Đức Thánh Cha tuyên cáo: Đừng nhân danh Chúa để biện minh cho tội giết người và khủng bố
Trên trang tweet của Đức Thánh Cha, nhân Ngày Quốc tế Liên Hợp Quốc Tưởng niệm các Nạn nhân của Hành vi Bạo lực dưới chiêu bài Tôn giáo hoặc Tín ngưỡng được tổ chức vào ngày 22 tháng 8, ĐTC viết: “Tôi nhắc lại lời kêu gọi đừng xử dụng tôn giáo để kích động hận thù, bạo lực, chủ nghĩa cực đoan và cuồng tín mù quáng và kiềm chế việc lạm dụng danh Chúa để biện minh cho các hành động giết người, lưu đày, khủng bố và áp bức!”
(Tin Vatican - Paweł Rytel-Andrianik)
Tự do tôn giáo gần đây đã bị vi phạm ở các quốc gia có dân số đông hơn một nửa dân số thế giới, theo báo cáo của Tổ chức Hỗ trợ Giáo hoàng cho các Giáo hội Đau khổ Quốc tế (Kirche in Not), trong nhiều năm đã nghiên cứu vấn đề tự do tôn giáo trên khắp thế giới và giúp đỡ các nạn nhân hành vi bạo lực dựa trên tôn giáo hoặc tín ngưỡng. Florian Ripka, Giám đốc của Tổ chức hỗ trợ các Giáo hội đau khổ (Kirche) ở Đức nói với Đài Vatican về những lý do chính dẫn đến các việc đàn áp.
Ông nêu ra rằng: Sự gia tăng vi phạm các quyền con người, bao gồm cả tự do tôn giáo, xảy ra trên toàn thế giới do việc duy trì và củng cố quyền lực trong tay của những kẻ chuyên quyền và lãnh đạo của các nhóm theo trào lưu chính thống.
Lý do thứ hai liên quan đến các quốc gia Hồi giáo: "Chúng tôi lo ngại về những gì đang xảy ra ở châu Phi cận Sahara, ở các quốc gia như Burkina Faso, Niger, Mali và Mozambique. Ở tất cả các quốc gia này, chúng tôi thấy các chính phủ đang ngày càng có ít hoạt động chống lại các phong trào như Boko Haram cũng như những người theo cái gọi là Nhà nước Hồi giáo."
Lý do thứ ba khiến nhân quyền về tự do tôn giáo bị vi phạm là do các quốc gia theo chủ nghĩa dân tộc cực đoan như chúng ta đang gặp phải ở Ấn Độ.” Ông nói thêm rằng có sự khác biệt giữa miền bắc Ấn Độ và miền nam, chẳng hạn như ở Kerela, nơi nói chung là có tự do tôn giáo.
Các kiểu bức hại hỗn hợp
Tổ chức Hỗ trợ các Giáo hội Đau khổ Quốc tế cũng ghi nhận các kiểu ngược đãi hỗn hợp, tức là "nắm tay sắt bọc trong chiếc găng tay nhung" kiểu khát máu. Một số quốc gia áp dụng các luật hạn chế tự do tôn giáo hoặc phân biệt đối xử với các cộng đồng tôn giáo cụ thể mà nhìn bề ngoài như không chống, mặt khác, các cuộc tấn công bạo lực nhằm vào những người theo tôn giáo “sai trái” được “bình thường hóa” và hầu như không bị chống đối (ví dụ: ở Châu Mỹ Latinh).
Thông thường, hầu hết các nhóm tôn giáo bị đàn áp đều thuộc các cộng đồng tôn giáo thiểu số. Tuy nhiên, hầu hết các cộng đồng tôn giáo ngày càng bị đàn áp (như tại Nigeria và Nicaragua).
Ở các nước phát triển, phương tiện truyền thông xã hội được xử dụng để loại bỏ và tấn công các nhóm tôn giáo. Những vụ việc như vậy đã làm suy yếu các giá trị cơ bản, bao gồm quyền tự do lương tâm, tư tưởng, tôn giáo, đề đạt tư duy, việc tự do đi lại và hội họp.
Sau đại dịch, hầu hết các châu lục trên thế giới đều chứng kiến sự trở lại của các tín đồ để tham dự các lễ hội tôn giáo quan trọng, vốn là những biểu hiện công khai về lòng mộ đạo.
Tổ chức Hỗ trợ các Giáo hội Đau khổ Quốc tế lưu ý rằng các sáng kiến đối thoại liên tôn gia tăng. Đức Thánh Cha Phanxicô và các nhà lãnh đạo khác của các Giáo hội trên toàn thế giới đã mở rộng quan hệ của họ với các cộng đồng tôn giáo khác, điển hình như thông điệp Fratelli Tutti đã đề cập tới và nhiều cuộc gặp gỡ liên tôn đã được nhóm họp...
