Chúa nhật Hiển Linh, Năm C – (Is 60, 1-6; Ep 3, 2-3a5.6; Mt 2, 1-12)
Từ ngàn xưa, Do Thái đã được Thiên Chúa yêu thương, tuyển chọn làm dân riêng của Ngài. Do Thái như là trưởng tử trong gia đình của Thiên Chúa. Do Thái được yêu thương, được nâng niu, được chiều chuộng một cách hết sức đặc biệt. Trong ý định ngàn xưa, Thiên Chúa muốn Do Thái được vẻ vang, được vinh quang. Vinh quang dành cho dân riêng - dân được chọn ấy – hôm nay được nhắc nơi ngôn sứ Iasia:
Đứng lên, bừng sáng lên! Vì ánh sáng của ngươi đến rồi.
Vinh quang của Đức Chúa như bình minh chiếu toả trên ngươi.
Kìa bóng tối bao trùm mặt đất, và mây mù phủ lấp chư dân;
còn trên ngươi Đức Chúa như bình minh chiếu toả,
vinh quang Người xuất hiện trên ngươi.
Chư dân sẽ đi về phía ánh sáng của ngươi,
vua chúa hướng về ánh bình minh của ngươi mà tiến bước.
Đưa mắt nhìn tứ phía mà xem,
tất cả đều tập hợp, kéo đến với ngươi:
con trai ngươi từ phương xa tới,
con gái ngươi được ẵm bên hông.
Trước cảnh đó, mặt mày ngươi rạng rỡ,
lòng ngươi rạo rực, vui như mở cờ,
vì nguồn giàu sang sẽ đổ về từ biển cả,
của cải muôn dân nước sẽ tràn đến với ngươi.
Lạc đà từng đàn che rợp đất, lạc đà Ma-đi-an và Ê-pha:
tất cả những người từ Sơ-va kéo đến,
đều mang theo vàng với trầm hương,
và loan truyền lời ca tụng Đức Chúa. (Is 60, 1-60)
Thế nhưng, vì bội nghĩa vong ân, nhiều lần nhiều lúc Thiên Chúa đã oán phạt dân riêng mà Ngài đã chọn. Phạt thì phạt, giận thì giận nhưng Thiên Chúa không đành cắt đứt nghĩa tình của Ngài. Và rồi, bằng nhiều hình thức, nhiều cách, Thiên Chúa đã tỏ lộ tình yêu ấy.
Trong cuộc sống thường nhật, cái gì mà lộ ra trước mắt người ta mà người ta không mất công để tìm kiếm thì những thứ ấy dường như không có giá trị và người ta cũng không trân trọng. Với những gì mà người ta cất công tìm kiếm, khi có được thì thái độ, tâm tình của họ khác hẳn. Họ sẽ hết sức vui mừng, mất ăn mất ngủ với những gì mà họ có được sau những ngày dài vất vả.
Đơn giản nhất là sau khi miệt mài lao động, sau khi miệt mài vất vả thì người thợ lặn mới có thể tìm ra được viên ngọc quý. Ngọc quý nằm sâu tít dưới đáy biển chứ không nằm lộ thiên để người ta nhặt về làm của riêng cho mình.
Thiên Chúa cũng vậy, Thiên Chúa có đó, Thiên Chúa đã mạc khải về Ngài nhưng chỉ những ai thành tâm tìm kiếm mới được gặp Ngài.
Có những lúc Thiên Chúa xuất hiện chỗ này hoặc chỗ khác, có những lúc Thiên Chúa ẩn mình. Có những lúc Thiên Chúa nói trực tiếp, có những lúc Thiên Chúa nói gián tiếp. Có những lúc người ta cảm giác như Thiên Chúa đi đâu đâu rồi nhưng thực sự Thiên Chúa vẫn có đó trong thế gian này.
Việc Con Thiên Chúa cất tiếng khóc chào đời để cứu độ nhân loại cũng vậy, đâu phải một ngày một bữa mà Giêsu xuống thế gian. Một chặng đường dài của lịch sử, Con Một Thiên Chúa đã được tiên báo qua miệng của các ngôn sứ, qua những người trung gian của Thiên Chúa.
Trở về với cái bối cảnh Bêlem ngày nào, chúng ta sẽ thấy rõ chuyện này.
