GIŨ BỤI TRẦN AI 2

Nhân đọc bài phỏng vấn, của giáo sư tiến sĩ Nguyễn Trọng Đàn - hiệu trưởng trường đại học Đồng Nai (đăng trên một tờ báo ở thành phố Hồ Chí Minh), về sự kiện mời các đại diện chính quyền tham dự những ngày lễ hội và có những ý kiến liên quan đến đạo công giáo. Tôi xin phép được làm rõ như sau:

Tác giả viết: “điều này cho thấy các vị lãnh đạo ngày càng quan tâm đến những vấn đề tôn giáo và đời sống tâm linh của dân chúng. Nhất là các ngài đến với tư cách đại diện cho cơ quan chính quyền, để khẳng định điều trên rõ rệt hơn”.

Theo thiển ý của tôi, có những trường hợp không chắc là quan tâm đến các vấn đề tôn giáo, tâm linh của dân chúng, mà lợi dụng các tôn giáo đó để tuyên truyền người dân đi theo đường lối chính sách thì đúng hơn. Chữ “quan tâm” ở đây phải hiểu không những là xem xét giúp đỡ nhiều mặt về tôn giáo, tâm linh, mà có khi còn phản ánh chính vấn đề tôn giáo, tâm linh của các vị đó. Như báo chí gần đây đã phản ánh, ví dụ: “Đừng biến tín ngưỡng thành cuồng si” (của tác giả Khánh Linh, đăng trên Vietnam.net), có đoạn phỏng vấn PGS Nguyễn Văn Huy - nguyên giám đốc Bảo tàng dân tộc học Việt Nam: “gần đây, trong những lễ hội vốn quy mô làng xã hoặc của một vùng như Bà Chúa Kho, Đền Trần, Phủ Giầøy… có tiếng là “thiêng”, đột nhiên mở rộng đến … tầm quốc gia. Quan chức khắp nơi công khai đánh xe công về dự lễ, dân chúng thập phương thấy thế càng dồn về “ăn mày lộc thánh”. Quan niệm “dương sao âm vậy” gần như được thay bằng “quan sao dân vậy”. Nhưng quan chức cấp cao công khai đến lễ hội có nhằm gửi “một thông điệp” nào đó cho dân chúng? Dù cố ý hay vô tình thì họ cũng góp phần làm biến tướng lễ hội và đang chi phối đời sống tín ngưỡng dân gian”.

Còn về mặt tâm linh, tác giả cũng nhận xét phản ánh việc quan tâm của các vị đó ra sao?

“Tôi cho rằng: rất cần làm cho xã hội nhận thức đúng đắn về tâm linh, để không vượt quá ngưỡng cần có, nếu không sẽ trở thành cuồng si. Niềm tin tâm linh có thể cho con người thêm sự quân bình, thanh thản trong cuộc sống, chứ không phải lên đền, chùa, phủ chỉ để cầu chức vụ, cầu tiền bạc bằng mọi giá. Nhìn cách người ta chen chúc ở các đền, chùa, phủ hiện nay ở nhiều nơi ở đồng bằng Bắc bộ; dễ có cảm giác đây là chốn để làm “kinh tế” với thần thánh, nó khác với truyền thống xưa kia và khác với nhiều nơi khác ở nước ta”.

Hoặc so sánh với các tôn giáo thậm chí các dân tộc khác, tác giả cũng nói cách sắc đáng rằng:

“Một vấn đề rất cần đặt ra, không lẽ niềm tin tín ngưỡng của người Kinh lại lớn hơn, mạnh mẽ hơn so với niềm tin tín ngưỡng của người Khmer, người Chăm… cùng trên đất nước ta? Họ cũng có đền, chùa nhưng họ giữ được cốt cách, lề lối mà không bị lôi cuốn “ào ạt”, bị “tha hóa” như ta thấy. Cùng một môi trường như nhau nhưng tại sao trong nhà thờ Công giáo lại giữ được kỷ cương, không có những biến tướng thiên về “kinh tế” như ở nhiều đền, chùa hay tín ngưỡng dân gian?”

