Món quà của Sự Sống, Món quà của Tình Yêu

LTS: Nguyên bản tiếng Anh của bài viết có nhan đề: “Gift of Life, Gift of Love” do Mẹ Bề Trên Agnes Mary Donovan, S.V. viết ra, và được đăng trong tạp chí Columbia của Hội Hiệp Sĩ Knights (Knights of Columbus) số ra tháng 03/2006. Quý Vị có thể theo dõi qua trang web: www.kofc.org

Những ngữ từ mạnh mẽ nhất trong Kinh Tin Kính của Giáo Hội chính là những từ ngữ được vọng ra trước hết: “Tôi tin kính Đức Chúa Trời là Cha phép tắc vô cùng dựng nên trời đất.”

Với những ngữ từ này, chúng ta nhìn nhận rằng Thiên Chúa chính là nguồn của vũ trụ và của tất cả mọi sự sống. Việc tuyên xưng và tin vào nền tảng sự thật này của đức tin chính là bước đầu tiên để đi vào mầu nhiệm của Thiên Chúa.

Đức Hồng Y John Henry Newman nói về kinh nghiệm thuần phục của chúng ta trước hết là qua đức tin vào Thiên Chúa: “…nếu tôi dùng đến lý trí để tìm hiểu các mầu nhiệm. thì cho dẫu là mầu nhiệm đó có nông hay sâu, thì cũng chẳng là vấn đề chi cả… vì lẽ, một khi tâm trí đã biết quyện hòa, thấm nhuần, thì đó phải là sự tin tưởng vào một Quyền Năng tối ưu, vượt lên trên hết, và khi hiểu được rằng, tâm trí tự nó chẳng phải là thước đo cho tất cả mọi sự trên Thiên Đàng và trần thế, thì tâm trí đó chẳng phải gặp nhiều khó khăn cho lắm để tiến thêm nữa … và một khi nó đã tin vào Thiên Chúa, thì trở ngại lớn nhất của đức tin sẽ được xóa bỏ đi, để nhường lại cho một đời sống tâm linh độc lập, kiên vững.

Khi một người thật sự biết nhìn nhận đến Đấng Tạo Hóa của mình, bằng cặp mắt của tâm hồn và ơn huệ do bởi quyền uy của Thiên Chúa, thì người đó nắm bắt được điều gì đã xảy đến cho chính mình, vốn không thể nào xảy ra lần thứ hai; lúc đó, anh/chị ta mới chịu bẻ cong cái cổ cứng rắn để có thể vượt qua chính mình.

Nếu người đó tin rằng không có sự khởi đầu từ Thiên Chúa, thế thì tại sao lại không tin rằng Ngài tuy Ba Ngôi, nhưng lại chỉ là Một? Nếu người đó làm chủ vũ trụ do chính Thiên Chúa dựng nên,… thì tại sao lại phải nghi ngờ đến Quyền Năn của Ngài để có thể biến chất liệu của bánh trở thành chính Mình của Con Một Ngài?”

Rõ ràng là có sự liên kết giữa đức tin của chúng ta qua sự hiện diện của Thiên Chúa trong Phép Thánh Thể và qua niềm tin của chúng ta vào tính thánh thiên của mỗi mạng sống con người. Giờ đây chúng ta cùng nhau xem những mầu nhiệm này được liên kết với nhau như thế nào.

Dấu Vết của Thiên Chúa Qua Lịch Sử (A Trace of God’s History)

Trước khi con được đặt trong bụng mẹ, thì Ta đã biết con,” như lời Chúa nói với vị tiên tri ngần ngại là Jeremiah. Thật vậy, Thiên Chúa đã giữ riêng cho Ngài việc tạo dựng nên mỗi mạng sống con người, theo đúng với hình ảnh của Ngài, để được phát triển trong ơn nghĩa cũng giống hệt như Ngài.

