được chỉ dẫn trong kế hoạch địa hình quốc gia Mã Lai Á. Khu Đồng Thành Thị GeorgeTown, cùng với khu Đồng thảnh thị Johor Bahru được chỉ định là những khu Đồng thành thị phát triển của miền, trong khi Khu Đồng Thành Thị Kuala Lumpur là Khu Đồng Thành Thị của quốc gia.

Khu thủ phủ rộng lớn Penang gồm có Đảo Penang, Seberang Prai, Sungai Petani, Kulim được thành thị hóa cao và các khu chug quanh. Về dân số, đó là khu thành thị lớn nhất thứ hai tại sau khu Đồng Thành thị Kuala Lumpur (Thung lũng Klang). Theo cuộc kiểm tra quốc gia năm 2000, dân số của khu thành thị này là khoảng 1, 6 triệu người. Còn đối với khu Đồng Thành Thị Kuala Lumpur, dân số năm 2000 là khoảng 4, 9 triệu người. Hiện nay dân số khu vực Thành thị này là sấp sỉ 2 triệu người. Theo Kế Hoạch Mã Lai Á thứ chín, khu thành thị này được nói đến là Miền Kinh Tế Bắc Corridor (NCER). Miền Kinh Tế Bắc Corridor là một trong ba miền phát triển được hình thành trong Bán Đảo Mã Lai Á, những vùng phát triển khác là Miền Khinh tế Nam Johor (SJER) hay Miền Phát Triển Iskandar (IDR) và Miền Phát Trển phía Đông. Miền Kinh Tế Bắc Corridor (NCER) bao gồm Penang (Đảo Penang và Seberang Prai), Kedah (Alor Star, Sungai Petani và Kulim) và miền Bắc Perak.

Các Đảo Nhỏ Nằm Ngoài

Có nhiều đảo nhỏ ngoài khơi bờ biển Penang, trong đó hải đảo lớn nhất là Pulau Jerejak. Đảo này có vị trí ở con kênh hẹp giữa đảo Penang và đất liền. Trước kia đó là một thuộc địa hình sự và bệnh cùi, nhưng bây giờ là địa điểm hấp dẫn du khách.

Penang có một khí hậu quanh năm xích đới. Khí hậu đó ấm nắng, cùng với nhiều gió, nhất là trong thời gió mùa Đông Nam, từ tháng Tư đến tháng Chín. Khí hậu tùy thuộc rất nhiều do biển bao quanh và hệ thống gió. Penang ở gần Sumatra bên Nam Dương, nên cũng có bụi bặm tạt vào, theo gió và nạn cháy rừng thường xuyên hay xuyên quá, tạo nên một hiện tượng được biết là haze (khói mù).

Phòng khí tượng Miền Bayan Lepas là vùng có tiện ích bao phủ khí hậu ban đầu cho miền Bắc Bán Đảo Mã Lai Á. Nhiệt độ ban ngày: 27o-30oC, đêm 22-24oC. Mưa trung bình năm 2670 mm; độ ẩm tương đối 70%-90%

Mật độ dân số cao nhất tại Mã Lai Á, trên đảo là 2.031, 74/km2 và trên đất liền là 865, 99/km2. Penang, cùng với Malacca, là những bang duy nhất tại Mã Lai Á có đông dân số người Hoa. Và cấu tạo dân số 2006 là: dân tộc Hoa: 638.900 (43,2%); Mã Lai: 601.200 (40,1%); dân tộcẤn: 158.000 (9,9%; dân tộc khác: Bumiputra, không Mã Lai: 5.600 (0,38%): không Bumiputra: 91.200 (6,1%)

Có những cộng đồng Do Thái và Armenian tại Penang trước Thế Chiến II, nhưng các cộng đồng này bị Nhật chiềm đóng phân tán, và việc nước Israel thành lập năm 1948. Một cộng đồng Đức quan trọng về mặt thương mại, nhưng nhỏ bé cũng tồn tại ở Penang. Ngày nay, Penang có một dân số xuất ngoại lớn đáng kể nhất là từ Nhật Bản và Anh. Nhiều người trong họ định cư tại Penang, sau khi họ về hưu như trong “Chương Trình Quê Hương Thứ Hai Của Tôi” ở Mã Lai Á.

Người Peranakan (lai Hoa Mã)

Người Peranakan, cũng được biết là Người Hoa Vùng Eo tức là người Baba-Nyonya, là con cháu của những người Hoa nhập cư Penang cũng như Malacca và Tân Gia Ba từ sớm. Phần nào họ chấp nhận thói quen và nói tiếng lai Hoa-Mã Lai. Cộng đồng Peranakan có một căn tính riêng biệt về thực phẩm, quần áo, lễ nghi, nghề thủ công và văn hóa. Hầu hết người Hoa Peranakan không phải là người Hồi giáo, nhưng theo tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, và tôn giáo Trung Hoa.

Trong thời người Anh cai trị, người Peranakan nổi tiếng là các thuộc dân Anh trung thành, và nhiều người trong họ chấp nhận những thói tục Anh. Họ hãnh diện là người nói tiếng Anh, và phân biệt chính họ với những người Hoa (Chinamen hay sinkheh) mới đến. Tuy nhiên người Peranakan, hầu như ngày nay đã tắt hẳn, vì tái hội nhập vào dòng chính cộng đồng người Hoa. Tuy nhiên, di sản của họ vẫn sống động trong các bếp núc lớn, y phục nyonya kebaya khó hiểu và các đồ thủ công tinh tế của họ.

Ngôn Ngữ

Các ngôn ngữ thông thường của Penang, tùy theo các giai cấp xã hội, câu lạc bộ, căn bản dân tộc, là tiếng Anh, Hokkien, Penang, Tamil, Mã Lai, Quan thoại, Khi giảng dậy trong các trường tiếng Hoa được lấy làm trung gian trong bang, thì cũng ngày càng được nhiều người nói.

Penang Hokkien là một ngôn ngữ tiểu dị của Minnan, và được một tỉ lệ khá đông người bình dân Penang nói. Họ là con cháu của những người Hoa đến định cư ban đầu. Tiếng nói đó rất giống với ngôn ngữ được người Hoa sinh sống ở thành phố Medan bên Nam Dương, và căn cứ vào thổ ngữ Minnan của hạt Zhangzhou tỉnh Fujian. Đó là tiếng Hoa, nhung nhập nhiều yếu tố mượn của tiềng Mã Lai và tiếng Anh. Nhiều người Penangite, không phải là dân tộc Hoa, cũng có thể nói bằng tiếng Hokkien Hầu hết những người nói tiếng Penang Hokkien không biết viết chữ Hokkien, ngưng thay vào đó có thể đọc viết tiếng Hoa chuẩn (Quan thoại), tiếng Anh hay và tiếng Mã Lai.

Tiếng Mã Lai được nói ở địa phương với những đặc tính Tây Bắc như hang cho "you" và depa cho "they/them".

Tiếng Anh là ngôn ngữ làm việc được dùng rộng rãi trong doanh nghiệp và thung mại. Đó cũng là ngôn ngữ giảng dậy Khoa Học và Toán trong trường học. Tiếng Anh được dùng trong bối cảnh chính thức, nhất là tiếng Anh chính cống (British English) với một chút ảnh hưởng Mỹ. Tiếng Anh nói trong hầu hết những nơi khác ở Mã Lai Á, thường là dưới hình thức Manglish (người Mã lai Á đàm thoại tiếng Anh)

Những ngôn ngữ khác kể cả tiếng Quảng và Tamil cũng được nói trong bang. Tiếng Triều Châu được nghe nói ở tỉnh Wellesley nhiều hơn ở đảo Penang.

Tôn Giáo

Tôn giáo chính thức của Penang là Hồi giáo, và người đứng đấu Hồi giáo là Yang Dipertuan Agong, nhưng các đạo khác cũng được tự do thực hành. Đó là Phật giáo Theravada (Tiểu Thừa) và Mahayana (Đại Thừa), và cũng có các truyền thống Vajrayana, Đạo giáo, tôn giáo bình dân Trung Hoa, Công giáo, Tin Lành ( Giáo Phái đông nhất là Giám Lý, Cơ Đốc Phục Lâm, Anh giáo, Trưởng Lão và Báptít), và đạo Sikh, Tính đa dạng tôn giáo đã phản ảnh một tình trạng pha tạp văn hóa xã hội và dân tộc đa dạng của Penang.