Có lẽ chắc mọi người cũng biết, các nhà thờ Công giáo đôi lúc cũng mời những người có địa vị trong chính quyền, thường là người ở đia phương xa xôi hẻo lánh, và họ đến với tư cách hoàn toàn xã giao. Họ mang hoa, nến đến để chia sẻ niềm vui, kể cả các đại diện tôn giáo khác - đa số là bên Phật giáo. Cũng có những trường hợp, một số các vị đến thăm các địa điểm Công giáo như Tòa Khâm Sứ, Thái Hà… để tiến tơí chỗ đưa ra những biện pháp xử lý – mà không làm hài lòng giới tôn giáo. ví dụ: thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đến thăm đất tòa Khâm sứ, mấy hôm sau nơi đó biến thành vườn hoa! ông Trương Phú Trọng đến thăm linh địa Đức Mẹ Thái Hà, nơi đang sôi sục đấu tranh cầu nguyện giữ đất và mấy ngày sau cũng được biến thành vườn hoa, thì đâu có phải là quan tâm giúp đỡ đời sống tâm linh của dân Công giáo.

Tác giả cũng viết: “thứ nữa các vị đến với các sự kiện tôn giáo là để thực thi, giám sát các hoạt động tôn giáo trong các sự kiện này và định hướng các hoạt động tôn giáo…”

Điều này hoàn toàn sai lạc riêng với đạo Công giáo không chắc các vị có làm như vậy không vì một lẽ rất dễ hiểu các ngài không thể giám sát về mặt đạo lý; vì các ngài chắc không hiểu biết hoặc không hiểu biết tường tận, thì làm sao có thể giám sát việc tôn giáo có đúng với giáo lý căn bản của đạo không. Còn giám sát những hoạt động khác thì cũng không cần phải đặt ra; vì đã có trăm ngàn các vị an ninh chìm nổi lẫn lộn trong quần chúng để kiểm tra nghiêm ngặt và thường không xảy ra điều gì đáng tiếc. Còn về định hướng các hoạt động tôn giáo đó, thì chúng tôi không phát biểu về các tôn giáo khác, mà có người cho rằng điều này cũng đúng phần nào. Về mặt chủ quan đã có những luật lệ rằng: “Nhà nước tôn trọng các tôn giáo, không can dự vào các hoat động tôn giáo đang diễn ra bình thường trong xã hội”. Còn về mặt khách quan các tôn giáo nói chung; nhất là Công giáo vẫn quyết tâm không để cho ai định hướng lợi dụng tôn giáo của mình, có thể nói là trong mọi vấn đề. Dù rằng trong dĩ vãng hoặc hiện tại có thể có vài trường hợp cần phải xem xét bàn luận cho thấu đáo.

Một nhận xét nữa của tác giả: “nói tới sự có mặt của các vị trong lễ hội tôn giáo, nhắm phi bác sự so sánh, có mặt của các lãnh đạo trong các sự kiện phật giáo khác ở nước ta, xem ra không mấy là khách quan cho lắm”. Tác giả lý luận:

“Phật giáo phát triển ở nước ta với lịch sử trên dưới 2000 năm và hiện nay có hơn 45 triệu tín đồ quy y Tam bảo, thành thử các sự kiện Phật giáo được tổ chức nhiều hơn, được dư luận chú ý nhiều hơn, được các phương tiện truyền thông đưa tin nhiều hơn. Trong số 43 ngày lễ, ngày hội (không kể lễ hội của đồng bào dân tộc ít người) thì 42 ngày lễ đều hướng về phật, thần thánh và tổ tiên, chỉ có một lễ Thiên Chúa giáo: 25-12 dương lịch. Lãnh đao có mặt ở nhiều sự kiện Phật giáo hơn ở các tôn giáo khác, là dễ hiểu”.

Việc phật giáo phát triển hơn 2000 năm và hiên có hơn 45 triệu tín đồ là điều xác thực ra sao chúng tôi xin miễn bàn- nhưng khẳng định so sánh với 43 lễ hội hướng về Phật, chỉ có một lễ Thiên Chúa giáo ngày 25-12 dương lịch; là điều chứng tỏ tác giả chưa hiểu gì về lễ hội ít ra trong đạo Công giáo.