Đấng Mêsia được loan báo trong Cựu Ước. Sự xuất hiện của Đấng Mêsia đã làm đảo lộn cả thế giới và rồi mỗi người một cách nghĩ, mỗi người một cách kiếm tìm. Chỉ biết là Mêsia đến nhưng không biết đến ngày nào và đến ở nơi đâu. Các ngôn sứ hình như có nói về cái mảnh đất nhỏ bé Bêlem nhưng mấy người chịu tin vì Bêlem là cái chi chi để mà Mêsia đến.
Bêlem ngày nào đó cách đây hơn hai ngàn năm được cái vinh hạnh là đón Đấng Cứu Thế trần gian cất tiếng khóc chào đời. Phải nói rằng Bêlem chẳng là gì cả so với những vùng đất tên tuổi. Bêlem nhỏ bé đến độ chẳng ai thèm để ý đến, thèm ngó ngàng đến ấy vậy mà lần này Bêlem được nổi tiếng.
Cũng để thoả mãn trí tò mò, để an tâm hơn với cái lời đồn đại vua dân Do Thái sẽ xuất hiện thì vua dân Do Thái hỏi các thượng tế và kinh sư. Tưởng các thượng tế và kinh sư không biết chuyện này nhưng các thượng tế và kinh sư trả lời một cách mau mắn câu hỏi của nhà vua về chuyện Đấng Cứu Độ trần gian cất tiếng khóc chào đời: "Tại Bê-lem, miền Giu-đê, vì trong sách ngôn sứ, có chép rằng: "Phần ngươi, hỡi Bê-lem, miền đất Giu-đa, ngươi đâu phải là thành nhỏ nhất của Giu-đa, vì ngươi là nơi vị lãnh tụ chăn dắt Ít-ra-en dân Ta sẽ ra đời." Trả lời quá nhanh với câu hỏi hóc búa ! Cũng đúng thôi vì những kinh sư và thượng tế là những người nghiên cứu rất kỹ về Đấng Mêsia và ngong ngóng Đấng Mêsia ngự đến.
Vốn dĩ kém lòng tin cộng với sự lo lắng về ngai vàng của mình Hêrôđê bí mật mời các nhà chiêm tinh đến hỏi cho ăn chắc. Ông không thể tin được Mêsia đến ngay cái thời của ông và sợ nhất là vua dân Do Thái chào đời ấy sẽ làm cho ông mất ngai thế là ông làm ra cái vẻ tốt bụng, ông đã mời các nhà chiêm tinh đến để hỏi và còn làm bộ làm tịch nếu như gặp “Người” thì chỉ cho vua biết để vua “bái lạy”.
Sau khi rời khỏi dinh thự Hêrôđê thì ánh chỉ đường cho những nhà chiêm tinh lại xuất hiện để chỉ đường cho các ông. Nhờ ánh sao soi đường các ông đã đến được nơi cần đến. Các ông đã gặp Hài Nhi và thân mẫu của Hài Nhi. Kèm theo lời chào, lời thăm hỏi đó là lễ vật dâng lên Hài Nhi.
Một lần nữa, các nhà chiêm tinh được báo cho biết con đường để đi về sau khi gặp Hài Nhi. Các nhà chiêm tinh phải đi về bằng con đường khác chứ không được đi về bằng cái con đường cũ mà các ông đã đi.
Các nhà chiêm tinh, Thánh Kinh không nhắc đến là người nào, dân tộc nào nhưng có lẽ họ là dân ngoại. Họ không theo tôn giáo nhưng họ say mê nghiên cứu vũ trụ, họ nghiên cứu về cuộc đời. Căn cứ vào những gì được báo mộng, căn cứ vào những diễn tiến trong cuộc đời và họ đi tìm Đấng Cứu Độ trần gian. Khởi đầu chắc có lẽ cũng do tò mò, do muốn tìm hiểu sự thật xem có đúng với những gì được tiên báo không nhưng mọi việc diễn ra trước mắt của các ông không có gì có thể chối cãi được. Hài Nhi Giêsu và Mẹ Ngài sờ sờ bằng xương bằng thịt hẳn hoi. Thấy vậy và ắt hẳn các ông đã tin.
