* MÂY cuốn RỒNG bay *
Tổ tiên Việt Nam theo truyền thuyết thuộc Nòi giống TIÊN RỒNG đã xuất hiện cách đây 5000 năm trước.
Do sự kết duyên huyền thoại giữa Lạc Long Quân dòng dõi RỒNG và Âu Cơ dòng dõi TIÊN sinh ra 100 con cùng chung một bọc ( nên gọi là đồng bào )
Đến khi trưởng thành thì 50 con theo mẹ lên núi, còn 50 người theo cha xuống miền biển.
Người con trưởng lên làm vua thuộc họ Hồng Bàng, đặt tên nước là Văn Lang.
Chính vì sự tích này mà người Việt được gọi là Con Cháu TIÊN RỒNG ( Long Phụ Tiên Mẫu )
Âu Cơ Tiên Nữ giáng trần,
Hợp duyên cùng Lạc Long Quân giống Rồng.
Người Nhật tự hào là con cháu Thái Dương Thần Nữ, nên Quốc kỳ có hình Mặt Trời.
Dân tôc Việt Nam hãnh diện về tổ tiên mình là Tiên Rồng.
Trong 12 con Giáp gồm có : Tý (Chuột)- Sửu (Trâu)- Dần (Cọp)- Mão (Mèo)- Thìn (Rồng) - Tỵ (Rắn)- Ngọ (Ngựa)- Mùi (Dê)- Thân (Khỉ)- Dậu (Gà)- Tuất ( Chó) – Hợi (Heo)
Là những vật ta thường thấy, nhưng riêng Rồng đứng đầu Tứ linh ‘Long- Lân – Qui -Phụng’
Lại là vật huyền thoại rất mơ hồ khó diễn tả.
Theo các nhà sinh vật học và khảo cổ, Rồng đã xuất hiện từ thời tiền sử qua bộ xương các con khủng long Dinasaur tìm thấy khi khai quật.
Ngày nay nơi các Viện bảo tàng đã ghép lại những bộ xương hóa thạch khổng lồ để chứng minh một sinh vật giống Rồng đã bị tuyệt chủng và dựng lại nhiều bộ phim hấp dẫn có sức thuyết phục như : Last World- Jurssic Park…
Một số người còn quả quyết chính họ đã nhìn thấy những con quái thú khổng lồ tại rừng Phi châu hay biển hồ miền Scotland và quái vật nơi hồ Ness, đã từng gây xôn xao dư luận. Như vậy sự liên kết giữa loài bò sát hóa thạch và quái thú Lê-vi-a-then hay con Bê-hê-mốt được nói đến nhiều lần trong Thánh Kinh có phần khả tin?
Còn con Rồng tổ tiên ta không kinh khủng như thế, có phần thanh thoát hơn với mình dài uyển chuyển uốn khúc, có sừng và móng vuốt uy dũng, thân phủ lớp vảy màu lấp lánh rực rỡ, mà ta thường thấy trong các lễ hội có múa Rồng Lân hay những bích họa điêu khắc nơi đền đài cung miếu. Chính vì hình ảnh uy nghi lộng lẫy như thê, nên xưa kia Rồng chỉ dành độc quyền cho vua chúa như : Thân mình vua gọi là Long thể- Mặt vua là Long nhan- Áo vua là Long bào- Giường vua là Long sàn- Bàn vua làm việc là Long án – Ghế vua ngự là Long kỷ- Thuyền vua ngự là Thuyền Rồng- Sân các quan chầu vua là Sân Rồng….
Rồng cũng được gọi theo âm Hán Việt là Long, đó là con vật huyền thoại trong cổ tích của nhiều dân tộc trên thế giới, từ Á sang Âu. Người Á châu coi Rồng là con vật linh thiêng cao trọng, đứng đầu bốn con vật quý trong muôn vật: Long, Ly, Quy, Phụng.
Sách từ điển của Paulus Huỳnh Tịnh Của định nghĩa: “Rồng là loài rắn có sừng có chơn, vẩy có năm sắc, gọi là linh vật, không có ai hề ngó thấy”.
“Không có ai hề ngó thấy” nên chẳng ai dám quả quyết hình dáng con rồng ra sao, cũng chẳng biết đời sống con rồng thế nào, mà chỉ nghe nói và nhìn thấy hình tượng con rồng dài ngoằn ngoèo như con rắn, được vẽ trong tranh ảnh, hoặc đắp tạc nơi nóc đình miếu, cung điện vua chúa…
Chính vì con rồng không có thật nên hình thù con rồng bên Âu châu không phải giống như con rắn như quan niệm của người châu Á, mà họ mô tả con rồng giống một con kỳ nhông to lớn, một loại khủng long, có thêm cánh để bay, và mõm rồng có thể phà ra lửa. Có lẽ vì ảnh hưởng của Kitô giáo, người châu Âu cho rồng là biểu tượng của sự dữ, mang tai họa đến cho loài người, nên cánh của rồng không như cánh chim, mà na ná giống cánh con dơi nhiều hơn.