Danh từ “lễ’ trong đao Công giáo ưu tiên chỉ thánh lễ các linh mục cử hành, có thể hằng ngày cách đơn sơ riêng tư hoặc với sự tham gia của công chúng, trong các nhà thờ công khai, nơi các xứ họ trên khắp đất nước Việt Nam. Thánh lễ: là diễn tả sự hy sinh của Chúa Giê-su trên Thập tự giá năm xưa, mà nay vẫn được lặp lại trên bàn Thờ, mỗi ngày trong thánh lễ, là một sự kiện vô cùng quan trọng, quý báu trong lễ nghi của người công giáo, do đó có luật buộc người Công giáo phải đi lễ ngày Chúa nhật, và các ngày lễ Trọng để tỏ lòng tôn thờ Đức Kitô và Thiên Chúa Ba ngôi. Như vậy, thì không chỉ có một lễ Noel mới là Lễ, mà suốt năm các Thánh lễ diễn ra ngay ở trên đất nước Việt Nam. Chúng ta thử tính xem: hàng ngàn, hàng vạn thánh lễ và số người dự lễ đươc gọi là dâng lễ, chắc không thể nào đếm nổi. Lại xét về mặt thứ bậc: (có lễ trọng thể, có lễ trọng, lễ bậc nhất, bậc nhì, lễ kính, lễ nhớ…) đa dạng trong luật Phụng vụ. Đằng khác lễ Noel mỗi năm không phải là lễ trọng nhất của đạo Công Giáo, mà chỉ là lễ bị tục hóa, là dịp cho đồng bào lương dân bên ngoài lợi dụng ăn chơi nhảy múa- vì thế được tôn làm ngày lễ quốc tế. Ngày lễ trọng nhất lễ của người Công giáo là ngày lễ Phục sinh, là một mầu nhiệm căn bản trọng đại nhất của người Kitô- đem lại cho họ cuôc đời luôn sống động, quang vinh như chính Chúa họ tôn thờ đã sống lại, và đang sống trong họ để cho họ sức mạnh tiến đến cảnh trời mới, đất mới chung cục ngày tận thế, như sách khải huyền đã nói. Còn biết bao thánh lễ trọng khác diễn ra trong năm như: (lễ quan thầy, lễ chầu lượt, kỉ niệm, truyền chức…) không phải chỉ có một lễ Noel mà thôi.

Hơn nữa thánh lễ là chính, có thể tùy mức và hoàn cảnh khác nhau, tùy ý nghĩa chủ quan khác nữa mà còn có “hội” là những lễ nghi quen gọi là á Phụng vụ như: (rước, kiệu, dâng hoa, ngắm nguyện… ) ở trong mùa kính Chúa hay Đức Mẹ… Ít lâu nay trong giáo hội còn có những buổi văn nghệ nhân dịp ngày lễ này, lễ khác hoặc được gắn cho một ý nghĩa tôn giáo là diễn nguyện gồm có các tiết mục đạo, đời lẫn lộn như: “đơn ca, độc ca, chèo, hát quan họ…” Tôi đã viết bài đề nghị xem xét lại để giúp đỡ cho các buổi diễn nguyện, có kỷ cương phép tắc và có giá trị nghệ thuật hơn. Nói cách sâu xa hơn với ý nghĩa “Lễ” là một cuộc dâng hiến cuộc đời, bản thân người Kitô hợp cùng lễ vật quý giá là chính Chúa Giê-su Kitô trong phép thánh thể, thì các sinh hoạt mỗi giây của người Kitô hữu đều là thánh lễ: Khi vui, khi buồn lúc thành công hay thất bại, người học sinh miệt mài trên bàn học, người công nhân lao động trên xưởng máy, các bác nông phu đổ mồ hôi nước mắt trên cánh đồng lúa chín, thâm chí bà lão băm bèo nuôi heo hoặc người thiếu phụ chuyên cần việc bếp núc… nếu hợp cùng hiến lễ của Đức Kitô thì suốt đời suốt ngày là lễ như một cuốn sách xưa kia đã viết “suốt ngày là Lễ”. có người khôi hài nói rằng không phải suốt ngày là lễ mà suốt ngày là “lỡi” có ý trêu trọc các vị linh mục suốt ngày nhận “lỡi”,( quà biếu) nhiều hơn là lễ.