Mạng sống con người chính là món quà tặng mà Thiên Chúa đã trao gởi lại cho con người. Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị trong Evangelium Vitae (Phúc Âm của Sự Sống), liên quan đến thế giới đã được tạo dựng ra, và đặc biệt là mạng sống của con người, Ngài đã nói với tất cả chúng ta rằng: “Con người không phải là chủ tể tối cao và cũng chẳng phải là người phán xét cuối cùng, mà con người, chính là sứ giả cho công trình của Thiên Chúa về sự sống và sự tạo dựng, thì đó mới chính là sự vĩ đại không thể so sánh được của con người.” (52)

C.S. Lewis cũng đã từng hỏi: “Bạn có phải là tên chủ đất hay là kẻ tá điền về sự hiện diện của bạn không?” Theo sự thật, quả là chúng ta khiêm tốn dường bao! Chúng ta không thể nào tự tạo ra chúng ta được hay đem con cái của chúng ta ra hiện diện nơi trần thế này được, vì chưng, đó chính là sự quan phòng của Thiên Chúa. Qua tính hào hiệp và lượng đại (magnanimity) cao cả của Ngài, Thiên Chúa đã giao phó cho mỗi người trong chúng ta về mạng sống của chúng ta và mạng sống của tất cả những ai mà chúng ta yêu thương. Những mạng sống này được hoàn thiện đầy đủ (replete) với tất cả mọi khả năng và tiềm năng.

Kinh Thánh nói với chúng ta rằng Thiên Chúa đã tạo dựng ra thế giới này và tất cả những gì thuộc về thế giới này. Thiên Chúa cũng chính là tác nhân cho tất cả mọi sự tạo dựng nơi thế trần này. Xét về mặt tương đối mà nói, việc tạo dựng nên mỗi một con người thì hoàn toàn tùy thuộc vào hành động sáng tạo theo mục đích của Thiên Chúa. Bạn và tôi, chúng ta cùng hiện diện nơi trần thế này chính là vì Thiên Chúa yêu thương và định cho chúng ta như vậy. Nhân phẩm của mỗi một mạng sống con người xuất phát từ sự thật chính là: sự sống được bắt nguồn từ Thiên Chúa, và rằng mỗi một người được định tiền để sống với Ngài luôn mãi.

Như Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo nhắc nhở chúng ta rằng: “Mạng sống con người rất là thánh thiên, rất là thiêng liêng vì khởi nguồn của nó chính là hành động sáng tạo của Thiên Chúa và mạng sống đó cứ như thế mãi trong một mối quan hệ rất đặc biệt với Đấng Tạo Dựng, Đấng duy nhất cũng là cùng đích.” (Số 2258).

Cha-mẹ của chúng ta đã hiệp tác trong sự phối hợp diệu kỳ nhất (marvelous) giữa Thiên Chúa và con người. Từ cha mẹ trần thế, chúng ta được cung cấp một thể lý trong khi đó Thiên Chúa cứ mãi liên tục hành động sáng tạo của Ngài để thổi vào trong chúng ta một linh hồn mang tính con người, để ghi dấu việc bắt đầu hiện diện của chúng ta. Ngoài việc chúng ta được Chúa Kitô cứu rỗi qua sự khổ nạn, cái chết và sự phục sinh của Người, thì việc tạo dựng nên người nam và người nữ chính là một cách diễn tả độc nhất và tối ưu nhất về tình yêu thương của Thiên Chúa cho nhân loại.

Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo dạy cho chúng ta biết rằng: “Con người trần thế, được tạo dựng đúng với hình ảnh của Thiên Chúa, cùng một lúc vừa hữu hình (corporeal) và vô hình, và rằng, tính hữu hình và vô hình đó, nơi con người, không phải là hai bản tính riêng lẽ, mà là một sự hiệp kết với nhau để tạo ra một bản thể duy nhất. Mỗi một linh hồn tâm linh được Thiên Chúa tạo dựng ngay tức thời - chứ nó không phải do cha-mẹ tạo ra, và do đó, nó mang tính bất tử.” (Số 365 và 366).

