Làm sao mà Ngài có thể dẫn dắt Giáo Hội Hoa Kỳ qua những cơn sóng gió như vậy?

Vị Giám Mục này đã để lại một di sản về sự khiêm tốn, và cách thức giải quyết vấn đề trong tinh thần xây dựng

Đôi dòng khai mở.. ...

Nhân dịp Đức Giám Mục Wilton Daniel Gregory, nguyên Chủ Tịch Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ và cựu Giám Mục của giáo phận Belleville, IL được chọn làm Tân Tổng Giám Mục của Tổng Giáo Phận Atlanta, GA, và được chính thức nhậm chức qua buổi lể long trọng theo nghi thức của giáo luật được cử hành bởi Đức Sứ Thần Tòa Thánh tại Hoa Kỳ, Đức Tổng Giám Mục Gabriel Montalvo, vào lúc 1:30 chiều, ngày 17 tháng 1 sắp tới đây tại Trung Tâm Hội Nghị Quốc Tế ở thành phố College Park thuộc tiểu bang Georgia, xin được phép trích dịch một bài viết ngắn của nữ tác giả Sonya Rose nói về Ngài, vốn được đăng trong nguyệt san Catholic Digest số ra tháng 01/2005 từ trang 79 đến trang 80 để Quý vị có thể hiểu biết thêm về vị Tân Tổng Giám Mục này.

Và nội dung của bài viết.. ..

Trong Sách Tân Ước, Chúa Kitô thường hay nói về người khách lữ hành mõi mệt nhưng vẫn cứ kiên trì thực hiện cuộc hành trình của mình với sự nhiệt tâm, đầy nhuệ khí. Đức Giám Mục Wilton Gregory, nguyên Chủ Tịch Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ trong suốt ba năm qua, những năm đầy sóng gió và thử thách nhất trong lịch sử của Giáo Hội Công Giáo Hoa Kỳ từ trước cho đến nay, vẫn trông có vẽ vui mừng, sung sướng-đơn giản chỉ vì Ngài biết sống bằng một đời sống đức tin kiên vững.

Đức Tân Tổng Giám Mục Gregory Wilton của TGP Atlanta
Tháng 11 vừa qua, Ngài đã kết thúc nhiệm kỳ 3 năm của mình với tư cách là vị Chủ Tịch người Mỹ gốc Phi Châu đầu tiên của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ. Trong một hoàn cảnh tương tự với những người lãnh đạo là người Mỹ gốc Phi Châu, mặc dầu vị Giám Mục 57 tuổi của giáo phận Belleville (thuộc tiểu bang Illinois) đã thành công lãnh đạo Hội Đồng, thế nhưng Ngài đã được mọi người quan sát và theo dõi rất kỷ lưỡng vì vị trí lãnh đạo đầy vinh dự và danh giá. Ngài đã được tôn vinh vào mùa thu qua với Huy Chương Pierre Toussaint tại một buổi gây quỹ học bổng. Được tổ chức bởi Thầy Tyrone Davis, Giám Đốc Mục Vụ Dành Cho Người Mỹ Da Đen thuộc Tổng Giáo Phận Nữu Ước, với buổi lễ hết sức sang trọng được tổ chức tại khách sạn Marriott Marquis.

Mọi chuyện thật là tuyệt vời,” đó là lời phát biểu của vị Giám Mục Belleville trước khi chấp nhận Huy Chương Toussaint. Huy chương được đặt tên để ghi nhớ một người nô lệ da đen được sinh ra tại đất nước Haiti vào năm 1766, người với mọi nổ lực gây quỹ bác ái cho Giáo Hội tại tiểu bang Nữu Ước, đã tìm cho mình được sự tự do và danh dự, và vài năm sau đó, đã được nâng lên hàng chân phước đáng kính bởi Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị.