Một vài dư luận cho rằng: “việc xuất hiên của các vị lãnh đạo chính quyền có mặt trong các sự kiện phật giáo và trong các chùa phật giáo và trong các lễ hội xem ra không khách quan cho lắm và gây ra sự ghen tị giữa các tôn giáo…”

Theo thiển ý giới Công giáo chúng tôi nói riêng, không quan tâm tới sự kiện này lắm và cũng không chỉ trích, ghen tỵ vì thực tế trong các thánh lễ rất nhiều như đã nói ở trên, rất ít khi các vị có trách nhiệm trong Công giáo, mời các cấp chính quyền bởi lẽ chúng tôi quan niệm “Lễ” là của riêng người Công giáo, nhất là những vị công khai là vô thần, vô tín ngưỡng tới tham dự những việc tế lễ có tính chất thần thánh, các ngài không quen với những nghi đứng, quỳ, ngồi… hoặc phải trông xem, nghe, nhìn, quan điểm xác tín của họ về nhiều phương diện, điều đó đôi khi xảy ra sự mất trật tự không đáng có nơi Thánh đường tôn nghiêm đáng kính ví dụ: “Trong các đêm lễ hội Noel ở nhà thờ chính tòa Hà Nội trước đây. Những người tới tham dự đủ loại, đủ thành phần kể cả du thủ, du thực, trộm cắp… Đã có năm nhà thờ phải bỏ lễ đêm vì không sao giữ được trật tự với những người không có lòng tin vào thần thánh…” Đằng khác bên Công giáo, có những lễ nghi chỉ dành cho các vị chức sắc trong giáo hội mới được quyền cử hành, ai nấy tùy theo chức bậc của mình trong giáo hội mà tham gia các lễ nghi khác nhau trang nghiêm trật tự hài hòa. Tuy rằng ở các địa phương xa xôi thành phố ở các xứ họ, có thể có một số linh mục khéo ngoại giao đã mời các vị chính quyền đến dự lễ trong dịp lễ chầu, lễ kỷ niệm… thoạt tiên các vị tới tham dự trong suốt cả buổi lễ còn dâng hoa tặng quà nhưng thường được yêu cầu không phát biểu vì các ngài không thông cảm với bầu không khí trong nhà thờ, không như các bài phát biểu trong những buổi mít tinh, hội họp, vì có nhiều điều không phù hợp, rồi sau đó không rõ theo chủ trương nào các vị thường rút lui khi thánh lễ cử hành hoặc bắt đầøu phần giảng dạy- vì sợ nghe những lời giảng dạy nghịch với xác tín của các vị chăng! Nhưng sau đó các vị vào nhà xứ ngồi đợi ở phòng khách để cùng với cộng đoàn chung vui trong bữa tiệc thân thiện. Vậy có ý kiến không tán thành sự kiện một vị chủ tịch nước tới chùa (núi Đọi) cầm cày mở luống đầu tiên để khai mạc đất đai mùa màng cho dân, tuy rằng có vị giáo sư cho rằng việc này hoặc việc đóng ấn đầu tiên trong việc khai ấn chùa Trần mà giáo sư Nguyễn Trọng Đàn cho là cử chỉ xã giao như sau buổi nói chuyện với thầy trò, vị lãnh đạođánh trống khai trường… Nhưng theo tác giả Khánh Linh các sự kiện này mang tính chất tâm linh tín ngưỡng: “ai cũng biết lễ Khai ấn đền Trần là lễ nghi mang tính tâm linh, tín ngưỡng trong dân gian. Nhiều đền, chùa, phủ khác cũng có những lễ nghi đầu năm của họ. Dù có rất thiêng thì, theo tôi, nay cũng không phải là câu chuyện khai ấn của cơ quan nhà nước, của việc thực hành một đông tác cụ thể là đóng dấu khai ấn của bất cứ vị quan chứcnào đại diện cho nhà nước. Đó hoàn toàn là công viêc của nhà đền. Với sự tham gia của hàng loạt quan chức