Mặc dầu con rồng là con vật không có trên mặt đất, nhưng vì nhiều người coi nó là cao quý, là linh vật có phép làm mưa tưới mát cây cỏ ruộng đồng, nên người ta mới đặt nó lên chức hành khiển, coi sóc sinh hoạt trên địa cầu trong năm Thìn. Ngày nay ai cũng biết rồng chỉ có trong truyền thuyết, nhưng các nhà làm lịch vẫn cứ giữ truyền thống của tổ tiên, nên vẫn cố duy trì cách tính thời gian theo Thìn, Tỵ, Ngọ… nhất là vào dịp đầu năm âm lịch.
Ở nước ta vẫn chưa hoàn toàn dùng dương lịch, mà chúng ta vẫn thấy lịch của chúng ta còn để ngày tháng âm lịch song song với dương lịch, nên chúng tôi cũng nhân ngày đầu năm, nói chuyện về con vật cầm tinh cho năm Thìn này...
Riêng bọn bá quyền Trung cộng tự xưng là Rồng đỏ thè lưỡi theo ‘Đường lưỡi bò’ muốn nuốt hết các nước lân bang làm bá chủ thế giới. Vì thế tác giả Peter Navarox đã cảnh báo trong tác phẩm của ông tựa đề ‘Death by China- Confromting the Dragon the Glolbal Call to Action’ (Chết dưới tay Trung cộng đối phó với con Rồng-Kêu gọi hành đông toàn cầu.)- Các chú ‘Đỉnh cao trí tuệ tiền sử đã nghiên cứu bí quyết để trở thành con rồng Á châu số 5 sau Singapore-Hồng kong- Đài Loan- Nam Hàn chưa? Thức thời hơn 2 ông Phạm Đỗ Chí và Phạm Nam Binh cùng các chuyên gia kinh tế hàng đầu trong nước viết sách đánh thức con rồng VN ngủ quên, vì các tay tham nhũng ăn mập quá lười biếng bò dậy. Hơn thế nữa bon cầm quyền không thể nào hóa rồng trong khi miệng khẳng định ‘Yêu nước là yêu đảng- Thà mất nước còn hơn mất đảng.’
Nhìn vào những đia danh huy hoàng đất nước ta luôn tự hào và cả người nước ngoại cũng ca ngợi vẻ đẹp thiên nhiên xinh đẹp hùng vĩ :
-Đế đô Thăng Long : Tháng 7 âm lịch 1010 thuyền Rồng vua và triều đình nhà Lý rời đô từ đế đô Hoa Lư đến chân thành Đại La, vua Lý Công uẩn tức Lý Thái Tổ thấy Rồng bay lên trước thuyền vua nên đổi Đại La là Thăng Long thành, kinh đô mở đầu triều Lý. Năm 2010 nhà cầm quyền tổ chức kỷ niệm 1000 năm Thăng Long nhưng công việc lem nhem chỉ làm dơ trang Sử Việt.
-Vịnh Hạ Long : Theo truyền thuyết kể rằng khi xưa giặc Tàu sang xâm lăng nước ta, trời sai Rồng xuống giúp đuổi giặc. Nơi Rồng Mẹ đáp xuống goi là Hạ Long, chỗ Rồng con xuống gọi là Bái Tử Long và nơi chúng dùng đuôi dìm giặc gọi là Bạch Long Vĩ.
Hạ Long được UNESCO công nhân là một trong những kỳ quan thiên nhiên đẹp nhất thế giới đã thu hút đông đảo du khách đến chiêm ngưỡng vẻ đẹp thơ mộng hùng vĩ.
-Sông Cửu Long : Tên Mê-Kong, một trong những con sông dài nhất thế giới, bắt nguồn từ cao nguyên Tây Tạng, chảy qua các nước Trung Hoa-Lào- Miến Điện- Thái Lan- Campuchia và VN. Được gọi là Cửu Long vì chia ra làm 9 cửa Rồng trước khi đổ ra biển gồm An Định- Ba Thác-Tranh Đề-.Đại- Tiểu- Hàm Luông-Cổ Chiêm- Cung Hầu và Ba Lai. Hiện nay Trung Công đang xây nhiều đập lớn đầu nguồn đe dọa hệ sinh thái và đời sống của hàng trăm triệu cư dân dọc 2 bên bờ, nhất là vùng Biển Hồ Campuchia và đồng bằng Cửu Long. ( Quí vị muốn hiểu thêm tìm đọc tác phẩm của nhà văn Ngô thế Vinh ‘ Mê-kong dòng sông nghẽn mạch và Cửu Long cạn dòng-Biển Đông dậy sóng.’
