TIN NAM CALI -- Ban Thường Vụ Liên Đoàn CG Miền Tây Nam Hoa Kỳ, dưới sự lãnh đạo của Đức ông Phạm quốc Tuấn, LM Trần Công Nghị, LM Trần Cao Thượng, luật sư Nguyễn Đình Khương đã mời LM Đào Quang Chính tới nói chuyện với qúi chức trong Miền và học hỏi về đề tài “Hệ Giữa Cha Xứ và Các Quý Chức” vào ngày Thứ Bảy 22/7 hôm qua.

Hình ảnh

Cha Chính đã từng phục vụ trong tư cách là Liên lạc viên cho người Di Dân và Di cư thuộc Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ từ 2002-2006 và hiện đang làm Cha xứ tại giáo phận Riverside - San Bernadinô.

Liên Hệ Giữa Cha Xứ và Các Quý Chức

1. Theo thánh kinh
2. Theo truyền thống

“Hồi ấy, Hội Thánh tại Giê-ru-sa-lem trải qua một cơn bắt bớ dữ dội. Ngoài các Tông Đồ ra, mọi người đều phải tản mác về các vùng quê miền Giu-đê và Sa-ma-ri.2 Có mấy người sùng đạo chôn cất ông Tê-pha-nô và khóc thương ông thảm thiết.3 Còn ông Sao-lô thì cứ phá hoại Hội Thánh: ông đến từng nhà, lôi cả đàn ông lẫn đàn bà đi tống ngục. 4 Vậy những người phải tản mác này đi khắp nơi loan báo lời Chúa.” (TĐCV 8: 1-4)

3. Thần học
4. Vatican II


Thần học và Công Đồng Vatican II định nghĩa giáo dân:

• Những người thông phần bổn phận tư tế, tiên tri và vương giả của Chúa Kitô
• Có ơn gọi riêng của mình
• Tham dự vào chương trình rao giảng và thực thi sứ vụ của Giáo Hội

5. Giáo luật: Hội Đồng Tài Chánh (Finance council) và Hội Đồng Mục vụ (Pastoral council) (Xin lưu ý, theo giáo luật, cụm từ Council chỉ có nghĩa là Cố Vấn)

- Giáo luật số 519: “Cha chánh xứ là chủ chăn riêng của giáo xứ đã được giao phó, và thi hành việc săn sóc mục vụ của cộng đoàn, được ủy thác dưới quyền của Giám Mục giáo phận, vì được gọi thông phần với Giám Mục vào tác vụ của Ðức Kitô, ngõ hầu chu tất nhiệm vụ giảng dạy, thánh hóa và quản trị đối với cộng đoàn ấy, với sự cộng tác của các linh mục khác hoặc với các phó tế và cả sự hợp lực của các giáo dân, theo quy tắc luật định.”

- Cha chánh xứ đại diện cho giáo xứ về mọi điều khoản liên quan đến luật lệ theo như luật quy định. Ngài có bổn phận trông coi các tư hữu của giáo xứ và điều hành chúng theo nhu giáo luật từ các số 1281 – 1288.

- Giáo luật số 532: Trong tất cả mọi hành vi pháp lý, cha chánh xứ là người đại diện của giáo xứ chiếu theo quy tắc luật định; ngài phải lo để mọi tài sản của giáo xứ được quản lý theo quy tắc của các điều 1281-1288.

- Giáo luật số 537 đòi buộc mỗi giáo xứ phải có một Hội Đồng (Cố Vấn) Tài Chánh nhằm giúp ý kiến cho cha chánh xứ về các vấn đề liên quan đến việc quản lý “Mỗi giáo xứ phải có Hội Ðồng (Cố Vấn) Tài Chánh được điều hành bởi luật phổ quát và bởi các quy tắc do Giám Mục giáo phận ban hành; trong Hội Ðồng ấy, các tín hữu được tuyển chọn theo các quy tắc vừa nói, giúp cha chánh xứ trong việc quản lý mọi tài sản của giáo xứ, tuy vẫn tôn trọng quy định của điều 532.”