không phải với tư cách cá nhân mà với tư cách nhà nước phải chăng là đang can thiệp khá sâu vào hệ thống tín ngưỡng, tôn giáo; vô hình chung tạo ra sự khuyến khích, thúc đẩy người dân trong toàn xã hội, biến tín ngưỡng thành một phong trào cầu xin chức vị ở ngôi đền này. Lễ tịch điền xưa là nhà vua với tư cách là thiên tử của đất nước công nghiệp, là con trời nên ông ta mở luống cày đầu năm mang ý nghĩa giáo hòa Trời- Đất, cầu nguyện cho những vụ mùa bội thu, sinh sôi nảy nở. Thái Lan, Campuchia là nước quân chủ, còn vua nên vẫn giữ lễ này. Ơû Việt Nam lễ này đã mất từ lâu, ý nghĩa và bối cảnh không còn nữa, nay lại khôi phục như một di sản văn hóa có đúng không? Nếu muốn thực hành khuyến nông thì có lẽ nhiều cách làm hơn. Cho nên rất cần xem lại một cách cơ bản câu chuyện ranh giới giữa tín ngưỡng, tôn giáo và nhà nước hiện nay. Hoặc phát biểu của phó giáo sư Nguyễn Văn Huy khi trả lời câu hỏi: “cá nhân các nhà lãnh đạo không nên có hành vi khuyến khích việc thực hành tín ngưỡng”. Giáo sư đã trả lời: “tôn giáo, tín ngưỡng là sự lựa chon của mỗi người. Nhà nước cần có thái độ rõ ràng, bình đẳng giữa các tôn giáo, chứ không thể hiện về tôn giáo này trong khi lại bỏ quean hay xem nhẹ tôn giáo khác. Hơn nữa một lãnh đạo cơ quan nhà nước dù ở cấp nào có thể tham gia moat nghi lễ với tư cách nhân, không tiền ho hâu ủng, không quay phim chup ảnh, mà chỉ như một “tín đồ”, thì đó là câu chuyện của cá nhân vị lãnh đạo ấy. Như tổng thống Hoa Kỳ George Bush khi đến Hà Nội dịp APEC cũng đi lễ nhà thờ Cửa Bắc như một tín đồ, chứ khôngphải tư cachs là người tổng thống. Còn ở nước ta đang có sư lẫn lộn giữa tư cách cá nhân và tư cách đại diện nhà nước. Khi lãnh đao nhiều cấp cùng có mặt tại lễ khai ấn đền Trần thì phải phân chia thư bậc: thẻ đỏ mới được vào trong, thẻ vàngthì chỉ ở vòng ngoài; rồi ai được có ấn trước, ai phải chờ sau… Thứ bậc của hệ thống chính trị lai trở thành thứ bậc trong một nghi lễ tín ngưỡng dân gian. Lãnh đao được ưu tiên sắp xếp vào trong, ai cũng sẽ có ấn, thì làm sao trách việc người dân chen lấn xô đẩy ở ngoài. Quá nhiều lãnh đạo có mặt ở các sự kiện Phật giáo, những người ở các tôn giáo khác sẽ cảm thấy như thế nào? Tôi cảm thấy có chuyện gì đó chưa ổn nếu không suy xét lại câu chuyện này một cách nghiêm túc, chúng ta sẽ không vô tình làm mất đi sự bình đẳng văn hóa trong đời sống tâm linh”.

Thật khác hẳn với các lễ nghi được diễn ra trong các nhà thờ công giáo, các vị chính quyền được mời như đã nói ở trên không đóng vai trò chủ đạo, tích cực, ngay cả việc phát biểu cũng hạn chế. Ví dụ: (trong lễ khai mạc năm thánh ở sở kiện có sự hiện diện của cấp chính quyền cấp thấp trong đêm diễn nguyện mang tính chất á phụng vụ, nghĩa là; không mang tính chất thánh lễ); mặc dầu sau này đã có người viết bài phê bình là người đại diện cấp thấp “phó chủ tịch ủy ban mặt trận TW” với bài diễn văn mang tính cách chính trị nhiều hơn tôn giáo và không tươg xứng với lễ hội mang tính chất quốc gia và quốc tế của công giáo.