Hai cây cầu mang tên Rồng là cầu Long Biên Hà Nội và cầu Hàm Rồng Thanh Hóa chung quanh phong cảnh đẹp thu hút nhiều du khách đến thưởng ngoạn.
Trong các đền đài cung miếu ta thường thấy điêu khắc hình ‘ Lưỡng Long Chầu Nguyệt hay Song Long Tranh Châu ‘ phản ảnh sắc thái tâm linh.
Trong giai thoại tương truyền có người con gái xứ Quảng tên Đoàn thị Ngọc trở thành Hoàng hậu của Thế Tử Lan, giọng hò trên sông của cô gái hái dâu đã làm Hoàng tử cảm động:
-Tai nghe chúa ngự thuyền rồng,
Thiếp thương phận thiếp má hồng nắng mưa,
Thuyền rông chúa ngự đi đâu?
Thiếp thương phân thiếp hái dâu một mình.
(Giống cô hái dâu Lê thị Yến Loan trở thành Vương Phi Ỷ Lan có tài trị nước khi vua thân chinh dẹp giặc)
-Trải qua bao thế hệ thăng trầm chúng ta vẫn hãnh diện là con cháu TIÊN RỒNG.
Vẫn dùng Quốc Huy Con Rồng và Cờ Vàng 3 Xọc Đỏ tượng trưng máu đỏ da vàng.
Nhiều Quân Binh Chủng và các Cơ quan dân sự VNCH mang biểu hiệu Con Rồng.
Những vùng đất mang tên rồng. Vùng đất mang tên rồng cổ nhất nước ta là Long Đỗ. Long Đỗ ở bên tả ngạn sông Hồng. Bên hữu ngạn thì có Long Biên. Khi nước nhà chưa độc lập, trung tâm sinh hoạt của dân tộc cũng chỉ quanh quất ở vùng đất rồng này. Đến khi nước nhà cường thịnh Lý Công Uẩn dời đô về đây và đặt tên thủ đô là Thăng Long, phản ánh khí thế hào hùng của dân tộc.
Mở đất vào Nam, người Việt nhớ đến cội nguồn cũng đem chữ “Long” đặt tên cho chợ, cho phố, cho làng xã của Mình. Thừa Thiên có chợ Kim Long, chợ Long Hổ; Quảng Ngãi có chợ Long Tử; Bình Định có chợ Long Hương. Mạn Tiên Yên (Quảng Ninh) có núi Long Tu, trong núi có nhiều cỏ long tu (cỏ râu rồng) sống lâu năm, làm thuốc. Đồ Sơn (Hải Phòng) có núi Cửu Long hình con rồng chín khúc.
Vịnh Hạ Long có ngọn đèn biển trên đảo Long châu Không đêm nào tắt. Núi mang tên lâu đời nhất của ta có lẽ là Long Đọi ở Duy Tiên (Hà Nam), có tích truyện vua Lê Đại Hành từ kinh đô Hoa Lư ra đây cầy ruộng tịch điền (ruộng của vua), mở đầu cho công việc đồng áng. Nhưng không núi nào nổi danh bằng núi Hàm Rồng ở Thanh Hoá, đứng sừng sững, hùng vĩ trên hai bờ sông Mã. Rồi Hà Tĩnh có núi Long Tường, núi Long Mã Phụ Đồ hình yên ngựa. Miền Tây Quảng Bình có Thanh Long là ngọn núi cao xanh biếc, núi Long Tị bên bờ sông Gianh, núi Phúc Long dọc sông Nhật Lệ. Tại Quảng Ngãi, chỉ một huyện đã có ba ngọn núi tên rồng: Lạc Long, Long Phượng, Long Cốt. Bình Định có núi Hàm Long. Hà Tiên có núi Dương Long. Biên Hoà (Đồng Nai) có núi Long ẩn).