Mạng sống của con người là bất diệt. Chúng ta chính là sự bất tử! Và cuộc sống của chúng ta phải được sống sao cho trọn vẹn, dư đầy để nó chuẩn bị chúng ta cho một đời sống bất diệt về sau. Chúng ta được tạo dựng ra là để bất tử, bất diệt ngàn đời.

Lại một lần nữa, C.S. Lewis gói gém được một điều gì đó rất hay và rất đẹp về sự thật có liên quan đến vinh quang của con người trong bài luận của Ông ta, có nhan đề “Sức Nặng của Vinh Quang” (The Weight of the Glory).

Ông viết như sau: “Sức nặng, hay gánh nặng về sự vinh quang của người hàng xóm của tôi sẽ nằm trên lưng tôi, một sức nặng quá đổi để chỉ có sự khiêm tốn (humility), nhún nhường mới có thể gánh lấy, và lưng của những kẻ tự hào sẽ bị bẻ gãy. Đó là điều nghiêm trọng để sống trong một xã hội…. mà người chậm hiểu và nhàm chán nhất để bạn có thể nói chuyện với, vào một ngày nào đó, lại chính là một tạo vật mà, nếu bây giờ bạn đã nhìn thấy, thì bạn sẽ nhanh chóng bái phục, còn bằng không đó là một sự khiếp sợ và một sự thối mục như là bây giờ bạn gặp thì tất cả chỉ là trong cơn ác mộng mà thôi.

Ngày qua ngày, xét về mức độ nào đó, chúng ta giúp đỡ nhau, để có thể đến một trong những đích điểm đó. Chính là qua ánh sáng của mọi khả năng ngập tràn này, chính sự sợ hãi (awe) và thận trọng (circumspection) qua mọi khả năng ngập tràn đó, chúng ta nên đối xử với nhau - tất cả đều trong tình bằng hữu, tình yêu, sự đùa vui và chính trị. Không có người nào là bình thường cả. Bạn chưa bao giờ nói chuyện với một người chết nào cả. Các quốc gia, các nền văn hóa, các nền nghệ thuật và các nền văn minh - thì đó chính là những cái chết, và cuộc sống của chúng chính là của chúng ta như là cuộc sống của một con ruồi nhỏ (gnat). Nhưng nó là những sự bất tử về những gì mà chúng ta đùa cợt với, làm việc với, kết hôn, hắt hủi (snub) và bóc lột (exploit) - những hãi hùng bất tử hay những hào quang bất diệt…. Bên cạnh chính Phép Thánh Thể, người hàng xóm của bạn chính là đối tượng thánh thiện nhất được phơi bày và trình diện ra cho bạn. Nếu Ngài là người láng giềng Kitô Giáo của bạn, thì cho dẫu là cách nào đi chăng nữa, Ngài cũng đều thánh thiện, vì lẽ, trong người hàng xóm đó cũng chính là Chúa Kitô - Đấng vinh quang và được vinh quang, Đấng Tự Ngài chính là Sự Vinh Hiển - đang thật sự ẩn hiện.”

Cuộc Viếng Thăm Mẹ Terêsa (A Visit With Mother Teresa)

Ba tháng trước khi Chúa Kitô gọi mẹ về chính ngôi nhà của Ngài, vào ngày Lễ Đức Bà Đi Viếng của năm 1997, Đức Hồng Y John O’Connor gọi và nói với tôi rằng Mẹ Têrêsa muốn các nữ tu Dòng Sự Sống (Sisters of Life) đến thăm mẹ.

Tôi gọi cho nhà chính của Dòng Thừa Sai Bác Ái tại thành phố Bronx, và nói với chị nữ tu cầm điện thoại rằng: “Đức Hồng Y O’Connor bảo con gọi là chúng ta thích đến thăm Mẹ Têrêsa.”

Vị nữ tu cầm điện thoại đáp: “Vâng, vâng! Thế thì đến nhanh đi!”

Khi chúng tôi đến, chúng tôi được đưa đến phòng của Mẹ Têrêsa. Lúc đó Mẹ Têrêsa còn trong tình trạng rất yếu, thế nhưng khi gặp chúng tôi, Mẹ tuôn ra lời chào sau: “Con đã đợi chờ rất lâu để nhìn thấy được các Sơ.”