Là một trong những trung tâm thành thị ở Mã Lai Á, Penang thường hãnh diện vì tiến bộ của mìn, trong khi đồng thời bỏ những giá trị truyền thống lâu dài, cách sống và kiểu cách của mình. Penang cổ thời, gợi nên những hình ảnh lối sống chậm tiến của các thương gia và những nhà trồng tỉa tại Viễn Dông., Ở đó nền văn hóa châu Âu pha trộn với các thói quen phương Tây, và các tòa nhà thuộc địa đứng sừng sững bên cạnh các ngôi nhà attap và những người kéo xe tay (ricshaw). Và ở đó các xe điện lẫn lộn với các xe bò bò thiến. Ảnh hưởng Trung hoa, do số đông của người Hoa, hiển nhiên luôn trổi vượt hơn, trong khi người Mã Lai, cho đến thời gian mới đây, phần đông cư ngụ ở các khu vực nông thôn. Người Mã Lai, dù có nhiều biệt tài và quyền lợi, thường tự coi mình là chủng tộc ngoài lể ở Penang.

Penang thế kỷ XXI vẫn là một trung tâm thương mai giàu có và (nay công nghiệp), có tiêu chuẩn sống tương đối cao. Tuy nhiên, về mặt phát triển Penang vẫn bi Thung Lũng Klang bắt kịp trong những năm mới đấy. Đây là trung tâm kinh tế và chính trị của Mã Lai Á hiện đại. Trong khi tỷ lê phát triển chậm hơn tại Penang đã không đụng chạm đến nhiều đi sản văn hóa và kiến trúc. Cái phát triển ở đó được xem là nghèo nàn, vì chính quyền liên bang thiếu đầu tư vào hạ tầng cơ sở, nạn tham ô, và chính quyền địa phương không chịu tham gia, từ cuối những năm 1960. Tuy nhiên, người Penangites vẫn duy trì được một căn tính công dân mạnh mẽ, bắt rễ từ tính ưu việt trước kia, lại được tăng cường do căn tính ngôn ngử và văn hóa địa phương mạnh mẽ.

Lịch Sử

Penang, nguyên thủy là thành phần thuộc về Hồi quốc Mà Lai Kedah. Lãnh thổ này đã được Hồi Vương Kedah tặng cho Công Ty Đông Ấn Của Anh năm 1786. Đổi lại, Công Ty Anh phải bảo vệ lãnh thổ này về quân sự, chống lại quân đội Xiêm La và Miến Điện đang đe dọa Kedah. Ngày 11/8/1786, Thuyền trưởng Francis Light, được biết là người sáng lập Penang, đã đổ bộ lên Penang, và đặt lại tên là Đảo Hoàng Tử Xứ Wales, để tôn sùng người kế vị ngai vàng nước Anh.

Không cho Hồi Vương hay biết, Light đã hành động mà không có đồng thuận của Công Ty Đông Ấn, khi ông hứa bảo vệ Kedak về quân sự chống lại Xiêm, Miến. Khi Công ty Anh không chịu giúp Kedah lúc bị Xiêm la tấn công, Hồi vương cố lấy lại hòn đảo năm 1790. Toan tính không thành công, và Hồi vương bị buộc phải nhượng lạic đảo cho Công ty Anh, đế lấy số tiến thù lao danh dự là 6.000 tiền Tây Ban Nha một năm. Số tiền này về sau lên tới 10.000 đồng, cộng thêm tỉnh Welleslay (Seberang Prai) vào Penang năm 1800. Vì thế, chính quyền Liên Bang Mã Lai Á tiếp tục trả đến nay một số tiền hằng năm là 10.000 ringgits cho bang Kedah.

Năm 1826, Penang, cùng với Malacca và Singapore, trở thành Khu Định Cư Vù ng Eo (Straits Settlements) dưới quyền quản lý của Anh tại Ấn Độ, chuyển sang thể chế cai trị trực tiếp của Anh năm 1867. Năm 1946 lãnh thổ này là thành phần thuộc về Liên Hiệp Mã Lai, trước khi trở thành bang của Liên Bang Mã Lai, giành được độc lập năm 1957 và cuối cùng trở thành Mã Lai Á năm 1963.

Hải đảo là một cảng tự do cho đến năm 1969. Mặc dù mất qui chế đảo tự do của hải đảo, từ thập niên 1970 cho đến cuối thập niên 1990, bang đã xây dựng một trong những căn cứ chế tạo điện tử lớn nhất tại Á châu, trong Khu Doanh Nghiệp Tự Do chung quanh sân bay ở phía Nam đảo.

Từ khi thuộc Anh, thời gian thay đổi, đã diễn tiến như sau: Straits Sttlements năm 1826; thuộc địa hoàng gia năm 1867; Nhật chiếm đóng ngày 19/12/1945; Liên Hiệp Ma Lai ngày 1/4/1946; Liên bang Mã Lai ngày 1/2/1948; độc lập ngày 31/8/1957; Mã Lai Á ngày 15/9/1963

Chính Quyền Bang

Bang có hệ thống lập pháp và hành pháp riêng, nhưng các thể chế này có một quyền lực rất hạn hẹp, so với các thể chế của nhà hữu trách Liên Bang Mã Lai Á.

*Hành Pháp

Penang là một trong bốn bang duy nhất ở Mã Lai Á không có một nhà cầm Quyền Kế Thừa Mã Lai hay Hồi Vương. Đó là một khu định cư trước kia của Anh và ba bang kia là Malacca, cũng là một khu định cư của Anh, mà quyền Hồi vương chấm dứt, vì người Bồ chinh phục năm 1511, và các bang ở đảo Borneo là Sabah và Sarawak.

Người đứng đầu hành pháp bang là thống đốc Yang di-Pertua Negeri dược Yang di-Pertuan Agong (Vua Mã Lai Á) bổ nhiệm. Thống đốc hiện nay là Tun Dato' Seri Haji Abdul Rahman bin Haji Abbas. Trong thực tế, thống đốc là người đứng đầu tượng trưng, và ông hành động theo khuyến cáo của Hội Đồng Hành Pháp bang. Hội Đồng này được Đảng đa số trong Đại Hội Lập Pháp bổ nhiệm.

Bộ Trưởng Chính hiện hành là Tan Sri Dr Koh Tsu Koon xuất phát tử đảng Gerakan. Đảng này có các đại diện nắm giữ chức này từ năm 1969. Chính chức vụ Bộ Trưởng Chính duy nhất này ở Mã Lai đã do dân tộc Hoa liên tục nắm giữ. Từ khi độc lập, điều này phản ảnh tính đa số dân tộc của bang. Viên Bộ Trưởng Chính lãnh đạo Hội Đồng Hành Pháp Bang, Cơ Quan Hành Chính Cao nhất trong bang, trả lời cho Đại Hội Lập Pháp. Ban Thư Ký bang và các ban khác của chính quyền bang hay liên bang phụ tá Hội Đồng Hành Pháp trong việc quản trị bang. Hầu hết các văn phòng chính quyền đểu ở trong tòa nhà Tun Abdul Razak (KOMTAR), cao 65 tầng, ở trung tâm George Town.

Thỉnh thoảng có những lời kêu gọi từ thành viên UMNO của Liên Minh Barisan Nasional (BN), đang cai trị, đòi luân chuyển chức vụ Bộ Trưởng Chỉnh giữa các đảng thành viên BN, nhưng điều này bị Ban Lãnh Đạo Barisan cương quyết phản đối.Yêu sách như thế đạt tới đỉnh cao mới năm 2006, vì những điều người ta cho là cho ra rìa quần chúng Mã Lai. Đáng chú ý là con rể của Thủ Tướng Mã Lai Á hiện hành, Dato' Seri Abdullah Ahmad Badawi. Người ta lưu ý rằng trong lúc Tun Dr. Mahathir bin Mohamad còn giữ chức vụ Thủ Tướng, ông bác bỏ những điều đòi hỏi cho rằng chuyện đưa bang Kelantan, do người Mã Lai quan trị, ra rìa. Trong thực tế, người Mã Lai ở Penang chỉ là thứ yếu đối với các đối tác ở Thung Lũng Klang Valley. Họ còn tốt hơn những người từ các bang khác nhu Kedah, Perlis và Terengganu.