Núi mượn tên rồng là biểu hiện sự uy nghiêm. Nhưng các dòng sông, suối mới là hình tượng con rồng thân thuộc, kỳ vĩ trang nghiêm, gần gũi trong tâm thức con người. sông Hoàng Long (Ninh Bình) là con sông cổ nhất mang tên rồng. Long Môn là một đoạn của sông Đà chẩy qua núi Long Môn có cửa đá chắn ngang, chia nước thành ba dòng đổ xuống thành thác. Đất Nam bộ thì tên sông, tên bãi có chữ “long” khá nhiều và đều là sông lớn, bãi to cả. Chính sông Đồng Nai có tên chữ là Phước Long, tỉnh nó chẩy qua là tỉnh Phước Long. Đồng Tháp có bãi lớn Long Sơn do sông Tiền giang bồi lên địa phận Tân Châu, Hồng Ngự. Xuống một đoạn nữa là Long ẩn có bãi Long ẩn. Xuống tiếp có song Long Phương chẩy thông với sông Sa Đéc, đoạn chẩy về Vĩnh Long, quanh co giữa những thôn, bãi trù phú nên gọi là Long Hồ. Và Hậu Giang cũng là một con rồng lớn chẩy qua tỉnh Long Xuyên về Hậu Giang. Nhánh sông Hậu với sông Tiền đổ ra biển Đông bằng chín dòng sông nhánh qua chín cửa, tất cả cộng lại bề ngang rộng 20 km, rộng hơn nhiều eo biển trên thế giới.
Trước cảnh sông nước mênh mông bao la hùng vĩ ấy, ông cha ta đã không ngần ngại đặt cho những nhánh hạ lưu sông Mê Kông trên đất nước ta là Cửu Long Giang (sông chín rồng).
Một trong những địa danh Việt Nam được nhiều người trên thế giới biết đến là vịnh Hạ Long. Vịnh Hạ Long nổi lên gần một nghìn hòn đảo đủ hình đủ dạng, trông như một khúc rồng vừa hạ xuống nước. Phía đông của Hạ Long có vịnh Bái Tử Long (rồng con lạy mẹ). Phía tây nam có đảo Phù Long (nay là đảo Cát Bà). Ngoài khơi Từ Sa Vĩ nơi địa đầu Tổ quốc, bờ biển của chúng ta dải trên 3200 km, trước thì lõm vào thành vịnh Bắc Bộ, kế phình ra ở Trung và nam Trung Bộ, rồi uốn mình về phía tây nam cho đến mũi Cà Mau, sau cùng lại lượn lên phía bắc đến Hà Tiên, Phú Quốc thành hình chữ S hoàn chỉnh như một con rồng uốn lượn, khiến có người nước ngoài gọi Việt Nam là Long Quốc.
Những danh nhân đất Việt tuổi con rồng
-Còn nhiều tranh cãi về năm sinh, nhiều ý kiến cho rằng Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn sinh năm Nhâm Thìn 1232 và mất năm 1300. Ông là danh tướng thời nhà Trần, anh hùng dân tộc, người có công rất lớn trong ba lần kháng chiến chống Nguyên Mông. Đồng thời ông còn là một nhà nghiên cứu quân sự với các bộ binh pháp Binh thư yếu lược và Vạn Kiếp bí truyền.
Trần Hưng Đạo được người dân Việt tôn sùng như bậc thánh, nên còn được gọi là Đức thánh Trần. Ông nổi tiếng với thiên tài chỉ huy quân sự, tính cương quyết và sự khảng khái. Trong tác phẩm ‘Hịch tướng sĩ’, Trần Hưng Đạo đã đi vào lịch sử với những áng văn hùng hồn mà chứa chan lòng yêu nước “Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ giận chưa thể xả thịt, lột da, ăn gan, uống máu quân thù; dẫu cho trăm thân ta phơi ngoài nội cỏ, nghìn thây ta bọc trong da ngựa, cũng nguyện xin làm”.
-Thầy giáo Chu Văn An tên thật là Chu An, hiệu là Tiều Ẩn, tên chữ là Linh Triệt, là một nhà giáo, thầy thuốc, đại quan nhà Trần. Ông được phong tước Văn Trinh Công nên đời sau quen gọi là Chu Văn An.
Ông sinh năm Nhâm Thìn 1292 mất năm 1370. Quê ông ở làng Văn Thôn, xã Quang Liệt, huyện Thanh Đàm (Thanh Trì), nay thuộc xóm Văn, xã Thanh Liệt, huyện Thanh Trì, Hà Nội. Chu Văn An là người chính trực, đã từng đỗ Thái học sinh nhưng không ra làm quan mà mở trường dạy học ở làng và có công lớn trong việc truyền bá, giáo dục tư tưởng đạo đức Khổng giáo vào Việt Nam.