- 536: (1) Nếu Giám Mục giáo phận xét là thuận lợi, sau khi đã tham khảo ý kiến của Hội Ðồng Linh Mục, thì trong mỗi giáo xứ nên thành lập Hội Ðồng (Cố Vấn) Mục Vụ, do cha chánh xứ chủ tọa, và trong đó các tín hữu cùng với những người chiếu theo chức vụ tham gia vào việc săn sóc mục vụ trong giáo xứ cùng đóng góp sự cộng tác của mình vào việc cổ võ sinh hoạt mục vụ.

(2) Hội Ðồng (Cố Vấn) Mục Vụ chỉ có quyền tư vấn, và được điều hành theo các quy tắc do Giám Mục giáo phận đã ấn định.

On December 30, 1988, Pope John Paul II, referring to the ecclesiology of communion, said, "The Council's mention of examining and solving pastoral problems 'by general discussion."

9. Phân biệt giữa nhu cầu phải có của hội đồng mục vụ và hội đồng tài chánh (Sẽ thảo luận)

7. So sánh giữa nhu cầu theo Giáo luật và nhu cầu theo Mục Vụ (Pastoral Care), (Tức là theo lý và theo tình như kiểu nói ngoài xã hội. Xin coi định nghĩa bổn phận của cha xứ và của các hội đồng cố vấn)
8. Theo kiểu Mỹ và kiểu Việt Nam. Kiểu Mỹ có văn phòng làm việc và nhân viên được trả lương. (Việt Nam hội đồng mục vụ cũng là người làm việc thiện nguyện.)

10. Quyền lợi và bổn phận của cha xứ với các đoàn thể Công Giáo tiến hành.

“Công Giáo Tiến hành là một tổ chức làm việc tông đồ dành cho người giáo dân và do chính người giáo dân điều hành. Ðây là một hình thức tông đồ giáo dân có từ lâu đời, có thể nói từ thời các Thánh Tông đồ, vì ngay từ thời này - theo Sách Công vụ Tông đồ - chúng ta thấy đã có những người giáo dân nam, nữ cộng tác với các Thánh Tông đồ trong việc truyền bá Phúc Âm. Tuy nhiên, như là một tổ chức, phong trào Công Giáo Tiến hành chỉ được tổ chức thành cơ cấu trong những thế kỷ vừa qua. Tổ chức Công Giáo Tiến hành gồm mọi thành phần của người giáo dân.”

Tiêu chuẩn điều hành trong giáo xứ: Canon Law (Theo Lý)

Pastoral Needs (Mục vụ - Theo Tình)

"The Church is not a democracy and not an aristocracy...but a collegial reality." Xã hội: Tam quyền phân lập. Vua chúa: Tất cả trong tay người cầm đầu mà thôi.

Thảo Luận: Nên theo lý hay theo tình?

Theo quý vị thì có cần có hội đồng cố vấn tài chánh và hội đồng cố vấn mục vụ riêng cho người Việt Nam trong giáo xứ không (1)? Tại sao (2)? Có hợp với giáo luật không (3)? Nếu có thì nên làm như thế nào (4)? Nếu không thì các sinh hoạt của người Việt Nam có thể hữu hiệu như ý muốn không (5)?Có giải pháp nào khác nữa không?(6)

Các đoàn thể Công Giáo tiến hành có được sinh hoạt độc lập trong giáo xứ không (1)? Tại sao (2)? Nếu có thì đến mức độ nào (3)?Cha xứ nên kiểm soát đến mức độ nào (4)?

References:
https://www.ignatius.com/promotions/cfe/documents/Disciples
http://www.vatican.va/archive/ccc_css/archive/catechism
https://www.gci.org/church/ministry2
http://worcesterdiocese.org/documents/2014//Parish_Finance_Council_Role_and_Responsiblities
http://www.sjeparish.net/forms/financecouncilguidelines.pdf
http://archphila.org/pastplan/ParishPastoralCouncils/purpose.html
http://www.pastoralcouncils.com/bibliography/vatican-documents/code/
http://vntaiwan.catholic.org.tw/02news/tin158.htm