Thủ Tướng Mã Lai hiện hành, Dato' Seri Abdullah Ahmad Badawi, được hoan hô từ thành phố đất liền Kepala Batas, trong khi Thủ Tướng trước Dato' Seri Anwar Ibrahim, thì từ thành phố is Bukit Mertajam, cũng trong tỉnh Wellesley.

Nhà Chức Trách Địa Phương

Có hai giới chức địa phương ở Penang, Hội Đồng Thành Phố Đảo Penag (Majlis Perbandaran Pulau Pinang) và Hội Đồng Thành Phố Tỉnh (Majlis Perbandaran Seberang Perai). Các cố vấn địa phương được chính quyền bang bổ nhiệm từ lúc bãi bỏ các cuộc tuyển cử địa phương trong thập niên 1960. Cả hai Hội Đồng Thành Phố có một chủ tịch, một thư ký thành phố và 24 hội viên hội đồng. Chủ tịch được Chính Quyền Bang bổ nhiệm, cho nhiệm kỳ hai năm, còn các hội viên được bổ nhiệm cho nhiệm kỳ một năm. Bang được chia thành năm phân khu hành chính:

+Đảo Penang:

  • Quận Đông Bắc (Daerah Timur Laut)
  • Quận Tây Nam (Daerah Barat Daya)
+Seberang Perai (Tỉnh Wellesley):

  • Tỉnh Trung Tâm Wellesley (Seberang Perai Tengah)
  • Bắc Tỉnh Wellesley (Seberang Perai Utara)
  • Nam Tỉnh Wellesley (Seberang Perai Selatan)
Mỗi Quận do một viên chức Quận đứng đầu.

Sau đây là những vị đứng đầu chính quyền Penang từ những năm thành lập đến nay

  • *Thời kỳ thộc địa Anh:
  • Chủ Quản: 11/8/1786 -1799; Thống Đốc Trung Úy (1799-1805) Thống Đốc (18051826); Cố Vấn Trú Sứ (1949-1941).
  • *Thời Nhật chiềm đóng Thế Chiến II: Thống Đốc Nhật (12/1941-1945).
  • *Chế độ quản trị Anh thời hậu chiến: Thống Đốc Quân Sự Anh (1945-1946); Ủy Viên Trú Sứ (1946-1947).
  • *Thời Độc Lập: Yang Dipertua Negeri/Thống Đốc (lễ nghi) (31/8/1957 đến nay); Bộ Trưởng Chính (12/6/1959 đến nay).
*Lập Pháp

Hệ thống lập pháp độc viện có thành viên gọi là hội viên bang, hội họp ỏ Tòa Nhà Đại Hội Lập Pháp bang tân cổ điển (Dewan Undangan Negeri) tại Light Street. Toà Nhà Lập Pháp này có bốn mươi chỗ ngồi, trong đó 38 chỗ do đảng Barisan Nasional đang cai trị nắm giữ; 2 ghế còn lại do hai đảng Hành động Dân chủ (DAP) và PAS nắm giữ.

Trong nghị viện Mã Lai Á, Penang có 13 Nghị Viên đại diện được bầu cử trong Dewan Rakyat (Viện Đại Diện), phục vụ một nhiệm kỳ năm năm, và có hai nghị viên trong Dewan Negara (Thượng viện), cả hai được bổ nhiệm do Đại Hội Lập Pháp bang để phục vụ một nhiệm kỳ ba năm.



*Tư Pháp

Hệ thống tòa án trong Liên Bang có nguồn gốc là hiến chương năm 1807, được biết là Hiến Chương Công Lý Thứ Nhất (First Charter of Justice). Từ Hiến Chương đó, Công Ty Đông Ấn của Anh được Nhà Vua Anh ban quyền thiết lập một Tòa Án tư pháp thường trực tại khu định cư Penang.

Ngày nay quyền tư pháp hoàn toàn được ban cho trong hệ thống tòa án liên bang. Tòa Nhà Tòa Án Tối Cao tại Light Street và Farquhar Street chứa đựng the Penang sổ bộ của Tòa Án Cao Mã Lai cũng nhu các Tòa Án các phiên toà George Town và các tòa án các thẩm phán. Nhà tù Penang ở vị trí vùng Jalan Penjara (Gaol Road).



Kinh Tế

*Kỹ nghệ

Bang Penang ngày nay có nền kinh tế lớn nhất thứ ba trong các bang Mã Lai Á, sau Selangor và Johor. Chế tạo là thành phần quan trọng nhất của nền kinh tế Penang, góp phần 45,9% GDP của bang (2000). Phần miền Nam của đảo được kỹ nghệ hóa cao với các xưởng đồ điện tử kỳ nghệ cao (như Dell, Intel, AMD, Altera, Motorola, Agilent, Hitachi, Osram, Plexus, Bosch và Seagate) ở trong khu Bayan Lepas Free Industrial Zone.

Vào tháng 1/2005, Penang chính thức được chấp nhận qui chế Multimedia Super Corridor Cyber City, qui chế ngoài của trung tâm điều khiển học Cyberjaya, có mục đích trở nên một khu kỹ nghệ kỷ thuật cao, hướng dẫn cuộc nghiên cứu sắc cạnh. Tuy nhiên, trong những năm mới đây, bang đang kinh qua tình trạng sa sút dần dấn đầu tư trực tiếp của ngoại quốc, do các nhân tố, như giá phí lao động hạ hơn ở Trung Hoa và Ấn Độ, và một cách có thể lập luận, vốn nhận lực chậm trễ.

Nền giao thương làm trạm trung chuyển sa sút mạnh, một phần vì Penang mất qui chế cảng tự do, nhưng cũng vì Cảng Klang phát triển tích cực, ở gần thủ đô liên bang là Kuala Lumpur. Tuy nhiên, có một trạm cuối thùng chứa hàng tại Butterworth. Cảng này tiếp tục phục vụ khu vực phía Bắc.

Các khu vục quan trọng khác của nền kinh tế Penang là du lịch, tài chính, chuyên chở tàu biển và các dịch vụ khác

Tổ hợp Phát Triển Penang (PDC) là cơ quan phát triển bang nhằm phát triển, hoạch định, thực thi và cổ vũ các dự án phát triển, dưới hình thức các tập đoàn quyền lợi kinh tế xã hội, vì chính quyền bang Penang. Tổ Hợp hoạt động như một cánh tay đầu tư của chính quyền bang.

*Nông nghiệp

Nông nghiệp Penang chủ yếu được cấu tạo bằng việc xuất khầu quan trọng các vụ thu hoạch cao su và dầu cọ cùng một ít cacao, các tiện ích thực phẩm như lúa gạo, trái cây, dừa, rau cỏ, súc vật, chủ yếu là gà vịt, nhất là ngan, bãi đánh cá và trồng trọt hải sản, và những kỹ nghệ mới như đồ trang trí và bông hoa kiểng.

Vì diện tích đất đai hạn chế, và kỹ nghệ hóa cao của nền kinh tế Penang, nên nông nghiệp không được chú ý nhiều. Thực tế, nông nghiệp là khu vực duy nhất có thành tích không tăng trưởng trong bang, và chỉ góp phần 1% vào GDP bang năm 2000. Phần chia của diện tích lúa gạo cho lúa gạo quốc gia chỉ là 4, 9%.

*Kinh Doanh Ngân Hàng

Penang là một trung tâm kinh doanh ngân hàng vào lúc mà Kuala Lumpur vẫn còn là một tiền trạm nhỏ bé. Ngân hàng cổ xưa nhất ở Mã Lai Á là Ngân Hàng Ấn Chiếu (Standard Chartered Bank) mở cửa năm 1875. Tổ Hợp Ngân Hàng Hồng Kông và Thượng Hải, (The Hongkong and Shanghai Banking Corporation) bây giờ đươc biết là HSBC có đấu vết nguồn gốc lịch sử trở về trước, từ việc khai trương văn phòng đầu tiên của HSBC tại Penang năm 1885. Ngân Hàng có cơ sở tại Hoà Lan là ABN AMRO, chỉ khai trương văn phòng đầu tiên tại Penang năm 1888, để cung cấp cho những đòi hỏi tài chính của các nhà buôn châu Ấu ban đầu.Hầu hết những ngân hàng cổ đều duy trì các trụ sở địa phương ở Beach Street, trung tâm thương mại cổ xưa của George Town.