Chúng tôi đến thật đông, chật cứng trong căn phòng nhỏ nhắn của Mẹ Têrêsa. Mẹ ngồi trên giường, một hình ảnh của sự khiêm tốn và yêu thương. Mắt của Mẹ lướt qua lại nhịp nhàng. Trái tim của chúng tôi như muốn bay vút lên (soar). Mẹ nắm tay lại với rất nhiều Mề Đay Phép Lạ (Miraculous Medals) rồi hôn lên, và trao cho mỗi Nữ Tu của Dòng Sự Sống đang cùng hiện diện với tôi.

Chúng tôi cùng nhau hát bài. Mẹ hỏi chúng tôi những câu hỏi có liên quan đến cộng đoàn tu trì của chúng tôi. Lúc đó, Mẹ rất vui và hài hước, và chúng tôi muốn sờ và được Mẹ chúc phúc.

Mẹ nói: “Con đã đợi chờ từ lâu rồi để nhình thấy các Nữ Tu,” câu nói đó vang vọng lên những ngôn từ của Chúa Kitô dành cho các môn đệ của Ngài: “Thầy đã mong đợi từ lâu để cùng dùng bữa với các con.”

Khi Chúa Giêsu chuẩn bị giả từ, Ngài trao cho chúng ta món quà của Ngài chính là Phép Thánh Thể.

Qua sự hiện diện của Ngài nơi Phép Thánh Thể, Ngài vẫn còn huyền nhiệm ngự giữa thời đại của chúng ta như là Người yêu thương và dâng trọn chính mình Ngài cho tất cả chúng ta. Ngài vẫn còn hiện diện qua những dấu hiệu hiện thể và truyền thông bằng chính tình yêu này. Thông qua món quà của Phép Thánh Thể, Chúa Kitô hoàn tất lời hứa mà Ngài đã nói với chúng ta, “Ta sẽ ở cùng các con, mọi ngày cho đến tận thế.”

Suy niệm về mầu nhiệm của Phép Thánh Thể, Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI vừa mới đây đã nói rằng: “Trong mầu nhiệm này, tình yêu của Chúa Kitô đã trở thành một thứ tình yêu vĩnh viễn giữa chúng ta. Chính tại đây, lại một lần nữa và lại một lần nữa, Ngài đã hiến dâng chính Ngài. Chính tại đây, lại một lần nữa và lại một lần nữa, trái tim Ngài bị đâm thấu, chính tại đây Ngài trọn giữ lời thề, mà chính từ cây Thập Giá, tất cả mọi sự đều quy hướng về Ngài cả thảy.

Trong Phép Thánh Thể, chính chúng ta học biết được tình yêu thương của Chúa Kitô. Chính nhờ vào trung tâm điểm và trái tim này, chính nhờ vào Phép Thánh Thể này, mà các vị Thánh đã sống, để mang lại cho thế giới tình yêu thương của Thiên Chúa qua những cách và những dạng hoàn toàn mới mẽ. Chính nhờ vào Phép Thánh Thể, Giáo Hội luôn lúc nào cũng được tái sinh! Giáo Hội chẳng là gì nếu như không phải là một cộng đồng thánh thể-mà trong đó tất cả chúng ta, đều lãnh nhận cùng Thiên Chúa, để cùng nhau nên một thân thể, và bao trùm trọn cả thế giới.”

Chương Trình Hành Động Phò Sự Sống (A Pro-Life Action Plan)

Các Nữ Tu của Dòng Diễn Hành Đòi Bảo Vệ Sự Sống
Vậy chúng ta có thể làm gì để tự nhắc nhở chúng ta về sự tàn ác, dã man (enormity), đang in dấu trong trái tim của chúng ta, mà hiện thực của nó lại là một Món Quà của Sự Sống?

Chúng ta hãy cầu xin rằng sự tôn trọng về món quà thiêng liêng đó cần phải được khuấy động lên trong trái tim của chúng ta. Cần phải biến nó thành một dấu hiệu biển hiện sự kính trọng rõ ràng trước khi chúng ta lãnh nhận Mình Thánh Chúa.