Trên trang tweet của Đức Thánh Cha, nhân Ngày Quốc tế Liên Hợp Quốc Tưởng niệm các Nạn nhân của Hành vi Bạo lực dưới chiêu bài Tôn giáo hoặc Tín ngưỡng được tổ chức vào ngày 22 tháng 8, ĐTC viết: “Tôi nhắc lại lời kêu gọi đừng xử dụng tôn giáo để kích động hận thù, bạo lực, chủ nghĩa cực đoan và cuồng tín mù quáng và kiềm chế việc lạm dụng danh Chúa để biện minh cho các hành động giết người, lưu đày, khủng bố và áp bức!”
(Tin Vatican - Paweł Rytel-Andrianik)
Tự do tôn giáo gần đây đã bị vi phạm ở các quốc gia có dân số đông hơn một nửa dân số thế giới, theo báo cáo của Tổ chức Hỗ trợ Giáo hoàng cho các Giáo hội Đau khổ Quốc tế (Kirche in Not), trong nhiều năm đã nghiên cứu vấn đề tự do tôn giáo trên khắp thế giới và giúp đỡ các nạn nhân hành vi bạo lực dựa trên tôn giáo hoặc tín ngưỡng. Florian Ripka, Giám đốc của Tổ chức hỗ trợ các Giáo hội đau khổ (Kirche) ở Đức nói với Đài Vatican về những lý do chính dẫn đến các việc đàn áp.
Ông nêu ra rằng: Sự gia tăng vi phạm các quyền con người, bao gồm cả tự do tôn giáo, xảy ra trên toàn thế giới do việc duy trì và củng cố quyền lực trong tay của những kẻ chuyên quyền và lãnh đạo của các nhóm theo trào lưu chính thống.
Lý do thứ hai liên quan đến các quốc gia Hồi giáo: "Chúng tôi lo ngại về những gì đang xảy ra ở châu Phi cận Sahara, ở các quốc gia như Burkina Faso, Niger, Mali và Mozambique. Ở tất cả các quốc gia này, chúng tôi thấy các chính phủ đang ngày càng có ít hoạt động chống lại các phong trào như Boko Haram cũng như những người theo cái gọi là Nhà nước Hồi giáo."
Lý do thứ ba khiến nhân quyền về tự do tôn giáo bị vi phạm là do các quốc gia theo chủ nghĩa dân tộc cực đoan như chúng ta đang gặp phải ở Ấn Độ.” Ông nói thêm rằng có sự khác biệt giữa miền bắc Ấn Độ và miền nam, chẳng hạn như ở Kerela, nơi nói chung là có tự do tôn giáo.
Các kiểu bức hại hỗn hợp
Tổ chức Hỗ trợ các Giáo hội Đau khổ Quốc tế cũng ghi nhận các kiểu ngược đãi hỗn hợp, tức là "nắm tay sắt bọc trong chiếc găng tay nhung" kiểu khát máu. Một số quốc gia áp dụng các luật hạn chế tự do tôn giáo hoặc phân biệt đối xử với các cộng đồng tôn giáo cụ thể mà nhìn bề ngoài như không chống, mặt khác, các cuộc tấn công bạo lực nhằm vào những người theo tôn giáo “sai trái” được “bình thường hóa” và hầu như không bị chống đối (ví dụ: ở Châu Mỹ Latinh).
Thông thường, hầu hết các nhóm tôn giáo bị đàn áp đều thuộc các cộng đồng tôn giáo thiểu số. Tuy nhiên, hầu hết các cộng đồng tôn giáo ngày càng bị đàn áp (như tại Nigeria và Nicaragua).
Ở các nước phát triển, phương tiện truyền thông xã hội được xử dụng để loại bỏ và tấn công các nhóm tôn giáo. Những vụ việc như vậy đã làm suy yếu các giá trị cơ bản, bao gồm quyền tự do lương tâm, tư tưởng, tôn giáo, đề đạt tư duy, việc tự do đi lại và hội họp.
Sau đại dịch, hầu hết các châu lục trên thế giới đều chứng kiến sự trở lại của các tín đồ để tham dự các lễ hội tôn giáo quan trọng, vốn là những biểu hiện công khai về lòng mộ đạo.
Tổ chức Hỗ trợ các Giáo hội Đau khổ Quốc tế lưu ý rằng các sáng kiến đối thoại liên tôn gia tăng. Đức Thánh Cha Phanxicô và các nhà lãnh đạo khác của các Giáo hội trên toàn thế giới đã mở rộng quan hệ của họ với các cộng đồng tôn giáo khác, điển hình như thông điệp Fratelli Tutti đã đề cập tới và nhiều cuộc gặp gỡ liên tôn đã được nhóm họp...