Ngày nay, Penang vẫn con là một đầu mối kinh doanh ngân hàng với các chi nhánh của Citibank, United Overseas Bank, và Bank Negara Malaysia (Ngân hàng trung tâm Mã Lai Á) cùng với các ngân hàng địa phương như Public Bank, Maybank, Ambank và CIMB Bank.



*Thực Phẩm

Đảo Penang là thiên đàng cho dân thích ăn uống đến từ Mã Lai Á và Tân Gia Ba, để lấy mẫu bếp ăn độc đáo của hòn đảo này, kiếm ở Penang các thức ăn có tên địa phương tại thủ đô thực phẩm Mã Lai Á. Penang còn được báo Time năm 2004 nhìn nhận là có thực phẩm đường phố tuyệt nhất tại châu Á, và dẫn chứng rằng không có chỗ nào có món ăn ngon miệng tuyệt vời như thế, mà giá lại rẻ. Bếp ăn Penang phản ảnh khẩu vị pha trộn các dân tộc Trung Hoa, Nyonya, Mã Lai và Ấn Độ của Mã Lai Á, nhưng nó cũng chịu nhiều ảnh hưởng bếp ăn Thái Lan về phía Bắc. “Món ăn bàn hàng rong” nổi tiếng đặc biệt, được bán và ăn do đặc điểm đường phố mạnh về mì và hải sản. Những chỗ nếm hương vị thực phẩm Penang là Gurney Drive, Pulau Tikus, New Lane, Swatow Lane, Penang Road và Chulia Street. Các nhà hàng Trung Hoa địa phương phục vụ giá cả tuyệt nữa. Khắp bang người ta còn tìm thấy các hóc cửa bán đồ ăn nhanh của Mỹ và các hóc cà phê. Các món ăn Nhật, Triều Tiên, Ý và phương Tây cũng bình dân.

Chuyên Chở

Đến Penang từ bên trong lẫn bên ngoài Mã Lai Á đều dễ dàng, vì Penang được nối kết bằng đượng bộ, bằng đường rail, đường biển và đất liền. Air Asia bay hàng ngày từ Kuala Lumpur và Bangkok đến Penang.

*Cầu, Đường và Xa Lộ

Đảo Penang được nối với đất liền bằng cây cầu Penang dài 13.5 km (hoàn tất năm 1985). Đó là một trong những cây cầu dài nhất châu Á. Vì có nhiều xe đi lại, cây cầu hiện được mở rộng thánh ba dưởng nhỏ từ hai đượng nhỏ hiện có. Ngày 31/3/2006, chính quyền Mã Lai Á loan báo dự án cây cầu thứ hai, cứ gọi là Cây Cầu Penang Thứ Hai, được xây dựng theo Kế Hoạch Mã Lai Á thứ chín. Cây cầu được hãng Huyndai xây dựng.

Penang về phía Tỉnh Wellesley được nối với Đương Cao Tốc Bắc Nam (Lebuhraya Utara-Selatan). Đường Cao Tốc này dài 966 km đi qua phần phía Tây của Bán Đảo Mã Lai Á, nồi các tỉnh và thành hố quan trọng. Đường cao tốc cũng gồm phần Cầu Penang.

Con đường Vòng Ngoài Penang (Penang Outer Ring Road) (PORR) đầy tranh cãi nay đã thành hình. Ý tưởng của dự án là cắt bớt thời gian di chuyển về phần phía Đông của hòn đảo. Các công dân có quan tâm lên tiếng phản đối dự án con đường chỉ định sẽ cắt qua khu dân cư, và cũng làm hại cho môi sinh ở đây. Một con đường cao tốc khác, đường cao tốc Jelutong Expressway giảm một nửa thời gian đi lại từ Cầu Penang đến trung tâm thành phố.

Con đường Vòng đai Ngoài (Butterworth Outer Ring Road) (BORR) là một đường cao tốc có thu lệ phí dài 14 km, phục vụ ban đầu Butterworth và Bukit Mertajam, để cải thiện lúc cao điểm giao thông xe cộ do phát triển kỹ nghệ và thành thị tập trung.

Không may, việc chuyên chở hiện đại cũng mang vần đề tắc nghẽn giáo thông cho các xa lộ Penang, vì hầu hết các con đường ở trung tâm thành phố đều hẹp, do thiếu xây dựng kế hoạch thích hợp, và ban đầu cũng vì các đường nhỏ và các lối đi này đã được xây dựng từ quá lâu. Nhiều đường trong số đó, vỉ thế được đổi thành đường một chiều, ngõ hầu làm cho luồng lưu thông trở nên êm ả hơn. Tuy nhiên, các đường ở ngoại ô thành phố và ở trong tỉnh Wellesley, đều rộng và hiện đại, vì các khu vực mới có dân cư đến ở, và như thế ngừa trước giao thông dầy đặc.Khi việc tắc nghẽn giao thông trong năm trở nên tồi tệ, thì chính quyền không có hy vọng cần theo kịp giải pháp tổng hợp cho vấn đề vận chuyển cộng cộng mắc nhiều sai lầm

*Chuyên Chở Công Cộng

Penang cho thấy một mạng lưới giao thông công cộng hữu hiệu ngày từ những năm 1970. Các xe điện, xe buýt tắc xi và xe buýt hai tầng dùng để chạy nhan qua các đường phố Penang. Các Đường Xe Lửa Núi, một đường xe lửa có xích kéo đi lên Núi Penang là một công trình kỹ sư thành tựu thuộc loại đó, khi nó được hoàn tất năm 1923 và ngày nay vẫn sử dụng.

Dịch vụ xe buýt Penang ngày nay thường không có hệ thống và không có tiếng tăm là có liên hợp tốt. Vì thế, việc dùng chuyên chở công cộng vẫn còn thấp, gây nên những vụ kẹt xe trong thành phố trong những giờ cao điểm. Vì thế hội đồng thành phố cung cấp các dịch vụ xe buýt con thoi cho chuyến đi nội thành ngắn để nới bớt cảnh nghẽn xe, có kết quả lẫn lộn. Tháng 4/2006, giới chức địa phương thông báo một chắp vá lại dịch vụ xe buýt công cộng, để thực hiện một mạng lưới hữu hiệu và liên hợp hơn, mà không có tiến bộ rõ rệt. Ngày 20/2/ 2007, chính quyền laon báo Đường KL Nhanh sẽ hoạt động dịch vụ xe buýt công cộng tại Penang theo thực thế mới gọi là Penang Nhanh được thành hình cho mục đích này.

Có hai trạm xe buýt cuối chính cho xe buýt cao tốc đi ra khỏi bang. Một ở trạm cuối phà trong tỉnh Wellesley và một trạm mới hơn ở Sungai Nibong trên đảo.

Taxi tại Penang không hợp với hệ thống tính toán như được giới chức Liên Bang khuyến cáo, vì không có lời. Một qui định mới được thi hành ngày 1/8/2006, bắt buộc các taxi phải sử dụng cách tính này. Mặc dù các người lái taxi đã được chính quyền bang và Hội Đồng Câp Phép Lái Xe Thương Mại cảnh cáo nhiều lần (CVLB), hệ thống tính toán này vẫn không am hợp với người lái xe taxi tại Penang.

Một kiểu chuyên chở kỳ quăc, chiếc xe ba bánh trishaw vẫn họat động ở một số nơi tại George Town. Tuy nhiên với việc xuất hiện chuyên chở hiện đại, chiếc xe ba bánh ngày càng chỉ là để hấp dẫn du khách.

