Tình nguyện là gì và tại sao lại phải tình nguyện?

Tôi đã đồng ý trở thành thiện nguyện viên - và tôi đã nhận được nhiều hơn là những gì mà tôi đã cho đi.

LTS: Nguyệt san Công Giáo Catholic Digest trong số ra tháng 9/2005, có rất nhiều bài viết dưới chủ đề “Đó Là Giáo Xứ của Bạn - Hãy Chia Sẽ Tài Năng Của Bạn” (It’s Your Parish - Share Your Talents), nay xin được phép tóm lược lại những ý chính rất hay đáng để chúng ta cùng nhau suy xét, và đó cũng là cách giúp chúng ta hội nhập nhiều hơn nữa vào chính giáo xứ của chúng ta, cho dẫu môi trường có thế nào đi chăng nữa.

A. Mười Lý Do Hàng Đầu Giúp Các Bạn Yêu Thích Việc Thiện Nguyện (Top 10 Reasons to Love Volunteering)

Lý Do 1: Học được một điều gì đó mới mẽ - chẳng hạn như, biết được cách làm thế nào để thuyết phục một cậu bé 6 tuổi rằng Thiên Chúa không đồng ý với việc cậu nói chuyện hay trêu đùa bạn cùng lớp trong Thánh Lễ.

Lý Do 2: Thực hiện sự thay đổi - Nếu như bạn bực mình về cách thức mà công việc đang được tiến hành, thì đây sẽ là dịp để bạn có thể đạt được sự đồng tâm nhất trí trong việc đưa ra những giải pháp mới.

Lý Do 3: Gặp gỡ được nhiều bạn mới - hay ít ra, gặp gỡ được những người có cá tính vui vẽ, rất phù hợp cho cuốn tiểu thuyết mà bạn sắp sửa viết ra, chẳng hạn.

Lý Do 4: Tái khám phá ra một khía cạnh hai chiều - Những giáo dân trong giáo xứ có thể giúp đỡ bạn cũng nhiều như khi bạn giúp đỡ họ. Việc sẽ chia những tài năng sẳn có của bạn cho các thành viên khác trong giáo xứ, có thể sẽ mang đến niềm vui, để cùng nhau chia sẽ những trách nhiệm và thực hiện những điều mới mẽ, cả ở giáo xứ cũng như ở tại nhà (chẳng hạn như, bạn chỉ vẽ cho một thành viên trong giáo xứ cách thức chăm bón một khu vườn xanh tươi, để đổi lại, có thể người đó sẽ chỉ cho bạn học biết được một ngôn ngữ mới).

Lý Do 5: Tự hài lòng với chính bạn - Có thể là sau khi làm xong 50 ổ bánh mình sandwiches cho những đứa trẻ háu ăn trong giáo xứ, có thể là bạn sẽ rất mệt, nhưng bù lại, bạn có thể tự mãn nguyện vì mình đã có thể giúp đỡ được những người khác.

Lý Do 6: Có ích cho Sơ Yếu Lý Lịch của bạn - Việc thiện nguyện giúp đỡ giáo xứ của bạn, cũng là cách rất tốt để bạn có thể khám phá ra những ngành nghề mà bạn ưa thích. Và nếu việc thiện nguyện đó phù hợp với công việc mà bạn muốn xin vào tại công sở, thì đó cũng là cách để giúp bạn có thêm được nhiều kinh nghiệm hơn. Chẳng hạn như việc dạy kèm môn Toán cho các em học sinh trung học, kinh nghiệm thiện nguyện này sẽ làm cho Hồ Sơ Xin Việc của bạn rất có cơ may được tuyển dụng, khi bạn chính thức xin một việc giảng dạy nào đó.

Lý Do 7: Kinh nghiệm từ việc thiện nguyện sẽ giúp ích cho bạn trong đời sống thực tế - Việc dành thời gian cho giáo xứ, có thể giúp bạn tiết kiệm bớt đi thời gian ở nhà. Chẳng hạn như việc bạn đứng ra tổ chức một nhóm các bà mẹ trong giáo xứ để cùng nhau chia sẽ kinh nghiệm về các nhiệm vụ chăm sóc con trẻ, thì khi về nhà, bạn sẽ biết cách làm sao để chăm sóc cho con của mình, mà không cần phải mất nhiều thời gian.

Lý Do 8: Làm gương cho những người khác - Bất cứ khi nào chúng ta chăm sóc cho những ai ở chung quanh chúng ta, thì đó cũng là cách mà chúng ta khuyến khích những người khác làm điều tương tự.

Lý Do 9: Bắt đầu một cái gì đó nho nhỏ thôi - Nếu bạn không có nhiều thời gian, hay cảm thấy mắc cở khi phải liên quan đến một cái gì đó, thì bạn hãy bắt đầu bằng những dự án nho nhỏ thôi, chẳng hạn như bỏ thư vào các phong bì, hay nướng bánh để giúp giáo xứ gây quỹ.

Lý Do 10: Cảm nghiệm được đời sống cộng đồng - Bạn càng tham gia vào các hoạt động giáo xứ nhiều chừng nào, thì bạn càng cảm thấy được một Giáo Hội tổng thể, trong đó có các gia đình vững mạnh và biết chăm sóc cho nhau, thì đó là điều mà Chúa Kitô mong muốn.