Vua Trần Minh Tông từng vời ông ra làm tư nghiệp Quốc Tử Giám, dạy cho Thái tử Trần Vượng, tức là vua Trần Hiến Tông. Đến đời Trần Dụ Tông, ông thấy quyền thần làm nhiều điều vô đạo, ông dâng “Thất trảm sớ” xin chém 7 tên gian nịnh, nhưng vua không nghe. Ông chán nản từ quan về ở núi Phượng Hoàng (Chí Linh, Hải Dương) dạy học, viết sách cho tới khi mất. Cuộc đời thanh bạch và tiết tháo của ông là tấm gương sáng của thời phong kiến. Ông là một trong số rất ít bậc hiền nho được thờ ở Văn Miếu. Sự nghiệp của ông được ghi lại trong văn bia ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám. Ông được lịch sử tôn xưng là ‘Vạn thế sư biểu’ (người thầy của muôn đời).
-Trần Quang Diệu (1760[–1802), tuổi Canh Thìn là một trong Tây Sơn thất hổ. Ông cùng với vợ là nữ tướng Bùi Thị Xuân đã cố sức chiến đấu để bảo vệ vương triều này, nhưng không thành công, và cả hai đều bị vua Gia Long xử tội chết.
Ngoài ra, còn rất nhiều những danh nhân trong lịch sử sinh ra trong năm Thìn như: Không Lộ Thiền Sư (1016-1094), năm Bính Thìn, người được coi là ông tổ của nghề đúc đồng Việt Nam. Bà Nguyễn Thị Lộ (1400-1442), tuổi Canh Thìn, là vợ thứ của Nguyễn Trãi và là một nữ quan nổi tiếng nhà Hậu Lê, gắn liền với vụ thảm án Lệ Chi Viên. Nguyễn Như Đổ (1424-1526), tuổi Giáp Thìn, là nhà chính trị, nhà ngoại giao, nhà thơ, nhà giáo dục thời Hậu Lê. Phan Thanh Giản (1796-1867), tuổi Bính Thìn, là một danh sĩ, một đại thần triều Nguyễn.
Thời chống Pháp, lịch sử Việt Nam cũng có hai lãnh tụ khởi nghĩa tuổi Thìn. Trương Định (1820-1864) hay Trương Công Định hoặc Trương Đăng Định, tuổi Canh Thìn, là võ quan nhà Nguyễn, và là thủ lĩnh chống Pháp giai đoạn 1859-1864. Nguyễn Thiện Thuật (1844-1926), lãnh tụ cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy, một trong các cuộc khởi nghĩa của phong trào Cần Vương chống Pháp cuối thế kỷ 19, lãnh tụ này tuổi Giáp Thìn.
-Bà Triệu Thị Trinh là danh nhân nổi tiếng đã mất trong một năm Thìn. Bà Triệu còn được gọi là Triệu Ẩu sinh năm 225 và mất năm Mậu Thìn 248. Bà là một trong những vị anh hùng dân tộc trong lịch sử Việt Nam với công lao đánh đuổi quân Đông Ngô xâm lược.
Năm Thìn còn chứng kiến sự ra đi của đại thi hào dân tộc Nguyễn Du (1765–1820). Là một nhà thơ nổi tiếng thời Lê mạt, Nguyễn sơ ở Việt Nam, ông được người Việt kính trọng gọi ông là "Đại thi hào dân tộc". Năm 1965, Nguyễn Du được UNESCO công nhận là danh nhân văn hóa thế giới. Cho đến ngày nay, tác phẩm Truyện Kiều (tên gọi phổ biến của tác phẩm Đoạn trường tân thanh) của Nguyễn Du vẫn luôn tồn tại trong đời sống của dân tộc Việt. Đây là một trong số ít các tác phẩm lớn được nhiều người dân đủ mọi tầng lớp học thuộc lòng. Đối đáp bằng những ngôn từ, lời lẽ trong truyện Kiều cũng đã trở thành một hình thức sinh hoạt văn hoá của một số cộng đồng người Việt. Nguyễn Du mất năm 1820, năm Canh Thìn.
Nhà bác học Lê Quý Đôn tên thật Lê Danh Phương, là quan của nhà Hậu Lê đồng thời có thể coi là một nhà khoa học trong nhiều lĩnh vực. Ông sinh năm Bính Ngọ 1726, tại làng Diên Hà, trấn Sơn Nam Hạ, nay là thôn Đồng Phú, xã Độc Lập, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình và mất năm Giáp Thìn 1784. Sinh thời Lê Quý Đôn nổi tiếng là người uyên bác, Với tài trí thông minh và kiến thức, Lê Quý Đôn đã để lại cho hậu thế khoảng 40 bộ sách, bao gồm hàng trăm quyển, có giá trị đủ các thể loại như lịch sử, địa lý, thơ, văn, chú giải kinh điển, triết học, lý số. Có thể kể ra như: Đại Việt thông sử, Phủ biên tạp lục, Vân đài loại ngữ…
Lịch sử còn ghi lại sự ra đi của rất nhiều nhân vật nổi tiếng trong năm Thìn như: Huyền Trân công chúa sinh năm 1287, mất năm Canh Thìn 1340, người đã được gả cho vua Chiêm Thành (Champa) là Chế Mân để đổi lấy hai châu Ô, Lý (từ đèo Hải Vân, Thừa Thiên đến phía bắc Quảng Trị), mở rộng thêm bờ cõi nước Việt ngày nay.