Đêm đó, vị Giám Mục Belleville hồi tưởng lại sức nặng mà Ngài đã phải gánh chịu trong thời gian còn tại nhiệm. Ngài nói: “Ba năm đó được đánh dấu bởi những thử thách không hề lường trước được mà Giáo Hội tại đất nước chúng ta đã phải diện đối. Tôi xin cám ơn vì đã có cơ hội để phục vụ Giáo Hội mà tôi hằng mến yêu... và tôi cầu xin sự tha thứ về những sơ suất mà tôi đã vấp phải. Giáo Hội ngày hôm nay tốt đẹp hơn nhiều so với 3 năm về trước. Ngay khi tôi được bầu chọn làm Chủ Tịch Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ, mọi sự chú ý đều được đổ dồn vào việc tôi là một người Mỹ gốc Phi Châu, vì chưng, đó chính là sự nổi bật trong nguồn gốc của tôi. Thế nhưng sự chú ý đó chẳng bao lâu bị giảm thiểu đi rất nhiều.”

Đức Ông Wallace Harris, cha sở của giáo xứ Thánh Charles Borromeo và là đại diện vùng tại trung tâm thành phố Harlem, đã đưa ra lời nhận xét rằng, Đức Giám Mục Gregory đã mang đến “món quà đen” vốn vẫn ít khi được trân trọng trong một Giáo Hội vẫn còn phản chiếu về các cách phân biệt chủng tộc của quốc gia chúng ta.

Thầy Davis, cũng là một nhà giáo dục và là một luật sư, đã nói về rất nhiều hình thức thành kiến chủng tộc vốn vẫn còn là một bệnh dịch đối với những người Mỹ Công Giáo thuộc gốc Phi Châu. Thầy nói: “Phần lớn những gì mà chúng ta thấy hôm nay chính là cách thức che đậy, và những tình huống điệu bộ; một vài trường hợp trong số đó vốn tự bản năng đã là chủ quan rồi, phần còn lại, có lẽ còn lộ liễu hơn.”

Thầy Davis nói rằng Thầy vẫn còn hy vọng về vai trò của những người Mỹ gốc Phi Châu trong Giáo Hội, mặc dầu “rất nhiều người cảm thấy không được đón chào niềm nở tại một số nhà thờ, xứ đạo cụ thể nào đó.” Thầy lưu ý rằng những người Mỹ gốc Phi Châu đôi lúc tin vào những nhạy cảm bẩm sinh của họ rằng họ không được chào đón vào một nhà thờ hay xứ đạo nào đó.

Thầy nói: “Những ý kiến, và những khía cạnh khác của nền văn hóa của họ có lẽ không được ân cần tiếp đãi hoặc chấp nhận.” Thầy đã nảy sinh ra sáng kiến tổ chức bữa ăn tối bởi vì Thầy muốn cám ơn Đức Giám Mục Gregory vì những công việc của Ngài.

Được sinh ra tại Ethel, và lớn lên tại Chicago, vị Giám Mục ăn nói nhỏ nhẹ này đã mạnh dạn phát biểu vì danh nghĩa của sự hòa bình chỉ vài tuần sau khi nhiệm kỳ của Ngài được bắt đầu vào tháng 11/2001. Và trong suốt thời kỳ đau khổ của Giáo Hội, xoay quanh chuyện lạm dụng tín dục trẻ vị thành niên, Đức Giám Mục Gregory cùng với các Đức Giám Mục khác đã đưa ra một danh sách về những lời đề nghị để theo dõi mọi hành vi diển ra trong Giáo Hội.

Thầy Davis nhắc nhớ đám đông tham dự là phải luôn biết ơn đến những vị lãnh đạo đã dám can đảm lãnh nhận thử thách và mang lại nhiều sự thay đổi. Và để thay lời kết, Thầy Davis nói: “Xấu hổ cho chúng ta nếu người đàn ông như Đức Giám Mục Gregory, người đã đại diện hầu hết cho mọi người trong chúng ta có mặt nơi đây, trong căn phòng này, phải rời nhiệm sở và chúng ta lại không biết dành thời gian để chỉ nói lên một lời cám ơn thật đơn giản đối với Ngài.”

(Sonya Rosa là một cây viết tự do hiện đang sống tại thành phố Nữu Ước.)