Mầu nhiệm Đức Giêsu Kitô Con Thiên Chúa Các nay không còn ở trong sách vở, ở trong lý thuyết, ở trong những điều tiên báo nữa mà là sự thật. Sự thật về Ngôi Hai đã được mạc khải nhờ Tin Mừng. Sự thật ấy, việc mạc khải ấy đòi hỏi sự cộng tác, sự tìm tòi của con người. Phần Thiên Chúa, Thiên Chúa từ ngàn xưa đã có và hiện tại cũng đang có. Phần con người, con người phải mất công đi tìm để đáp lại tiếng của Ngài.
Thánh Phaolô trong thư của Ngài gửi cho giáo đoàn Êphêsô mới nhắc nhớ chúng ta điều ấy: “Anh em đã được nghe biết về kế hoạch ân sủng mà Thiên Chúa đã uỷ thác cho tôi, liên quan đến anh em. Người đã mặc khải để tôi được biết mầu nhiệm Đức Ki-tô như tôi vừa trình bày vắn tắt trên đây. Anh em đọc thì có thể thấy rõ tôi am hiểu mầu nhiệm Đức Ki-tô thế nào. Mầu nhiệm này, Thiên Chúa đã không cho những người thuộc các thế hệ trước được biết, nhưng nay Người đã dùng Thần Khí mà mặc khải cho các thánh Tông Đồ và ngôn sứ của Người. Mầu nhiệm đó là: trong Đức Ki-tô Giê-su và nhờ Tin Mừng, các dân ngoại được cùng thừa kế gia nghiệp với người Do-thái, cùng làm thành một thân thể và cùng chia sẻ điều Thiên Chúa hứa”. Ep 3, 2-3a5.6
Qua mọi thời, Thiên Chúa vẫn dùng Thần Khí và các thánh Tông Đồ và các ngôn sứ để mạc khải về Ngài. Chúng ta được may mắn hơn dân Do Thái ngày xưa là ngày nay chúng ta được mạc khải quá rõ ràng về Thiên Chúa. Thiên Chúa vẫn hiện ra bằng cách này hay cách khác, bằng ánh sao này hay ánh sao khác trong cuộc đời chúng ta là những biến cố trong cuộc đời chúng ta. Chuyện quan trọng là chúng ta có nhận ra ánh sao soi đường ấy hay không mà thôi.
Giữa biết bao nhiêu con người thời của Hêrôđê, thời của các thượng tế và kinh sư, thời của các nhà chiêm tinh và của biết bao nhiêu người Do Thái thì chỉ có những nhà chiêm tinh đã được nhận thấy Thiên Chúa một cách nhãn tiền. Ơn phúc ấy đòi hỏi sự góp công, sự tìm tòi và nhờ ơn Chúa.
Chúng ta xin ơn Chúa cho chúng ta cũng biết bắt chước như các nhà chiêm tinh để chúng ta có một lòng say mê tìm kiếm Thiên Chúa như họ. Và, trong cái hành trình tìm kiếm Thiên Chúa ấy có những lúc khó khăn là bị mất dấu do mất ánh sao lạ hay là sự đe doạ của những Hêrôđê thời đại nhưng nếu vững tâm và vững tin thì sẽ được gặp.
Và khi gặp Ánh Sao Soi Đường, khi có Ánh Sao Soi Đường trong cuộc đời của ta, ta cũng nên chăng bắt chước những nhà chiêm tinh là chia sẻ Ánh Sao mà chúng ta bắt gặp trong cuộc đời của anh chị em đồng loại chung quanh ta. Thiên Chúa vẫn muốn, vẫn mời gọi mỗi người chúng ta hãy là một ánh sao nho nhỏ để cho người khác được xem thấy. Thiên Chúa vẫn muốn chúng ta chỉ cho mọi người thấy Ánh Sao Soi Đường đích thực chính là Ngài.
Nguyện xin Chúa Giêsu là Ánh Sao Soi Đường chỉ đường dẫn lối cho mỗi người chúng ta luôn đến và ở lại với mỗi người chúng ta để chúng ta không bao giờ phải lạc bước giữa cuộc đời đầy phong ba bão táp này và cũng nguyện xin Ánh Sao Soi Đường ban ơn cho chúng ta để chúng ta được chiêm ngắm vinh quang mà Thiên Chúa hứa cho những ai Ngài yêu thương, Ngài ân thưởng.