Năm Canh Thìn 1340 còn chứng kiến sự ra đi của Nhân Huệ Vương Trần Khánh Dư, người đã góp công lớn trong cuộc chiến chống giặc Nguyên Mông xâm lược.
Giai thoại dân gian kể rằng: Trạng Quỳnh và Đoàn Thị Điểm từng có mối ân tình với nhau với câu đối “Da trắng vỗ bì bạch nổi tiếng”. Có một điều đặc biệt là hai nhân vật của lịch sử này đều mất vào năm Mậu Thìn 1748. Bà Đoàn Thị Điểm snh năm 1705, hiệu là Hồng Hà Nữ Sĩ. Bà là tác giả tập truyện Truyền kỳ tân phả, và là dịch giả bản Chinh phụ ngâm của Đặng Trần Côn. Còn Cống Quỳnh tên thật là Nguyễn Quỳnh, ông sinh năm 1677, nổi tiếng với sự trào lộng, hài hước tạo nên nhiều giai thoại nên trong dân gian vẫn thường gọi ông là Trạng Quỳnh dù ông không đỗ Trạng nguyên.
Xưa một số danh sĩ xưa thường dùng danh hiệu ghép với chữ Rồng như Long Cương Cao Xuân Dục- Long Phú Hồ Sĩ Đồng- Long Tài Từ Diễn Đồng- Bà Tùng Long được giới binh dân ưa thích vì nhữ truyện ‘Trong nhà ngoài phố’.
Hai anh chàng võ hiệp rất ăn khách trong các truyện Kiếm Hiệp hay gọi là truyện Chưởng là Lý Tiểu Long và Thành Long. Hai nhà văn viết truyện Kiếm Hiệp nổi tiếng là Kim Dung và Cổ Long.
-Cổ Long viết : Long Hổ Phong Vân- Bất Tử Thần Long- Long Kiếm truy tầm-Xích Long châu..
-Kim Dung nổi tiếng hơn với : Thiên Long Bát Bộ- Ỷ Thiên Đồ Long Ký - Cô Gái Đồ Long- Hàng Long Thập Bát Chưởng- Kháng Long Hữu Bối- Phi Long Tại Thiên…
-Hoàng Đế Quang Trung có thanh Ô Long Đao đầy uy lực cùng Đô đốc Vũ văn Dũng nổi tiếng với cây Lôi Long Đao.
Năm con Rồng xin giới thiệu các em truyên phiêu lưu thám hiển rất hấp dẫn tựa đề ‘Kỹ Sư Rồng’ của nhà văn Cornelia Funke.
Nhưng dần dần Rồng không còn là độc quyền của vua mà người ta dung theo ý thích mình như Đô đốc Nhật Yamamoto được tặng danh hiệu ‘ Con Rồng Thái Bình Dương ‘ Vì trong Đệ Nhị Thế Chiến ông đã đánh thắng Hải quân Hoa Kỳ-Anh và Hòa Lan, làm bá chủ chiến trường mênh mông gồm Thái Bình. Dương và Ấn Độ Dương.
Còn theo ông bà ta, nếu sinh được 5 cô con gái được gọi là ‘ Ngũ Long Công Chúa ‘ sẽ có nhiều chàng trai hào hoa phong nhã tấp nập tới lui. Còn sinh 5 con trai bị kêu là ‘Ngũ quỉ’ cũng nhiều người ra vô bực bôi kêu ca vì các quí tử phá làng phá xóm. Điều này chắc các bà trả thù vì sự bất công trọng nam khinh nữ của quí ông độc tài phong kiến cho rằng ‘ Nhất nam viết hữu, thâp nữ viết vô ‘, và các ông không chịu ngồi yên, liền tìm những mỹ từ độc đáo tặng lại quí bà là ‘ Rồng Cái- Sư Tử Hà Đông.’ -Cũng tốt thôi, vì đội ‘Cận vệ Rồng Cái’ của cố TT Gadhafi vang bóng một thời.
-Trong văn thơ ca dao tục ngữ Việt Nam nói về Rồng khá nhiều.
