Đức Thánh Cha: Chúng ta đừng quên cội nguồn của mình khi chúng ta xây dựng những nhịp cầu nhân loại
Đức Thánh Cha Phanxicô nói chuyện với khách hành hương tập trung tại Quảng trường Thánh Phêrô 93/5/2023). Sau chuyến tông du vừa qua đến Hung Gia Lợi, ngài nhắc lại hai khía cạnh quan trọng trong cuộc sống của người dân Hung Gia Lợi và quốc gia của họ: cội nguồn và nhịp cầu.
(Tin Vatican - Francesca Merlo)
Gốc Rễ
Đức Thánh Cha Phanxicô nhấn mạnh cách ngài thấy “dân chúng khiêm tốn và chăm chỉ trân trọng mối quan hệ với cội nguồn của họ một cách tự hào”, đồng thời ĐTC thêm rằng “trong số những cội nguồn này trước hết và quan trọng nhất là các thánh: những vị đã hy sinh mạng sống mình cho dân tộc, những vị làm chứng cho Tin Mừng tình yêu, Họ là ánh sáng trong thời tăm tối; biết bao vị trong quá khứ, những người ngày nay đang khích lệ chúng ta vượt qua nguy cơ chủ nghĩa lụn bại và nỗi sợ tương lai, khi xác tín rằng Chúa Kitô là tương lai của chúng ta”.
Sau đó, ĐTC tiếp tục cho hay bất chấp điều gì, người dân Hung Gia Lợi đã bị thử thách. “Đức tin của họ, như chúng ta đã nghe từ Lời Chúa, đã bị thử thách bằng lửa”, ngài nói, đồng thời nhắc lại cuộc đàn áp vô thần của thế kỷ 20, trong đó “các Kitô hữu bị đánh vùi dập dã man, với các giám mục, linh mục, tu sĩ và giáo dân bị giết hoặc bị tước đoạt tự do”. Bất chấp những nỗ lực này, Đức Thánh Cha nói, “chặt cây đức tin, nhưng gốc rễ vẫn còn nguyên vẹn”, đó là một Giáo hội ẩn mình, nhưng vẫn kiên định, với nhiều giáo sĩ được phong chức bí mật, những người làm chứng cho Tin Mừng bằng cách làm việc trong các nhà máy, trong khi các cụ bà thì rao giảng Tin Mừng cách kín đáo.
Những Nhịp Cầu
Sau đó, Đức Thánh Cha Phanxicô chuyển sang hình ảnh thứ hai: những nhịp cầu. Budapest, Đức Thánh Cha lưu ý, nổi tiếng với ba cây cầu “bắc qua và hợp nhất thành phố”. Ngài lưu ý rằng ngài đã nhấn mạnh như thế nào, ở Hung Gia Lợi, “ơn gọi của Châu Âu, được mệnh danh là “chiếc cầu hòa bình”, bao gồm những khác biệt và chào đón những ai gõ cửa. Theo nghĩa này, cây cầu nhân đạo được mở ra chào đón rất nhiều người tị nạn từ nước láng giềng Ukraine, những người mà tôi đã gặp gỡ và tôi rất ngưỡng mộ mạng lưới bác ái vĩ đại của Giáo hội Hung Gia Lợi, thật là tuyệt vời”.
Tiếp tục với hình ảnh cây cầu, Đức Thánh Cha lưu ý rằng đất nước Hung Gia Lợi cũng cam kết xây dựng những cây cầu “cho ngày mai”, với mối quan tâm đến hệ sinh thái. “Cũng có những nhịp cầu mà Giáo hội được mời gọi để vươn tới con người hôm nay, bởi vì việc loan báo Chúa Kitô không thể chỉ là lặp lại quá khứ, nhưng luôn cần được cập nhật, để giúp đỡ con người của thời đại tái khám phá Chúa Giêsu”.
Cuối cùng, Đức Thánh Cha nhắc lại “với lòng biết ơn” những khoảnh khắc phụng vụ tuyệt đẹp, và suy tư về “vẻ đẹp của việc xây dựng những nhịp cầu giữa các tín hữu”.
Đức Thánh Cha kết luận, chúng ta tự hỏi liệu chúng ta có đang xây dựng được những nhịp cầu trong cuộc sống hàng ngày của mình hay không trước khi chúng ta phó thác đất nước Hung Gia Lợi cho Đức Maria, “Nữ Vương Hung Gia Lợi” và “Nữ Vương Hòa bình”.