Từ ngàn xưa, Do Thái đã được Thiên Chúa yêu thương, tuyển chọn làm dân riêng của Ngài. Do Thái như là trưởng tử trong gia đình của Thiên Chúa. Do Thái được yêu thương, được nâng niu, được chiều chuộng một cách hết sức đặc biệt. Trong ý định ngàn xưa, Thiên Chúa muốn Do Thái được vẻ vang, được vinh quang. Vinh quang dành cho dân riêng - dân được chọn ấy – hôm nay được nhắc nơi ngôn sứ Iasia:
Đứng lên, bừng sáng lên! Vì ánh sáng của ngươi đến rồi.
Vinh quang của Đức Chúa như bình minh chiếu toả trên ngươi.
Kìa bóng tối bao trùm mặt đất, và mây mù phủ lấp chư dân;
còn trên ngươi Đức Chúa như bình minh chiếu toả,
vinh quang Người xuất hiện trên ngươi.
Chư dân sẽ đi về phía ánh sáng của ngươi,
vua chúa hướng về ánh bình minh của ngươi mà tiến bước.
Đưa mắt nhìn tứ phía mà xem,
tất cả đều tập hợp, kéo đến với ngươi:
con trai ngươi từ phương xa tới,
con gái ngươi được ẵm bên hông.
Trước cảnh đó, mặt mày ngươi rạng rỡ,
lòng ngươi rạo rực, vui như mở cờ,
vì nguồn giàu sang sẽ đổ về từ biển cả,
của cải muôn dân nước sẽ tràn đến với ngươi.
Lạc đà từng đàn che rợp đất, lạc đà Ma-đi-an và Ê-pha:
tất cả những người từ Sơ-va kéo đến,
đều mang theo vàng với trầm hương,
và loan truyền lời ca tụng Đức Chúa. (Is 60, 1-60)
Thế nhưng, vì bội nghĩa vong ân, nhiều lần nhiều lúc Thiên Chúa đã oán phạt dân riêng mà Ngài đã chọn. Phạt thì phạt, giận thì giận nhưng Thiên Chúa không đành cắt đứt nghĩa tình của Ngài. Và rồi, bằng nhiều hình thức, nhiều cách, Thiên Chúa đã tỏ lộ tình yêu ấy.
Trong cuộc sống thường nhật, cái gì mà lộ ra trước mắt người ta mà người ta không mất công để tìm kiếm thì những thứ ấy dường như không có giá trị và người ta cũng không trân trọng. Với những gì mà người ta cất công tìm kiếm, khi có được thì thái độ, tâm tình của họ khác hẳn. Họ sẽ hết sức vui mừng, mất ăn mất ngủ với những gì mà họ có được sau những ngày dài vất vả.
Đơn giản nhất là sau khi miệt mài lao động, sau khi miệt mài vất vả thì người thợ lặn mới có thể tìm ra được viên ngọc quý. Ngọc quý nằm sâu tít dưới đáy biển chứ không nằm lộ thiên để người ta nhặt về làm của riêng cho mình.
Thiên Chúa cũng vậy, Thiên Chúa có đó, Thiên Chúa đã mạc khải về Ngài nhưng chỉ những ai thành tâm tìm kiếm mới được gặp Ngài.
Có những lúc Thiên Chúa xuất hiện chỗ này hoặc chỗ khác, có những lúc Thiên Chúa ẩn mình. Có những lúc Thiên Chúa nói trực tiếp, có những lúc Thiên Chúa nói gián tiếp. Có những lúc người ta cảm giác như Thiên Chúa đi đâu đâu rồi nhưng thực sự Thiên Chúa vẫn có đó trong thế gian này.
Việc Con Thiên Chúa cất tiếng khóc chào đời để cứu độ nhân loại cũng vậy, đâu phải một ngày một bữa mà Giêsu xuống thế gian. Một chặng đường dài của lịch sử, Con Một Thiên Chúa đã được tiên báo qua miệng của các ngôn sứ, qua những người trung gian của Thiên Chúa.
Trở về với cái bối cảnh Bêlem ngày nào, chúng ta sẽ thấy rõ chuyện này.