*Đường Rầy Và Đường Một Rầy

Penang có 34, 9 km đường rầy bên trong biên giới. Butterworth được Keretapi Tanah Melayu (KTM) hay Dường Rầy Mã Lai Bờ Biến Phía Tây phục vụ, chạy từ Padang Besar trên biên giới Nã Lai Á Thái Lan trong bang Perlis đến Tân Gia Ba. Senandung Langkawi là chuyến cao tốc hằng ngày chạy từ Kuala Lumpur đến Haadyai theo lối Butterworth. Các xe lửa không phải là một cách chuyên chở bình dân do tốc độ chậm, và cũng vì có sẵn xe buýt tiện lợi hơn cũng như gíới chủ nhân xe nhiều.

Penang có một đường một ray đang cứu xét từ 1999. Kế Hoạch Monorail cuối cùng được chấp thuận ngày 31/3/2006 theo Kế Hoạch Lần Thứ Chín. Ngày 2/8/2006, chính quyền liên bang đã quyết định xây hệ thông monorail xuyên quá trong thành phố George Town. Dường monorail này sẽ nối kết Tanjung Tokong ở phía Bắc với Bayan Lepas ở phía Nam cũng như Air Itam ở phía Tây và Weld Quay ở phía Đông.

*Phi Trường

(PEN) ở Bayan Lepas ở phí Nam Đảo, và sẳn có các chuyến bay quốc tế đi London, Hong Kong, Singapore, Medan, Taipei, Bangkok, Seoul, Riau, Xiamen và Guangzhou. Sân bay dùng nhửng cửa ngõ phía Bắc đi Mã Lai Á.

Năm 2006, sân bay xử lý 3,1 triệu hành khách, cả trong và ngoài nước, và 22,22 trtiệu tấn hàng hóa năm 2005 từ bên trong và bên ngoài nước. Sân bay là một đầu mối của Frefly, một hãng máy bay chuyên chở giá thấp do hàng Malaysia Arlines hoàn toàn sở hữu.

*Phà và Hải Cảng

Dịch vụ phà qua kênh, được hãng Dịch vụ Phà Penang cung ứng, nối George Town và Butterworth, và đường nối duy nhất giữa đảo và đất liền, cho đến khi cầu được xây dựng năm 1985. Hàng ngày cũng sắn có Phà Cao Tốc đến đảo nghỉ mát Langkawi, Kedah ở phía Bắc cũng như Medan, thuộc Nam Dương.

Cảng Penang được Ủy Ban Cảng Penang Swettenham Pier) vận hành, có bốn trạm cuối, một trên đảo Penang (và ba trên đất liền, cụ thể là Trạm Cuối Thùng Chứa Hàng Bắc Butterworth (NBCT), Các Cầu Tàu Nước Sâu Butterworth (BDWW), và Trạm Cuối Hàng Cồng Kềnh Prai (PBCT). Mã Lai Á cũng là quốc gia xuất khẩu lớn nhất thư ba. Cảng Penang đóng vai trờ hàng đầu trong kỹ nghệ chuyên chở, nối kết Pinang với hơn 200 cảng trên thế giới. Swettenham Pier cũng có chỗ cho những tàu biển hải dương.

Các Tiện Ích Xã Hội

Việc cung cấp nước, đến từ quyền tài phán bang, thì hoàn toàn do cơ quan PBA Holdings Bhd, do nhà nước sở hữu nhưng tự trị. Cơ quan bao cấp độc nhất của nó là Perbadanan Bekalan Air Pulau Pinang Sdn Bhd (PBAPP) hoàn toàn quản trị. Công ty hữu hạn công cộng này cung ứng nước uống hàng ngày, có trách nhiệm cho 100% các khu vực thành thị, và 99% khu vực nông thôn trên khắp bang. Penang được Phong Trào Phát Triển Thế Giới dẫn chứng như một điển cứu trong kế hoạch nước công cộng thành công. Nước của PBA cũng có giá biểu thấp nhất thế giới. Việc cung cấp nước của Penang lấy từ nguồn ở Đập Air Itam, Mengkuang Dam, Teluk Bahang Dam, Bukit Panchor Dam, Berapit Dam, Cherok Tok Kun Dam, Waterfall Reservoir, Guillemard Reservoir, và cũng từ bang Kedah lân cận.

Penang là trong số những bang đầu tiên của Mã Lai được điện hóa nàm 1905 khi hoàn tất chương trình thủy điện đầu tiên. Hiện nay, điện khí cho tiêu dùng trong nhà và kỹ nghệ, được công ty tiện ích quốc gia, (Tenaga Nasional Berhad (TNB)) cung cấp.

Telekom Malaysia Berhad là nhà cung ứng dịch vụ điện thoại lấn lướt, cũng như nhà cung ứng dịch vụ mạng toàn cầu trong bang. Penang cũng có lớp phủ sóng điện thoại đi động. Mạng toàn cầu băng rộng cũng có sẵn sàng rộng rãi.

Việc thu và xử lý rác thải được các giới chức địa phương tương ứng quản lý. Bãi đổ rác chính là bãi đổ Pulau Burung hiện đại gần Nibong Tebal.

Xử lý cống rãnh tai Penang được công ty cống rãnh quốc gia, Indah Water Konsortium quản lý. Trước khi xử lý và thiết trí ống cống rãnh. Nước thải được xử lý tùy tiện, hấu hết là cho xuống biển, gây ra ô nhiễm môi sinh. Điều bất thường là thấy nước rửa từ cáctrạm xe đổ rác bên vệ đường xả rác vào hệ thống tiêu nước lộ thiên. Rác rưởi trôi lềnh bềnh trên các con kênh là quang cảnh nngười ta không thường thấy.

Các Tổ Chức Phi Chính Phủ (NGOs)

Penang là một trong những điểm nóng về hoạt động xa hội trong xứ. Anwar Fazal, là một trong những người bảo về hoạt động xã hội hàng đầu của thế giới, cùng với nhiều cá nhân sáng lập Hội Các Nhà Tiêu Thụ của Penang (CAP) năm 1969. Là nhóm bảo vệ người tiêu thụ chủ động và có tiếng nói nhất, CAP cố bảo vệ các quyền lợi của nguời tiêu dùng và là nhà phê bình có lời lẽ gắt gao đối với chính phủ lẫn các xí nghiệp tư nhân. Tổ chức này xuất bản Utusan Konsumer, Utusan Pengguna, Utusan Cina, Utusan Tamil, Majalah Pengguna Kanak-kanak. Anwar Fazal cũng được biết là “cha đẻ của Phong Trào NGO Mã Lai Á” và “Ralph Nader của Phương Đông”

Liên minh thế giới về tác động nuôi sữa mẹ WABA là một tổ chức cơ sở ở Penang, có mục tiếu bảo vệ, cổ vũ, và yểm trợ việc nuôi sữa mẹ toàn cầu. Đặc biệt các mục tiêu của họ là xóa bỏ mọi trở ngại cho việc nuôi bằng sữa mẹ, để cổ vũ nhiều người cộng tác ở mức độ miền và quốc gia, và bảo về cho việc nuôi bằng sữa mẹ đang phát triển, các chương trình phụ nữ, và nhân quyền.

Tổ chức Penang Heritage Trust là một NGO có mục đích cổ vũ duy trì di sản của Penang, và nuôi dưỡng việc giáo dục văn hóa về lịch sử và di sản Penang. PHT lập danh sách khu lịch sử của George Town là một Nơi Di Sản Thế Giới. Tổ chức này đóng vai trò quan trọng trong việc cứu vớt nhiều tòa nhà tại Penang từ chỗ mắc vào phát triển.

Trung Tâm Phụ Nũ cho Biển Đổi Penang (WCC) là một tổ chức vô vị lơi yểm trợ phụ nữ và con trẻ gặp khủng hoản.

Bạn của Hội các Vườn Bách Thảo Penang là một tổ chức chí nguyện nhắm yểm trợ các mục tiêu giải trí, giáo dục, làm vườn, thảo mộc của các Vườn Bách Thảo.

