Chúa Nhật 32 Thường niên A
Đời người là một cuộc đợi chờ và đợi chờ chính là một cuộc thử nghiệm tình yêu, bởi vì người ta chỉ hết lòng đợi mong một người nào đó hoặc một điều gì đó mà mình thực lòng yêu thương hoặc quý chuộng. Với ý nghĩa đó, đợi chờ phải là một cuộc chuẩn bị thực sự.
Dụ ngôn Muời Cô Trinh Nữ chờ đợi chàng rể đến lúc bắt đầu tiệc cưới mà Giáo Hội cho chúng ta lắng nghe hôm nay, làm nổi bật thái độ tỉnh thức đợi chờ, đợi chờ chàng rể đến trong ngày cánh chung với tâm hồn yêu thương, với đèn dầu cháy sáng. Dụ ngôn được đặt trong bối cảnh chuẩn bị kết thúc năm Phụng Vụ, như là một lời mời gọi, thúc giục chúng ta tỉnh thức và chuẩn bị những gì cần thiết nhất để bước vào dự tiệc vui Thiên quốc khi ngày đó bất chợt xảy đến.
Chúa Giêsu được mô tả qua dung mạo chàng rể và tiệc cưới là Nước Thiên Chúa. Chàng rể đến chậm và vào lúc bất ngờ, tức là việc Chúa Kitô đến trong vinh quang vào ngày tận cùng của lịch sử là điều không ai có thể đoán trước được. Người Kitô hữu được diễn tả như các trinh nữ đi đón chàng rể. Trong số các trinh nữ đó, có năm cô được gọi là khôn ngoan và có năm cô bị coi là khờ dại. Thế thì họ giống nhau và khác nhau ở những điểm nào ?
Họ giống nhau ở 3 điểm : (1) Tất cả đều mang theo đèn. (2) Tất cả đều nhắm đến một mục đích là đi đón chàng rể. (3) Tất cả đều ngủ thiếp đi vì chàng rể đến chậm.
Nhưng họ chỉ khác nhau có một điểm : các cô khôn ngoan là những người biết lo xa nên mang sẵn theo dầu đầy đủ; còn các cô khờ dại không biết chuẩn bị dầu phòng xa, nên đèn đã tắt. Như vậy dầu mang theo chính là yếu tố làm cho các cô được gọi là người khôn ngoan hay bị coi là người khờ dại.
Số phận của các cô trinh nữ, dụ ngôn đã cho thấy rõ. Các cô khôn ngoan được theo chú rể vào dự tiệc cưới hạnh phúc. Còn các cô khờ dại phải lủi thủi đứng ngoài trong vô vọng.
Nếu đức tin được ví như đèn, thì đức mến được ví như dầu. Đèn đức tin phải có dầu đức mến. Thiếu dầu đức mến, ngọn đèn đức tin sẽ tắt, như lời của thánh Giacôbê đã quả quyết : “Đức tin mà không có việc làm là đức tin chết tận gốc rễ”. Nói theo ngôn ngữ ngày nay thì đức tin không có việc làm là đức tin “thất nghiệp”. Đức tin “thất nghiệp” là đức tin… ăn bám, đức tin ăn bám là đức tin vô tích sự. Việc làm ở đây là gì nếu không phải là hoa trái của đức mến.
Những chi tiết của dụ ngôn cho chúng ta hiểu thêm trách nhiệm của cá nhân trong việc giữ cho ngọn đèn đức tin mà mình đã lãnh nhận trong ngày chịu phép Rửa Tội được luôn cháy sáng. Mỗi Kitô hữu có bổn phận tích cực sống đức tin, chứ không thể vay mượn hay nhờ người khác làm thay được.
Tôi đang là một trong số các cô khôn ngoan hay đang là một trong số các cô khờ dại ? Tôi đang chuẩn bị dầu đức mến thế nào ? Sẽ hạnh phúc cho tôi biết bao, nếu trong ngày Chúa gọi, cây đèn đức tin của tôi tràn đầy dầu đức mến. Ngược lại, sẽ bất hạnh cho tôi biết chừng nào, nếu trong ngày đó cây đèn đức tin của tôi đã tắt ngúm vì không có một giọt dầu nào của đức mến, tức là không có một việc lành nào cả.
Xin Chúa ban thêm sức mạnh để chúng ta luôn biết khôn ngoan tích trữ thật nhiều dầu đức mến bằng việc nổ lực thực thi nhiều việc lành phúc đức như Chúa dạy. Amen.