Đức Thánh Cha Phanxicô nói chuyện với khách hành hương tập trung tại Quảng trường Thánh Phêrô 93/5/2023). Sau chuyến tông du vừa qua đến Hung Gia Lợi, ngài nhắc lại hai khía cạnh quan trọng trong cuộc sống của người dân Hung Gia Lợi và quốc gia của họ: cội nguồn và nhịp cầu.
(Tin Vatican - Francesca Merlo)
Gốc Rễ
Đức Thánh Cha Phanxicô nhấn mạnh cách ngài thấy “dân chúng khiêm tốn và chăm chỉ trân trọng mối quan hệ với cội nguồn của họ một cách tự hào”, đồng thời ĐTC thêm rằng “trong số những cội nguồn này trước hết và quan trọng nhất là các thánh: những vị đã hy sinh mạng sống mình cho dân tộc, những vị làm chứng cho Tin Mừng tình yêu, Họ là ánh sáng trong thời tăm tối; biết bao vị trong quá khứ, những người ngày nay đang khích lệ chúng ta vượt qua nguy cơ chủ nghĩa lụn bại và nỗi sợ tương lai, khi xác tín rằng Chúa Kitô là tương lai của chúng ta”.
Sau đó, ĐTC tiếp tục cho hay bất chấp điều gì, người dân Hung Gia Lợi đã bị thử thách. “Đức tin của họ, như chúng ta đã nghe từ Lời Chúa, đã bị thử thách bằng lửa”, ngài nói, đồng thời nhắc lại cuộc đàn áp vô thần của thế kỷ 20, trong đó “các Kitô hữu bị đánh vùi dập dã man, với các giám mục, linh mục, tu sĩ và giáo dân bị giết hoặc bị tước đoạt tự do”. Bất chấp những nỗ lực này, Đức Thánh Cha nói, “chặt cây đức tin, nhưng gốc rễ vẫn còn nguyên vẹn”, đó là một Giáo hội ẩn mình, nhưng vẫn kiên định, với nhiều giáo sĩ được phong chức bí mật, những người làm chứng cho Tin Mừng bằng cách làm việc trong các nhà máy, trong khi các cụ bà thì rao giảng Tin Mừng cách kín đáo.
Những Nhịp Cầu
Sau đó, Đức Thánh Cha Phanxicô chuyển sang hình ảnh thứ hai: những nhịp cầu. Budapest, Đức Thánh Cha lưu ý, nổi tiếng với ba cây cầu “bắc qua và hợp nhất thành phố”. Ngài lưu ý rằng ngài đã nhấn mạnh như thế nào, ở Hung Gia Lợi, “ơn gọi của Châu Âu, được mệnh danh là “chiếc cầu hòa bình”, bao gồm những khác biệt và chào đón những ai gõ cửa. Theo nghĩa này, cây cầu nhân đạo được mở ra chào đón rất nhiều người tị nạn từ nước láng giềng Ukraine, những người mà tôi đã gặp gỡ và tôi rất ngưỡng mộ mạng lưới bác ái vĩ đại của Giáo hội Hung Gia Lợi, thật là tuyệt vời”.
Tiếp tục với hình ảnh cây cầu, Đức Thánh Cha lưu ý rằng đất nước Hung Gia Lợi cũng cam kết xây dựng những cây cầu “cho ngày mai”, với mối quan tâm đến hệ sinh thái. “Cũng có những nhịp cầu mà Giáo hội được mời gọi để vươn tới con người hôm nay, bởi vì việc loan báo Chúa Kitô không thể chỉ là lặp lại quá khứ, nhưng luôn cần được cập nhật, để giúp đỡ con người của thời đại tái khám phá Chúa Giêsu”.
Cuối cùng, Đức Thánh Cha nhắc lại “với lòng biết ơn” những khoảnh khắc phụng vụ tuyệt đẹp, và suy tư về “vẻ đẹp của việc xây dựng những nhịp cầu giữa các tín hữu”.
Đức Thánh Cha kết luận, chúng ta tự hỏi liệu chúng ta có đang xây dựng được những nhịp cầu trong cuộc sống hàng ngày của mình hay không trước khi chúng ta phó thác đất nước Hung Gia Lợi cho Đức Maria, “Nữ Vương Hung Gia Lợi” và “Nữ Vương Hòa bình”.