Tội Ác

Hình tội đang gia tăng tại Penang,và khơi dậy mối qua tâm của người khác. Một trường hợp trọng điểm là vụ trộm táo bạo,lấy đi cả triệu chi tiết mày vi tinh RM 50 ở Khu Thương Mại Tự Do Batu Maung ngày 21/11/2006, vụ trộm cướp lớn nhất quốc gia có niên đại. Tính hơn hẳn của những tội ác nhu snatch thefts thì cũng disconcerning. Sự rối loạn này là do một phần lực lượng cảnh sát. Sức Mạnh đó trong nhiều năm là thiếu nhận sự và quá dàn trải một cách đáng chú ý. Sự có mặt và có thể nhìn thấy của lựclượng cànhsát là những người trọng tội có thể trở nên táo bạo hơn. Cảnh Sát Hoàng Gia Mã Lai Á (PDRM) đã hứa những cải cách mời và cam kết gia tăng những cuộc tuần tra những chỗ gần và đường phố.

Thể Thao

Bang có những tiện nghi tốt thể thao cung cấp những miếng đất tập luyện cho những thể tháo gia có triển vọng.Hai sân vận động quan trọng là vận động trường Thành Phố tại George Town và Vận Động Trường Batu Kawan ở Nam tỉnh Wellesley. Đấu Trường Thế Thao Quốc Tế Penang (PISA) tại Relau có một vận động trường trong nhà và một trung tâm thủy vận động.

Penang có bốn sân golf, có tên là Câu Lạc Bộ Miền Quê Bukit Jambul có 18 (trên đảo), Chỗ Nghỉ Ngơi Golf Bukit Jawi 36 lỗ, Chỗ Nghi Ngơi Golf Penang 18 lỗ và Chỗ Nghi Ngơi Golf Kristal 18 lỗ.

Câu lạc Bộ Đua Ngựa Penang, thiết lập năm 1864 là trung tâm đua ngựa và chơi ngựa cổ nhất của Mã Lai Á. Câu lạc bộ đua ngựa cần được bố trí lại tại một cảnh quan mới nay đang xây dựng tại tỉnh Wellesley.

Các câu lạc bộ những môn thể thao ưu tú tại Penang gồm có Câu Lạc Bộ Miền Quê Bukit Mertajam Country Club, Câu Lạc Bộ Penang Club, Câu Lạc Bộ Giải Trí Trung Hoa Chinese Recreation Club (CRC), âu Lạc Bộ Penang Sports Club, Câu Lạc Bộ Bắn Súng Penang Rifle Club, Câu Lạc Bộ Polo Penang Polo Club, Cậu Lạc Bộ Bơi Lội Penang Swimming Club, Câu Lạc Bộ Bơi Lội Trung Hoa Chinese Swimming Club, Trung Tâm Quả Bí Penang Squash Centre và Câu Lạc Bộ Thuyyển Lướt Penang Yacht Club nhanh tại Batu Ferringhi. Một câu lac bộ bến tàu tên là Tanjung City Marina có thể chứa chỗ cho 140 thuyền lướt và nhiều tàu thuyền đủ cỡ đã được xây dựng tại Cầu Tầu Weld để quyến rũ những người thích đi biến trên khắp thế giới.

Penang cũng đón nhận Đi Bộ Starwalk và Chạy Cầu Penang và chạy Marathon hằng năm.

II. Giáo Hội Công Giáo Tại Penang

Giáo phận Malacca, được thành lập năm 1558, vẫn tồn tại dưới quyền tài phán của Thánh Phố trung tâm Goa bổ nhiệm Giám mục đại diện tông tòa cho Malacca và Singapore. Nhưng vào ngày 24/4/1838, Đức Giáo Hoàng Gregôriô XVI công bố chiếu thư Multa Praeclare, giao phó khu vực giáo phận tạm thời cho Đức Ông Frederick Cao, Giám Mục Zamora, Đại diện tông tòa Ava và Pegu, ngõ hầu Tổng Giám mục Goa không thể thi thố quyền tài phán lên khu vực này. Theo chiếu thư này, đường như quyền tài phán của cha Maia ở Singapore và cha Gomes ở Malacca sẽ không còn tồn tại. Nhưng các ngài tiếp tục quàn lý đối với các bầy chiên họ và thi thố quyền tài phán thiêng liêng lên các phần lãnh thổ này như trước. Tại Sao?

Một Giám mục đại diện, Một Tổng đại diện hay một Linh muc giáo xứ nhận lệnh từ các Bề Trên Giáo Hội mà không từ ai khác. Bề Trên Giáo Hội là Tổng Giám mục Goa. Khi cha Maia và cha Gomes nhận các bản sao của chiếu thư Multa Praeclare, các ngài tham khảo Goa và cả hai nhận được một lá thư mục vụ đề ngày 8/10/1838, đe dọa các ngài sẽ bị tuyệt thông, nều các ngài tuân theo giới chức khác với giới chức trung tâm. Các vị Linh mục này không thể nhìn nhận bất kỳ quyền tài phán nào khác trên các đoàn chiên của họ.

Chiếu thư Multa Praeclare không được coi là có hiệu lực tại Goa.Lúc phổ biến chiếu thư này, Tòa Thánh không có quan hệ ngoại giao với chính quyền Bồ Đào Nha. Vì thế Nữ Hoàng Bồ Đào Nha không được thông báo về nội dung của chiếu thư này, và chiếu thư đã không được gửi đến Lisbon. Cũng vậy, thông báo về việc công bố chiếu thư này được dành cho những người bị thay đổi tác động trực tiếp (Các Thường Quyền của Goa và Malacca) mà không một bản sao nào được chuyển cho họ.

Kết quả của việc chống lại mạnh mẽ chiếu thư Multa Praeclare. Vị thường quyền của Goa từ khước chiếu thư này và cấm tất cả các người thuộc quyền Ngài chấp nhận chiếu thư và ra lệnh họ phải chống lại các vị Đại Diện Tông Toà. Các linh mục Bồ Đào Nha tại Ấn Độ, cũng như tại Singapore và Malacca làm như thế, và đấu tranh còn tiếp tục trong nhiều năm. Năm 1841, Bồ Đào Nha hồi phục các quan hệ ngoại giao với Tòa Thánh. Một Đièu Ước được ký kết ngày 21/2/1857, theo đó người Bồ Đào Nha có quyền đối với Giáo phận Malacca (cũng như một số giáo phận Ấn Độ) và Đức Giáo Hoàng nhìn nhậ quyền ấy.

Đối với Singapore, mục IX của Điều Ước nói: “Nhưng đảo Singapore sẽ tiếp tục thuộc về cùng một giáo phận Malacca”. Theo Điều ước, toàn thề đảo Singapore là thành phần thuộc về giáo phận Malacca cũ của Bồ Đào Nha, và giáo phận này một lần nữa lại thuộc quyền tài phán của Bồ Đào Nha

Cuối cùng, một Điều Ước mới được ký kết giữa Đức Giáo Hoàng XIII và Vua Dom Louis của Bồ Đào Nha ngày 23/6/1886. Mục IX nói rằng tất cả những người Công Giáo Malacca và Singapore thược quyền tài phán của Goa, sẽ chuyển qua quyền tài phán của giáo phận Macao. Vì thế tất cả các tín hữu sống ở Malacca hay ở Singapore vả thuộc về giáo phận Malacca thuộc Bồ Đào Nhà cũ chuyển sang quyền tài phán của Giám Mục Macao năm 1886. Giáo phận Malacca khi đó được phục hồi và đượcủy nhiệm cho Hội Thừa Sai Ngoại Quốc Paris. Nhờ Điều Ước này hòa bình được phục hồi giữa hai phe chống đối nhau.

Một khi Điều Ước 1886 xác định các giới hạn của hại quyền tài phán, thì các phái bộ truyền giáo lại đi đến chỗ làm việc hài hòa với nhau.

Quyền tài phán Penang vẫn tùy thuộc giáo phận Malacca cho đen khi nền độc lập sau này được xác lập.



III. Một Cái Nhìn Nhanh Về Tổng Học Viện Penang

Tổng Học Viện hay Tổng Chủng Viện (tiếng Mã Lai: Seminari Tinggi Katolik) là một chủng viện Công Giáo Rôma và nay là một phân nhánh của Viện Đại Học Giáo Hoàng có vị trí tại Tanjung Bungah, Penang, Mã Lai Á.

Trong lịch sử 330 năm của nó, Tổng Học Viện đã trải qua nhiều thử thách, bách hại và hân hoan để đào tạo linh mục cho Giáo Hội tại Á Châu. Theo chân Edmund Woon Yaw Yen, chúng ta duyệt qua một số biến cố, và một số thời kỳ của lịch sử phong phú của nó với tính anh hùng, nhẫn nại và trung thành với sứ mệnh của nó.