Đấng Mêsia được loan báo trong Cựu Ước. Sự xuất hiện của Đấng Mêsia đã làm đảo lộn cả thế giới và rồi mỗi người một cách nghĩ, mỗi người một cách kiếm tìm. Chỉ biết là Mêsia đến nhưng không biết đến ngày nào và đến ở nơi đâu. Các ngôn sứ hình như có nói về cái mảnh đất nhỏ bé Bêlem nhưng mấy người chịu tin vì Bêlem là cái chi chi để mà Mêsia đến.
Bêlem ngày nào đó cách đây hơn hai ngàn năm được cái vinh hạnh là đón Đấng Cứu Thế trần gian cất tiếng khóc chào đời. Phải nói rằng Bêlem chẳng là gì cả so với những vùng đất tên tuổi. Bêlem nhỏ bé đến độ chẳng ai thèm để ý đến, thèm ngó ngàng đến ấy vậy mà lần này Bêlem được nổi tiếng.
Cũng để thoả mãn trí tò mò, để an tâm hơn với cái lời đồn đại vua dân Do Thái sẽ xuất hiện thì vua dân Do Thái hỏi các thượng tế và kinh sư. Tưởng các thượng tế và kinh sư không biết chuyện này nhưng các thượng tế và kinh sư trả lời một cách mau mắn câu hỏi của nhà vua về chuyện Đấng Cứu Độ trần gian cất tiếng khóc chào đời: "Tại Bê-lem, miền Giu-đê, vì trong sách ngôn sứ, có chép rằng: "Phần ngươi, hỡi Bê-lem, miền đất Giu-đa, ngươi đâu phải là thành nhỏ nhất của Giu-đa, vì ngươi là nơi vị lãnh tụ chăn dắt Ít-ra-en dân Ta sẽ ra đời." Trả lời quá nhanh với câu hỏi hóc búa ! Cũng đúng thôi vì những kinh sư và thượng tế là những người nghiên cứu rất kỹ về Đấng Mêsia và ngong ngóng Đấng Mêsia ngự đến.
Vốn dĩ kém lòng tin cộng với sự lo lắng về ngai vàng của mình Hêrôđê bí mật mời các nhà chiêm tinh đến hỏi cho ăn chắc. Ông không thể tin được Mêsia đến ngay cái thời của ông và sợ nhất là vua dân Do Thái chào đời ấy sẽ làm cho ông mất ngai thế là ông làm ra cái vẻ tốt bụng, ông đã mời các nhà chiêm tinh đến để hỏi và còn làm bộ làm tịch nếu như gặp “Người” thì chỉ cho vua biết để vua “bái lạy”.
Sau khi rời khỏi dinh thự Hêrôđê thì ánh chỉ đường cho những nhà chiêm tinh lại xuất hiện để chỉ đường cho các ông. Nhờ ánh sao soi đường các ông đã đến được nơi cần đến. Các ông đã gặp Hài Nhi và thân mẫu của Hài Nhi. Kèm theo lời chào, lời thăm hỏi đó là lễ vật dâng lên Hài Nhi.
Một lần nữa, các nhà chiêm tinh được báo cho biết con đường để đi về sau khi gặp Hài Nhi. Các nhà chiêm tinh phải đi về bằng con đường khác chứ không được đi về bằng cái con đường cũ mà các ông đã đi.
Các nhà chiêm tinh, Thánh Kinh không nhắc đến là người nào, dân tộc nào nhưng có lẽ họ là dân ngoại. Họ không theo tôn giáo nhưng họ say mê nghiên cứu vũ trụ, họ nghiên cứu về cuộc đời. Căn cứ vào những gì được báo mộng, căn cứ vào những diễn tiến trong cuộc đời và họ đi tìm Đấng Cứu Độ trần gian. Khởi đầu chắc có lẽ cũng do tò mò, do muốn tìm hiểu sự thật xem có đúng với những gì được tiên báo không nhưng mọi việc diễn ra trước mắt của các ông không có gì có thể chối cãi được. Hài Nhi Giêsu và Mẹ Ngài sờ sờ bằng xương bằng thịt hẳn hoi. Thấy vậy và ắt hẳn các ông đã tin.