B. Làm Thế Nào Để Có Thể Chiêu Mộ Những Thiện Nguyện Viên? (What Does Work in Recruiting Volunteers)

Bước 1: Hãy tiếp xúc trên bình diện cá nhân

Phương thức hiệu quả nhất để chiêu mộ các thiện nguyện viên chính là cách gặp gỡ từng người, tường người một. Bạn hãy cố nêu ra một loại tài năng cụ thể nào đó, rồi bắt đầu việc chiêu mộ các thỉnh nguyện viên. Những người có tài tổ chức, thì họ sẽ thích hợp cho loại công việc mang tính cộng đồng, hay một người nào đó có tính hài hước, thì người đó sẽ thích hợp cho một dự án mang tính cách xã hội. Bạn hãy giúp các thỉnh nguyện viên tự nhìn thấy hay tự tìm được ra tiếng nói của họ trong vai trò mà bạn cần.

Bước 2: Hãy biết cách tế nhị

Hãy sẳn sàng và biết chấp nhận, khi có ai đó trả lời: “Không” và đừng dùng áp lực để bắt buộc ai đó vào công tác thiện nguyện. Khi có một ai đó ngần ngại đảm nhận một công việc to tát hơn, thì có lẽ chắc người đó muốn tình nguyện vào một việc nào đó ít đòi hỏi hơn. Hay giúp người đó tìm ra một giải pháp khác chẳng hạn. Trong tất cả mọi trường hợp, dẫu có thế nào đi nữa, phải luôn nhớ cám ơn người đã xem xét đến việc trở thành một thiển nguyện viên.

Bước 3: Hãy biết cách sáng tạo

Các bản thông tin của giáo xứ trông có vẽ rất khô khan và những thông điệp trong đó chẳng hề mang tính hấp dẫn hay khích lệ gì cả. Các bản thông báo và những tài liệu khuyến mãi cần phải được tổ chức lại. nếu như, bạn không biết cách nào, để làm cho nó gây sự chú ý đến cho các thành viên trong giáo xứ, thì hãy mời các thỉnh nguyện viên, những người có khả năng về tiếp thị, về hội họa, vân vân, để họ giúp cách trình bày sao cho tinh tế và sáng tạo.

Bước 4: Hãy thành thật

Phải biết cách thành thật với mọi người và đừng hứa với họ những gì mà bạn không thể thực hiện, chẳng hạn như hoàn thành một dự án nào đó trong một khoảng thời gian cực ngắn xa vời với thực tế. Những thiển nguyện viên cần có đủ thông tin để họ có thể đưa ra những quyết định khôn ngoan. Thành thật trước với họ, sẽ có ích lợi hơn cho bạn sau này, vì lẽ, bạn sẽ không phải tìm kiếm một thiển nguyện viên khác khi những thiển nguyện viên đầu bỏ cuộc.

Bước 5: Phải chính xác

Mọi người sẳn sàng xem xét đến một việc thiển nguyện nào đó nếu như họ hiểu biết rõ việc đó đòi hỏi những điều gì, mất khoảng bao lâu, và làm vì mục đích gì.

C. Những Cách Nên Tránh Khi Chiêu Mộ Những Thiện Nguyện Viên? (What Does Not Work….)

Cách 1: Đừng nài nĩ

Tỏ vẽ thống thiết, cảm động hay lâm ly thường không phải là cách tốt và hiệu quả trong việc chiêu mộ những thiển nguyện viên.

Cách 2: Đừng làm cho họ có mặc cảm tội lỗi

Chẳng hạn như việc bạn nói với họ rằng: “Nếu bạn yêu mến Chúa Giêsu và Mẹ Maria, thì bạn phải ký vào để giúp đỡ chúng tôi…..” Cho dẫu chúng ta có chủ ý bày tỏ về điều này hay không, thì những thông điệp tội lỗi như thế sẽ nhanh chóng được đón nhận như bị áp buộc, thì khi đó, nếu họ đồng ý làm việc thiển nguyện, thì họ chỉ làm việc bằng sự miễn cưỡng mà thôi, chứ không phải vì sự thích thú hay khích lệ của riêng họ.

Cách 3: Đừng hăm dọa (blackmail)

Một số những người chiêu mộ thỉnh nguyện viên đòi hỏi những chương trình của họ đề ra cần phải có sự tình nguyện, chẳng hạn như, các bậc làm cha mẹ phải bỏ ra ít nhất là vài tiếng đồng hồ, thì con họ mới có thể tham gia vào sinh hoạt của giới trẻ trong giáo xứ, thì đó là cách cần phải nên tránh.

Cách 4: Tôi sắp thông báo ra điều này chỉ một lần duy nhất mà thôi

Vì lối sống bận rộn và lưu động của xã hội chúng ta, cũng đồng nghĩa với việc phải mất ít nhất là 3 hoặc 4 buổi cuối tuần để toàn thể cộng đoàn giáo xứ mới có thể lắng nghe được bản thông báo. Do đó, cần phải biết uyển chuyển trong cách tiếp cận, vì các chuyên gia về tiếp thị cho rằng, mọi người cần phải nghe hoặc nhìn thấy một điều gì đó khoảng 6 lần trước khi họ thật sự muốn nhúng tay tham gia vào.