Thời Gian Ban Đầu Tại Ayuthia, Xiêm La (1665 - 1765)

Lịch sử của Tổng Hoc Viện có thể được tìm thấy từ những năm đầu tiên của Hội Thừa Sai Paris - Paris Foreign Missions Society (La Société des Missions Étrangères de Paris - MEP). Được thành lập năm 1658, Hội các linh mục truyền giáo Paris này, quen gọi là Hội Các Thừa Sai Ba Lê, theo chỉ thị chính thức của Bộ Truyền Bá Đức Tin, thành lập các chủng viện trên đất truyền giáo để đào tạo hàng giáo sĩ đia phương.

Như thế năm 1665, hai vị Giám Mục Đại Diện Tong Tòa François Pallu và Lambert de la Motte, thựac hiện theo các chỉ thị này, thành lập Chủng Viện Các Thánh Thiên Thần tại Ayuthia, lúc đó là kinh đô nước Xiêm La (tức Thái Lan ngày nay). Ba năm sau hai linh mục đầu tiên được truyền chức, và một trong họ là cha Francis Perez, về sau được thánh hiến làm Giám Mục Đại Diện Tông Tòa năm 1691 tại Nam Kỳ (Cochin-China).

Năm 1670, có 33 đại chủng sinh và 50 tiểu chủng sinh từ Xiêm La, Nam Kỳ, Ấn Độ, Trung Hoa và Nhật Bản – và như thế ngay từ đầu trong lịch sử của nó, chủng viện đã sống theo cái viễn tượng mà các vị sáng lập về cơ sở này là một học viện đào tạo các ứng viên linh mục từ khắp châu Á. Từ đó cơ sở đã được người ta biết đến đó là mộ Tổng Học Viện, nghĩa là chung cho toàn thể các chủng sinh từ nhiều nước khác nhau ở châu Á. Các tiêu chuẩn của cơ sở đào tạo ấy thì đàng hoàng như các tiêu chuẩn bên Âu châu, như một trong các chủng sinh của cơ sở ấy là Anthony Pinto, đã chứng minh. Sinh viên này đã trình một luận án thần học xuất sắc ngay trước mặt Đức Giáo Hoàng Innocento XI và đã được phép truyền chức linh mục ngay lập tức.

Những năm 1688-1691 là một thời kỳ có nhiều biến động chính trị và bách hại tại Xiêm La. Nhiêu nhà truyền giáo cũng như các chủng sinh đã bị đánh đập và và bị bắt bỏ tù. Một số người đã phải ốm và chết. Nhưng bách hại đã góp phần đổi mới cuộc sống của học viện. Dù điều này có vẻ nghịch lý, bách hại đổi mới cuộc sống học viện và điều này diễn ra nhều lần trong lịch sử học viện. Sau năm 1713, số chủng sinh lại gia tăng với dòng chảy các chủng sinh đến từ Bắc Kỳ và Trung Hoa. Một tòa nhà mới một nửa Âu châu và một nửa Ấn Độ được xây dựng có thể chứa trong nhà một cộng đoàn mạnh mẽ có 50 người.

Di Chuyển Từ Ayuthia Đến Chantaburi, Hòn Đất (Hà Tiên) Và Pondichéry (1765 - 1782)

Miến Điện xâm lược Xiêm La trong những năm 1750-1965, khiến chủng viện buộc phải chuyển đến Chantaburi (Xiêm La) trong mấy tháng và về sau chuyển đến Hòn Đất (lúc đó còn thuộc Cao Miên). Ở đây, họ sống trong sự nghèo nàn xác xơ. Và trong bữa ăn thường chỉ có một miếng thịt gà cho chừng ba nguời ăn. Về sau, một tòa nhà dựng mới xây dựng, trước khi được hoàn tất thì quân nổi loạn phá bành địa. Tình hình chính trị đang tồi tệ hơn, và bách hại thường xuyên buộc các nhà giáo dục phải tìm nơi khác yên tĩnh hơn cho chủng sinh.

Ấn Độ được chọn và như thế năm 1770, 2 giáo sư và 41 chủng sinh đến Pondichéry, Ấn Độ bằng đường biển, sau khi dừng chân hai tháng tại Malacca. Tuy nhiên mặc dù yên tĩnh bình yên, Pondicherry tỏ ra không thích hợp, vì quá xa Trung hoa và Đông Dương, mà hầu hết các chủng sinh đều xuất xứ từ đó. Thế là, năm 1782, chủng viện tạm thời ở đó, cho đến khi có thể tìm được nơi khác thuận tiện hơn.

Tại Pulau Tikus, Penang (1808-1914)

Sau khi cân nhắc nhiều nơi khác nhau, Penang - một thuộc Anh từ năm 1786 - được chọn, vì ổn định về chính trị và vị trí địa lý có thể giúp dễ dàng đến các vùng đất truyền giáo khác. Cha quản lý của MEP, LM Letondal, đi xa đến tận Mexico, để gom tiền xây dựng chủng viện mới.

Năm 1808, một Bề Trên mới, cha Lolivier đến Penang với 5 chủng sinh từ Macao tới. Năm sau, học viện hồi sinh, bắt đầu ở Pulau Tikus với 20 chủng sinh Trung Hoa. Chẳng bao lâu nhiều quốc tịch khác đến khiến danh hiệu Tổng Học Viện có lý hơn. Mấy năm đầu tiên có khó khăn vì nghèo nàn, và thiếu giáo sư từ Pháp đến. Một số thừa sai trên đường đến hiện trường truyền giáo đã phục vụ tại nhiều nơi dù trên căn bản tạm thời.

Điều này là cách các cha Imbert và Chastan, các vị tử đạo tương lai tại Triều Tiên. Các ngài được dùng làm giáo sư. Cha Imbert năm 1821 và cha Chastan năm 1827-30. Bất chấp những khó khăn này, có một nhân chứng nói rằng ông thấy đó là một “chủng viện có các bạn hữu làm việc vất vả ở bên trong và ở đó Thiên Chúa nhân lành được mọi người yêu mến” Chủng sinh có tinh thần nhiệt thành và kiên nhẫn chịu đựng những khó khăn và thực sự nhiều người trong các chủng sinh đến từ các vùng đất truyền giáo đang trải qua bách hại, và sau sẽ trờ về phục vụ, khiến chủng viện, không những là thửa vườn ươm trồng đào tạo linh mục, mà còn nuôi dưỡng các vị tử đạo tương lai.

Trong năm 1834-35, nhiều cuộc bách hại các Kitôhữu ở Annam (Trung Kỳ, Việt Nam) buộc vị giám mục đại diện tông tòa và cả chục chủng sinh phải chạy trốn sang Penang, để tiếp tục học tập làm linh mục. Trong số họ có Philip Minh là người đã tử đạo tại Việt Nam năm 1835, được phong chân phúc năm 1900 và được phong thánh năm 1988.

Năm 1884 có một làn sóng bách hại nữa ở Annam. Mười bốn linh mục và giáo lý viên bị tàn sát, nhiều người trong họ là những sinh viên trước kia của Tổng Học Viện. Khoảng 24 chủng sinh tìm cách cách trốn thoát và được gửi đến Penang. Giám Mục Đại Diện Tông Tòa, Đức Ông Caspar đã viết vào thời gian đó:

“Chủng viện tại Penang nghênh đón các linh hồn mỏi mòn và tiếp nhận họ như một bà mẹ thương yêu. Đó là chốn nương náu cho tất cả những ai cần đến…Nhờ học viện này, Phái Bộ Truyền Giáo tại Bắc Nam Kỳ còn tồn tại, có lẽ hơn bất cứ phái bộ truyền giáo nào, vì được cung ứng các linh mục. Học viện đáng quí này đã, đang và sẽ đem lại ích lợi vô song"

Với con số chủng sinh gia tăng, Linh mục Bề Trên Wallays, trong năm 1885, đã mở rộng các toà nhà, và xây dựng tòa nhà chính có một dãy mái vòm, khiến mọi người phải thán phục. Hoà Bình tại các vùng đất truyền giáo về sau khiến việc ghi danh nhập học tụt xuống, khi các chủng viện địa phương được phép hoạt động trở lại. Hầu hết các chủng sinh khi đó đến từ các phái bộ truyền giáo mới lập tại Rangoon và Mandalay tại Miến Điện. Trong thời kỳ này chủng viện có cơ hội xem xét lại học trình của mình.