Một điều nữa đáng lưu ý, số các vị lãnh đạo trong xã hội chúng ta ngày nay, đến chủ tọa dâng hương tại các đền, chùa, miếu, lễ hội… hành động như chính các ngài cũng có những tin tưởng mãnh liệt về tâm linh. Ví dụ: khi các ngài dâng hương cũng thấy lẩm bẩm cầu xin, thì thầm nơi cửa miệng hoặc trong tâm trí, khiến cho những người chứng kiến chung quanh cho rằng: một là, các ngài bị tác động bởi dân trí, bị phụ thuộc bởi tâm lý quần chúng nên đã bị tác động phải tin vào thế lực thần linh để toa rập với việc mua quan bán chức mà xã hội đang lên án (xem bài “Đừng biến tín ngưỡng thành cuồng si” của tác giả Khánh Linh, ). Ngay trên các buổi truyền hình công chiếu vào dip này thấy những vị lãnh đạo cùng với người dân mang nhiều đồ cúng lễ, hương hoa đã đành mà nhiều khi có cả tế phẩm vật chất như xôi gà, rượu thịt, bánh chưng, bánh dầy… Và trong khi dâng hương, khấn thần, kêu phật các ngài cũng thì thầm những kinh nguyện gì không rõ kể cả khi đứng trước bàn thờ của Bác Hồ, các vị có công lao trong cuộc chiến tranh, có người lý luận rằng không rõ các ngài là những chiến sĩ vô thần, không tin thần thánh, Đức Chúa nào khác ngoài vật chất từ xưa cho đến nay và nếu như vậy chắc chẳng có thần thánh nào, Bác Hồ và cácchiến sĩ cũng chẳng sống ở một thế giới nào như Bác đã từng nói: sau khi chết sẽ đi gặp cụ Mác, cụ Lênin. Những điều thì thầm với các thần thánh, các chiến sĩ đã mất chỉ là những lời hão huyền vì các ngài có tin những con người đó còn hiện diên để lắng nghe và ban phát các ơn lành xuống cho mọi người chăng. Do đó các quan chức noi gương các đấng bề trên thả sức cho vợ con, kể cả chính mình “mê tín” ở các đền, chùa, miếu khắp nơi. PGS Nguyễn Văn Huy đã mạnh dạn nói rằng: “khi các quan chức cũng đua nhau có mặt tại các đền thờ, miếu như Bà Chúa Kho, Phủ Giầy thì lại tác động mạnh mẽ hơn nhiều đến đông đảo mọi người hoặc quan chức không chỉ đi lễ hay cung tiến cho đền thờ mà còn bị điều khiển bởi các vị hành nghề tín ngưỡng thông qua sự mê tín của họ (Trích “Đừng biến tín ngưỡng thành cuồng si”). Đến đây tôi xin kể một câu chuyện xảy ra cácđây hơn 20 năm khi một vi chánh trương ở một xứ họ thông qua ông Từ giữ của nhà thờ để xin dâng lễ cho cụ Hồ vừa tạ thế, ông Từ theo thói quen hỏi ông cụ tên Thánh là gì để tôi trình linh mục ông từ yêu nước kia trả lời: ông ta vô thần thì làm gì có tên Thánh!!!

Nói chung những bụi bặm phủ trên gương mặt của giáo hội công giáo cho đến ngày nay; nhất là giáo hội thủ đô Thăng Long trong 500 năm qua hiện diện cho tới nay cần phải được giũ bụi ở nhiều lãnh vực, chúng tôi sẽ có nhiều ý kiến tiếp theo.

Thái bình ngày 05/05/ 2010

Fx: Nguyễn Văn Sang

Nguyên Giám mục Thái Bình

Đón đọc “Giũ bụi trần ai” số 3