Cách 5: Đừng đe dọa (threat)

Nếu chiêu mộ các thỉnh nguyện viên bằng cách này, thì tác dụng có thể phản ngược chiều.

D. Đừng Quên Dõi Theo Với Họ (Don’t Forget to Follow-Up)

Bước 1: Hãy xác nhận với họ

Tôi muốn tình nguyện giúp đỡ, nhưng chẳng có ai liên lạc với tôi cả.” Câu này trông có vẽ rất quen thuộc phải không? Nếu chúng ta thiếu việc theo dõi với những thiển nguyện viên tiềm năng từ khi họ đặt bút viết tên của họ xuống giấy, thì dần dần, họ sẽ mất đi hứng thú để làm những việc thiển nguyện. Cách tế nhị, chuyên nghiệp và lịch sự chính là gởi cho họ một tấm thiệp nhỏ cám ơn họ, để khi cần, bạn có thể mời gọi họ trở lại.

Bước 2: Hãy trò chuyện

Cho dẫu đó có phải là cuộc phỏng vấn đầu hay không, điều quan trọng là việc tiếp tục đối thoại với người thiện nguyện để tìm xem người đó chính xác là loại người nào? Đâu là những sở thích, tài năng hay kỹ năng của người đó? Người đó có thể tình nguyện trong mấy tiếng đồng hồ, và liệu người đó có hiểu rõ việc mà mình sẽ tình nguyện làm không? Tôi cần phải nói với người đó về điều gì có liên quan đến chương trình, hội đồng, hay giáo xứ? Người đó muốn được tiếp xúc bằng cách nào, nếu như có một vài thay đổi vào giờ chót? Người đó có thể tiếp xúc với tôi bằng cách nào nếu như người đó có thắc mắc hay câu hỏi nào đó?

Bước 3: Thông tin

Thật là khó chịu khi phải đề tên vào giấy để tình nguyện, rồi thì chẳng biết thêm bất kỳ thông tin gì cả. Thông thường những thiển nguyện viên cần phải biết: cuộc họp sắp tới vào khi nào, và những ngày khác của dự án; địa điểm gặp gỡ tại đâu, vào lúc nào, và cách thức nhận thêm thông tin; tên và số điện thoại của người đứng đầu dự án, vân vân.

E. Làm Cách Nào Để Giữ Những Thiện Nguyện Viên (How To Keep Volunteers)

Cách 1: Các thiển nguyện viên không thấy được giá trị trong công việc họ tình nguyện làm

Việc quản lý yếu kém các thiển nguyện viên, thiếu tổ chức, thiếu sự phối hợp và rời rạc, thì đó là cách khó mà có thể giữ họ. Phải biết cách chỉ vẽ, và giải thích cho họ những gì họ cần làm. Cần phải trở thành những chiếc cầu nối, giữa những người củ lẫn những người mới, để những người mới không cảm thấy lạc long, trong một tập thể gồm những người lạ.

Cách 2: Những thiển nguyện viên không cảm thấy họ được thách đố nhiều cho lắm

Phải tìm một công việc nào đó thách đố tính sáng tạo, hay các kỷ năng của họ, để họ cảm thấy thích thú vào những việc tình nguyện mà họ làm.

Cách 3: Những thiển nguyện viên chưa được chuẩn bị kỹ càng cho lắm

Có những loại công việc, mà các thỉnh nguyện viên không biết cách phải làm như thế nào. Việc đưa cho họ một cuốn sách hướng dẫn về cách thức làm việc không thôi vẫn chưa đủ. Cần phải có một người nào đó thành thạo và biết cách dùng về một loại dụng cụ nào đó, để người đó có thể hướng dẫn lại cho các thiện nguyên viên khác.

Cách 4: Những thiển nguyện viên không hề nhận được lời nhận xét phản hồi

Việc các thiển nguyện viên đồng ý gia nhập vào hội đồng mục vụ giáo xứ, và sau nhiều cuộc họp, họ quyết định rút ra khỏi hội đồng, vì lẽ, ông cha sở rất ít khi quan tâm hay đưa ý kiến, khiến họ không biết hội đồng đang đi đúng hướng hay trệch hướng. Việc đưa ra những lời phản hồi hay nhận xét, cũng là cách giúp các thiển nguyện viên đánh giá được giá trị về sự cam kết của họ.

Cách 5: Việc các thỉnh nguyện viên cảm thấy họ bị bõ ngang, mất phương hướng

Vào ngày giờ đó, người chỉ huy dự án, chỉ xuất hiện có một lúc, rồi biến mất đi. Khi cần phương hướng hay dụng cụ, các thỉnh nguyện viên không biết phải tìm hay kiếm từ nơi nào, chẳng hạn. Thì việc đó, sẽ khiến họ không sẳn lòng tình nguyện vào bất kỳ hoạt động nào trong tương lai của giáo xứ.