Tại Pulau Tikus từ 1914-1983

Trong thế chiến I (1914-1918) con số các chủng sinh lại gia tăng. Lần này các chủng sinh lại đến từ các chủng viện trong miền tạm thời phải đóng cửa, vì các linh mục thừa sai Pháp phải trở về Pháp.

Thế Chiến II (1939-1945) không sản sinh ra cùng một kết quả như các linh mục thừa sai ở trong phái bộ truyền giáo, và các chủng viện khác tiếp tục hoạt động. Hơn nữa, người Nhật chiếm đóng Mã Lai làm gián đoạn giao thông. Trong lúc chiến tranh, toàn thể chủng viện tá túc ở Mariophile, một biệt thự nghỉ ngơi cách Pulau Tikus khoảng 3 km. Ở đó các chủng sinh phải tự phòng vệ, và lo học kinh điển xen kẽ với những giờ làm việc chân tay. Họ sống còn nhờ vào rau cỏ trồng trong nhà, đánh bắt cá, và nuôi súc vật. Khẩu hiệu của họ là "primum vivere, deinde philosphare" có nghĩa là “hãy sống trước, rồi mơi học triết sau”

Vào tháng 2/1945, họ phải di tản khỏi Mariophile, nhường chỗ cho Hải Quân Nhật. Tất cả, trừ hai linh mục và chín chủng sinh Mã Lai, đều trở về chủng viện ở Pulau Tikus. Những người di tản về sau đến ở trong Nhà Thờ Thánh Danh Đức Mẹ tại Peratang Tinggi trong đất liền. Sau khi đình chiến vào tháng Tám 1945, toàn thể cộng đoàn lại cùng nhau trở về Pulau Tikus.

Tổng Học Viện lại đóng vai làm nơi trú ngụ cho các chủng sinh bị bách hại và bị lưu đấy, khi Cộng Sản tại Mãn Châu và Trung Hoa vào cuối thập niên 1940 và 1950 bắt buộc các chủng sinh trẻ phải trốn khỏi nước họ. Nhiều người trong họ không thể trở về tổ quốc của họ sau khi học xong, và họ chọn phục vụ tại Mã Lai Á, Tân Gia Ba hay nhiều nơi khác của Cộng Đồng Trung Hoa Hải Ngoai, xa mãi tận Vancouver, Canada.

Trong những năm 1950 và 1960 có ít chủng sinh hơn xuất xứ từ các nước lân cận vì họ bắt đầu sắp đặt các chủng viện địa phương riêng của họ.

Năm 1965, Tổng Học Viện chính thức sát nhập vào Viện Đại Học Giáo Hoàng Urbania ở Rôma và chủng sinh đậu kỳ khảo sát thì được cấp bằng Tú Tài Thần Học.

Vatican II mang đến những thay đổi mới, và mỗi khía cạnh đào tạo được xem lại, và những tiêu chuẩn mới được đặt ra. Tinh thần đối thoại nhiều hơn, chia sẻ nhiều trách nhiệm và cời mở với thế giới được khuyến khích. Năm 1966, tiếng Anh trở thành chuyển ngữ trung gian chính thức trong học vấn. Các giáo sư Mã Lai Á và Thái Lan được huấn luyện ở Rôma trở về thay thế các thừa sai Pháp. Năm 1970 Cha Achiles Chung trở nên Viện Trưởng người châu Á đầu tiên. Như thế Hội MEP đã hoàn thành sứ mệnh huấn luyện hàng giáo sĩ địa phương, và đã bàn giao toàn thể chủng viện cho giới chức giáo hội địa phương.

Năm 1983 giáo hội tại Singapore đã sắp đặt một đại chủng việc riêng của mình, khi các chủng sinh có khó khăn trong việc có được chiếu khán học tại Mã Lai Á. Từ khi đó Tổng Học Viện trở thành chủng viện miền cho ba giáo phận trên bán đảo Ma lai Á.

Tại Mariophile, Penang Từ 1984 -

Năm 1984, Tổng Học Viện được bố trì lại khỏi chỗ ban đầu ở Pulau Tikus (nơi nó ở đó suốt 176 năm!), đến Mariophile, khi các toà nhà quá cũ kỹ và quá lớn để một số nhỏ chủng sinh bảo quản.

Ngày 19/6/1988, 117 vị Tử Đạo Việt Nam được Đức Gioan Phaolô II phong thánh tại Rôma. Trong số các ngài có các Cha Philippê Minh, Phêrô Quí, Phaolô Lộc, Gioan Hoan và Phêrô Lư - đều là các học trò của Tổng Học Viện. Một vở kịch đóng đời sống của họ và cuộc tử đạo của họ được các chủng sinh dàn dựng ở Thánh Lễ cử hành biến cố có nhiều điềm lành tại Nhà Thờ Lớn Đức Mẹ Lến Trời ở Penang.

Năm 1989 ba khu nhà cư ngụ hiện nay được hoàn tất, và các chủng sinh cùng các giáo sư từ các toà nhà cổ tại 1992 chuyến vào. Chủng viện bắt đầu hội nhập các khuyến cáo từ Pastores Dabo Vobis - tông huấn hậu hội đồng về việc đào luyện linh mục. Năm 1994, giai đoạn hai của những toà xây dựng mới. Sảnh đường lớn, thư viện, các phòng lớp, trung tâm tài nguyên giao thông, hội trường thuyết trình và các văn phòng hành chính được hoàn tất. Lễ khai mac và chúc lành chính thức được tổ chức vào ngày 4/10/1995.

Tổng học viện đã sản tạo ra chứng 1.000 linh mục từ khi bắt đầu 330 năm về trước. Hầu hết trong họ đã trở về phục vụ nhiều nơi trong xứ sở họ tại châu Á, và nhiều người đã tuẫn đạo. Chính vì lý do và sự kiện này, một số di tích đã được bảo quản trong nhà nguyện của Học Viện. Nhờ đó Học Viện còn được biết đến là Học Viện Các Thánh Tử Đạo. Nhiêu người trong con cái của học viện đã được truyền chức Giám mục tại quê hương của họ. Ngày lễ khánh thành và chúc lành chính thức các toà nhà mới tại Mariophile ngày 4/10/1995, trùng hợp với thời gian một trong những người con của chủng viện, cha Murphy Pakhiam, được truyền chức làm Giám Mục Phu Tá của Tổng Giáo Phận Kuala Lumpur. Còn quan trọng không kém là nhiều linh mục đã tốt nghiệp từ chủng viện lịch sử này. Các ngài đã trung thành, nhiệt tình và can đảm phục vụ Giáo Hội tại châu Á trong 330 năm qua - nhiều người còn sẵn sàng tuẫn đạo vì Chúa Kitô.

Có lẽ không có chủng viện nào đã được đặt lại chỗ quá nhiều lần trong lịch sử của mình và tín nhiệm được dành cho các nhà thứa sai MEP. Dù nhiều khó khăn, bách hại, bắt tù, đắm tầu,… các ngài đã phấn đấu để duy trì nó. Không nhiều chủng viện trên thế giới đã được chúc phúc với thật nhiều các vị tử đạo và các vi thánh trong số các học viên của trường. Với Chúa giúp đỡ và với lịch sử phong phú các vị tử đạo và kiên nhẫn giữa các thù nghịch, Tổng Chủng Viện tin cậy sẽ tiếp tục đào luyện các linh mục thánh thiện, nhiệt thành và trung tín, để rao truyền Tin Mừng trong thiên niên kỷ thứ ba..



Tài Liệu

  • http://en.wikipedia.org/wiki/College_General
  • http://www.rc.net/malaysia/collegegeneral/
  • http://www.sspxasia.com/Newsletters/2003/Jan-Jun/Origins_of_Catholicism_in_Singapore.htm
  • http://www.rc.net/malaysia/collegegeneral/History.htm
  • http://en.wikipedia.org/wiki/Penang