Đời người là một cuộc đợi chờ và đợi chờ chính là một cuộc thử nghiệm tình yêu, bởi vì người ta chỉ hết lòng đợi mong một người nào đó hoặc một điều gì đó mà mình thực lòng yêu thương hoặc quý chuộng. Với ý nghĩa đó, đợi chờ phải là một cuộc chuẩn bị thực sự.
Dụ ngôn Muời Cô Trinh Nữ chờ đợi chàng rể đến lúc bắt đầu tiệc cưới mà Giáo Hội cho chúng ta lắng nghe hôm nay, làm nổi bật thái độ tỉnh thức đợi chờ, đợi chờ chàng rể đến trong ngày cánh chung với tâm hồn yêu thương, với đèn dầu cháy sáng. Dụ ngôn được đặt trong bối cảnh chuẩn bị kết thúc năm Phụng Vụ, như là một lời mời gọi, thúc giục chúng ta tỉnh thức và chuẩn bị những gì cần thiết nhất để bước vào dự tiệc vui Thiên quốc khi ngày đó bất chợt xảy đến.
Chúa Giêsu được mô tả qua dung mạo chàng rể và tiệc cưới là Nước Thiên Chúa. Chàng rể đến chậm và vào lúc bất ngờ, tức là việc Chúa Kitô đến trong vinh quang vào ngày tận cùng của lịch sử là điều không ai có thể đoán trước được. Người Kitô hữu được diễn tả như các trinh nữ đi đón chàng rể. Trong số các trinh nữ đó, có năm cô được gọi là khôn ngoan và có năm cô bị coi là khờ dại. Thế thì họ giống nhau và khác nhau ở những điểm nào ?
Họ giống nhau ở 3 điểm : (1) Tất cả đều mang theo đèn. (2) Tất cả đều nhắm đến một mục đích là đi đón chàng rể. (3) Tất cả đều ngủ thiếp đi vì chàng rể đến chậm.
Nhưng họ chỉ khác nhau có một điểm : các cô khôn ngoan là những người biết lo xa nên mang sẵn theo dầu đầy đủ; còn các cô khờ dại không biết chuẩn bị dầu phòng xa, nên đèn đã tắt. Như vậy dầu mang theo chính là yếu tố làm cho các cô được gọi là người khôn ngoan hay bị coi là người khờ dại.
Số phận của các cô trinh nữ, dụ ngôn đã cho thấy rõ. Các cô khôn ngoan được theo chú rể vào dự tiệc cưới hạnh phúc. Còn các cô khờ dại phải lủi thủi đứng ngoài trong vô vọng.
Nếu đức tin được ví như đèn, thì đức mến được ví như dầu. Đèn đức tin phải có dầu đức mến. Thiếu dầu đức mến, ngọn đèn đức tin sẽ tắt, như lời của thánh Giacôbê đã quả quyết : “Đức tin mà không có việc làm là đức tin chết tận gốc rễ”. Nói theo ngôn ngữ ngày nay thì đức tin không có việc làm là đức tin “thất nghiệp”. Đức tin “thất nghiệp” là đức tin… ăn bám, đức tin ăn bám là đức tin vô tích sự. Việc làm ở đây là gì nếu không phải là hoa trái của đức mến.
Những chi tiết của dụ ngôn cho chúng ta hiểu thêm trách nhiệm của cá nhân trong việc giữ cho ngọn đèn đức tin mà mình đã lãnh nhận trong ngày chịu phép Rửa Tội được luôn cháy sáng. Mỗi Kitô hữu có bổn phận tích cực sống đức tin, chứ không thể vay mượn hay nhờ người khác làm thay được.
Tôi đang là một trong số các cô khôn ngoan hay đang là một trong số các cô khờ dại ? Tôi đang chuẩn bị dầu đức mến thế nào ? Sẽ hạnh phúc cho tôi biết bao, nếu trong ngày Chúa gọi, cây đèn đức tin của tôi tràn đầy dầu đức mến. Ngược lại, sẽ bất hạnh cho tôi biết chừng nào, nếu trong ngày đó cây đèn đức tin của tôi đã tắt ngúm vì không có một giọt dầu nào của đức mến, tức là không có một việc lành nào cả.
Xin Chúa ban thêm sức mạnh để chúng ta luôn biết khôn ngoan tích trữ thật nhiều dầu đức mến bằng việc nổ lực thực thi nhiều việc lành phúc đức như Chúa dạy. Amen.