Trong Đại Thi phẩm Kim-Vân-Kiều, thi hào Nguyễn Du mừng cho giai nhân Kiều đã may mắn gặp được anh hùng Từ Hải như cá gặp nước, Rồng gặp mây :
-Thưa rằng lượng cả bao dong,
Tấn Dương được thấy mây Rồng có phen.
Trai anh hung, gái thuyền quyên,
Phỉ nguyền sánh phượng, đẹp duyên cỡi Rồng.
Còn chàng thư sinh trong Chinh Phụ Ngâm, vội vàng xếp bút nghiên, tới sân Rồng nhận Thanh Long kiếm vua trao, lên đường dẹp giặc xâm lăng. Hình ảnh oai hùng đẹp biết bao :
-Chàng tuổi trẻ vốn dòng hào kiệt,
Xếp bút nghiên theo việc đao cung,
Thành liền mong kiến bệ Rồng,
Thước gươm đã quyết chẳng dong giặc trời.
Chí làm trai dặm nghìn da ngựa,
Gieo Thái Sơn nhẹ tựa hồng mao,
Giã nhà đeo bức chiến bào,
Thét roi cầu Vị ào gió thu.
Mỗi độ Xuân về Tết đến, ta lại tiếc nuối hình ảnh Ông Đồ già của nhà thơ Vũ Đình Liên đã chìm vào dĩ vãng :
-Mỗi năm hoa đào nở,
Lại thấy ông Đồ già,
Bày mực tàu giấy đỏ,
Bên phố đông người qua,
Bao nhiêu người thuê viết,
Tấm tắc ngợi khen tài,
Hoa tay thảo những nét,
Như phượng múa Rồng bay.
Xưa các Bạch Diên thư sinh miệt mài kinh sử, mong thi đỗ, gặp hội Rồng mây, thăng quan hồi hương, vinh qui bái tổ. Còn các cô gái ước mơ kết duyên loan phụng cùng tân quan để được vinh dự ‘ Ngựa anh đi trước, võng nàng theo sau ‘
-Dinh Điền Sứ Nguyên Công Trứ dù làm quan cũng chẳng thấy vinh, xuống làm lính cũng không thấy nhục, cũng mang tâm tư hoài bão :
-Rồng mây khi gặp hội duyên ưa,
Đem tất cả sở tồn vào sở dụng.
-Trái lại, có những câu ca dao dạy đời, dù cố gắng thay đổi diện mạo, che đậy dòng dõi để học đòi ‘ Trưởng giả học làm sang ‘ như những tên tư bản đỏ ‘ cũng không che dấu được con người ‘ Đỉnh cao trí tuệ thuở hồng hoang ‘ :
-Trứng Rồng lại nở ra Rồng,
Liu điu lại nở ra dòng liu điu,
Trứng rồng lại nở ra Rồng,
Chim tiên lại nở ra dòng chim tiên.
Thật là bực mình chính tà, tốt xấu, vàng thau lẫn lộn, con cháu Tiên Rồng không thể chung sống với lũ vượn thành người :
-Rồng vàng tắm nước ao tù,
Người khôn ở với người ngu bực mình.
Vì lý do đó, nên phải chon bạn chung sống để yêu đời giúp thế nhân :
-Một ngày ở với người khôn,
Cũng như cá vượt vũ môn hóa Rồng.
Người con gái xưa chỉ cầu mong được như cô gái xứ Quảng gặp Thế Tử Lan trở thành Hoàng hậu hay như cô gái hái dâu trở thanh Nguyên Phi Ỷ Lan và cô Tấm gặp Hoàng Tử Bạch Mã :
-Một ngày dựa mạn thuyền Rồng,
Con hơn muôn kiếp ở trong thuyền chài.
Thương cho chàng trai chân tinh, tâm đầu ý hợp, không thể cùng người con gái kết tóc se duyên, ngẩn ngơ hối tiếc công lao mình :
-Hôm qua anh đến chơi nhà,
Thấy mẹ năm võng, thấy cha nằm giường,
Thấy em nằm đất anh thương,
Anh ra kẻ chợ đóng giường tám thang.
Bốn góc thì anh thếp vàng,
Bốn chân thếp bạc, tám thang chạm Rồng.
Bây giờ phải bỏ giường không,
Em đi lấy chồng phí cả công anh.
Có anh chàng còn buốt giá tim hơn :
-Khi đầu em nói em thương,
Bây giờ gánh nặng giữa đường đứt giây,
Tưởng rằng Rồng ấp lấy mây,
Ai ngờ Rồng ấp lấy cây bạch đằng.