Theo sức hút, Chúa Kitô đã đặt trái tim của chúng ta, vào trong sự hiện diện của Ngài. Hãy biến việc chầu / sùng kính Phép Thánh Thể như là một phần trong đời sống của chúng ta, và hãy chia sẽ cho các con cái của chúng ta về điều đó.

Gọi mời Chúa Kitô để Ngài chính là trung tâm điểm cho cuộc sống của chúng ta. Hãy đến với Ngài với bao nặng gánh để chúng ta có thể sống đúng với lời kêu gọi về tình yêu qua hôn nhân, và qua cuộc sống gia đình một cách sâu sắc hơn.

Chứng kiến sự hiện diện của Chúa Kitô qua từng mạng sống con người - bằng chính những ngữ từ, những hành động của riêng chúng ta, và qua những quyết định mà chúng ta đưa ra có liên quan đến tình yêu.

Hãy nguyện cầu cùng với Mẹ Maria, để thông qua sự chuyển cầu quyền uy của Mẹ, quốc gia của chúng ta, và thế giới của chúng ta sẽ được tái sinh trở lại trong một nền Văn Hóa Sự Sống và tình yêu thương.

Nền Tảng Cuộc Sống (A Foundation for Life)

Sự thất bại của rất nhiều thành viên trong gia đình và bè bạn của chúng ta trong việc nhìn nhận và biết trân quý đến sự hiện diện của Chúa Kitô trong Phép Thánh Thể, cũng được gắn kết với sự thất bại của chúng ta như là những con người, qua việc biết nhìn nhận ra tính bất khả xâm phạm (inviolable) có liên quan đến nhân phẩm của con người. Cũng cùng một đức tin đó, cho phép chúng ta nhìn thấy được thân thể, dòng máu, tâm hồn và bản thể của Thiên Chúa, là Đức Giêsu Kitô, được ẩn trong sự hòa hợp với những cặp mắt của con tim chúng ta để nhìn thấy qua đứa trẻ chưa được sinh ra, qua người già yếu tiều tụy, qua những người tật bệnh, yếu đau cùng cực, chính là hình ảnh và chân dung (likeness) của chính Thiên Chúa.

Đã gần hơn 25 năm qua, Charles Rice của Phân Khoa Luật của trường Đại Học Notre Dame đã viết rằng: sứ vụ của phong trào phò sự sống, xét về mặt cốt lõi, chính là việc “hoán cãi lại quốc gia này vào đức tin của Thiên Chúa.”

Việc thiếu một cái nhìn và viễn ảnh về đức tin chính là hệ quả của viết giết chết đi hàng trăm triệu mạng sống của các trẻ thơ chưa chào đời, qua những thứ luật lệ của đời thường để cho phép hủy diệt đi phôi thai nhằm phục vụ cho việc nghiên cứu khoa học, trong việc trợ giúp người khác chết đi một cách êm ái, và trong việc trợ giúp người khác tự tử, thì tất cả những sự hành hung, bạo động này đều nhắm vào tính nhân phẩm và sự thiêng liêng của mạng sống con người.

Giờ đây thật rõ ràng cho tất cả mọi người rằng chẳng có gì khác hơn ngoài đức tin, vì suy cho cùng, đức tin chính là nền tảng duy nhất để dựng xây lên một nền Văn Hóa Sự Sống. Và đối với những ai được chúc phúc với đức tin Công Giáo, thì nền tảng đó chính là Phép Thánh Thể.

Mẹ Agnes Mary Donovan chính là Mẹ Bề Trên của Dòng Các Nữ Tu Sự Sống (Sisters of Life). Bài luận này được viết ra dựa trên buổi nói chuyện về Phép Thánh Thể mà Mẹ đã chia sẽ vào ngày 4 tháng 8 năm 2005 vừa qua, tại Đại Hội Thánh Thể của Hội Hiệp Sĩ Knight of Columbus tại Chicago.