Mầu nhiệm Đức Giêsu Kitô Con Thiên Chúa Các nay không còn ở trong sách vở, ở trong lý thuyết, ở trong những điều tiên báo nữa mà là sự thật. Sự thật về Ngôi Hai đã được mạc khải nhờ Tin Mừng. Sự thật ấy, việc mạc khải ấy đòi hỏi sự cộng tác, sự tìm tòi của con người. Phần Thiên Chúa, Thiên Chúa từ ngàn xưa đã có và hiện tại cũng đang có. Phần con người, con người phải mất công đi tìm để đáp lại tiếng của Ngài.
Thánh Phaolô trong thư của Ngài gửi cho giáo đoàn Êphêsô mới nhắc nhớ chúng ta điều ấy: “Anh em đã được nghe biết về kế hoạch ân sủng mà Thiên Chúa đã uỷ thác cho tôi, liên quan đến anh em. Người đã mặc khải để tôi được biết mầu nhiệm Đức Ki-tô như tôi vừa trình bày vắn tắt trên đây. Anh em đọc thì có thể thấy rõ tôi am hiểu mầu nhiệm Đức Ki-tô thế nào. Mầu nhiệm này, Thiên Chúa đã không cho những người thuộc các thế hệ trước được biết, nhưng nay Người đã dùng Thần Khí mà mặc khải cho các thánh Tông Đồ và ngôn sứ của Người. Mầu nhiệm đó là: trong Đức Ki-tô Giê-su và nhờ Tin Mừng, các dân ngoại được cùng thừa kế gia nghiệp với người Do-thái, cùng làm thành một thân thể và cùng chia sẻ điều Thiên Chúa hứa”. Ep 3, 2-3a5.6
Qua mọi thời, Thiên Chúa vẫn dùng Thần Khí và các thánh Tông Đồ và các ngôn sứ để mạc khải về Ngài. Chúng ta được may mắn hơn dân Do Thái ngày xưa là ngày nay chúng ta được mạc khải quá rõ ràng về Thiên Chúa. Thiên Chúa vẫn hiện ra bằng cách này hay cách khác, bằng ánh sao này hay ánh sao khác trong cuộc đời chúng ta là những biến cố trong cuộc đời chúng ta. Chuyện quan trọng là chúng ta có nhận ra ánh sao soi đường ấy hay không mà thôi.
Giữa biết bao nhiêu con người thời của Hêrôđê, thời của các thượng tế và kinh sư, thời của các nhà chiêm tinh và của biết bao nhiêu người Do Thái thì chỉ có những nhà chiêm tinh đã được nhận thấy Thiên Chúa một cách nhãn tiền. Ơn phúc ấy đòi hỏi sự góp công, sự tìm tòi và nhờ ơn Chúa.
Chúng ta xin ơn Chúa cho chúng ta cũng biết bắt chước như các nhà chiêm tinh để chúng ta có một lòng say mê tìm kiếm Thiên Chúa như họ. Và, trong cái hành trình tìm kiếm Thiên Chúa ấy có những lúc khó khăn là bị mất dấu do mất ánh sao lạ hay là sự đe doạ của những Hêrôđê thời đại nhưng nếu vững tâm và vững tin thì sẽ được gặp.
Và khi gặp Ánh Sao Soi Đường, khi có Ánh Sao Soi Đường trong cuộc đời của ta, ta cũng nên chăng bắt chước những nhà chiêm tinh là chia sẻ Ánh Sao mà chúng ta bắt gặp trong cuộc đời của anh chị em đồng loại chung quanh ta. Thiên Chúa vẫn muốn, vẫn mời gọi mỗi người chúng ta hãy là một ánh sao nho nhỏ để cho người khác được xem thấy. Thiên Chúa vẫn muốn chúng ta chỉ cho mọi người thấy Ánh Sao Soi Đường đích thực chính là Ngài.
Nguyện xin Chúa Giêsu là Ánh Sao Soi Đường chỉ đường dẫn lối cho mỗi người chúng ta luôn đến và ở lại với mỗi người chúng ta để chúng ta không bao giờ phải lạc bước giữa cuộc đời đầy phong ba bão táp này và cũng nguyện xin Ánh Sao Soi Đường ban ơn cho chúng ta để chúng ta được chiêm ngắm vinh quang mà Thiên Chúa hứa cho những ai Ngài yêu thương, Ngài ân thưởng.