Long cũng lắm truyện lạ kỳ, các nhà sinh vật học đã tìm ra một loại cá kỳ lạ màu sắc lộng lẫy chẳng cần vượt vũ môn để hóa rồng và được xếp vào danh sách đỏ gọi là Kim Long, Thanh Long, Long Hồng.
Việt Nam trái Thanh Long được nhiều người ưa thích và trồng đại trà xuất khẩu sang nhiều nước, nhưng nhiều người mong Thanh Long trái mau lớn dùng quá lượng thuốc trừ sâu nên bị trả về. Thật là bài học ‘ Hối bất cập ‘
Viết đến đây xin mượn một đoan trong sách Khải Huyền nói về Con Rồng hóa thân là Con Rắn Satan kết thúc bài viết về Rồng năm Thìn :
1. Người Phụ Nữ và Con Mãng Xà
2. 1 Rồi có điềm lớn xuất hiện trên trời: một người Phụ Nữ, mình khoác mặt trời, chân đạp mặt trăng, và đầu đội triều thiên mười hai ngôi sao.2 Bà có thai, đang kêu la đau đớn và quằn quại vì sắp sinh con.3 Lại có điềm khác xuất hiện trên trời: đó là một Con Mãng Xà, đỏ như lửa, có bảy đầu và mười sừng, trên bảy đầu đều có vương miện.4 Đuôi nó quét hết một phần ba các ngôi sao trên trời mà quăng xuống đất. Rồi Con Mãng Xà đứng chực sẵn trước mặt người Phụ Nữ sắp sinh con, để khi bà sinh xong là nó nuốt ngay con bà.5 Bà đã sinh được một người con, một người con trai, người con này sẽ dùng trượng sắt mà chăn dắt muôn dân. Con bà được đưa ngay lên Thiên Chúa, lên tận ngai của Người.6 Còn người Phụ Nữ thì trốn vào sa mạc; tại đó Thiên Chúa đã dọn sẵn cho bà một chỗ ở, để bà được nuôi dưỡng ở đó, trong vòng một ngàn hai trăm sáu mươi ngày.
3. 7 Bấy giờ, có giao chiến trên trời: thiên thần Mi-ca-en và các thiên thần của người giao chiến với Con Mãng Xà. Con Mãng Xà cùng các thiên thần của nó cũng giao chiến.8 Nhưng nó không đủ sức thắng được, và cả bọn không còn chỗ trên trời nữa.9 Con Mãng Xà bị tống ra, đó là Con Rắn xưa, mà người ta gọi là ma quỷ hay Xa-tan, tên chuyên mê hoặc toàn thể thiên hạ; nó bị tống xuống đất, và các thiên thần của nó cũng bị tống xuống với nó.10 Và tôi nghe có tiếng hô to trên trời:
“Thiên Chúa chúng ta thờ giờ đây ban ơn cứu độ, giờ đây biểu dương uy lực với vương quyền, và Đức Ki-tô của Người giờ đây cũng biểu dương quyền bính, vì kẻ tố cáo anh em của ta, ngày đêm tố cáo họ trước tòa Thiên Chúa, nay bị tống ra ngoài.
11 Họ đã thắng được nó nhờ máu Con Chiên và nhờ lời họ làm chứng về Đức Ki-tô: họ coi thường tính mạng, sẵn sàng chịu chết.
12 Nào thiên quốc cùng chư vị ở chốn thiên đình, hãy vì đó mà mừng vui hoan hỷ! Khốn cho đất và biển, vì ma quỷ đã xuống với các ngươi, nó giận điên lên vì biết rằng nó chỉ còn một ít thời gian.”
13 Khi Con Mãng Xà thấy mình đã bị tống xuống đất, nó liền đuổi bắt người Phụ Nữ đã sinh con trai.14 Bà được ban cho đôi cánh đại bàng, để bay vào sa mạc, vào nơi dành cho bà, tại đó bà được nuôi dưỡng một thời, hai thời và nửa thời, ở xa Con Rắn.15 Từ miệng, Con Rắn phun nước ra đằng sau bà như một dòng sông, để cuốn bà đi.16 Nhưng đất cứu giúp bà: đất há miệng ra uống cạn dòng sông từ miệng Con Mãng Xà phun ra.17 Con Mãng Xà nổi giận với người Phụ Nữ và đi giao chiến với những người còn lại trong dòng dõi bà, là những người tuân theo các điều răn của Thiên Chúa và giữ lời chứng của Đức Giê-su.
( Trích dẫn : Khải Huyền - Kh.12 : 1- 17 )
Năm Giáp Thìn 2024, Kính chúc Quí Vị an mạnh, thăng tiến trong sự nghiệp mở ‘ Hội Long Vân ‘ như :
‘ MÂY cuốn RỒNG bay ‘